Cách chơi luật chơi chi chi chành chành

Chi chi chành chành là một trò chơi dân gian quen thuộc với nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam, nhất là những trẻ ở các vùng quê. Đây là trò chơi giúp gắn kết tập thể rất tốt. Chi chi chành chành là trò chơi tập thể, yêu cầu các bé phải thuộc và đọc đúng lời đồng dao theo nhịp nên mang lại những lợi ích như trẻ được hoạt động tập thể, rèn luyện khả năng phán đoán; Rèn luyện cho trẻ cách đọc rõ ràng, đúng nhịp bài đồng dao; Giúp bé có thêm bạn mới, khả năng giao tiếp, hòa đồng với mọi người. Muốn chơi được trò chơi này các con phải thuộc bài đồng dao “Chi chi chành chành” và cách chơi, luật chơi như sau:

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa đứt cương

Ba vương ngũ đế

Bắt dế đi tìm

Ù à ù ập.”

* Cách chơi: Người điều khiển đứng xòe bàn tay ra, những đứa trẻ khác giơ ngón trỏ của mình và đặt vào lòng bàn tay của người điều khiển. Người điều khiển vừa xòe tay vừa đọc nhanh lời đồng dao. Đến chữ “ập” thì người điều khiển nắm tay lại, các trẻ phải phán đoán để rút tay thật nhanh. Ai rút không kịp bị nắm lại thì sẽ phải thay thế người điều khiển để thực hiện trò chơi.

* Luật chơi: Khi đến câu “ù à ù ập” thì trẻ phải rút ngón tay ra khỏi bàn tay của người điều khiển thật nhanh. Nếu trẻ nào không rút kịp tay mà bị nắm trúng thì trẻ đó phải bị phạt theo thỏa thuận trước khi chơi.

Bây giờ chúng ta cùng xem clip cô Thương hướng dẫn trò chơi nha!

Clip cô Tôn Thị Thương – Giáo viên trường Mầm non Tràm Chim hướng dẫn cho trẻ chơi trò chơi dân gian “Chi chi chành chành”

Hy vọng với những chia sẻ trên đây mong rằng quý phụ huynh nên tổ chức cho các con chơi cùng nhau để tăng tính tương tác giữa các bé, xây dựng tình bạn tuổi thơ đẹp. Đây là trò chơi bổ ích và an toàn, không phải chạy nhảy di chuyển, người lớn có thể chơi cùng trẻ hoặc ngồi quan sát các bé chơi dễ dàng.

Tôn Thị Thương

Chi chi chành chành là một trò chơi dân gian việt nam quen thuộc với nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam, nhất là những trẻ ở các vùng quê. Đây là trò chơi giúp gắn kết tập thể rất tốt. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách chơi luật chơi chi chi chành chành này cho trẻ mầm non.

1. Nguồn gốc của trò chơi chi chi chành chành

Chi chi chành chành nói riêng và trò chơi dân gian việt nam nói chung được lưu truyền rộng rãi lâu đời, không ai biết tác giả là ai và nó ra đời vào thời gian nào hay hoàn cảnh nào. Trò chơi này nhận được sự yêu thích của bao thế hệ trẻ thơ Việt Nam, là kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ bên lũ bạn nghịch ngợm.

2. Lứa tuổi, giới tính nào phù hợp chơi?

Chi chi chành chành là trò chơi phù hợp với cả bé nam và bé nữ. Lứa tuổi phù hợp nhất là mẫu giáo hoặc lớp 1, lớp 2. Ở tuổi này bé đang tập nói, tập đánh vần chữ, cần mở rộng vốn từ nên trò chơi này rất phù hợp với các bé.

3. Số lượng người chơi chi chi chành chành

Số người chơi tốt thiểu là 2 người và không giới hạn số lượng, càng đông càng vui.

Trò chi chi chành chành không giới hạn số lượng người chơi

Không giới hạn số lượng người chơi, cả lớp có thể cùng chơi với nhau

4. Chơi chi chi chành chành ở đâu?

Vì không cần chạy nhảy, vận động, chỉ ngồi một chỗ nên không cần diện tích rộng, đủ chỗ cho tất cả các bé ngồi là được.

5. Cách chơi luật chơi chi chi chành chành

Chuẩn bị dụng cụ chơi

Có đủ số lượng trẻ cùng nhau tham gia chơi, từ 2 trẻ trở lên và một trẻ điều khiển.

Diện tích sân chơi đủ chỗ cho tất cả các bé

Lời bài đồng dao Chi chi chành chành:

Lời 1:

“Chi chi chành chành

Các anh bạn nhỏ

Nhặt cỏ vườn rau

Bắt sâu ruộng đỗ

Thi nhau ta cố

Xem nào ai nhanh

Chi chi chành chành

Ù à ù ập”

Lời 2:

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa đứt cương

Ba vương ngũ đế

Bắt dế đi tìm

Ù à ù ập.”

Luật chơi chi chi chành chành:

Khi đến câu “ù à ù ập” thì trẻ phải rút ngón tay ra khỏi bàn tay của người điều khiển thật nhanh. Nếu trẻ nào không rút kịp tay mà bị nắm trúng thì trẻ đó phải bị phạt theo thỏa thuận trước khi chơi.

Cách chơi:

Người điều khiển đứng xòe bàn tay ra, những đứa trẻ khác giơ ngón trỏ của mình và đặt vào lòng bàn tay của người điều khiển. Người điều khiển vừa xòe tay vừa đọc nhanh lời đồng dao.

Đến chữ “ập” thì người điều khiển nắm tay lại, các trẻ phải phán đoán để rút tay thật nhanh. Ai rút không kịp bị nắm lại thì sẽ phải thay thế người điều khiển để thực hiện trò chơi.

6. Ý nghĩa của trò chơi

Chi chi chành chành là trò chơi tập thể, yêu cầu các bé phải thuộc và đọc đúng lời đồng dao theo nhịp nên mang lại những lợi ích sau đây:

  • Trẻ được hoạt động tập thể, rèn luyện khả năng phán đoán
  • Rèn luyện cho trẻ cách đọc rõ ràng, đúng nhịp bài đồng dao
  • Giúp bé có thêm bạn mới, khả năng giao tiếp, hòa đồng với mọi người

7. Những điều cần chú ý khi chơi

Đây là trò chơi an toàn, không phải chạy nhảy di chuyển, người lớn có thể chơi cùng trẻ hoặc ngồi quan sát các bé chơi dễ dàng. Một số lưu ý để trẻ chơi vui vẻ, không xảy ra tranh cãi là:

Người lớn phải dạy bé học thuộc lời bài đồng dao.

Thống nhất luật chơi với các bé trước khi chơi.

Mọi người phải đồng ý về hình phạt nếu thua.

Chi chi chành chành là trò chơi dân gian bổ ích, phụ huynh hoặc cô giáo nên tổ chức cho các bé chơi cùng nhau để tăng tính tương tác giữa các bé, xây dựng tình bạn tuổi thơ đẹp. Đây sẽ là một kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ đối với mọi người.

Để giúp các bé lớp mầm rèn luyện tính phản xạ nhanh cũng như sự nhanh nhẹn, các cô giáo cũng như các bậc phụ huynh thường cho con chơi trò chơi "chi chi chành chành", một trò chơi dân gian có mặt từ rất lâu đời. Cùng ThuThuatPhanMem tìm hiểu về trò chơi "Chi chi chành chành" nhé.

1. Chuẩn bị trước khi chơi

Đây là một trò chơi có thể chơi 2 người hoặc chơi tập thể, nên chơi từ 3 -7 người chơi, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Nếu số lượng người chơi quá đông, có thể tách thành nhiều nhóm nhỏ để dễ dàng quản lý.

Người chơi chủ yếu chơi tại chỗ nên không yêu cầu không gian chơi phải rộng, có thể chơi ngay trong lớp học, sân chơi. Ngoài ra không cần chuẩn bị vật dụng nào khác.

Để trò chơi diễn ra trong không khí sôi nổi, vui vẻ, người chơi cần học thuộc bài đồng dao "Chi chi chành chành" ở phía dưới.

2. Luật chơi

Khi nghe đến từ "ập", người chơi phải nhanh chóng rút tay ra khỏi bàn tay của người điều khiển. Nếu ai bị nắm trúng thì người đó sẽ bị phạt hoặc sẽ thay thế làm người điều khiển.

3. Cách chơi Chi chi chành chành

Tất cả người chơi sẽ tiến hành oẳn tù tì để tìm ra người điều khiển. Sau khi tìm ra người điều khiển, tất cả mọi người sẽ lại quây thành vòng tròn. Người điều khiển sẽ xòe bàn tay ra giữa vòng. Người chơi khác sẽ đặt ngón trỏ vào lòng bàn tay của người điều khiển.

Bắt đầu trò chơi, người chơi sẽ cùng nhau hát vang bài đồng dao. Người điều khiển giữ nguyên vị trí bàn tay, người chơi khác sẽ liên tục trỏ vào lòng bàn tay theo nhịp của bài hát.

Khi nghe đến từ "ập", người điều khiển nhanh chóng nắm chặt bàn tay lại, người chơi khác sẽ nhanh chóng rút tay ra. Người nào không kịp rút sẽ bị coi là thua và sẽ phải thay thế vị trí người điều khiển để bắt đầu lượt chơi mới. Nếu có nhiều hơn 1 người bị bắt, sẽ lại tiến hành oẳn tù tì.

4. Bài đồng dao Chi chi chành chành

"Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa chết trương Ba vương ngũ đế Bắt dế đi tìm Ù à ù ập

Đóng sập cửa vào."

Trên đây là bài đồng dao phổ biến nhất. Tuy nhiên, bài đồng dao này cũng có những dị bản khác như sau:

"Chi chi chành chành Các anh bạn nhỏ Nhặt cỏ vườn rau Bắt sâu ruộng đỗ Thi nhau ta cố Xem nào ai nhanh Chi chi chành chành

Ù à ù ập."

Trên đây là bài viết hướng dẫn về cách chơi Chi chi chành chành. Hy vọng các bé sẽ có những phút giây vui chơi bổ ích.

Video liên quan

Chủ Đề