Cách chữa khô da mặt cho trẻ sơ sinh

Mẹ chăm sóc, vệ sinh da không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân làm da trẻ sơ sinh bị khô

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da

Hầu hết các trường hợp da trẻ sơ sinh bị khô sẽ tự “lặn mất tăm”. Tuy nhiên, để giảm bớt sự khó chịu cho bé, cũng như tránh tình trạng khô da trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ có thể dùng dầu giữ ẩm, hoặc kem dưỡng ẩm giúp cải thiện độ ẩm trên da. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thử một số cách sau đây:

Giảm số lần tắm bé:

  • Mẹ có biết bé sơ sinh không cần tắm mỗi ngày? Càng tắm nhiều cho bé, lớp dầu tự nhiên trên da sẽ càng nhanh mất đi, từ đó dẫn đến việc da bé bị khô hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên tắm cho bé quá nhiều, khoảng 2-3 lần/ tuần là vừa đủ, và mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài 5 phút. Những ngày còn lại, mẹ chỉ nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, hoặc những vùng da có nếp gấp như vùng bẹn, nách, nếp gấp tay, chân. [Tham khảo: Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh]

Sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh:

  • Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Những loại sữa tắm của người lớn có chất tẩy rửa mạnh sẽ không phù hợp với làn da nhạy cảm của bé sơ sinh. Mẹ cũng có thể thêm tinh dầu vào nước tắm cho bé, hoặc sử dụng dầu tắm dưỡng ẩm.

Tắm quá nhiều làm da bé nhanh mất độ ẩm hơn

Dưỡng ẩm cho da:

  • Chăm sóc da khô tất nhiên sẽ không thể thiếu bước dưỡng ẩm. Sau khi tắm xong cho bé, mẹ có thể dùng một chiếc khăn bông mềm, nhẹ nhàng thấm nước trên da của bé. Lưu ý, không cọ sát mạnh để lau khô người cho bé. Hành động này chỉ làm tình trạng khô da ở bé trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho bé 1 lần sau khi tắm và thêm ít nhất 1 lần khác ở bất kỳ thời gian nào trong ngày. Dùng máy giữ ẩm không khí cũng giúp cải thiện tình trạng khô da ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Những lưu ý khác khi chăm sóc da bé sơ sinh bị khô

  • Không dùng nước quá nóng để tắm cho bé: Nước nóng cũng làm mất độ ẩm tự nhiên trên da bé. Với làn da mỏng manh của bé, mẹ nên dùng nước đã đun sôi để nguội pha với một ít nước nóng để tắm cho con, nhằm hạn chế thành phần clo có trong nước máy làm da bé bị khô.
  • Không nên dùng quạt sưởi để tắm cho trẻ, vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến da bé càng khô hơn.
  • Nên cho bé dùng dầu tắm hay kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, có tác dụng giữ nước cho da mà da vẫn thông thoáng. Lưu ý, khi dùng bất kỳ loại sản phẩm dưỡng da nào cho bé, kể cả tự nhiên hay nhân tạo, mẹ cũng cần theo dõi kỹ các dấu hiệu xảy ra sau đó. Hiện tượng nổi mẩn, da khô hơn, hay xuất hiện bọng nước là biểu hiện của dị ứng. Nếu những dấu hiệu này xuất hiện, mẹ nên ngưng ngay phương pháp đang sử dụng.\Không nên dùng dầu tắm gội, dầu massage hay khăn giấy, giấy ướt có chứa mùi thơm. Những sản phẩm có chứa nước hoa, thuốc nhuộm, cồn và các hóa chất khác có nguy cơ gây kích thích mạnh đối với da bé sơ sinh bị khô.
  • Nên đảm bảo bé được cung cấp đủ chất lỏng. Cho bé bú mẹ thường xuyên giúp cơ thể bé được cung cấp đủ chất lỏng cần thiết, làn da cũng sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn.
  • Nên giữ không khí trong phòng đủ độ ẩm. Mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc để một chậu nước ở góc phòng. Ngoài ra, nên để cửa sổ hơi hé nếu đang dùng máy lạnh để đảm bảo không khí trong phòng có đủ độ ẩm.
  • Theo What to expect, mẹ nên cho bé tắm lại sau khi bơi biển hoặc kể cả bơi ở các hồ nước ngọt nhân tạo, vì cả clo, muối và nắng hè đều có thể làm da bé khô hơn.
  • Nên cho bé đeo bao tay, tất [vớ] chân vào những ngày lạnh để bảo vệ làn da mong manh của con.

Da trẻ sơ sinh bị khô thường không phải là vấn đề nghiêm trọng, mẹ chỉ cần áp dụng những cách trên đây. Tuy nhiên, nếu da trẻ sơ sinh bị khô và xuất hiện những vết chàm đỏ, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay - đây có thể là dấu hiệu của bệnh chàm bội nhiễm.

Tham khảo: Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra, mẹ nên tìm hiểu thêm về Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng hoặc Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để chăm con tốt nhất nhé! 

EmptyView

Trẻ sơ sinh bị khô da nứt nẻ

Trẻ sơ sinh bị khô da nứt nẻ thường do một số nguyên nhân như làn da của bé còn mỏng manh, nhạy cảm, dễ bị các yếu tố như nắng, gió, thời tiết khô hanh hoặc kích thích dị ứng khiến da bé bị mất nước, khô da.

Nhiều trường hợp mẹ để bé nằm trong điều hòa quá lâu mà mẹ không chú ý cấp ẩm, dưỡng ẩm gây cảm giác khô và dễ nứt nẻ da bé.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị khô da nứt nẻ còn có thể do một số nguyên nhân như: Khi còn là bào thai trong bụng mẹ, da bé được bao bọc bởi một lớp vernix caseosa màu vàng và trơn, lớp này có công dụng như một lớp màng bảo vệ. Khi bé chào đời, lớp màng này sẽ dần bong ra khiến da bé bị khô và nứt nẻ.

Một số mẹ sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần gây kích ứng khiến da bé bị bong tróc.

Những nguyên nhân trên có thể dẫn đến tình trạng một số vùng da trên cơ thể bé như: da mặt, da chân, da lưng, da tay…bị mất nước, khô da và bong tróc.

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị khô da nứt nẻ?

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên về cách chăm sóc khi bé bị khô da nứt nẻ như sau:

  • Khi tắm cho bé mẹ nên pha nước vừa đủ ấm, nước không quá nóng vì sẽ khiến da bé bị mất cân bằng độ ẩm, gây khô và bong tróc da
  • Phòng bé cần được giữ sạch sẽ, nhiệt độ và độ ẩm vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh. Mẹ có thể dùng máy làm ẩm không khí để da bé dễ chịu hơn vào những ngày thời tiết hanh khô
  • Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên mang bao tay, bao chân thường xuyên cho bé. Hạn chế để những vùng da dễ mẫn cảm của bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đặc biệt là trẻ bị nẻ chân đang diễn ra.
  • Mẹ sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có độ pH phù hợp với bé, không chứa các chất hóa học hoặc những thành phần tẩy rửa mạnh gây hại da.
  • Hạn chế để cơ thể bé bị thiếu nước: đối với trẻ sơ sinh mẹ nên cung cấp đủ hàm lượng sữa, đặc biệt là sữa mẹ giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho làn da của bé.

Một số phương pháp hữu ích điều trị trẻ sơ sinh bị khô da nứt nẻ

Phương pháp dân gian giúp trị khô da nứt nẻ

Với những trường hợp bé sơ sinh bị khô da, nứt nẻ da, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên giúp dưỡng ẩm da bé như:

  • Mật ong: đây là nguyên liệu tự nhiên an toàn và lành tính với làn da mỏng manh của trẻ. Mật ong giúp kháng khuẩn, cấp ẩm cho da bé khỏe mạnh. Mẹ có thể kết hợp mật ong và sữa tươi không đường để thoa lên vùng da con bị nứt nẻ, để yên khoảng 15 phút và rửa sạch da của con bằng nước sạch.

  • Dầu oliu: mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu oliu pha vào nước tắm của con, tinh dầu sẽ thẩm thấu nhanh vào da, giúp cấp ẩm và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da nứt nẻ.
  • Dầu dừa: chứa các thành phần có công dụng cấp ẩm, làm dịu những làn da bị tổn thương hiệu quả. Khi trẻ sơ sinh bị khô da nứt nẻ, mẹ chỉ cần lấy vài giọt và thoa trực tiếp lên da bé trong vòng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch sẽ giúp bé dễ chịu hơn
  • Dầu hạt hướng dương: trong dầu hạt hướng dương có chứa nhiều axit béo giúp giữ ẩm da bé cực kỳ hiệu quả. Mẹ có thể dùng dầu hạt hướng dương để thoa lên da con sẽ giúp giảm nhanh những triệu chứng khô da nứt nẻ
  • Củ đậu: hàm lượng nước trong của đậu cao giúp cấp nước, giảm khô da cho bé. Mẹ chỉ cần ép củ đậu lấy nước và thoa đều lên da bé trong vòng 20 phút, sau đó rửa sạch da bé với nước.

Sử dụng các nguyên liệu dân gian điều trị trẻ sơ sinh bị khô da nứt nẻ đã được nhiều mẹ áp dụng thành công. Tuy nhiên, trước khi áp dụng mẹ cần tham khảo trước ý kiến các bác sĩ để đảm bảo an toàn cho làn da mỏng manh của trẻ.

Sử dụng kem bôi da Diệp Bảo khi trẻ sơ sinh bị khô da nứt nẻ

Kem Diệp Bảo là sản phẩm được các bác sĩ và chuyên gia khuyên dùng vì hiệu quả giúp cấp ẩm cho da bé nhanh chóng, đặc biệt rất tiện lợi để các mẹ sử dụng.

Với bảng thành phần hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, kem an toàn và có thể sử dụng cho cả bé sơ sinh trên 10 ngày tuổi.

Kem Diệp Bảo là sự kết hợp của các thành phần lành tính: lá trầu không, kim ngân hoa, nghệ tươi, dầu dừa. Mang lại những hiệu quả kháng khuẩn, chống viêm cho da bé, đồng thời cấp ẩm, dưỡng ẩm da bé mềm mại, thúc đẩy tái tại tế bào da mới khỏe mạnh.

Trên đây là kinh nghiệm điều trị khi trẻ sơ sinh bị khô da nứt nẻ để các mẹ tham khảo. Chúc mẹ sẽ áp dụng thành công để chăm sóc da bé khỏe mạnh nhé!

Video liên quan

Chủ Đề