Cách băng, tay

KỸ THUẬT BĂNG CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [348.77 KB, 9 trang ]

KỸ THUẬT BĂNG CƠ BẢN
MỤC TIÊU:
1. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và chuẩn bị được bệnh nhân.
2. Thực hiện đúng qui trình kỹ thuật 6 cách băng cơ bản.
3. Áp dụng kỹ thuật băng cơ bản trong việc băng vết thương trên cơ thể.
MỤC ĐÍCH
Giữ bông, gạc che kín vết thương phòng ngừa nhiễm khuẩn.
Nén ép vết thương làm bớt chảy máu thấm hút dịch, máu mủ.
Bất động trong trường hợp gãy xương và nâng đỡ vết thương hoặc các bộ phận
bị sa.
CÁCH DÙNG BĂNG CUỘN
Nguyên tắc dùng băng cuộn
Tư thế bệnh nhân- thầy thuốc
Thông báo, giải thích động viên bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân biết công
việc mình sắp làm
Tùy theo tình trạng bệnh mà đặt người bệnh ngồi hoặc nằm theo tư thế thuận
lợi cho việc thực hiện kỹ thuật băng
Các vị trí cần kê cao khi thực hiện kỹ thuật băng như: cẳng chân, đùi, xương
chậu, đầu...
Thầy thuốc đứng hoặc ngồi trước bệnh nhân và phần cơ thể cần băng.
Trước khi băng cơ khớp tay, chân: bệnh nhân được nâng đỡ theo tư thế chức
năng [chi trên: cẳng tay gấp vuông góc với cánh tay, bàn tay ngửa. Chi dưới:
chân duỗi, bàn chân vuông góc với cẳng chân].
Vùng băng bó phải sạch sẽ, khô ráo, không có mồ hôi, nơi hai mặt da tiếp giáp
với nhau [ví dụ: kẽ ngón tay, ngón chân, dưới vú đối với nữ....] phải đệm bông
không thấm nước hoặc gạc đệm lót.
Khớp xương hoặc chỗ lồi lõm của xương phải đệm bông hoặc gạc cho bằng
chỗ bên cạnh.


Kỹ thuật băng


Cằm băng tay phải, cuộn để ngửa
Khi băng
Giơ cao cuộn băng, đặt đầu băng vào vùng băng, tay trái giữ lấy vùng băng, tay
phải cầm thân băng, vừa băng vừa nới cuộn băng, không để rơi. Khi mở đầu và
khi kết thúc thường bằng hai vòng cố định cho chắc mối băng.
Khi băng tứ chi: phải băng từ ngọn chi lên trên đến gốc chi để khỏi sung huyết
phù nề, nên hở đầu ngón tay chân để theo dõi tuần hoàn chi.
Mỗi vòng băng nhiều vòng: vòng sau đè lên ½ hoặc 2/3 thân băng của vòng
băng trước, cự ly đều, chỗ bắt chéo phải đều trên một đường thẳng, giữa hai
vòng không để hở bông, gạc....
Cố định băng bằng: Kim ghim, dán băng keo, móc sắt hoặc nút buộc.
Cố định băng tránh cố định ở các vị trí: trên vết thương hoặc chỗ viêm, trên chỗ
xương chồi hay phía trong tay chân nơi bệnh nhân nằm tỳ đè, chỗ cọ sát.
Cách cỡi băng [tháo băng]: hai tay chuyển nhau để cởi, không để rơi băng hoặc
cuộn ngược lại, có thể dùng kéo cắt băng.
CÁC CÁCH BĂNG CƠ BẢN:
Băng vòng: băng nhiều vòng ở một chỗ trên thân thể, vòng sau đè khít lên vòng
trước, áp dụng khi bắt đầu hoặc khi kết thúc các cách băng khác. Dùng băng vòng để
băng ở cổ chân, cổ tay [Hình 1].

Băng hình rắn cuốn:
Băng chếch lên trên hoặc xuống dưới, vòng sau không đè lên vòng trước, giữa hai
vòng có khoảng trống, dùng để đỡ bông, gạc, nẹp và băng khi bắt đầu của băng ngón
tay [Hình 2].


Băng xoáy ốc:
Băng chếch lên trên hay xuống dưới, vòng sau đề lên vòng trước 1/3 hoặc 2/3 thân
băng. Dùng băng những vùng có đường kính tường đối đều nhau: Cánh tay, ngón tay,
nửa thân trên đối với nam [Hình 3].



Băng chữ nhân:
Giống như băng xoắn ốc, nhưng mỗi vòng đều phải gấp lại, ngón tay đề lên chỗ gấp,
tay thuận kéo băng xuống dưới rồi gấp lại sau đó cuốn chặt chỗ băng [Hinh 4].
Chú ý: không nên để chỗ gấp lên vết thường, chỗ xương lồi. Gấp mép băng theo một
đường thẳng dọc. Cách này dùng băng những chỗ không đều nhau như cẳng tay, cẳng
chân...


Băng số tám:
Băng theo hình rắn cuốn lượt trên, lượt dưới bắt chéo nhau, vòng ra sau bắt chéo vòng
trước ở phía trên và đè lên vòng trước ½ hoặc 2/3 thân băng, khoảng trống hình số
tám ở phía dưới chỗ băng, khuỷu tay, đầu gối, gót chân [Hình 5].

Băng vòng gấp lại:
Băng vòng gấp lại nhiều lần từ trước ra sau, từ sau ra trước, vòng thứ nhất thường ở
giữa các vòng sau lan tỏa dần ra hai bên. Mỗi vòng đều trở lại chỗ bắt đầu băng cho
đến khi kín chỗ cần băng- thường dùng nâng đầu, mỏm cụt, đầu các ngón tay [Hình
6].


THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP BĂNG TỪNG BỘ PHẬN
Băng ngón tay:
Băng một ngón trỏ băng hai vòng vòng ở cổ tay, kéo băng từ mu tay đến gốc
ngón tay trỏ, băng hình rắn cuốn đến đầu ngón tay, cuốn một lượt băng xoáy ốc
đến gốc ngón, kéo băng về cổ tay.
Băng hai vòng để cố định.
Băng ngón cái kiểu số tám: Băng hai vòng ở cổ tay, kéo băng đến gốc ngón cái,
băng hình rắn cuốn đến đầu ngón cuốn một lượt băng xoắn ốc về gốc ngón,
vòng qua lòng bàn tay đến gốc ngón cái thành số tám. Băng theo cách trên


vòng sau đè ½ hoặc 2/3 vòng trước cho đến khi kín chỗ cần băng thì thôi: cuốn
hai vòng ở cổ tay cố định.
Băng kín cả 5 ngón tay: Tay tách ra các ngón quấn hai vòng ở cổ tay để cố định
kéo băng từ mu tay đến gốc ngón út [tay phải]. Nếu băng tay trái thì đến ngón
cái. Băng hình rắn cuốn hay xoắn ốc đến đầu ngón cuốn một vòng, băng xoắn
về đến gốc ngón rồi trở lại bên mép bàn tay.
Từ mu tay tiếp tục tuần tự đến các ngón cho đến khi quay về cổ tay để cố định.
Nếu cần băng kín ngón tay thì đến đầu ngón cuộn lại một vòng.

Bàn tay:
Mu tay và lòng bàn tay: như băng kín ngón tay nhưng khi đến gốc ngón cuốn
vòng quanh gốc rồi về mép bàn tay nếu băng lòng bàn tay phải chếch qua lòng
bàn tay về gốc ngón tay.


Băng kín bàn tay băng kín bốn ngón tay theo kiểu băng vòng gấp lại: ngón cái
trỏ, giữ lấy băng cuộn hai vòng.
Băng kín bàn tay để hở ngón: băng hai vòng kết hợp đốt sống, bàn, ngón, băng
số 8 ở mu tay, băng chặt ở cổ tay.
Khuỷu tay:
Băng hai vòng ở khuỷu tay băng theo hình số 8, bắt chéo ở phía trước khuỷu tay, vòng
sau đè lên vòng trước 1/3 hoặc 2/3 băng hai vòng ở cánh tay rồi cố định.
Băng vai:
Băng theo các số 8: băng hai vòng ở cánh tay, gần nách bên vai bị thương, vòng qua
lồng ngực [ nếu tay trái bị thương vòng qua sau lưng, luồn dưới nách bên đối diện có
độn bông về tay bình thường tạo thành số X. Cứ như thế cho đến kín vết thương [
băng dần lên]
Băng bàn chân:
Bàn chân gót hở: Cuốn hai vòng ở gân ngón chân, băng qua mu chân đến mắt
cá, băng chéo qua mu chân bắt chéo rồi vòng trước qua gan bàn chân về chỗ


cũ. Vòng sau đè lên vòng trước ½ hoặc 2/3 đến khi kín chỗ cần băng. Cố định
ở cổ chân.
Gót chân: cuối hai gót chân lên phía mu chân từ cạnh mắt cá chéo qua mu chân
xuống gan chân, băng kín 1/3 gót.
Từ gan chân qua mu chân bắt chéo vòng trước vòng đến mắt cá đè lên ½ hoặc
2/3 thân băng.
Băng hình số 8 đi lên mắt cá, mu chân, các vòng bắt chéo ở mu chân đến khi
kín gót, cố định ở cổ chân.
Băng đầu gối như băng khuỷu tay


Băng đầu
Băng trán:
Bắt đầu từ trên tai phải chếch nhau qua phía trên trán đến tai và xương chẩm về chỗ
cũ, băng hai vòng để cố định. Cứ băng như vậy vài vòng như vòng sau đến chỗ trán
thì thấp hơn vòng trước, và đến chỗ chẩm thì cao hơn vòng trước đến khi kín trán
vòng cuối cùng thêm một vòng nữa thì cố định.
Băng đỉnh đầu:
Băng hai vòng quanh trán, trên tai và dưới xương chẩm.
Lần hai khi băng đến giữa trán thì gấp lại, ngón cái, ngón trỏ tay trái thì giữ lấy
chỗ gấp đưa qua đỉnh đầu [ nhờ người nhà hoặc bệnh nhân phụ giữ lấy].
Cứ băng như thế [ từ trán đến chẩm] vòng sau đè lên vòng trước ½ hoặc 2/3
thân băng cho đến khi kín cả đầu thì băng hai vòng tròn quanh đầu cố định.
Nếu không có người phụ thì băng hai cuộn [ giới thiệu khi thực tập]
Băng kiểu Barto: Bắt đầu từ chỗ phình xương chẩm qua sau trái, chếch lên
đỉnh đầu từ trước tai phải thẳng xuống dưới quai hàm trước tai trái qua đỉnh
đầu bắt chéo vòng trước ở giữa đỉnh đầu, từ sau tai phải về chỗ bắt chéo
vòng trước ở giữa đỉnh đầu: từ sau tai phải về chỗ bắt đầu, băng thêm một
vòng nữa rồi cố định. Tiếp từ chỗ bắt đầu, qua dưới tai trái, hàm dưới sang
tai phải về chỗ bắt đầu.


Băng vòng sau đè lên vòng trước và buộc chéo xương hàm lên đỉnh đầu.
Băng một mắt:
Bắt đầu từ thái dương mắt đau vòng sang bên kia qua phía trên tai, dưới chỗ
phình xương chẩm về chỗ bắt đầu băng, băng hai vòng như vậy.
Tiếp từ dưới chỗ phình xương chẩm qua dưới tai bên mắt đau chếch lên che kín
mắt đau, đưa bang qua sống mũi lên thái dương đến chỗ xương chẩm, cứ như
vậy, vòng sau đè lên vòng trước và chếch dần xuống phía trên thái dương cho
đến khi băng kín mắt rồi băng qua hai vòng trên đầu để cố định.
Băng kín hai mắt
Bắt đầu như một băng một mắt, sau khi băng một mắt thì qua chỗ lõm xuống
vòng qua đầu đến chỗ lõm xương đỉnh bên kia vòng băng qua sống mũi bắt


chéo với vòng trước, dưới dái tai đến chẫm và cứ băng như thế cho đến khi kín
mắt thì thôi
Băng khớp háng:
Băng chữ nhân từ dưới lên
Bắt đầu hai vòng ở đùi từ phía ngoài đùi chếch qua xương mu đến gai chậu bên kia,
vòng qua lưng, trở về chỗ cũ qua bụng, chếch phía trong đùi bắt chéo vòng trước và
đè lên trên vòng trước ½ hoặc 2/3 thân băng. Tiếp tục băng theo kiểu số 8 đến khi kín
chỗ cần băng thì thôi.
Băng từ trên xuống
Đặt đầu băng chếch xuống dưới ở bẹn vòng qua lưng đến gai chậu bên kia vùng
xương mu đến phía ngoài đùi đè lên đầu băng vào sau đùi vào phía trong đùi bên gai
chậu cùng bên vòng qua lưng, sang gai chậu bên kia. Cứ như vậy cho đến khi chỗ cần
băng cố định lại ở đùi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Điều dưỡng cơ bản nhà xuất bản Y học, 1995



BẢNG KIỂM DẠY HỌC/ HỌC KỸ THUẬT BĂNG VẾT THƯƠNG 1/3 DƯỚI
CÁNH TAY
STT

Các bước thực hiện

Ý nghĩa

Tiêu chuẩn
phải đạt

1

Chuẩn bị dụng cụ

Giúp kỹ thuật tiến hành tốt

Đủ dụng cụ

2

Chuẩn bị bệnh nhân: chào hỏi,
giải thích

Chuẩn bị về tâm lí

Bệnh nhấn
yên tâm sẵn
sàng hợp tác


Băng kín vết thương hạn
chế nhiễm khuẩn cho bệnh
nhân, giảm, đau cho bệnh
nhân

Tư thế bệnh
nhân bác sĩ
đúng

Bệnh nhân ngồi, tay lành đỡ tay
đau, gập góc 900, bàn tay ngửa
3

Băng vết thương cánh tay:
Vết thương sau khi được rửa
sạch, tiến hành băng vết thương
Bác sĩ đứng đối diện bệnh nhân

Băng đúng kỹ
thuật, kính vết
thương, không
quá chặt,
không quá
lỏng

Cố định băng bằng 2 vòng, sau
đó băng vết thương 1/3 dưới
cánh tay bằng kiểu băng xoáy
ốc, vòng sau đè lên vòng trước
từ ½- 2/3 vòng băng trước. khi


vết thương đã kín cố định bằng
hai vòng băng quấn hay kim gài

Bệnh nhân
vẫn có thể
cầm, nắm
phục vụ được
sinh hoạt cá
nhân

Treo tay vừa băng xong bằng
khăn tam giác

4

Nhận định kết quả và ghi vào hồ
sơ bệnh án hoặc sổ theo dõi

Đúng vị trí

Giúp điều trị bệnh nhân

Nhận định kết
quả



Video liên quan

Chủ Đề