Các phương diện cần đánh giá khi thẩm định dự án đầu tư

Một doanh nghiệp hay một quốc gia để phát triển kinh tế, một trong những hoạt động cần thiết đó là đầu tư và phát triển dự án. Tuy nhiên, việc xem xét để đi đến quyết định có nên đầu tư cho dự án hay không vô cùng quan trọng. Vì nó quyết định tương lai, sống còn của một dự án.  Quá trình nghiên cứu, đánh giá và đưa ra quyết định hay còn gọi là thẩm định dự án. Vậy có các phương pháp thẩm định dự án đầu tư nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thẩm định dự án đầu tư là một quá trình tìm hiểu, đánh giá, phân tích, chấp nhận, bác bỏ,… các nội dung của bản dự án dựa trên tính khả thi thực hiện, điều kiện kinh tế, xã hội, pháp luật của quốc gia,… Từ đó,  đưa tới quyết định đầu tư, tài trợ vốn cho dự án hay không.

Để việc thẩm định được diễn ra nhanh chóng, chính xác nhất, kết quả thẩm định tốt người ta thường sử dụng một trong 5 phương pháp thẩm định dưới đây.

Là thẩm định đánh giá nội dung của bản dự án theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, dùng kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau:

Thẩm định tổng quát:

Là xem xét tổng quát những nội dung, tiêu chí trọng yếu cần thẩm định dự án đầu tư. Giúp người xem hình dung được tổng quan, quy mô của dự án. Tuy nhiên, thẩm định tổng quát chưa đi sâu vào chi tiết nên khó có thể phát hiện được các yếu tố chưa hợp lý để sửa đổi, chấp nhận hay bác bỏ.

Thẩm định chi tiết:

Sau khi đã thẩm định tổng quát, người ta đi vào chi tiết. Người thẩm định đi sâu vào từng nội dung chi tiết của dự án từ các điều kiện pháp lý, tính khả thi thực hiện đến mặt hiệu quả của dự án.

Người thẩm định đưa ra ý kiến đánh giá, đồng ý, bác bỏ hay sửa đổi với mỗi nội dung, chỉ tiêu xem xét. Trong trường hợp, nếu một số nội dung trọng yếu của dự án bị bác bỏ, có nghĩa là dự án không còn giá trị lớn khi thực hiện, thì có thể bác bỏ toàn bộ dự bán mà không cần xem xét đến các nội dung phía dưới.

Là phương pháp tiến hành so sánh các chỉ tiêu trọng yếu của dự án với các dự án đã, đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Từ đó, có thể rút ra các ưu điểm và nhược điểm của bản dự án thẩm định để có được quyết định đúng đắn về đầu tư dự án hay không. Một số chỉ tiêu dùng để đối chiếu, so sánh với các nội dung ở dự án thẩm định như sau [tuỳ từng dự án sẽ áp dụng những chỉ tiêu so sánh khác nhau]:

  •   Chỉ tiêu về cấp công trình xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế của nhà nước
  •   Chỉ tiêu về trang thiết bị, công nghệ 
  •   Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.
  •   Các tiêu chí trong về sản xuất: Nguyên vật liệu, nhân công, chi phí quản lý, tiền lương, tiêu hao năng lượng sản xuất,… 

Là việc xem xét yếu tố thay đổi: vượt chi phí đầu tư, sản lượng đạt thấp, giá trị chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm,… Giúp biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào để từ đó đưa ra biện pháp phù hợp, hạn chế rủi ro. 

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Xác định các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu xem xét

Bước 2: Cho các yếu tố đó thay đổi theo 1 tỉ lệ nhất định [tăng, giảm 5%, 10%, 15%].

Bước 3: Tính lại các chỉ tiêu hiệu quả và đưa ra kết luận.

Sử dụng các số liệu điều tra thống kê & vận dụng phương pháp dự báo thích hợp để đánh giá, nhìn nhận thị trường về cung cầu sản phẩm của dự án sau khi sản xuất [thi công xong] tung ra thị trường tiêu thụ. Mặt khác, đánh giá các thiết bị, nguyên vật liệu và các đầu vào khác,… ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. 

Nếu qua các số liệu thống kê, dự báo, đầu tư dự án sẽ mang lại lợi ích lớn, giảm thiểu rủi ro, tính khả thi thực hiện cao khi đó người thẩm định sẽ đưa ra quyết định đầu tư và ngược lại.

Là phương pháp thực hiện đề cao tính an toàn, nhằm đảm bảo dự án được hoàn thành và đi vào hoạt động trơn tru. Chính vì thế người thẩm định phải dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để từ đó có biện pháp phòng ngừa kịp thời và hạn chế tối đa tác động mà rủi ro đó gây ra, hoặc phân tán bớt rủi ro.

Thông thường, các rủi ro được phân ra làm hai giai đoạn:

  •   Giai đoạn khi thực hiện dự án: Gồm rủi ro chậm tiến độ, vượt mức đầu tư, cung cấp dịch vụ không đảm bảo, rủi ro về tài chính, rủi ro do thiên tai, chính trị
  •   Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động: Rủi ro về yếu tố tố đầu vào không đúng tiến độ, rủi ro về thiếu vốn kinh doanh, rủi ro ở khâu quản lý dự án, rủi ro bất khả kháng [thiên tai, hỏa hoạn,…]

Một dự án sẽ thành công nếu các đặc điểm của dự án được các nhà quản lý dự án nhận biết và đánh giá một cách đúng đắn. Chính vì thế thẩm định dự án đầu tư rất có ý nghĩa trong các doanh nghiệp và sử dụng phương pháp thẩm định dự án hợp lý để đánh giá cũng vô cùng quan trọng. Mỗi phương pháp thể hiện một cách thức tiếp cận và phương thức vận dụng riêng. Tùy lĩnh vực của dự án mà xem xét và lựa chọn phương án thẩm định phù hợp nhất.

Có thể bạn muốn xem: #1 Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học Chứng Chỉ ACCA Để Làm Gì?

Kết nối với chúng tôi tại đây: //www.facebook.com/sapp.edu.vn/

Dự án đầu tư là những tài liệu do chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập, trong đó trình một cách bày hết sức đầy đủ và chi tiết các nội dung có liên quan đến việc thực hiện đầu tư sau này nhằm mục đích khẳng định được sự đúng đắn của chủ trương đầu tư và hiệu quả của đồng vốn. Dự án đầu tư là văn kiện phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu cụ thể toàn bộ các vấn đề về: thị trường, kinh tế, kỹ thuật, tài chính…có ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành, khai thác và tính sinh lợi của công cuộc đầu tư.

Như vậy, xét về mặt nội dung thì dự án đầu tư là tổng hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định trên cơ sở đạt được các kết quả cụ thể  trong một thời gian nhất định. Xét về mặt hình thức Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong một thời gian nhất định.

Thẩm định giá dự án là gì?

Thẩm định giá dự án đầu tư là việc nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học và toàn diện tất cả nội dung kinh tế, kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế xã hội để quyết định đầu tư, tài trợ vốn cho dự án. Điểm khác biệt cơ bản của thẩm định giá dự án so với lập dự án đó là thẩm định giá là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án.

Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiểu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các đơn vị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án.

Mục đích của thẩm định giá dự án đầu tư

Việc thẩm định giá của một dự án đầu tư rất có ý nghĩa với các đối tượng liên quan tới dự án đó như: nhà đầu tư, cơ quan quản lý, bảo hiểm, thuế….Thông qua kinh nghiệm gần 20 năm chuyên sâu trong ngành thẩm định giá dự án, thẩm định giá Hoàng Quân đã xác định mục địch của thẩm định giá dự án bao gồm:

  • Giúp nhà đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất;
  • Xác định được ưu điểm, nhược điểm của dự án;
  • Giúp các nhà tài trợ có quyết định chính xác có tài trợ cho dự án hay không;
  • Xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.
  • Đàm phán chuyển nhượng;
  • Phục vụ mục đích góp vốn liên doanh;
  • Các mục đích khác...

Phương pháp thẩm định giá dự án đầu tư

Cũng giống như phương pháp thẩm định các đối tượng tài sản khác như: bất động sản, doanh nghiệp, động sản, tài nguyên thiên nhiên… Các phương pháp thẩm định giá dự án đầu tư bao gồm:

  • Phương pháp so sánh/so sánh trực tiếp

Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp ước tính giá trị thị trường của tài sản dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự dùng để so sánh với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua-bán thực tế trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá. 

  • Phương pháp thẩm định trình tự

Việc thẩm định giá dự án đầu tư được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau

Chi phí thẩm định giá Dự án đầu tư

Chi phí thẩm định giá dự án đầu tư được hiểu là mức phí dịch vụ để thuê một đơn vị có đủ chức năng về pháp lý [Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá do Bộ Tài chính cấp] và chuyên môn tiến hành Thẩm định giá trị dự án đó.

Mức phí này hoàn toàn khác với giá trị của dự án có được sau khi tiến hành thẩm định giá. Thông thường phí thẩm định giá dự án sẽ được tính trên tỷ lệ % [phần trăm] của tổng giá trị Dự án. Ví dụ như:

  • Dự án có giá trị 

Chủ Đề