Các bước dạy học sinh phép chia cho số có hai chữ số

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ột vấn đề mà nhiều giáo viên đang quan tâm, trăn trở. Vậy làm thế nào để hướng dẫn các em hiểu và biết cách thực hiện phép chia một cách nhanh nhất, thành thạo nhất. Đó chính là điều mà tôi thường trăn trở, suy nghĩ. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu: - Trang bị cho các em những kiến thức cơ sở ban đầu về kĩ năng chia. - Hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành tính như: nắm được kĩ năng đặt tính, biết làm các bước tính, ứng dụng thiết thực được trong đời sống. - Giáo dục học sinh ý thức, thái độ học tập đúng đắn. Nhiệm vụ cụ thể: - Tìm hiểu nguyên nhân học sinh không thực hiện được phép chia, chia chậm. - Ôn tập, củng cố, khắc sâu kiến kiến thức cơ bản về phép nhân, chia. Rèn luyện các kĩ năng thực hành tính nhẩm, tính viết về phép chia. - Hình thành tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo có ý thức vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin. 3. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số. 4. Giới hạn của đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4A thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số, trường Tiểu học Trần Quốc Toản, năm học 2015 – 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp khảo sát, điều tra. - Phương pháp giảng giải. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp luyện tập, thực hành - Phương pháp trò chơi - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp xử lí số liệu. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán là một môn học khó và mang nặng tính tư duy, trừu tượng. Việc dạy môn Toán ở Tiểu học nhằm giúp cho học sinh biết vận dụng những kiến thức về Toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu cần được thể hiện một cách phong phú. Nhờ vào việc học Toán mà học sinh có điều kiện phát triển năng lực tư duy, tính tích cực, rèn luyện phương pháp luận và hình thành những phẩm chất cần thiết của người lao động. Học tốt môn Toán, học sinh sẽ có một nền tảng vững chắc để học các môn khác và học lên các bậc học trên. Ngoài ra, học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống, các vấn đề trong cuộc sống. Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các phương pháp dạy học toán ở tiểu học. Chuẩn kiến thức kỹ năng mà học sinh cần đạt được sau giờ học toán, những kiến thức có trong bài học, tham khảo sách hướng dẫn và một số tài liệu bồi dưỡng trong chương trình toán ở tiểu học. Thông tư 30/2014 của BGD. Quyết định 16/2006 của BGD-ĐT. Bên cạnh đó còn có sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua thực tế giảng dạy trong thời gian qua. 2. Thực trạng Ở những năm học lớp 2, lớp 3, học sinh đã được học và hình thành bảng nhân, chia từ 2 đến 9. Học sinh đã được học và vận dụng thực hành phép chia cho số có một chữ số, nắm được các bước tính. Giáo viên cũng rất nhiệt tình trong việc hướng dẫn các em thực hiện phép chia. Đến đầu năm lớp 4, các em cũng được ôn lại phép chia cho số có một chữ số. Nhưng thực tế cho thấy, học sinh thực hiện phép chia rất khó khăn. Nhiều em không thực hiện được phép chia hoặc chia được nhưng rất chậm chiếm rất nhiều thời gian mới chia được. Qua kiểm tra khảo sát, phân loại đầu năm, kết quả như sau: Khảo sát TSHS Chia được Chia chậm Không chia được Đầu năm 25 10 10 5 Vậy những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Về phía học sinh: - Phương pháp học tập chưa tốt: Một số em không thuộc được bảng nhân, bảng chia, chưa nắm được các thành phần của phép chia; không hiểu được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Nhiều em khi thực hiện phép chia mà số dư lớn hơn số chia cũng không biết. - Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm. - Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ toán học lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn. Học sinh chưa chăm học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em không thực hiện được phép chia là những em không chú ý chuyên tâm vào việc học, không xác định được mục đích của việc học. Khả năng tư duy của các em còn hạn chế: Một số học sinh thuộc bảng nhân nhưng các em thuộc kiểu học vẹt, các em không hiểu gì cả, không hiểu được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia dẫn đến không ước lượng được thương, thực hiện phép chia khó khăn. Về phía giáo viên: Trong quá trình dạy học, việc hướng dẫn học sinh tìm cách ước lượng thương trong phép chia đôi khi không được chú ý một cách tỉ mỉ, chưa linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Xây dựng cho học sinh những kiến thức cơ bản về kĩ năng chia, hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành tính như: nắm được kĩ năng đặt tính, biết thực hiện các bước tính, ước lượng thương nhanh. Giúp học sinh thực hiện phép chia một cách thành thạo, nhanh, để các em nắm kiến thức ngày càng vững vàng hơn, hăng say trong giờ học toán nâng cao chất lượng giảng dạy và làm nền tảng vững chắc cho các lớp trên. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Biện pháp 1: Tìm hiểu nguyên nhân học sinh không thực hiện được phép chia Trước hết, giáo viên phải kiểm tra, phân loại học sinh. Giáo viên cần nắm được: - Bao nhiêu em đã thực hiện tốt phép chia cho số có một chữ số? - Bao nhiêu em đã thực hiện tốt phép chia cho số có nhiều chữ số? - Bao nhiêu em chưa thực hiện được phép chia? Vì sao? - Bao nhiêu em thực hiện phép chia còn chậm? Nguyên nhân? Biện pháp 2: Kiểm tra bảng nhân, bảng chia Đối với những học sinh không thực hiện được phép chia từ nguyên nhân không thuộc bảng nhân, bảng chia thì giáo viên phải kiểm tra. Việc học sinh thuộc được bảng nhân, bảng chia xem như giáo viên đã thành công một bước trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia. Vì vậy, trong mỗi tiết học toán giáo viên phải thường xuyên kiểm tra bảng nhân, bảng chia. Ngoài ra, vào đầu giờ học giáo viên dành 15 phút để các em tự kiểm tra lẫn nhau, tạo điều kiện để các em học thuộc bảng nhân, bảng chia. Để các em ứng xử nhanh, giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi “xì điện” trả lời nhanh, đúng kết quả để các em có kĩ năng nhớ lâu, nhẩm nhanh khi thực hiện tính. Biện pháp 3 : Ôn lại phép chia cho số có một chữ số Bất kỳ một dạng toán nào học sinh cũng được đi từ bài dễ đến bài khó. Để thực hiện được phép chia cho số có một chữ số, việc đầu tiên học sinh phải nắm được các kiến thức cơ bản sau: - Đặt tính - Thực hiện tính từ trái sang phải. - Mỗi lần chia đều tính theo ba bước: Chia, nhân, trừ nhẩm. - Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia. Ví dụ: 12847 : 6 = ? Lần 1: 12 chia 6 được 2, viết 2 2 nhân 6 bằng 12 12 trừ 12 bằng 0. 1284 6 0 2 Lần 2: Hạ 8; 8 chia 6 được 1, viết 1 1 nhân 6 bằng 6 8 trừ 6 bằng 2, viết 2. 1284 6 08 21 2 Lần 3: Hạ 4; được 24; 4 chia 6 được 4, viết 4 4 nhân 6 bằng 24 24 trừ 24 bằng 0, viết 0. 1284 6 08 214 24 0 Ngoài ra, trong thực tế giảng dạy, khi giáo viên hỏi về phép chia trong bảng thì học sinh nêu kết quả rất nhanh. Ví dụ: 15 : 3 = 5 27 : 9 = 3 56 : 7 = 8 64 : 8 = 8 . Nhưng khi giáo viên hỏi về phép chia có dư thì có em lúng túng không biết kết quả bằng bao nhiêu. Ví dụ: 17 : 4 37: 5 41 : 7 Giáo viên lưu ý với các trường hợp: * 15 chia 5 bằng 3. Vậy các số từ 16 đến 19 chia 5 cũng được 3 nhưng sẽ có dư[ số dư bằng 1;2;3;4], 20 chia cho 5 mới được 4. 16 : 5 = 3 [ dư 1] 17 : 5 = 3 [ dư 2] 18 : 5 = 3 [ dư 3] 19: 5 = 3 [ dư 4] * 42 chia 7 bằng 6; 35 chia 7 bằng 5. Vậy các số từ 36 đến 41 chia cho 7 đều bằng 5 và có dư. 40 : 7 = 5 [ dư 5] 39 : 7 = 5 [ dư 4] 36 : 7 = 5 [ dư 1] Khi học sinh đã làm thành thạo các bài tập dạng trên, nắm vững các thao tác thực hiện phép chia. Giáo viên cho học sinh vận dụng với các bài tập có số bị chia lớn hơn. Gợi ý: Phép tính này có mấy lượt chia? Mỗi lượt chia thực hiện mấy bước tính?[ 3 bước: Chia- nhân- trừ]. Bắt đầu chia từ số nào? Cho học sinh vận dụng các bài cùng dạng: 55 5 46 2 05 11 06 23 0 0 57 5 968 2 8845 4 07 11[dư 2] 16 434 08 2211[dư 1] 2 08 04 0 05 1 Với dạng bài tập thương có chữ 0, giáo viên cũng đi từ phép chia đơn giản, từ số bị chia có 2 chữ số đến số bị chia có 3, 4, 5 chữ số. Cho học sinh nhắc lại: 0 chia cho số nào cũng bằng 0. 0 nhân số nào cũng bằng 0. Ví dụ: 0 : 9 = 0 1 : 9 = 0 [ dư 1]. 4 : 9 = 0 [ dư 4]. 7 : 9 = 0 [ dư 7]. 8 : 9 = 0 [ dư 8]. 5 : 7 = 0 [ dư 5]. 6 : 8 = 0 [ dư 6]. Hướng dẫn học sinh vận dụng vào bài tập: 62 : 3 = 816 : 4 = 9182 : 9 = 62 3 816 4 9182 9 02 20[dư 2] 016 208 018 1020 [dư 2] 0 0 02 2 0 Biện pháp 4: Hướng dẫn cách chia cho số có nhiều chữ số Thưc hiện phép chia cho số có hai, ba chữ số là sự kế thừa của phép chia cho số có một chữ số. Vì vậy, khi thực hiện phép chia cho số có hai, ba chữ số, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách thực hiện chia như chia cho số có một chữ số. Ví dụ: 672 : 21 = ? - Đặt tính - Tính từ trái sang phải. Lần 1: 67 chia 21 được 3, viết 3 3 nhân 1 bằng 3, viết 3 3 nhân 2 bằng 6, viết 6 67 trừ 63 bằng 4, viết 4. 672 21 63 3 4 Lần 2: Hạ 2 được 42; 42 chia 21 được 2, viết 2. 2 nhân 1 bằng 2, viết 2 2 nhân 2 bằng 4, viết 4 42 trừ 42 bằng 0, viết 0. 672 21 63 32 42 42 0 Ở mỗi lần chia, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ước lượng như sau: Lần 1: 67 : 21 được 3, hướng dẫn học sinh lấy chữ số hàng chục ở số bị chia chia cho chữ số hàng chục ở số chia, lấy 6 : 3 được 3. Lần 2: 42 : 21 được 2, hướng dẫn học sinh lấy chữ số hàng chục ở số bị chia chia cho chữ số hàng chục ở số chia, lấy 4 : 2 được 2. Hay nói cách khác, khi chia cho số có hai chữ số, ở mỗi lần chia, ta che đi một chữ ở tận cùng của số bị chia và số chia, rồi ước lượng thương như chia cho số có một chữ số. Ví dụ: 8192 : 64 = ? + Để thực hiện được phép chia trên ta làm thế nào? [đặt tính] + Thực hiện tính từ đâu sang đâu? [từ trái sang phải] Lần 1: Lấy mấy chia mấy? [ Lấy 81 chia cho 64] Ta ước lượng thế nào? [Lấy 8 : 6] Vây 81 chia 64 được mấy? [được 1] 1 nhân 4 bằng 4, viết 4 1 nhân 6 bằng 6, viết 6 81 trừ 64 bằng 17, viết 17 8192 64 64 1 17 Lần 2: Lấy mấy chia mấy? [179 chia 64] Ta ước lượng thế nào?[ Lấy 17 : 6] Vậy 179 chia 64 được mấy? [được 2] 2 nhân 4 bằng 8, viết 8 2 nhân 6 bằng 12 viết 12 179 trừ 128 bằng 51, viết 51. 8192 64 64 12 179 128 51 Lần 3: Lấy mấy chia mấy? [Lấy 512 chia 64] Ta ước lượng thế nào? [Lấy 51 : 6] Vậy 512 chia 64 được mấy? [được 8] 8 nhân 4 bằng 32, viết 2, nhớ 3 8 nhân 6 bằng 48, thêm 3 bằng 51, viết 51 512 trừ 512 bằng 0, viết 0. 8192 64 64 128 179 128 512 512 0 Ví dụ: 1944 : 162 = ? Lần 1: 194 chia 162 được 1, viết 1 1 nhân 2 bằng 2, viết 2 1 nhân 6 bằng 6, viết 6 1 nhân 1 bằng 1, viết 1 194 trừ 162 bằng 32, viết 32. 1944 162 162 1 32 Lần 2: Hạ 4 được 324; 324 chia 162 được 2, viết 2. 2 nhân 2 bằng 4, viết 4 2 nhân 6 bằng 12, viết 2, nhớ 1 2 nhân 1 bằng 2, thêm 1 bằng 3, viết 3 324 trừ 324 bằng 0, viết 0. 1944 162 162 12 324 324 0 Ở mỗi lần chia, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ước lượng như sau: Lần 1: 194 : 162 được 1, hướng dẫn học sinh lấy chữ số hàng trăm ở số bị chia chia cho chữ số hàng trăm ở số chia, lấy 1 : 1 được 1. Lần 2: 324 : 162 được 2, hướng dẫn học sinh lấy chữ số hàng trăm ở số bị chia chia cho chữ số hàng trăm ở số chia, lấy 3 : 1 được 3. Nhưng vì 162 x 3 = 468, mà 468>324 nên lấy 3 : 1 được 2. Hay nói cách khác, khi chia cho số có ba chữ số, ở mỗi lần chia, ta che đi hai chữ ở tận cùng của số bị chia và số chia, rồi ước lượng thương giống như chia cho số có một chữ số. Đối với những học sinh chưa biết cách ước lượng thương nhanh thì giáo viên phải hướng dẫn một cách tỉ mỉ. Việc rèn kĩ năng ước lượng thương là cả một quá trình. Thực tế của vấn đề này là tìm cách nhẩm nhanh thương của phép chia. Để làm được việc này, ta thường cho học sinh làm tròn số bị chia và số chia để dự đoán chữ số ấy. Sau đó nhân lại để thử. Nếu tích vượt quá số bị chia thì phải rút bớt chữ số đã dự đoán ở thương, nếu tích còn kém số bị chia quá nhiều thì phải tăng chữ số ấy lên. Như vây, muốn ước lượng cho tốt, học sinh không những thuộc bảng nhân, chia và biết nhân nhẩm, trừ nhẩm nhanh mà còn phải biết cách làm tròn số thông qua một số trường hợp sau: a] Trường hợp 1: Số chia tận cùng là 1,2 hoặc 3 Ví dụ 1: 96 : 32 Muốn ước lượng 96 : 32 = ? Ta làm tròn 96 thành 90; 32 thành 30, rồi nhẩm 90 chia 30 được 3, sau đó thử lại: 32 x 3 = 96 để có kết quả 96 : 32 = 3. Trên thực tế, việc làm tròn 96 thành 90; 32 thành 30 được tiến hành bằng cách cùng che bớt chữ số 6 và 2 ở hàng đơn vị của số bị chia và số chia để có 9 chia 3 được 3. Ví dụ 2: Ước lượng thương 568 : 72 = ? Ta cùng che đi một chữ số tận cùng của số bị chia và số chia. Ở số bị chia ta che đi 8. Ở số chia ta che đi 2. Vì 56 : 7 được 8, nên ta ước thương là 8. Thử: 72 x 8 = 576 > 568. Vậy thương ước lượng 8 hơi thừa ta giảm xuống 7 và thử lại: 72 x 7 = 504, 568 – 504 = 64

Chủ Đề