Mỗi học sinh cần phải làm gì để phòng chống nhiễm HIV/AIDS

Vai trò của nhà trường trong tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS

Trong cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS, công tác tuyên truyền được xem là yếu tố quan trọng. Nhất là đối với mỗi nhà trường, bởi đây chính là “pháo đài” quan trọng để nâng cao nhận thức cho mọi người về những con đường dẫn đến các nguy cơ lây nhiễm HIV và làm thay đổi cách nhìn của toàn xã hội đối với dịch bệnh HIV/AIDS.

Ảnh minh họa

Biết cách tự phòng cho mình và cho cộng đồng cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS một cách hiệu quả. Nhất là đối với mỗi nhà trường, nơi có một lực lượng rất đông, các em đều đang ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên, đang trong quá trình hình thành nhân cách và hoàn thiện thể lực là những đối tượng rất đáng quan tâm trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS, vì thế công tác thông tin, giáo dục, truyền thông cần được đặc biệt chú ý triển khai thường xuyên trong nhà trường. Hơn hết chính đội ngũ giáo viên, những người làm công tác giáo dục phải trang bị cho học sinh những kiến thức về HIV/AIDS cũng như các biện pháp phòng chống lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này.

Đặc biệt là tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Công văn số 5532/BGDĐT-CTHSSV của Bộ GD&ĐT về việc triển khai Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016, với chủ đề hưởng ứng: “Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam”.

Trong đó tập trung vào triển khai chiến dịch cao điểm về truyền thông, tuyên truyền phổ biến sâu rộng trên các phương tiện truyền thông của nhà trường về Luật Phòng, chống HIV/AIDS; Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các văn bản quy phạm pháp luật khác, đặc biệt chú trọng truyền thông về chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS, về các biện pháp tự phòng tránh lây nhiễm HIV và lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh, sinh viên; truyền thông vận động đưa trẻ nhiễm HIV đến trường học hòa nhập với trẻ không nhiễm HIV và chống kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV.

Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS như Lễ ra quân phát động, Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng; các hoạt động tọa đàm, giao lưu về chủ đề HIV/AIDS, trưng bày, triển lãm, ca nhạc hoặc các sự kiện gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình phòng, chống HIV/AIDS và chống kỳ thị, phân biệt đối xử; đặc biệt các mô hình, can thiệp của người nhiễm HIV làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống. Chú trọng đến những người dễ tổn thương, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới và hải đảo.

Gặp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ với những người nhiễm HIV, người dễ bị tổn thương với HIV; tuyên truyền vận động, hướng dẫn họ tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh, tiếp tục thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS.

Ngoài ra huy động đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Biểu dương các tập thể và cá nhân có thành tích về công tác phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường để hình thành những thế hệ tương lai của đất nước một môi trường sống lành mạnh, an toàn.

Theo báo GD&TĐ

Nếu người thân trong gia đình hoặc bạn bè của bạn được chẩn đoán nhiễm HIV, bạn cần phải biết về những cách để ngăn chặn lây nhiễm HIV để bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh bạn.

Những đường lây truyền HIV

Trước hết, bạn phải biết rõ cách HIV lây lan. Có rất nhiều thông tin lệch lạc về con đường truyền nhiễm HIV, vì vậy bạn cần phải biết rõ những thông tin nào là đúng để bảo vệ chính mình. HIV lây truyền khi máu, sữa mẹ, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo có chứa virus tiếp xúc với da bị trầy xước hoặc qua các màng nhầy như miệng, mũi, âm đạo, trực tràng, dương vật]. HIV có thể lây truyền qua tình dục không an toàn bằng đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn cũng như qua đường tiếp xúc với máu và các chất dịch cơ thể khác. Điều này có nghĩa rằng việc hôn nhau không hề dẫn đến lây nhiễm HIV [miễn là da ở vùng tiếp xúc không bị trầy xước], cũng như những hành động chạm vào da như ôm, bắt tay nhau hằng ngày cũng không lây bệnh.

Tuy nhiên, bạn không nên cho rằng những người không có triệu chứng gì thì sẽ không bị HIV. Người bệnh có thể bị nhiễm HIV trong nhiều năm trước khi chuyển sang AIDS, và bất cứ ai nhiễm HIV đều có thể truyền virus gây bệnh cho người khác.

Tránh uống rượu và ma túy

Điều thứ hai bạn cần làm là tránh lạm dụng rượu và ma túy. Những chất này ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và hành động của bạn, làm cho bạn dễ đồng ý thực hiện những hành vi không an toàn và làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Một số loại thuốc, như thuốc tiêm tĩnh mạch, cũng có thể làm cho bạn dễ bị lây nhiễm HIV hơn vì những loại thuốc này tiếp xúc trực tiếp với máu.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Lời giải:

Đại dịch HIV/AIDS – căn bệnh của thế kỉ, chướng ngoại vật cản trở sự phát triển của loài người. Căn bệnh hủy hoại sự sống của nhân loại.

Lời giải:

Thực hiện các biện pháp phòng, chống lây hiễm HIV/AIDS.

Tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS.

Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm. Tiêm chích ma tuý và cáC hành vi làm lây truyền HIV/AID khác.

Lời giải:

Sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi.

Không tiêm chích ma túy.

Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

Lời giải:

Chúng ta cần có thái độ thông cảm, vị tha, gần gũi, động viên và cho họ cảm giác an toàn, chia sẻ để vượt qua.

A. Bắt tay người đã bị nhiễm HIV.

B. Dùng chung bơm, kim tiêm.

C. Dùng chung cốc, bát đĩa.

D. Nói chuyện với người bị nhiễm HIV.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Chỉ những người hành nghề mại dâm và tiêm chích ma tuý mới bị nhiễm HIV/AIDS.

B. Tiếp xúc với máu của người có HIV có thể bị nhiễm HIV.

C. Có thể điều trị được bệnh AIDS.

D. Một người trông khoẻ mạnh thì không thể là người có HIV/AIDS.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

I II
1. HIV là tên của một loại vi-rut A. triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe doạ tính mạng con người.
2. AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện B. nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội của đất nước.
3. HIV/AIDS đang là một đại dịch của C. gây suy giảm miễn dịch ở người.
4. HIV/AIDS là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khoẻ, tính mạng của con người và tương lai. D. thế giới và của Việt Nam.

Lời giải:

Thứ tự đúng là: 1 – C ; 2 – A ; 3 – D ; 4 – B

Câu hỏi:

Em suy nghĩ gì qua câu chuyện của vợ chồng cô Quyên ?

Lời giải:

Việc làm của vợ chồng cô Quyên mang một ý nghĩa sâu sắc, họ đều là những người bị động khi nhiễm bệnh nhưng lối sống của họ rất chủ động. Sống không chỉ vì mình mà còn vì cả xã hội loài người.

Câu hỏi:

1/ Vì sao T. bị nhiễm HIV và đi tới cái chết khi còn quá trẻ ?

2/ Bài học mà chúng ta cần rút ra qua cái chết của T. là gì ?

Lời giải:

1/ T bị nhiễm HIV và đi đến cái chết khi sống buông thả, yêu đương cùng một lúc với nhiều người mà không tìm hiểu về bạn trai nhiễm HIV.

2/ Bài học cần rút ra là yêu đương trong sáng, lành mạnh, cần sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

Câu hỏi:

1/ Theo em, thông tin mà cô Bình nói có đúng không ?

2/ Vận dụng kiến thức về HIV/AIDS và phòng, chống HIV/AIDS, em hãy giải thích giúp vợ chồng cô Bình.

Lời giải:

1/ Thông tin cô Bình đưa ra hoàn toàn đúng, nước ta cũng là một trong những nước có tỉ lệ người trẻ nhiễm HIV cao.

2/ Lây nhiễm HIV có nhiều con đường lây nhiễm, ngoài con đường nêu trên, còn có con đường lây qua đường máu [mẹ sang con] nên tỉ lệ trẻ nhiễm HIV ở nước ta ngày càng cao.

Lời giải:

Thái độ kì thị có thể làm người bị nhiễm HIV có hành động tiêu cực, trả thù, làm lây lan HIV, làm rối loạn trật tự xã hội vì vậy pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi kì thị người HIV.

1/ Em cảm nhận thế nào về nỗi đau khổ của những người bị nhiễm HIV và người thân của họ?

2/ Qua bức thư về mẹ, bạn gái muốn nhắn nhủ tất cả mọi người điều gì?

Lời giải:

1/ Người nhiễm HIV và người nhà bị phân biệt đối xử, mặt khác, bản thân người nhiễm bị mặc cảm, chán nản, bi quan.

2/ Hãy thông cảm và giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, đừng kỳ thị, hắt hủi.Tìm đúng bệnh, đúng giai đoạn để phát hiện sớm và chữa trị.

Video liên quan

Chủ Đề