Nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh Trái đất là

NDĐT - Ngày 12-4 vừa qua là ngày đúng 55 năm trước nhà du hành vũ trụ người Liên Xô Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bước vào vũ trụ để tạo ra một bước tiến mới của loại người trong khám phá không gian vũ trụ.

Ở Nga, ngày 12 tháng Tư còn được gọi là Ngày du hành vũ trụ [Cosmonautics Day]. Trong một buổi họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 2011, ngày này được tuyên bố là “Ngày của chuyến bay của con người trong không gian” [Day of Human Space Flight].

Ngày 12 tháng Tư năm 1961, tàu vũ trụ Phương Đông 1 [Vostok 1 hay Восток 1] được phóng lên vũ trụ từ một sân bay quốc tế ở Liên Xô và Yuri Gagarin, 27 tuổi, trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ, hoàn thành quỹ đạo bay 108 phút vòng quanh Trái Đất.

Năm 2011, con gái của Yuri Gagarin là chia sẻ về cuộc sống riêng của cha cô với Andrea Rose của Hội đồng Anh như sau “Nhưng sau chuyến bay đầu tiên, cha tôi vẫn muốn quay lại vũ trụ. Cha tôi muốn tiếp tục công việc của mình là một phi công và một phi hành gia.”

Sau khi trở về Trái Đất, phi hành gia người Liên Xô trở thành một anh hùng thế giới. Nhiệm vụ của ông bước vào không gian đã tạo ra đột phá và góp phần thúc đẩy cuộc cạnh tranh giữa Liên Xô và Mỹ trong khám phá không gian vũ trụ.

Gagarin vẫn là một hình ảnh quan trọng trên toàn cầu vì thành quả và cách truyền cảm hứng của mình, cuộc đời của một người con của một người thợ mộc đã trở thành một trong những tên tuổi lớn nhất của thế kỷ 20, cô Rose nói với CNN vào năm 2011.

Cựu phi hành gia đã không sống đủ lâu để chứng kiến hàng trăm người khác đã theo bước chân của ông để thám hiểm không gian. Gagarin, một người chồng và là người cha của hai người con, đã hy sinh trong một tai nạn máy bay vào năm 1968 khi mới 34 tuổi.

Hà Vân

Khánh Minh   -   Thứ hai, 12/04/2021 09:34 [GMT+7]

Hình ảnh nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin tại bảo tàng của doanh nghiệp tên lửa-vũ trụ hàng đầu Nga RSC Energia ở Mátxcơva, ngày 17.3.2021. Ảnh: AFP

Khuôn mặt tươi cười của nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin tô điểm cho những bức tranh tường trên khắp nước Nga. Bức hình Gagarin sừng sững trên bệ cao 42,5 mét so với dòng xe cộ đang chạy trên đại lộ Leninsky của Mátxcơva.

Theo AFP, huyền thoại Gagarin vẫn còn sống mãi, một biểu tượng cho sự thành công của Nga và một nguồn tự hào dân tộc quan trọng.

Người viết tiểu sử Lev Danilkin của Gagarin cho biết: “Ông ấy là một nhân vật truyền cảm hứng cho sự đồng thuận tuyệt đối đoàn kết đất nước. Đây là một trường hợp rất hiếm mà đại đa số dân chúng đều nhất trí".

Lễ kỷ niệm chuyến bay lịch sử của Gagarin vào ngày 12.4.1961 - được tổ chức hàng năm ở Nga với tên gọi Ngày Vũ trụ. Người dân Nga ở mọi lứa tuổi đặt hoa tại các đài tưởng niệm Yuri Gagarin trên khắp đất nước.

Huyền thoại Gagarin sống mãi không chỉ do câu chuyện vươn lên từ nguồn gốc khiêm tốn để trở thành người tiên phong trong không gian, hay thậm chí là bí ẩn xung quanh cái chết của ông. Nhà sử học Alexander Zheleznyakov cho hay, Gagarin là một nhân vật đã giúp thúc đẩy trí tưởng tượng.

"Ông ấy đã biến đổi chúng ta từ một loài sinh học đơn giản thành một loài có thể hình dung ra cả một vũ trụ bên ngoài trái đất" - nhà sử học nói.

Graffiti với hình ảnh của Yuri Gagarin ở Odintsovo, vùng Mátxcơva, Nga, ngày 4.4.2021. Ảnh: AFP

Khởi đầu khiêm tốn

Là con trai của một người thợ mộc và một nông dân chăn nuôi bò sữa sống trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng, Gagarin được đào tạo thành một công nhân luyện thép trước khi trở thành một phi công quân sự. Sau đó, ở tuổi 27, Gagarin có chuyến bay lịch sử 108 phút trong không gian khi tàu vũ trụ Vostok của ông hoàn thành một cuộc cách mạng quanh trái đất.

Gagarin được ca ngợi vì sự dũng cảm và chuyên nghiệp, một tấm gương của người đàn ông Xô Viết hoàn hảo, nhưng ông cũng nổi tiếng bởi những câu chuyện về tình bạn thân thiết, lòng dũng cảm và tình yêu dành cho hai cô con gái cùng người vợ Valentina Gagarina. Gagarin đã viết cho vợ một bức thư tiễn biệt đề phòng trường hợp ông tử nạn trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

"Nếu có chuyện gì xảy ra, anh mong em, Valyusha [tên gọi lúc nhỏ của Valentina], đừng quá đau buồn. Vì cuộc sống sẽ diễn ra như thế" - Gagarin viết.

Trong một cuộc phỏng vấn với AFP vào năm 2011, nhà du hành vũ trụ Boris Volynov nhớ về Gagarin - người đàn ông mặc dù được hưởng đặc quyền của giới thượng lưu Liên Xô - vẫn dành hàng giờ gọi điện để mua thuốc hoặc đưa những người bạn kém may mắn của mình vào viện.

Người viết tiểu sử Danilkin cho hay, Gagarin đã được chính quyền sử dụng như một tấm gương cho phần còn lại của thế giới, nhưng cũng để thuyết phục các công dân Liên Xô - những người đã phải chịu đựng trong Thế chiến 2 - rằng "những hy sinh của những thập kỷ trước không phải là vô ích".

Anh hùng bi thảm

Giống như nhiều anh hùng vĩ đại khác, Gagarin là một nhân vật bi thảm. Cái chết của ông trong một chuyến bay huấn luyện vào năm 1968 ở tuổi 34 vẫn là một bí ẩn vì các nhà chức trách chưa bao giờ công bố báo cáo đầy đủ về cuộc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Một phần hồ sơ sau đó cho thấy, máy bay chiến đấu MiG-15 của ông đã va chạm với khí cầu thời tiết, nhưng cũng có rất nhiều giả thuyết khác. Năm 2011, 50 năm sau ngày Gagarin bay vào vũ trụ, Nga công bố hơn 700 trang tài liệu về Gagarin, trong đó tiết lộ rằng, thời tiết trong ngày 27.3.1968 rất phức tạp và động tác bổ nhào mà Gagarin hoặc phi công bay phụ thực hiện đã đưa máy bay vào tình thế nguy hiểm.

Yuri Gagarin tại Thụy Điển năm 1964. Ảnh: Wiki

Bốn điều cần biết về hành trình lên vũ trụ của Gagarin

'Đi nào!'

Là một phi công quân sự được đào tạo bài bản, Gagarin được chọn từ hàng nghìn ứng viên để trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt cần thiết cho một chuyến bay vũ trụ.

Ngoài việc thể hiện kết quả xuất sắc trong các bài kiểm tra của mình, Gagarin, khi đó 27 tuổi, còn được nhớ đến khi ông tháo giày trước khi bước vào tàu vũ trụ Vostok - một phong tục ở Nga khi vào nhà.

Vào ngày 12.4.1961, khi chuyến bay của Gagarin cất cánh từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, ông đã thốt lên câu cửa miệng mang tính biểu tượng của mình "Poekhali!", có nghĩa là "Đi thôi!" trong tiếng Nga.

Chuyến bay 108 phút

Chuyến bay của Gagarin chỉ kéo dài 108 phút khi tàu Vostok hoàn thành một vòng quanh trái đất và ông trở về nhà một cách an toàn. Tuy nhiên, sự thật là không phải mọi thứ trong chuyến bay đều diễn ra theo đúng kế hoạch. Trong số hàng chục trục trặc kỹ thuật, tàu vũ trụ của ông đã đi vào quỹ đạo ở độ cao hơn dự kiến.

Nếu hệ thống phanh bị trục trặc, Gagarin sẽ phải đợi cho tàu vũ trụ bắt đầu tự hạ cánh. Mặc dù tàu Vostok được dự trữ đủ thức ăn, nước uống và ôxy để tồn tại trong 10 ngày, nhưng độ cao lớn hơn có nghĩa là thời gian chờ đợi sẽ lâu hơn nhiều và Gagarin sẽ cạn kiệt nguồn cung cấp. May mắn là hệ thống phanh đã hoạt động.

Nghi ngờ gián điệp

Gagarin đáp xuống đất cách xa điểm hạ cánh dự kiến hàng kilomet, trên cánh đồng của một nông trang ở miền nam nước Nga. Khi hạ cánh, những người đầu tiên Gagarin gặp là hai bà cháu đang thu hoạch khoai tây.

Đội chiếc mũ phi công màu trắng và bộ đồ không gian màu cam, ban đầu Gagarin phải cố gắng thuyết phục họ rằng, ông không phải là một điệp viên nước ngoài. Ông nói: "Bác đừng hoảng sợ. Con là một người Xô Viết!". Câu nói của Gagarin thể hiện niềm tự hào về đất nước Xô Viết, và từ đó ông đã trở thành anh hùng, không chỉ ở Liên Xô mà trên toàn thế giới.

Người đàn ông đằng sau Gagarin

Trong khi Gagarin trở thành một cái tên quen thuộc ở Liên Xô, trong nhiều năm không ai biết về người đứng sau chương trình không gian của đất nước: Sergei Korolyov. Chỉ sau khi ông qua đời vào năm 1966, tên của ông mới được tiết lộ.

Ga-ga-rin và chuyến bay vũ trụ đầu tiên

Nhà du hành vũ trụ Yu-ri Ga-ga-rin [Ảnh: Internet]

[ĐCSVN] – Ngày 12 tháng Tư năm nay, tròn nửa thế kỷ kể từ khi con tàu Phương Đông I do phi hành gia Yu-ri Ga-ga-rin điều khiển thực hiện thành công chuyến bay lịch sử, lần đầu tiên đưa con người bay vào vũ trụ mở ra kỷ nguyên chinh phục không gian vũ trụ.

Cách đây vừa tròn nửa thế kỷ, sáng ngày 12- 4-1961, nhà du hành vũ trụ đầu tiên Yu-ri Ga-ga-rin đã thực hiện thành công chuyến bay dài 108 phút vòng quanh quỹ đạo trái đất trên con tàu vũ trụ Phương Đông I, mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ. Ga-ga-rin, người đầu tiên có vinh hạnh được ngắm nhìn trái đất từ vũ trụ đã truyền về một thông điệp lịch sử : “Từ vũ trụ, tôi không nhìn thấy ranh giới giữa các quốc gia, chỉ thấy trái đất một màu xanh. Tôi kinh ngạc trước vẻ đẹp của trái đất. Tất cả mọi người trên thế giới, hãy cùng nhau bảo vệ và tô điểm Trái đất của chúng ta.” Iu-ri Ga-ga-rin sinh ngày 9/3/1934 ở Zhat-xcơ, một thành phố nhỏ cách Mát-xcơ-va 180 km - Zhat-xcơ nay đã trở thành thành phố mang tên Ga-ga-rin. Từ nhỏ, ngoài giờ học ở trường phổ thông, Ga-ga-rin rất say mê tham gia các lớp học kỹ thuật ở thành phố quê hương Zhat-xcơ. Năm 1951, sau khi tốt nghiệp trường trung học phổ thông, anh thi vào Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Xa-ra-tốp, theo học chuyên ngành Luyện kim. Sinh viên Ga-ga-rin đăng ký tham gia Câu lạc bộ phi công của trường và được thực hiện chuyến bay độc lập đầu tiên trên máy bay dân dụng năm 1955.

Năm 1957, Iu-ri Ga-ga-rin gia nhập quân đội, được tuyển vào binh chủng không quân và theo học khoá đào tạo lái máy bay chiến đấu. Năm 1959, Iu-ri Ga-ga-rin được tuyển chọn vào khoá đào tạo phi công vũ trụ đầu tiên của Liên Xô. Anh và gia đình được chuyển đến sống trong thành phố Ngôi Sao, nơi có Trung tâm huấn luyện phi công vũ trụ.

Ngày 12 tháng Tư năm 1961, được sự ủng hộ nhiệt thành của Xéc-gây Kô-rô-li-ốp – Tổng công trình sư thiết kế con tàu vũ trụ Phương Đông và sau khi đã vượt qua được tất cả các vòng kiểm tra thực nghiệm, Iu-ri Ga-ga-rin đã sẵn sàng cho chuyến bay lịch sử của tàu Phương Đông I lần đầu tiên đưa con người vào vũ trụ. Đúng 9 giờ 07 phút sáng, từ sân bay Bai-cô-nua thuộc lãnh thổ Ca-dắc-xtan, 5 tên lửa đồng thời phát hoả, đưa con tàu Phương Đông I trong đó có Iu-ri Ga-ga-rin lao vút lên không trung. Lần đầu tiên, con người được thực sự thử thách với một gia tốc lớn khủng khiếp – 8 km/giây lên cao bay vòng quanh quỹ đạo, cách trái đất trên 300 km.

Nhân sự kiện lịch sử quan trọng này, ngày 13-4-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện chúc mừng Liên Xô. Nội dung bức điện có đoạn viết “Toàn thể nhân dân Việt Nam hết sức vui mừng và phấn khởi trước sự thành công rực rỡ của chuyến bay đầu tiên của con người xôviết đi vào vũ trụ” và nhờ “chuyển đến đồng chí Ga-ga-rin, tất cả các nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật và công nhân Liên Xô những lời chúc mừng tốt đẹp nhất của chúng tôi.”

Tiếp đó, trong bài viết của mình dưới bút danh TL đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 14-4, Bác viết “Sáng 12-4-1961, Quốc hội ta đang họp , Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang báo cáo về kết quả to lớn của kế hoạch 3 năm [1958 – 1960] và triển vọng tốt đẹp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961 – 1965]. Bỗng một tin mừng nữa đến với Quốc hội : Cũng sáng hôm đó, con tàu vũ trụ “Phương Đông” của Liên Xô, người lái tàu là một thanh niên cộng sản 27 tuổi, đồng chí Ga-ga-rin, sau khi bay vòng quanh trái đất độ một giờ rưỡi, đã bay trở về Liên Xô bình an vô sự ! Đó là một thắng lợi vô cùng rực rỡ.”

Trong đoạn kết bài viết của mình, Bác nhấn mạnh : “Liên Xô là nước đầu tiên phóng vệ tinh lên sao Kim, cách quả đất hàng mấy chục triệu cây số. Ngày nay, Liên Xô lại là nước đầu tiên, thành công trong việc cho con người bay lên vũ trụ, mở ra kỷ nguyên mới trong sự phát triển vĩ đại của loài người”. “Nhân dân Việt Nam rất phấn khởi và biết ơn Liên Xô vì thắng lợi vĩ đại của Liên Xô anh em càng khuyến khích nhân dân Việt Nam ta ra sức thi đua để giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.”

Nửa thế kỷ qua đi, nhưng ý nghĩa to lớn của chuyến bay vũ trụ đầu tiên đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sự kiện đó đã mở ra kỷ nguyên mới cho các hoạt động chinh phục vũ trụ, góp phần tạo ra khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống trên trái đất, tăng cường sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học vũ trụ, giúp giải đáp nhiều bí ẩn của vũ trụ thu hẹp giới hạn của không gian vì mục đích hoà bình và lợi ích của tất cả mọi người. Cũng từ đó, tên tuổi của Ga-ga-rin đã vượt ra ngoài ranh giới nước Nga, trở thành biểu tượng sáng chói về lòng dũng cảm và khát vọng hiểu biết, khám phá không gian vũ trụ của nhân loại. Iu-ri Ga-ga-rin đã được phong tặng danh hiệu Phi công vũ trụ, Anh hùng Liên Xô, Anh hùng Lao động của Việt Nam. Ngày 7-4 vừa qua, Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết số A/65 L.67 lấy ngày 12 - 4 hàng năm làm “Ngày Quốc tế con người bay vào vũ trụ”.

Video liên quan

Chủ Đề