Búi trĩ trông như thế nào

Đối với bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng thì việc điều trị luôn được khuyến cáo nên được tiến hành ngay ở những giai đoạn đầu của bệnh. Điều trị bệnh trĩ ngoại sớm sẽ đơn giản hơn, hiệu quả thoát trĩ cao và tỷ lệ tái trĩ thấp.

Menu xem nhanh:

1
  • 1. Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại
    • 1.1. Triệu chứng ban đầu
    • 1.2. Triệu chứng rõ ràng
  • 2. Vì sao nên tiến hành điều trị bệnh trĩ ngoại càng sớm càng tốt?
  • 3. Các phương pháp được áp dụng trong điều trị trĩ ngoại
    • 3.1. Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc
    • 3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
    • 3.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt
    • 3.4. Can thiệp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ ngoại

1. Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại

Trĩ ngoại là sự phồng lớn của một hoặc nhiều đám tĩnh mạch rồi hình thành nên búi trĩ bên ngoài hậu môn. Đây cũng là cách để phân biệt với trĩ nội. Trên thực tế, việc nhận biết trĩ ngoại thường dễ dàng hơn trĩ ngoại và có thể phát hiện bệnh ngay ở những giai đoạn đầu tiên nhờ những dấu hiệu sau đây:

1.1. Triệu chứng ban đầu

– Đi ngoài ra máu: Đây là triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất, máu có màu đỏ tươi chảy ra từ búi trĩ mỗi khi đi vệ sinh.

– Có cảm giác nặng, vướng vướng ở hậu môn như có cục thịt thừa nhỏ nhô ra.

– Đau rát hậu môn: Triệu chứng này sẽ xuất hiện cao điểm trong và sau mỗi khi đi vệ sinh hoặc cũng có thể là đau âm ỉ cả ngày, nhất là khi ngồi.

– Lúc đi ngoài có thể nhìn thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.

1.2. Triệu chứng rõ ràng

– Búi trĩ ở hậu môn phồng lên và to ra từng ngày trông như mẩu thịt thừa.

– Búi trĩ có lớp da che phủ, có thể có cục máu đông bên trên, nhiều khi còn có mủ.

– Nhìn rõ các lớp tĩnh mạch ngoằn ngoèo chồng chéo lên nhau.

– Hậu môn thường có dịch tiết ra nên luôn trong tình trạng ẩm ướt gây ngứa ngáy, nóng rát.

– Lâu ngày búi trĩ to lên về kích thước nên dễ vỡ hoặc bị chảy máu khi va chạm, chịu áp lực mạnh hoặc khi di chuyển

Việc nhận biết sớm các triệu chứng của trĩ ngoại là rất quan trọng vì sẽ giúp người bệnh chủ động thăm khám khi nghi ngờ dấu hiệu bệnh, từ đó tiến hành điều trị sớm khi cần.

Búi trĩ trông như thế nào

Nhận biết các dấu hiệu của trĩ ngoại để sớm phát hiện bệnh và có phương án điều trị tốt nhất.

2. Vì sao nên tiến hành điều trị bệnh trĩ ngoại càng sớm càng tốt?

Bệnh trĩ ngoại cũng như trĩ nội được diễn biến theo các giai đoạn/cấp độ tăng dần mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Về nguyên tắc, trĩ được coi là chữa khỏi khi búi trĩ được triệt tiêu và người bệnh không còn triệu chứng như chảy máu, đau, rát, ngứa ở hậu môn.

Chính vì thế, ngay từ khi mới hình thành búi trĩ, các triệu chứng còn nhẹ thì việc tiến hành điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn, giảm đi nhiều đau đớn cho người bệnh. Trĩ mức độ nhẹ thì tỷ lệ thoát trĩ cao, thời gian điều trị ngắn và hạn chế thấp nhất nguy cơ tái lại.

Tuy nhiên hầu hết các ca bệnh thường chỉ đến khám và điều trị khi triệu chứng đã rõ ràng, bệnh trở nặng. Nguyên nhân là do người bệnh mang tâm lý chủ quan, e ngại hoặc không thể chịu thêm được nữa mới đi khám. Khi đó, việc điều trị sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức hơn.

Búi trĩ trông như thế nào

Tiến hành điều trị trĩ ngoại ngay ở những giai đoạn đầu sẽ đơn giản hơn, cho hiệu quả thoát trĩ cao và giảm nguy cơ tái trĩ.

3. Các phương pháp được áp dụng trong điều trị trĩ ngoại

Như đã nói ở trên, với mỗi giai đoạn của trĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp được áp dụng. Có thể là điều trị nội khoa kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt, trường hợp nặng hơn thì cần can thiệp điều trị ngoại khoa.

3.1. Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc

Bệnh trĩ ngoại ở những giai đoạn đầu sẽ được ưu tiên thực hiện điều trị nội khoa bằng thuốc. Các loại thuốc thường được chỉ định như thuốc uống (giúp giảm đau, chống viêm, tăng thành mạch,..) kết hợp thuốc bôi ngoài da cho tác dụng tại chỗ (giảm ngứa, giảm sưng,…).

Lưu ý:

– Việc dùng thuốc cần tuân thủ nghiêm hướng dẫn từ bác sĩ sau khi đã thăm khám chi tiết bệnh tình của người bệnh, tuyệt đối không tự ý mua thuốc tự điều trị tại nhà.

– Trong trường hợp dùng thuốc không mang lại hiệu quả, triệu chứng vẫn ngày một nặng thì cần tái khám ngay để có phương án xử lý đúng cách.

Búi trĩ trông như thế nào

Điều trị nội khoa bằng thuốc thường được áp dụng trong các trường hợp trĩ ngoại ở giai đoạn đầu khi các triệu chứng còn nhẹ.

3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Thói quen ăn uống có ảnh hưởng lớn tới quá trình tiến triển của bệnh. Người bệnh trĩ nên ăn các loại thực phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, thực phẩm giúp nhuận tràng,… để cải thiện tình trạng bệnh.

– Bổ sung thêm chất xơ từ rau củ quả tươi, các loại hạt, ngũ cốc,…

– Uống nhiều nước mỗi ngày (nên uống đủ từ 2-3l nước).

– Tránh đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích vì dễ làm rối loạn tiêu hóa dẫn tới táo bón hoặc tiêu chảy, điều này không tốt với người bệnh trĩ.

– Một số thực phẩm giúp nhuận tràng cũng nên được bổ sung trong khẩu phần ăn như đậu nành, rau cải, mồng tơi, mật ong, chuối, kiwi,…

3.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Một số thói quen mà người bệnh trĩ cần quan tâm và nên điều chỉnh để không khiến tình trạng bệnh thêm trở nặng:

– Nên đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày, tốt nhất là nên đi theo một khung giờ cố định để hình thành cơ chế đào thải phân cho cơ thể.

– Tư thế đúng khi ngồi cầu tiêu là ngồi xổm (với cầu tiêu bệt có thể kê thêm ghế ở chân) để giảm áp lực từ cơ thể lên vùng hậu môn.

– Không ngồi cầu quá lâu và tránh việc rặn mạnh liên tục.

– Vận động điều độ, không ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài nhất là với đối tượng nhân viên văn phòng và phụ nữ mang thai.

3.4. Can thiệp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ ngoại

Can thiệp ngoại khoa (bao gồm làm thủ thuật và phẫu thuật) thường được chỉ định trong trường hợp búi trĩ ngoại sưng to quá lớn, chảy máu tiết dịch liên tục gây ra những khó khăn trong mọi hoạt động của người bệnh.

Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ ít xâm lấn, ít đau luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu mà phổ biến hơn cả có thể kể đến phương pháp mổ trĩ Longo với nhiều ưu điểm nổi trội:

– Ít xâm lấn, ít gây đau, ít chảy máu cho người bệnh.

– Sử dụng các loại máy móc hiện đại, cắt chuẩn xác búi trĩ.

– Thời gian tiến hành nhanh chóng, chỉ khoảng 30 phút.

– Rút ngắn thời gian nằm viện, người bệnh hồi phục nhanh chóng.

– Tỷ lệ tái phát thấp, an toàn.

Một lần nữa xin được khẳng định rằng: Điều trị bệnh trĩ ngoại nói riêng hay bệnh trĩ nói chung đều nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Người bệnh nên lựa chọn điểm đến uy tín và chủ động tiến hành thăm khám khi nhận thấy các dấu hiệu của trĩ để được lên phương án điều trị ngay lập tức.