Bình phước có bao nhiêu mỏ điểm quặng

Ngày đăng: 18/07/2019 13:48:19

Bình Phước là tỉnh thuộc vùng chuyển tiếp của Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ; có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên, khoáng sản phong phú, an ninh, chính trị ổn định. Bình Phước được xem là thị trường tiềm năng và là cầu nối quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Campuchia, Lào, Thái Lan và khu vực Tây Nguyên của Việt Nam với trên 260km đường biên, 01 của khẩu quốc tế và 02 của khẩu quốc gia, cách thành phố Hồ Chí Minh 110km, có độ cao trung bình trên 50m so với mặt nước biển. Trong quy hoạch, tuyến đường sắt xuyên Á đi qua tỉnh Bình Phước [Sài Gòn - Lộc Ninh] với 114 km, nối liền 28 quốc gia, được đánh giá là một trong những dự án giao thông chủ yếu của ASEAN nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa và du lịch của các nước trong khu vực. Ngoài tuyến đường sắt xuyên Á còn có tuyến đường sắt nối Bình Phước và cảng biển ở khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, kết nối thêm tới Đăk Nông nhằm giải quyết nhu cầu vận chuyển khoáng sản và nông – lâm sản từ Bình Phước xuống các cảng biển ở Đông Nam Bộ phục vụ xuất khẩu.

1. Vị trí địa lý

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 260,433 km đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia. Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia. Cụ thể, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Campuchia. 

Tỉnh có diện tích 6.871,5 km², gồm 7 nhóm đất chính với 13 loại đất, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Dân số 905.300 người, mật độ dân số đạt 132 người/km² [theo số liệu thống kê năm 2011], gồm nhiều dân tộc khác nhau [đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,9%] sinh sống trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn [92 xã, 14 phường và 5 thị trấn] thuộc 8 huyện, 3 thị xã.

2. Đặc điểm địa hình

Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam.

3. Khí hậu

Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8°C - 26,2°C.

II. Tài nguyên thiên nhiên

1. Tài nguyên đất

Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.855,99 km², có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Theo phân loại, đất chất lượng cao trở lên có 420.213 ha, chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên, đất có chất lượng trung bình là 252.066 ha, chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chỉ có 7.884 ha, chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.

2 .Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 351.629 ha, bằng 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó đất có rừng là 165.701 ha, bằng 47,12% so diện tích đất lâm nghiệp. Vị trí của rừng tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.

3. Tài nguyên khoáng sản

Đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng [đá, cát, sét, laterit, puzơlan], cao lanh, đá vôi… là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh.

III. Tiềm năng kinh tế

1. Tiềm năng du lịch

Phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như rừng văn hoá lịch sử núi Bà Rá, hồ Suối Cam, hồ Suối Lam, trảng cỏ Bàu Lạch… Tỉnh đã tập trung tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp một số di tích lịch sử như: căn cứ Bộ Chỉ huy Miền… Đang tập trung xây dựng khu du lịch Bà Rá - thác Mơ [đã và đang đầu tư xây dựng 18 km đường quanh núi Bà Rá, ký hợp đồng đầu tư tuyến cáp treo với số vốn đầu tư khoảng 48 tỷ đồng].

2. Những lợi thế so sánh

Bình Phước có điều kiện tự nhiên, khí hậu, đặc biệt là đất có chất lượng cao chiếm tới 61% diện tích rất phù hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cao su, điều, cà phê, tiêu và một số cây trồng hàng năm như bắp, mì, đậu đỗ. Đây là yếu tố cơ bản nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Có nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đo đáng lưu ý là mỏ đá vôi Tà Thiết cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xi măng, cao lanh, đá xây dựng, sét, gạch ngói… đảm bảo cho nhu cầu phát triển trong tỉnh. Tỉnh cũng có tiềm năng lớn về rừng và đất rừng có thể phát triển và khai thác có hiệu quả tiềm năng này.

Bình Phước có vị trí địa lý, có điều kiện kết cấu hạ tầng tuy mới bước đầu hình thành [viễn thông, điện, giao thông…] nhưng tương đối thuận lợi cho phát triển. Về điện có đường điện 500 KV di qua, có thuỷ điện thác Mơ công suất 150 MW và thủy điện Cần Đơn công suất 72 MW đang bắt đầu xây dựng. Về giao thông, ngoài các tuyến nội tỉnh khá thuận lợi, còn hai đường quốc lộ lớn xuyên suốt và nối liền tỉnh Bình Phước với các tỉnh trong cả nước, nước bạn Campuchia và đặc biệt là mở ra hướng giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đó là những lợi thế so sánh nổi trội của tỉnh, tiền đề cho tỉnh phát triển vững chắc kinh tế - xã hội.

Thế mạnh của tỉnh là cây công nghiệp [điều, hồ tiêu, cao su, ca cao…], với tổng diện tích cây lâu năm ước đến hết năm 2012 là 391.174 ha, trong đó cây điều, cao su của tỉnh vẫn đóng vai trò thủ phủ của cả nước. Tỉnh hiện có 18 khu công nghiệp [diện tích hơn 5.211 ha], tập trung chủ yếu ở huyện Chơn Thành, Hớn Quản, Đồng Phú, thị xã Đồng Xoài và một khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư [huyện Lộc Ninh] với tổng diện tích hơn 28.300ha.

Bình Phước đang là điểm đến lý tưởng và môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với hàng loạt chính sách mở, ưu đãi và thông thoáng. Tỉnh có tài nguyên phong phú, quỹ đất sạch dồi dào, giao thông thuận tiện, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời là vựa rốn cây công nghiệp và hàng nông sản … đã và đang là thế mạnh “hút” nhà đầu tư.

[Nguồn: www.nhipcauviet.com.vn]

Theo báo cáo điều tra tài nguyên khoáng sản tỉnh Bình Phước do Liên đoàn địa chất Miền Nam thực hiện năm 2000 và báo cáo quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản thông thường tỉnh Bình Phước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do đoàn địa chất 1 thực hiện năm 2007, cho ta một số kết quả sau:

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 20 loại khoáng sản thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại và đá quý. Trong đó nguyên liệu xây dựng [đá, cát, sét, laterit, puzơlan] kaolin, đá vôi… là khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất. Các điểm mỏ gồm:

- Đá xây dựng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Bình Phước có tiềm năng lớn, có thể là khoáng sản chủ lực của tỉnh. Đến nay đã phát hiện được 66 điểm phân bố trên cả 10 huyện thị, bao gồm các loại: Đá bazan là khoáng sản lớn nhất trên địa bàn, trữ lượng dự báo đạt 641,477 triệu m3; Đá magma phun trào trữ lượng 76,5 triệu m3; Đá xâm nhập trữ lượng 9,769 triệu m3; Đá cát kết trữ lượng khoảng 12,3 triệu m3.

- Cát, cuội, sỏi: Cát xây dựng cấp trữ lượng 121 = 1,4 triệu m3, cấp 334a = 1,8 triệu m3; Cuội sỏi có tổng tài nguyên dự báo cấp 333 và 334b = 0,8995 triệu m3.

- Sét gạch ngói: Sét gạch ngói trong tỉnh tương đối phong phú, nhưng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở phía Namtỉnh. Đến nay ghi nhận được 23 điểm, tổng tài nguyên dự báo cấp 334a + 334b = 81,24 triệu m3.

- Vật liệu san lấp [laterit, sỏi đỏ, sét] phân bố đều khắp trên các huyện, thị. Chất lượng laterít [sỏi đỏ] thuộc vỏ phong hoá của trầm tích Neogen, chiều dày trung bình 3 m, lớp phủ mỏng.

- Than bùn: Hiện nay đã phát hiện được 02 điểm than bùn ở xã Tân Thạnh huyện Bù Đốp và xã Lộc Hiệp huyện Lộc Ninh. Diện tích phân bố khoảng 300 ha, chiều dày 1,5 – 2,5m, chất lượng có độ tro cao dùng chủ yếu làm phân bón. Tài nguyên dự báo 4,9 triệu m3, trữ lượng khoảng 0,72 triệu m3.

- Nguyên liệu làm xi măng khá phong phú, gồm 2 mỏ đá vôi, trữ lượng 550 triệu m3;  2 mỏ sét xi măng trữ lượng 94 triệu m3 và 2 mỏ phụ gia tại Bình Long trữ lượng 150 triệu m3.

- Có 4 mỏ quặng bauxít trên bề mặt diện tích 13.400 ha, trữ lượng quặng lớn, chất lượng quặng khá tốt, có thể khai thác, tuyển quặng nhôm hiệu quả bằng phương pháp thuỷ phân bayer.

- 06 điểm khoáng hoá gồm 3 điểm vàng gốc và 3 điểm vàng sa khoáng.

- 06 mỏ puzơlan tổng trữ lượng khoảng 40,96 triệu tấn.

Địa chí Bình Phước cũng thông tin sơ lược: Khoáng sản chủ yếu trên  địa bàn tỉnh là khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và một số khoáng sản có giá trị công nghiệp như đá vôi, bauxit, puzơlan, kaolin... Trong đó, đá vôi đang được khai thác làm xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng. Tỉnh đang tiến hành xây dựng một số nhà máy sản xuất xi măng như: Nhà máy Tà Thiết với công suất 2 triệu tấn/năm, nhà máy xi măng An Phú công suất 4 triệu tấn/năm. Trong tương lai, với trữ lượng đá vôi lớn, Bình Phước có điều kiện phát triển các ngành công nghiệp hóa chất: Sản xuất carbonat, natri, bicarbonat, natrium, carbua, calci, xút và làm phân bón cho đồng ruộng cải tạo đất.

Đá bazan có công dụng làm chất kết dính phụ gia cho xi măng mác thấp trong xây dựng. Đá anderit do bị nứt nẻ nhiều nên chỉ sử dụng rải đường và đổ bê tông xây dựng. Cát, cuội, sỏi được tạo thành do trầm tích, thành phần thạch anh lớn nên cát, cuội, sỏi của Bình Phước cấu trúc hạt to, cứng, có giá trị xây dựng tốt.

Sét gạch ngói có nguồn gốc chủ yếu từ đá phong hóa, một phần do trầm tích. Độ kháng nén sau khi nung nóng đạt yêu cầu sản xuất gạch, ngói.  Kết hợp với nguồn lao động dồi dào, nhu cầu tiêu thụ lớn, sét phong hóa và sét trầm tích [nguyên liệu] sẽ đưa ngành sản xuất gạch, ngói của  Bình Phước phát triển mạnh trong tương lai.

Từ lâu người dân địa phương đã khai thác đá laterit [đá ong] để xây lăng mộ, rải đường. Ngoài ra, đá ong còn dùng làm gạch không nung để xây nhà. Sỏi đỏ là vật liệu quan trọng trong việc xây dựng công trình giao  thông [đường], san lấp mặt bằng xây nhà và các công trình khác. Với giá trị dùng làm nguyên liệu gốm sứ thô và chất độn, có thể tạo ra nhiều sản phẩm có công dụng cho tất cả mọi gia đình từ nguyên liệu này như: Bình gốm, chén đĩa và các mặt hàng xuất khẩu khác, kaolinit và sét gốm sứ mở ra triển vọng cho ngành tiểu thủ công nghiệp của Bình Phước. Có thể thấy tiềm năng khoáng sản tỉnh Bình Phước không lớn, tuy nhiên cũng có một loại khoáng sản phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế như sét gạch ngói, cát, đá, có trữ lượng khá lớn. Khoáng sản trên địa bàn chủ yếu là đá vôi dùng để sản xuất xi măng, laterit và puzơlan làm phụ gia xi măng, sét đồi và các mỏ sét trầm tích để sản xuất gạch. Sét dùng cho sản xuất xi măng và gạch không nung. Trong tương lai [sau năm 2020], khu vực Đức Bổn [huyện Bù Đăng] sẽ tổ chức khai thác quặng nhôm.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung khai thác, sản xuất một số loại sản phẩm chính là quặng bôxít nhôm [có ở huyện Bù Đăng và Bù Gia Mập, trữ lượng khoảng 254 triệu tấn], Puzơlan phụ gia cho sản xuất xi măng, đá các loại khoảng 500 ngàn m3/năm, gạch ngói nung 50-60 triệu viên/năm và cát xây dựng khoảng 500 ngàn m3/năm phục vụ nhu cầu xây dựng trong tỉnh.

Nguồn: Trích "Báo cáo khoáng sản tỉnh Bình Phước"

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề