Vì sao con cái hay nhăn nhó

Hiện nay, rất nhiều phụ huynh phàn nàn rằng con mình không biết làm việc nhà và lười giúp đỡ bố mẹ. Ngoài giờ học, cháu chỉ biết “ôm” cái tivi hoặc cắm mặt vào máy tính, smartphone. Vậy nguyên nhân từ đâu? Về vấn đề này, tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với chị Nghiêm Thị Bích Diệp, một giảng viên dạy Tiếng Anh tại Hà Nội để được lắng nghe ý kiến của chị vừa ở góc độ là một nhà giáo vừa ở góc độ là một người mẹ đã có hai con đang ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Nguyên nhân thứ nhất là do bố mẹ

Nhiều phụ huynh có chung suy nghĩ rằng: “Lịch học văn hóa của con kín cả ngày chẳng khác gì người lớn đi làm. Chưa kể còn học thêm, học kỹ năng, học năng khiếu, tập thể thao, tham gia các hoạt động ngoại khóa. Thấy con vất vả như vậy, tôi thường làm hết việc nhà để con có thể chuyên tâm học hành". Đây là suy nghĩ rất phổ biến của những người làm cha, làm mẹ luôn muốn bù đắp cho con. Tuy nhiên, những suy nghĩ này của cha mẹ đã vô tình cướp đi của con trẻ nhiều điều thú vị mà chỉ khi con tự làm, tự lao động thì mới cảm nhận được. Điều này cũng khiến trẻ trở nên lười biếng, ỷ lại và dựa dẫm vào người khác.

Chị Nghiêm Thị Bích Diệp chia sẻ: “Tạo điều kiện cho con cái học tập là điều nên làm, nhưng song song với đó, cha mẹ cũng nên dạy con làm việc nhà. Có như vậy, con cái mới trở nên tự lập. Nên hướng dẫn các bé làm việc nhà từ sớm để hình thành thói quen cho trẻ. Lợi ích lớn nhất khi cho con làm việc nhà là giúp con cảm nhận được giá trị của lao động. Chính nhờ làm công việc nhà, con sẽ có cơ hội được rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản và cảm thấy tự tin hơn.”

Với vai trò là một nhà giáo, chị Diệp cho rằng: “Con người tiến hóa thông qua lao động. Việc rèn luyện tính tự lập, tự giác, cách thích nghi và hòa nhập cho trẻ có ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống trưởng thành sau này. Trong đó, làm việc nhà là một trong những kỹ năng sống cơ bản cần được cha mẹ chú ý sớm. Vì thế, có hai việc tôi vẫn luôn cố chấp không làm là thuê người dọn nhà và mua máy rửa bát. Trẻ em cần lao động để phát triển, tôi luôn rèn hai con của mình làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ dù con gái lớn đang học lớp 10, con trai út học lớp 6 cũng rất bận học. Những kỹ năng sống này sẽ rất quan trọng sau khi học trung học để con có thể sống tự lập.”

"Tranh thủ thời gian trẻ nghỉ Tết, học online ở nhà do dịch Covid-19, cha mẹ hãy dành thời gian hướng dẫn con làm việc nhà. Khi con làm, bố mẹ đừng quá cầu toàn, hãy chấp nhận mọi việc không như ý muốn có thể xảy ra do con chưa quen việc, chẳng hạn như: rửa bát đũa không sạch, làm vỡ bát, nấu cơm nhão, giặt quần áo bẩn, lau nhà chưa sạch" – chị Nghiêm Thị Bích Diệp nhắn nhủ.

Nguyên nhân thứ hai là con ỷ lại vào người giúp việc

Thông thường gia đình có người giúp việc thì trẻ thường ỷ lại, không chịu làm gì cả. "Sở dĩ hai con tôi biết làm tất cả những việc nhà thông thường như nấu cơm, rửa bát, lau nhà, tưới cây, giặt quần áo... là bởi vì tôi không thuê người giúp việc. Các phụ huynh phải dạy con làm việc nhà, dạy kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ để con cái biết chia sẻ công việc nhà với cha mẹ. Phụ huynh nên hạn chế để trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ, phân công lao động rõ ràng, cân đối thời gian học thêm và giải trí cho con. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cần biết gợi mở, trò chuyện với con, khích lệ tinh thần khi trẻ làm tốt." - chị Diệp tư vấn.

Cho con làm việc nhà sớm là một trong những hình thức giáo dục con cái được đánh giá cao hiện nay. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh, trẻ nếu được dạy làm việc nhà sớm sẽ ảnh hưởng rất tích cực tới tương lai, giúp bé rèn luyện tính cách và học thêm nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Lợi ích từ việc rèn con làm việc nhà từ nhỏ

Thứ nhất là dạy trẻ về cách sống có trách nhiệm đối với gia đình.

Thứ hai là rèn tính tự lập cho trẻ, giúp trẻ có sự độc lập, không dựa dẫm hay phụ thuộc vào người khác.

Thứ ba là tập cho trẻ sống chủ động, dễ dàng thích nghi với môi trường sống mới nếu có thay đổi.

Thứ tư là rèn tính kỷ luật cho trẻ. Thông qua công việc mà bạn giao cho con, trẻ sẽ học cách hoàn thành nó dù có thích hay không. Nhờ đó, trẻ hiểu được cần có tính kỷ luật khi gặp bất kì trở ngại trong học tập/công việc hay các mối quan hệ.

Thứ năm là rèn sự khéo léo và cẩn thận cho trẻ. Đây là những tính cách cần thiết cho bé khi trưởng thành.

Thứ sáu là rèn cho trẻ có thói quen giúp đỡ người khác. Khi bạn dạy con làm việc sẽ giúp trẻ hình thành tư duy quan tâm đến những người xung quanh. Khi ai đó gặp khó khăn, trẻ sẽ chủ động đề nghị giúp đỡ và dần trở thành người sống có ích và tốt bụng.

Thứ bảy là rèn cho trẻ có kỹ năng làm việc nhóm, biết phối hợp khi làm việc chung với người khác.

Thứ tám là rèn cho trẻ sống có mục đích. Lao động giúp trẻ hình thành sự tự tin, trưởng thành và chăm chỉ, dù là việc nhỏ cũng cho trẻ cảm giác đạt được thành tựu lớn và đóng góp niềm vui cho mọi người. Các bậc phụ huynh cũng nên thể hiện sự khen ngợi, đánh giá cao những gì trẻ đã cố gắng làm, điều này sẽ sớm nuôi dưỡng cho bé tính trách nhiệm, mục đích sống lành mạnh và có ý nghĩa ngay từ nhỏ.

Thứ chín là giúp trẻ rèn luyện thể chất, sáng tạo trong lao động và cũng là một hình thức giải trí sau những giờ học tập căng thẳng.

Trẻ không làm việc nhà dễ hình thành tâm lý ỷ lại, thiếu sẻ chia và ngại va chạm trong tương lai. Việc rèn luyện cho trẻ làm việc nhà từ sớm sẽ giúp ích cho các em biết sống có trách nhiệm, có tính tự lập, biết cách thích nghi với mọi hoàn cảnh, có tính kỷ luật, có sự khéo léo và cẩn thận, có thói quen giúp đỡ người khác, có kỹ năng làm việc nhóm, sống có mục đích có ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống trưởng thành sau này. Đây là những kỹ năng sống cơ bản và cần thiết cần được cha mẹ chú ý rèn luyện sớm.

Mỗi người đều có lúc trải qua cảm giác chán nản, tồi tệ, như thể rơi xuống đáy vực. Đối diện với nó, một số người rất nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh, tuy nhiên một số người lại vật lộn trong mớ cảm xúc, thậm chí bốc đồng đưa ra những quyết định sai lầm, dẫn đến phá hủy hôn nhân, hủy hoại cuộc đời, để rồi sống trong hối tiếc, hoài nghi.

Tại một ga tàu điện ngầm ở Nam Kinh, một thanh niên 23 tuổi đã không hợp tác với yêu cầu kiểm tra của cảnh sát: khi bị chặn lại, anh chống đối, tức giận, la hét... Khi bị trấn áp, anh ta nằm lăn ra đất và khóc. Hóa ra, lý do chỉ là anh dậy muộn, vội vã lao ra khỏi nhà trong tình trạng còn ngái ngủ, dẫn đến cảm xúc vượt khỏi kiểm soát, gây ra tình huống như vậy. Điều này cho thấy khả năng quản lý cảm xúc của anh ta quá thấp, giống như "một đứa trẻ trong thân xác một người trưởng thành".

Đứa trẻ không biết kiểm soát cảm xúc là tấm gương phản chiếu cha mẹ. Ảnh: Toronto.com.

Napoleon từng nói rằng những người có thể kiểm soát được cảm xúc thậm chí còn giỏi hơn cả những vị tướng giành chiến thắng. Ngược lại, những người không thể kiểm soát cảm xúc của mình thực sự tệ hại: làm mọi việc không lường đến hậu quả, dựa vào cảm xúc để kiểm soát mọi hành vi, làm tổn hại chính mình và tổn thương người khác.

Việc quản lý cảm xúc thực tế là biểu hiện quan trọng trong sự phát triển toàn diện của một đứa trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến việc bé có được các mối quan hệ giữa các cá nhân tốt và một tinh thần lành mạnh trong tương lai hay không.

Một đứa trẻ biết kiểm soát cảm xúc có thể chấp nhận và quản lý những vui buồn, lo lắng... của mình và không làm hại đến ai.

Nghiên cứu mới nhất về giáo dục trẻ em cho thấy, những trải nghiệm cảm xúc trước 6 tuổi có một tác động lâu dài trong cuộc đời một người. Nếu trẻ không thể tập trung chú ý, tính cách của bé sẽ là tức giận, bi quan, cô đơn, âu lo, không hài lòng với bản thân..., ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách tương lai của bé. Hơn thế nữa, nếu những cảm xúc tiêu cực xảy ra thường xuyên và liên tục, chúng sẽ ảnh hưởng lâu dài tới nhân cách, sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân của trẻ.

Do đó, cha mẹ cần chú ý tới cảm xúc của trẻ từ sớm và có sự giúp đỡ điều chỉnh, hướng dẫn trẻ quản lý cảm xúc của bé.

Vậy làm thế nào để hướng dẫn trẻ học cách quản lý cảm xúc?Trước tiên, cần phải bắt đầu với một bài kiểm tra nhỏ: Bạn là kiểu cha mẹ nào?

"Bố mẹ nào, con nấy", tức là bạn là kiểu cha mẹ nào, con bạn sẽ là tấm gương phản chiếu điều đó, việc quản lý cảm xúc cũng không ngoại trừ.

Vai trò của phụ huynh có thể chia làm hai loại: Một là hướng dẫn cảm xúc, hai là loại bỏ cảm xúc.

Cha mẹ hướng dẫn cảm xúc sẽ điều chỉnh cảm xúc của trẻ, coi cảm xúc tiêu cực của đứa bé là cơ hội để trẻ biết được về bản thân mình, hướng dẫn trẻ đối phó với cảm xúc của chính mình một cách hiệu quả nhất. Trong khi đó, cha mẹ loại bỏ cảm xúc thường chọn cách chấm dứt cảm xúc của trẻ, thay đổi trẻ.

Cha mẹ hướng dẫn cảm xúc thường chính là những người quản lý cảm xúc tuyệt vời, trong khi kiểu cha mẹ loại bỏ cảm xúc thường đã có sai lệch trong việc quản lý cảm xúc của chính họ.

Trước khi giáo dục trẻ học cách quản lý cảm xúc, cha mẹ nên nghiêm túc suy nghĩ về bản thân, xem liệu bạn đã tự quản lý cảm xúc của chính mình hay chưa? Trong quá trình dạy con cái, liệu bạn có tức giận, chán nản, buồn bã? Khi bạn bị mất kiểm soát, liệu bạn có tìm ra một giải pháp thích hợp?

Để học cách kiểm soát cảm xúc cùng con, bạn phải tự mình tham gia một lớp kiểm soát cảm xúc đã. Bởi vì, khi đứa trẻ đã thách thức giới hạn kiên nhẫn của chúng ta một lần và nhiều lần sau đó, nó đồng thời thách thức giới hạn việc kiểm soát cảm xúc của chúng ta. Nói cách khác,việc giáo dục trẻ cũng là cơ hội để ta cọ xát và tự rèn giũa những kỹ năng quản lý cảm xúc của chính mình.

Dưới đây là cách dạy trẻ kiểm soát một số kiểu cảm xúc cơ bản, theo tiến sĩ Tâm lý học Phát triển Yang Xin [Trung Quốc]:

Khi trẻ tức giận

Khi trẻ tức giận, nhiều bậc cha mẹ sẽ dùng phép răn đe: "Thử làm một lần nữa xem, mẹ/bố sẽ đuổi con ra khỏi cửa" như một hình phạt nghiêm khác, có tính đe dọa.

Trên thực tế, điều này không chỉ giết chết lòng tự trọng và cảm giác an toàn của trẻ, thậm chí còn dẫn đến sự phá hoại và chống trả thụ động như một sự trả thù.

Ảnh: ameliaspicks.

Khi trẻ có cảm xúc tiêu cực, trước tiên cha mẹ nên có thái độ thông cảm, vận dụng kỹ năng lắng nghe để chấp nhận cảm xúc của bé. Ví dụ, khi gia đình có khách tới chơi, con bạn bị trẻ khác giật đồ chơi, bé sẽ tức giận, muốn đánh "vị khách nhí" kia. Lúc này, là một người mẹ, điều bạn nên nói không phải là đổ lỗi cho con không biết chia sẻ đồ chơi, hoặc mắng con là không ngoan, mà nên chấp nhận cảm xúc tiêu cực của trẻ. Sau đó, bạn chia sẻ với con cách xử lý tình huống một cách thích hợp.

Bạn có thể nói với con: "Nếu món đồ mà mẹ thích bị lấy đi, mẹ cũng rất tức giận. Nhưng con cho bạn mượn một chút, rồi bạn sẽ trả lại mà". Bạn cũng có thể thương lượng với bé: "Tại sao các con không chơi chung đồ chơi, chơi cùng nhau sẽ rất vui đấy... ".

Khi trẻ sợ hãi

Trẻ có thể sợ chó, sợ bóng đêm, thậm chí sợ những người lạ. Mẹ nên làm gì khi bé sợ hãi? Trước tiên, cần phải cùng trẻ trải nghiệm chính những cảm xúc này, và sau đó tâm sự với bé, ví dụ: "Mẹ biết con sợ, mẹ cũng có những nỗi sợ đấy nhé. Khi chúng mình sợ hãi, mình sẽ muốn trốn trong vòng tay của bố hoặc tìm một nơi an toàn nào đó để lẩn trốn. Tuy nhiên, đôi khi, nỗi sợ là không cần thiết đâu. Ví dụ, con từng rấtsợ tới trường mẫu giáo, nhưng khi tới trường, con thấy lớp mẫu giáo rất vui, đúng không nào.... ?".

Khi trẻ cảm thấy ghen tị

Mọi đứa trẻ đều có cảm giác ghen tị, đặc biệt khi mẹ quan tâm những trẻ em khác. Thế nên nếu thấy mẹ bế trẻ khác, bé sẽ rất lo lắng và bảo vệ "sự độc quyền yêu thương" bằng cách khóc lóc, thậm chí đánh đứa trẻ kia.

Thay vì mắng bé, bạn nên nhân cơ hội này để nói với con: "Mẹ biết rằng con yêu mẹ, nhưng con thấy xem, con ngày nào cũng ôm mẹ, nhưng em bé thi thoảng mới được mẹ ôm mà".

Khi trẻ cảm thấy có lỗi

Bé vô tình làm vỡ bể cá, khiến con cá chết, điều này khiến con bạn cảm thấy day dứt, có lỗi. Lúc này, người mẹ nên nói gì với con? "Không có chuyện gì to tát đâu", hay "Bố mẹ đã đổ lỗi cho con chưa mà con khóc... ".

Trên thực tế, điều quan trọng nhất mà mẹ nên làm lúc này là nhận biết cảm xúc "thấy có lỗi" của trẻ, sau đó chia sẻ với con: "Mẹ biết là con cảm thấy mình có lỗi lúc này. Khi mẹ gặp những chuyện như vậy, mẹ cũng như con. Nhưng, sự day dứt không thể thay đổi những việc đã xảy ra. Tốt nhất là nên dọn bể cá vỡ và cá chết, tại sao con không chôn những con cá nhỉ? Sau đó chúng ta sẽ mua cá mới, và con sẽ chăm chúng cẩn thận chứ?".

Những cảm xúc không quan trọng đúng, sai, chỉ là cách biểu đạt có được xã hội chấp nhận. Cha mẹ vì thế nên học cách chấp nhận biểu hiện cảm xúc đa dạng của con, hiểu rằng có thể biến đổi cảm xúc. Cảm xúc tiêu cực có thể trở thành tích cực. Chỉ bằng cách đối mặt với tất cả, sự phát triển của cảm xúc tích cực mới tăng lên. Chỉ trẻ có thể kiểm soát cảm xúc mới trở thành những đứa trẻ thành công.

Thùy Linh [Theo Sohu]

Video liên quan

Chủ Đề