Bị đau tinh hoàn trái là bệnh gì năm 2024

Tình trạng đau tinh hoàn và bụng dưới khiến nhiều nam giới lo lắng và gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hiện tượng này có thể xuất hiện do thói quen sinh hoạt hoặc dấu hiệu của bệnh lý mà nam giới cần phải cảnh giác. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng sẽ giúp khắc phục sớm, giảm các cơn đau tinh hoàn và vùng bụng dưới hiệu quả.

1. Nguyên nhân đau tinh hoàn và bụng dưới

Tinh hoàn là một cơ quan nhỏ nằm ở phía dưới dương vật, bên trong bìu, đảm nhận nhiệm vụ quan trọng đối với chức năng sinh sản của nam giới là sản xuất tinh dịch, tinh trùng và hormone Testosterone. Nếu bạn gặp phải tình trạng đau tinh hoàn và bụng dưới thì nguyên nhân có thể xuất phát từ:

Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên bìu tinh, nguyên nhân có thể do virus, vi khuẩn,… Những trường hợp bị quai bị, nhiễm trùng đườn tiểu, vệ sinh kém,… làm tăng nguy cơ bị viêm tinh hoàn. Các triệu chứng đặc trưng của viêm tinh hoàn là đau tinh hoàn và dương vật, bụng dưới nhất là lúc đi tiểu hoặc quan hệ.

Viêm tinh hoàn có thể gây ra các cơn đau tinh hoàn, bụng dưới

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đau tinh hoàn và bụng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới tuổi dậy thì và phần lớn là ở tinh hoàn trái. Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường phát triển dần theo thời gian, không có triệu chứng rõ ràng giai đoạn đầu. Người bệnh có nguy cơ bị teo, co tinh hoàn do nhiệt độ tinh hoàn tăng làm chết tế bào.

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh xoắn quanh trục làm cản trở quá trình máu lưu thông gây tắc nghẽn, phù nề và sung huyết. Bệnh gây ra những cơn đau dữ dội vùng bẹn, bìu và lan ra toàn bộ cơ quan sinh dục, vùng bụng dưới. Tình trạng xoắn tinh hoàn cần được cấp cứu và xử lý trong vòng 6 giờ kể từ khi người bị bắt đầu xuất hiện các cơn đau. Trường hợp xử lý trễ có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phái mạnh.

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tiền liệt tuyến xảy ra chủ yếu do nhiễm khuẩn thông qua quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, qua đường máu, đường bạch huyết hoặc kế phát từ các cơ quan lân cận. Một số loại virus như HIV, CMV hoặc nấm cũng có thể là tác nhân dẫn đến viêm tiền liệt tuyến. Những biểu hiện thường gặp của viêm tuyến tiền liệt bao gồm các cơn đau ở đầu dương vật, tình hoàn, bìu, bụng dưới,…

Đau tinh hoàn, dương vật, bụng dưới có thể do viêm tuyến tiền liệt

Nang mào tinh hoàn

Nang mào tinh hoàn hay mang tinh trùng là sự xuất hiện các khối u dạng nước ở mào tinh hoàn, có trong suốt hoặc màu trắng đục, đôi khi còn trộn lẫn cả tinh trùng. Khi sờ có thể cảm nhận được các khối u căng tròn ở phần đầu của mào tinh hoàn, gây đau tức, vướng víu. Cơn đau có thể lan đến vùng bụng dưới và các cơ quan lân cận.

Bệnh lý đường tiết niệu

Các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu bao gồm nhiễm trùng đường tiểu, viêm cầu thận, viêm thận, bàng quang,… có thể gây ra những cơn đau bụng dưới, khó khăn mỗi khi đi tiểu, buốt, rát, tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn máu hoặc mủ, đau tinh hoàn và dương vật.

Chấn thương

Tai nạn xảy ra khi chơi thể thao, sinh hoạt, làm việc,… dẫn đến chấn thương có thể làm vỡ, tắc mạch, xuất huyết tinh hoàn. Người bệnh có triệu chứng sưng, đau phần bìu, tinh hoàn và bụng dưới. Những trường hợp này cần can thiệp xử lý sớm để tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh lý sinh sản của nam giới.

Quan hệ quá mạnh

Quan hệ tình dục quá thô bạo, tư thế không thích hợp hoặc tần suất quá nhiều có thể làm tổn thương tinh hoàn gây sưng, đau tinh hoàn và bụng dưới. Bên cạnh đó, việc thủ dâm với tần suất cao có thể khiến nam giới đối mặt với những cơn đau ở dương vật, tinh hoàn và bụng dưới.

Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân chủ yếu kể trên thì một số tác nhân khác cũng có thể gây ra các cơn đau tinh hoàn, bụng dưới như: vệ sinh kém, thừa cân, béo phì, căng thẳng trong thời gian dài, chế độ làm việc, nghỉ ngơi không hợp lý,… Các vấn đề như tràn dịch, ung thư tinh hoàn, tổn thương dây thần kinh sinh dục cũng làm xuất hiện các cơn đau tinh hoàn, dương vật và bụng dưới.

Thói quen sinh hoạt hoặc bệnh lý có thể gây ra cơn đau tinh hoàn, bụng dưới

2. Cách khắc phục tình trạng đau tinh hoàn và bụng dưới

Để nhanh chóng thoát khỏi các cơn đau tinh hoàn và bụng dưới, nam giới cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán, xác định nguyên nhân cụ thể. Thông qua kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị trong trường hợp cần thiết để tránh biến chứng nguy hiểm, giảm triệu chứng đau cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, nam giới cũng cần chú ý những vấn đề sau:

  • Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh.
  • Không hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia, các loại đồ uống có cồn, nước ngọt, cà phê, chất kích thích,… để tránh bệnh tình chuyển biến xấu.
  • Tình trạng viêm, sưng có thể nặng hơn nếu nam giới ăn đồ cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế việc vận động, chơi thể thao quá mạnh hay đứng/ngồi quá lâu.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng khả năng đào thải các tác nhân gây bệnh.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các loại thực phẩm tăng sức đề kháng để ngăn chặn nhiễm trùng.

Nguyên nhân dẫn đến đau tinh hoàn và bụng dưới rất đa dạng. Vì vậy, ngay khi cơ thể xuất hiện biểu hiện đau, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và can thiệp xử lý sớm. Để kiểm tra tình trạng đau tinh hoàn, bụng dưới, bạn có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Tìm đến bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu đau tinh hoàn, bụng dưới bất thường

Để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa tại MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng gọi về tổng đài 1900 565656 của bệnh viện, tổng đài viên sẽ tiếp nhận và hướng dẫn cụ thể cho quý khách.

Chủ Đề