Bể cá là gì

Bể Thủy sinh

Bạn bước chân vào con đường chơi thủy sinh, một thú chơi vất vả nhưng rất khó cai. Nhiều khi còn làm đau thận anh em chơi .

Bài đầu tiên cùng VNaqua.com tìm hiểu về thủy sinh là gì? những lý thuyết cơ bản của thủy sinh dành cho người mới.

Bạn đang xem: Thủy Sinh Là Gì?

Hồ Thủy Sinh Là Gì ? 

Có không ít người lầm tưởng rằng, Hồ thủy sinh chính là tên gọi khác của bể cá cảnh. Tuy nhiên, đây thực chất là một quan niệm hết sức sai lầm. Bởi bể cá cảnh chủ yếu được cấu tạo bởi hai thành phần là cá và nước. Trong khi đó, bể thủy sinh là một hệ môi trường sống toàn diện cho các loại thủy sinh vật dưới nước bao gồm: cá, tôm, cua rong, rêu, đất cát, phân bón, cây dưới nước… Những thành tố này tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ hoặc tiêu diệt nhau để trở thành một hệ sinh thái cân bằng và ổn định, nhưng cùng định hướng phát triển.

Hồ thủy sinh là một bể cá cảnh độc đáo bằng kính được thiết kế để nuôi trồng thủy sinh cá cảnh, phụ kiện bể thủy sinh bao gồm hệ thống lọc nước, đèn chiếu sáng, đất nền thủy sinh có dưỡng chất để trồng các loại cây sống trong nước.

Cây thủy sinh là những loại cây sống ngập trong nước hoàn toàn, bao gồm các loại cây, cỏ, rong, rêu, dương sĩ sống ngoài thiên nhiên ở những vùng ngập nước quanh năm. Một số loại chỉ có một phần thân ngập nước người ta gọi là cây thủy sinh bán cạn, loại này thường sống những vùng có thủy triều lên xuống. Hiện nay những nơi bán bể cá thủy sinh thường có bán khoảng 20 loại cây thủy sinh dễ trồng.

Thủy Sinh có gì hay ?

Đang hot: Cá Chuột – Cory Catfish: Hướng dẫn Nhân giống & Chăm sóc

Nếu chơi cây, chơi chim là một bộ môn nghệ thuật giải trí thì đối với Thủy Sinh cũng vậy, nó đòi hỏi người chơi phải tỉ mỉ, chăm chút cho từng chi tiết trong một chiếc hồ thủy sinh để cho ra một vẻ đẹp hoàn mỹ thu hút mọi ánh nhìn và được người khác khen đó chính là cái SƯỚNG của người chơi Thủy Sinh.

Hồ thủy sinh là một trong những cách giúp bạn giải tỏa tâm lý nhẹ nhàng và thoải mái nhất. Bởi việc tận hưởng bầu không khí trong lành mà bể thủy sinh mang tới cùng với việc ngắm nghĩa những sinh vật trong bể thủy sinh đang hoạt động sẽ là liệu pháp mang tới cho trí óc của bạn sự thư thái và trấn tĩnh.

Một trong những điều lý thú và vẻ đẹp của bể thủy sinh chính là mang tới cho gia đình bạn một không gian sống trong lành và mát mẻ. Bởi bể thủy sinh cung cấp độ ẩm cho môi trường không khí, hòa tan chất bụi bẩn. Đồng thời, hệ thống thủy sinh với màu xanh tươi mát đã góp phần không nhỏ vào việc giải nhiệt cho cuộc sống của bạn.

Điều kiện cần và đủ để có những bể thủy sinh đẹp

Tất cả các cây thủy sinh đều cần ánh sáng, dinh dưỡng và co2 để có thể phát triển khỏe mạnh, ngoài ra đa số trong số chúng ưa nhiệt độ mát khoảng chừng 18-26 độ sẽ là một môi trường lý tưởng để cây thủy sinh phát triển. Tùy thuộc vào từng loài cây thủy sinh mà chế độ ánh sáng, dinh dưỡng và co2 sẽ có phần khác nhau. Bao gồm:

  • Phân nền tốt, cây khỏe.
  • Độ pH của nước ổn định [pH trung tính : từ 6,5 đến 7,5 là tốt]
  • Bể có bổ sung khí CO2 cho cây.
  • Nhiệt độ nước bình quân khoảng 25 đến 30 độ C.
  • Bố trí ánh sáng [đèn trắng] phù hợp cho các loại cây.
  • Thả lượng cá phù hợp và cho thức ăn vừa đủ, nên thả thêm cá dọn bể thủy sinh.
  • Thả các loại cá không cắn nhau và không cắn cây thủy sinh.
  • Nước trong bể luôn luân chuyển [lọc 24/24].

Người mới chơi thủy sinh nên bắt đầu từ đâu ?

Tham khảo: Cá Hồng Nhung: Hướng Dẫn Chăm sóc

Bộ môn nghệ thuật giải trí nào cũng vậy bạn sẽ phải mất 1 khoản học phí cho bước đầu đấy nhé. Trước khi bắt đầu mọi thứ bạn nên trang bị cho mình một chút kiến thức về nước [pH, TDS, NO3, NH3…], đặc điểm sinh sống của những loại cây mà bạn chuẩn bị sẽ chơi, để ít nhiều khi bắt đầu bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ.

Lời khuyên của mình đối với các bạn mới chơi Thủy Sinh là nên bắt đầu bằng một chiếc hồ nhỏ chùng 40x30x30 hoặc những chiếc bể cá cảnh mà được các cửa hãng nhập từ bên đài loan đã thiết kế chuẩn theo from của một chiếc hồ thủy sinh.

Hãy bắt đầu bằng những loại cây cắt cắm dễ trồng, ưa nhìn vì chúng không yêu cầu môi trường điều kiện khắt khe.

Tất cả các thông tin kiến thức về thủy sinh đều được đăng tải trên website, Theo dõi các bài viết trên website NuoiTep.Com để không bỏ lỡ kiến thức nhé 

Đọc thêm: Cá Tứ Vân – Cá Xecan -Tiger Barb: Hướng dẫn chăm sóc

Vâng, chúng đều là những món đồ nội thất trang trí sống động cho ngôi nhà của bạn. Nhưng chắc chắn không phải ai cũng có thể phân biệt được đâu là hồ cá cảnh, đâu là hồ thủy sinh. Từ đó mới có những sự đánh đồng, những so sánh khập khiễng về hai thể loại hồ này. Bài viết dưới đây hy vọng sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc cho nhiều người.

Khác nhau ngay từ cái tên

Ở hồ cá thì cá là chính, cây cối chỉ là phụ, mang tính chất bổ sung màu xanh và sự tăng cường sự sống động cho hồ. Ở hồ thủy sinh thì ngược lại, cây mới là cái chính, cá, tép chỉ là phụ, bổ sung yếu tố “động” cho hồ.

Hồ thủy sinh phong cách tự nhiên

Hồ

Hồ cá cảnh thường có chiều cao và chiều rộng lớn, chiều sâu hạn chế để tạo điều kiện cho người xem ngắm cá được nhiều hơn. Hồ cá có viền thủy [một lớp kính dán trên và dưới mép hồ] để che đi các phụ kiện gác trên thành hồ và sỏi nền dưới chân. Hồ cá có kiềng để có thể gác đèn và lọc… Hồ thủy sinh thì ngược lại, có chiều cao tương đối [30 ~ 60cm] và tỷ lệ với chiều rộng [thường bằng 1/2 chiều rộng], chiều sâu hồ cũng được tính toán để có đủ chỗ cho các thiết bị phía trên hồ. Hồ thủy sinh không có kiềng hay viền thủy để tạo được không gian mở. Ngay cả đường keo để dán hồ cá và hồ thủy sinh cũng có sự khác nhau vì lý do thẩm mỹ và kỹ thuật riêng của từng loại hồ.

Một hồ cá đĩa nhiều màu

Đèn

Ở hồ cá thì đèn đóng vai trò trang trí màu sắc, có thể có nhiều màu xanh, hồng, đỏ, vàng… cho vui mắt. Trong hồ thủy sinh thì đèn không đơn giản là chiếu sáng hay trang trí mà cần phải phù hợp về nhiệt độ màu, về công suất để cây có đủ ánh sáng quang hợp thay cho ánh sáng mặt trời. Để đèn nhiều quá sẽ tạo môi trường cho rêu hại phát triển, đèn ít quá thì cây lại không đủ thời lượng để quang hợp.

Đất nền

Trong hồ cá trồng rất ít cây, đa phần là cây dễ tính nên phần nền ít được chú trọng [có khi là không có], có thể chỉ là một lớp sỏi để có thể cắm cây đứng vững. Mặt khác một số loài cá có thói quen đào bới nền nên việc sử dụng nền đất gần như là không thể, lũ cá sẽ làm hồ luôn trong tình trạng đục ngầu. Với hồ thủy sinh thì nền là một thành phần vô cùng quan trọng, nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây có thể phát triển. Nền hồ thủy sinh có thể chia làm hai loại: Nền công nghiệp và nền trộn. Nền công nghiệp, như tên gọi của nó, được sản xuất theo phương pháp công nghiệp, thường có dạng hạt, tan chậm trong nước. Nền trộn do người chơi tự tạo ra bằng việc pha trộn các thành phần phân bón, đất sét, sỏi… theo tỷ lệ nhất định. Nền dư dinh dưỡng [hoặc dinh dưởng nhả quá nhanh] rêu hại sẽ phát triển và nhanh hết chất, nền thiếu dinh dưỡng [hoặc dinh dưỡng nhả quá chậm] thì cây lại còi cọc.

Lọc

Hệ thống lọc trong hồ cá cảnh phục vụ cho việc lọc sạch phân cá và các thành phần bụi lơ lửng, giúp nước hồ được trong. Với hồ thủy sinh thì lọc không đơn giản làm trong nước mà còn là nơi ở của vi sinh. Vi sinh tham gia vào quá trình phân hủy các chất độc trong nước thành các chất bớt độc hơn và chuyển hóa thành dinh dưỡng để cây có thể hấp thụ. Do đó lọc của hồ cá được gọi là lọc cặn, lọc hồ thủy sinh được gọi là lọc vi sinh.

Chất lượng nước

Dù đều có lọc nhưng chất lượng nước của hồ cá cảnh và hồ thủy sinh khác hẳn nhau. Nước hồ cá cảnh thường được pha một lượng muối hay thuốc dưỡng nhất định để loại trừ các mầm mống vi khuẩn có thể gây bệnh cho cá. Nước hồ thủy sinh ngoài việc trong còn chứa rất nhiều vi sinh vật, tất nhiên là cả có lợi và có hại.

Phông nền

Phông nền cũng là cái đáng nói, trong hồ cá thường có phông nền hình trời mây non nước, hình tường gạch, hình vách đá nhằm bớt đi sự nhàm chán. Hồ thủy sinh thì không có phông nền hoặc phông nền một màu [đen, trắng, xanh…] nhằm tránh sự rối mắt và tôn màu của cây. Việc dán phông nền không cẩn thận [lồi lõm, bị nước vào…] sẽ làm mức độ thẩm mỹ của hồ tụt xuống thảm hại

Phụ kiện trang trí

Trang trí trong hồ cá có sự xuất hiện của rất nhiều đồ chơi nhân tạo, từ tượng ông già câu cá, người nhái, hòm kho báu cho đến thác cát, sỏi màu, san hô, bi ve lót nền… Nhìn vào hồ thủy sinh ta sẽ thấy không hề có món đồ trang trí nào mang hơi hướng “con người”, đơn giản vì mục đích của hồ thủy sinh là trở về với thiên nhiên.

Giống cây trồng

Như trên đã nói, vì chất lượng nước và đất nền cũng như ánh sáng ở hồ cá “khắc nghiệt” hơn nên việc lựa chọn cây cho hồ cá ít phong phú hơn. Chúng là những loại cây có thể sống trong môi trường ít sáng [tiêu thảo], lá dày để tránh bị cá gặm [ráy], nhu cầu dinh dưỡng ít [lưỡi mác] hoặc thậm chí là không cần dinh dưỡng [dương xỉ]… Còn trong hồ thủy sinh, môi trường tốt hơn nên việc trồng được mọi loại cây thủy sinh là hoàn toàn có thể nếu có sự đầu tư đúng mực.

Vật nuôi

Trong hồ cá cảnh thì vật nuôi được chú trọng nên có nhiều sự lựa chọn hơn, chúng ta chỉ cần để ý chọn các loài không “khắc” nhau là được. Ở hồ thủy sinh, vật nuôi được chọn thường là các loài cá bơi theo đàn [trâm, neon, tam giác…], sinh vật diệt rêu [cá bút chì, cá otto, cá bống vàng, cá tỳ bà, ốc táo đỏ, ốc Nerita, tép Yamato…] hay các loài tép cảnh [RC, tiger, ong…].

-bouaqua-

Video liên quan

Chủ Đề