Bảo cáo nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng

I, Tổng quan thị trường thực phẩm chức năng thế giới 2022

1. Doanh thu thị trường thực phẩm chức năng thế giới 

Thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) thế giới ngày càng phát triển. Theo Reports and Data (2018), thị trường TPCN toàn cầu có giá trị lên tới 124,8 tỉ USD và dự kiến sẽ tăng trưởng tới 6,4% mỗi năm, đạt mức 210,3 tỉ USD vào năm 2026. Từ chỗ chỉ có vài sản phẩm cuối thế kỉ XX, đến năm 2020, số lượng TPCN trên thị trường đã đạt trên 7.000 với sự tham gia của khoảng 3.500 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh TPCN. Không những thế, TPCN đã phát triển mạnh về số lượng mặt hàng cả sản xuất trong nước và nhập khẩu. 

Theo báo cáo thống kê của Statista, doanh thu từ thị trường thực phẩm chức năng trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng đáng kể từ năm 2013 đến năm 2022, từ khoảng 212 tỷ đô la Mỹ lên khoảng 320 tỷ đô la Mỹ.

Bảo cáo nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng

Biểu đồ Doanh thu thị trường thực phẩm chức năng toàn cầu giữa năm 2013- 2022

2. Đánh giá mức độ tăng trưởng thị trường thực phẩm chức năng 

Ngay từ những ngày đầu dịch bùng phát tại Trung Quốc, các chuyên gia kinh tế đã khẳng định những tổn thất về kinh tế - chính trị - xã hội sẽ khó có thể đo đếm hết được. Khủng hoảng kinh tế, y tế và nhân đạo lan ra toàn cầu. Các Chính phủ vật lộn với “cơn sóng dữ” dịch bệnh mà theo nhiều chuyên gia phải tới cuối năm 2020 mới có thể khống chế được. Chưa kể, hệ lụy với toàn xã hội thì vô cùng lớn. GDP toàn cầu chứng kiến phát triển âm, chuỗi cung ứng đổ gãy, các công ty phá sản, chứng khoán sụt giảm, thất nghiệp hàng loạt… các tổ chức uy tín như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm đó còn rất lâu mới có thể phục hồi như trước đó. Tuy nhiên, trong thách thức nghiêm trọng như vậy xảy ra cho nền kinh tế vẫn có các đốm sáng ít bị ảnh hưởng thậm chí vẫn tăng trưởng dù tốc độ có chậm hơn, một trong số đó là ngành thực phẩm chức năng.

Vậy điều gì khiến ngành Thực phẩm chức năng vẫn phát triển và tiềm năng và dư địa còn rất lớn? Đó là vì Thực phẩm chức năng đã giúp cho cộng đồng các lợi ích lớn lao về sức khỏe, đặc biệt làm tăng hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính (bệnh của thời đại này). Hơn nữa, ngay khi dịch Covid-19 cho thấy những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế - xã hội, ngành TPCN đã có những biến chuyển tích cực nên TPCN ngày càng phát triển. 

Bảo cáo nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng

Biểu đồ Tổng quy mô thị trường TPCN toàn thế giới từ năm 2016-2022

II, Tổng quan thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam 2022 

Không nằm ngoài sự phát triển của thế giới, thị trường TPCN Việt Nam đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo thống kê của Cục an toàn thực phẩm, tại Việt Nam có khoảng 30.000 sản phẩm TPCN được cấp phép lưu hành. Đến nay, hơn 70% số TPCN được tiêu thụ ở thị trường nước ta là hàng sản xuất trong nước. Hơn 20% còn lại là hàng nhập khẩu từ các thị trường nổi tiếng như Mỹ, Đức, Canada, Hàn, Nhật Bản, … Thị trường TPCN ở Việt Nam có số lượng mặt hàng lớn, đa dạng về chủng loại, đầy tiềm năng phát triển về quy mô khi lượng người tiêu dùng tăng với tốc độ đáng kể. Theo thống kê của VAFF năm 2019 toàn bộ thị trường Việt Nam có tổng doanh số ngành TPCN gần 6 tỷ USD. Theo Euromoniter, thị trường TPCN ở Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm.
Năm 2021, mức tiêu thụ vitamin C tại các kênh bán lẻ ở Việt Nam được dự báo sẽ tăng 20%, mức tăng trưởng cao nhất trong số các sản phẩm dược phẩm và thực phẩm chức năng được lựa chọn. Vitamin tổng hợp có mức tăng trưởng dự báo cao thứ hai là 14%.  

Bảo cáo nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng

Biểu đồ Dự báo tăng trưởng các sản phẩm Dược phẩm và thực phẩm bổ sung sức khỏe
 

Qua cái nhìn tổng quan về thị trường thực phẩm chức năng, chúng ta có thể thấy rằng thị trường này đang có tiềm năng đầu tư rất tốt, là “miếng bánh to” cho các nhà kinh doanh nhạy bén. Họ đang tìm kiếm những nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng uy tín để chọn làm đối tác tin cậy, nơi tạo nên chất lượng sản phẩm của họ. 

Nắm bắt được thị trường cũng như tiềm năng phát triển mạnh mẽ, hàng loạt các doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp, xây dựng xưởng, nhà máy chế biến, sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe
Bên cạnh đó, nỗi lo về các sản phẩm chưa được thông qua kiểm định hay sản phẩm chưa được chứng nhận của cơ quan thẩm quyền về chất lượng đang rao bán tràn lan trên thị trường cũng là mối lo lớn đối với người tiêu dùng. Do vậy, Chính phủ đã ban hành nghị định 15/2018/NÐ-CP,yêu cầu sau ngày 1.7.2019 tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn GMP
Việc các doanh nghiệp sản xuất TPCN phải đạt GMP đã giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng uy tín trong cộng đồng. Đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam đã có trên dưới hơn 200 nhà máy đã đạt tiêu chuẩn GMP.

Bảo cáo nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng

     

Tự hào với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn xây dựng các nhà máy thực phẩm chức năng, bảo vệ sức khỏe. GMPC Việt Nam luôn tự tin mang lại cho doanh nghiệp các giải pháp Đơn giản hóa - Tối ưu chi phí - Đảm bảo đạt chứng nhận trên cơ sở thấu hiểu nhu cầu và chiến lược khác biệt của từng khách hàng.

Xem thêm:

Dịch vụ tư vấn xây dựng nhà máy thực phẩm chức năng đạt tiêu chuẩn GMP 

Danh sách dự án nhà máy thực phẩm chức năng tư vấn bởi GMPc Việt Nam 

Bảo cáo nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng
Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ là một trong những đối tượng tiêu thụ nhiều TPCN

Theo một báo cáo mới nhất từ ReportLinker, thị trường TPCN dành cho trẻ em và bà mẹ dự kiến có tốc độ tăng trưởng kép bình quân hàng năm (CAGR) trên 10% trong giai đoạn 2018 - 2024.

ReportLinker là một công ty công nghệ giúp đơn giản hóa cách khảo sát và phân tích thị trường cho doanh nghiệp. Công ty có trụ sở chính tại Pháp và 4 chi nhánh khác tại Anh, Hong Kong, Mỹ và Australia.

Báo cáo này cung cấp phân tích về quy mô và dự báo thị trường, thị phần, xu hướng phát triển, động lực tăng trưởng và nhiều hơn thế nữa. Nghiên cứu thị trường cũng bao gồm những kiến thức về phân khúc theo thành phần (vitamin, probiotic, DHA và các loại khác), sản phẩm (viên nén, viên nang, gel mềm, bột và các loại khác), mục đích sử dụng (sức khỏe tổng thể, sức khỏe xương và khớp, tiêu hóa, miễn dịch, quản lý năng lượng và cân nặng…), đối tượng sử dụng (trẻ em và bà mẹ) và địa lý (châu Á - Thái Bình Dương/ APAC, Bắc Mỹ, châu Âu, châu Mỹ Latinh và Trung Đông)…

Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

Như đã biết, trong vài thập kỷ qua, người tiêu dùng có xu hướng áp dụng y học bổ sung và thay thế một cách mạnh mẽ (bao gồm cả TPCN từ thảo dược), từ đó làm tăng mức tiêu thụ các sản phẩm này, đặc biệt ở đối tượng là phụ nữ mang thai.

Bên cạnh đó, sự gia tăng tỷ lệ thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng là yếu tố thúc đẩy nhu cầu sử dụng TPCN. Các loại TPCN cung cấp một giải pháp đầy hứa hẹn cho trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là đối với những trẻ bị thiếu hụt vitamin A ở các nước đang phát triển.

Các yếu tố sau đây có khả năng đóng góp vào sự tăng trưởng của thị trường TPCN dành cho trẻ và bà mẹ trong giai đoạn 2018 - 2024:

- Nhu cầu sử dụng TPCN thảo dược ngày càng tăng

- Tăng doanh số bán hàng trực tuyến của các sản phẩm TPCN

- Gia tăng nhu cầu TPCN ở các nước đang phát triển

Bảo cáo nghiên cứu thị trường thực phẩm chức năng

Phân khúc

phụ nữ mang thai và trẻ em là những người tiêu dùng vitamin nhiều nhất. Tuy nhiên, sự phát triển của các cửa hàng bán TPCN trực tuyến dự kiến ​​sẽ thúc đẩy doanh số bán lẻ vitamin. Trước những lợi ích cho cải thiện tiêu hóa và khả năng miễn dịch, doanh số bán probiotic cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường probiotic lớn nhất, quốc gia dẫn đầu là Trung Quốc. Hơn nữa, bên cạnh nhu cầu sử dụng các sản phẩm probiotic hình thức mới (chẳng hạn như dạng kẹo dẻo và viên nhai), sự gia tăng nhu cầu dùng các sản phẩm probiotic hữu cơ và non-GMO/không biến đổi gene cũng góp phần thúc đẩy thị trường TPCN dành cho trẻ em và bà mẹ phát triển.

Phân khúc viên nén chiếm khoảng 36% thị phần trong năm 2018. Nhu cầu sử dụng cao và chi phí sản xuất thấp là những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của phân khúc viên nén trong thị trường TPCN dành cho trẻ em và bà mẹ. Với hiệu quả qua và sự thuận tiện, viên nang chiếm thị phần lớn thứ hai trong thị trường TPCN dành cho trẻ em và bà mẹ, dự kiến ​​sẽ đạt được sự gia tăng mạnh mẽ trong giai đoạn 2018 - 2024. Sản phẩm dạng gel mềm với đặc tính cá nhân hóa và hấp thụ cao có khả năng thúc đẩy thị trường này đáng kể.

Nhu cầu cải thiện sức khỏe tổng thể, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ em, là yếu tố chính giúp phân phân khúc TPCN cho sức khỏe tổng thể đạt được ví trí số 1. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng góp phần vào sự tăng trưởng của phân khúc này, bao gồm: Nhận thức về dinh dưỡng cho trẻ em và bà mẹ được nâng cao, tăng trưởng trong chi phí dành cho y tế dự phòng và các cơ sở chăm sóc sức khỏe được cải thiện. Nhu cầu TPCN dành cho sức khỏe xương và khớp cũng tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó, nhờ nhận thức về vai trò sức khỏe hệ tiêu hóa và nhu cầu tăng cường hệ thống miễn dịch ở trẻ em ngày càng tăng, nên phân phúc các sản phẩm dành cho hệ tiêu hóa như probiotic cũng được thúc đẩy…

Phân khúc thị trường theo thành phần:

- Vitamin

- Probiotic

- DHA

- Khác

Phân khúc thị trường theo sản phẩm:

- Viên nén

- Viên nang

- Gel mềm

- Bột

- Khác

Phân khúc thị trường theo mục đích sử dụng:

- Sức khỏe tổng thể

- Sức khỏe xương và khớp

- Tiêu hóa

- Miễn dịch

- Quản lý năng lượng và trọng lượng

- Khác

Phân khúc thị trường theo đối tượng sử dụng:

- Bà mẹ

- Trẻ em

Phân khúc thị trường theo kênh phân phối:

- Nhà thuốc

- Siêu thị và đại siêu thị

- Cửa hàng đặc sản

- Cửa hàng chuyên doanh

- Khác

Biết Tuốt H+ (Theo Reportlinker)