Báo cáo ngành fmcg 2023

Đấu giá mới nhất

Trung tâm phân tích

  • Sản phẩm
  • Giao dịch điện tử
  • Dịch vụ hỗ trợ
  • Tin tức
  • Trung tâm phân tích
  • Bảng giá SSI
  • IWIN

Biến động tỷ giá hối đoái và tác động đến các doanh nghiệp niêm yết

Áp lực lên tỷ giá USD/VND tăng mạnh trong tháng 10/2022 và Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) liên tục có những biện pháp điều hành để ổn định thị trường ngoại hối. Vào ngày 17/10, NHNN đã thông báo quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức +/- 3% lên +/- 5%. Tiếp đó, giá bán USD giao ngay tại Sở GDNHNN được nâng lên 24.380 đồng, từ mức 23.925 đồng trước đó và tiếp tục tăng lên 24.870 đồng sau một tuần (24/10, tương đương mức tăng 7,4% so với cuối năm 2021). Bên cạnh đó, lãi suất điều hành cũng đã được NHNN điều chỉnh tăng thêm 100 điểm cơ bản lần thứ hai trong vòng hai tháng, với mục đích chính để giảm áp lực đối với tỷ giá, trong bối cảnh lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.

Cập nhật thông tin về các doanh nghiệp phân phối xăng dầu

Mặc dù những diễn biến bất ổn trên thị trường gần đây có thể gây áp lực lên lợi nhuận của PLX và OIL, nhưng chúng tôi cho rằng đây cũng có thể là cơ hội để các công ty dẫn đầu thị trường nâng cao vị thế trong dài hạn, vì nhiều cửa hàng xăng dầu sẽ chuyển sang mua hàng từ các đầu mối lớn với đầu vào ổn định. Theo Bộ Công Thương, lượng tồn kho tại một số nhà cung cấp chính như PLX, OIL, TLP vẫn được duy trì ở mức an toàn để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Trong thời gian tới, việc tăng phí premium và chi phí vận chuyển trong việc cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu có thể giúp lợi nhuận của các nhà phân phối xăng dầu như PLX và OIL trong quý 4 tăng so với quý 3. Ngoài ra, sự phục hồi gần đây của giá dầu thế giới cũng có thể giúp cho các công ty này về hưởng lợi về hàng tồn kho. Chúng tôi sẽ cập nhật dự báo lợi nhuận và định giá sau khi báo cáo tài chính quý 3 năm 2022 được công bố.

Cập nhật Ngành Thủy sản: Nhu cầu suy yếu trong tháng 9 năm 2022

VHC (TRUNG LẬP, giá mục tiêu: 79.200 đồng/cổ phiếu): Trong tháng 9/2022, VHC ghi nhận doanh thu thuần đạt 917 tỷ đồng (tăng 35% so với cùng kỳ, giảm 28% so với tháng trước). Doanh thu cá tra đạt 540 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ, giảm 31% so với tháng trước), chỉ bằng 46% doanh thu tháng 4/2022 (mùa cao điểm), chủ yếu do doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Trung Quốc giảm đáng kể (thị trường Mỹ: giảm 7% so với cùng kỳ, giảm 37% so với tháng trước, thị trường Trung Quốc: giảm 4% so với cùng kỳ, giảm 52% so với tháng trước). Theo ước tính của chúng tôi, nếu giá bán bình quân cho thị trường Hoa Kỳ tăng 24% so với cùng kỳ trong tháng 9/2022, thì sản lượng bán sang thị trường Hoa Kỳ giảm 25% so với cùng kỳ trong tháng 9/2022. Mặc dù VHC chủ yếu ký hợp đồng FOB, công ty phải chia sẻ chi phí vận chuyển với các nhà nhập khẩu để thúc đẩy doanh thu và duy trì mối quan hệ với khách hàng trong giai đoạn lạm phát hiện nay khi nhu cầu suy yếu. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận ròng của công ty trong quý 3/2022.

ANV (TRUNG LẬP, giá mục tiêu: 37.000 đồng /cổ phiếu): Tháng 8 năm 2012, chúng tôi ước tính ANV sẽ ghi nhận doanh thu thuần là 320 tỷ đồng (tăng 69% so với cùng kỳ, giảm 24% so với tháng trước) với giá bán bình quân là 2,40 USD/kg (tăng 29% so với cùng kỳ, tăng 3% so với tháng trước). ANV bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ với doanh thu đạt 20 tỷ đồng (chiếm khoảng 5% tổng doanh thu trong tháng 8/2022). Tuy nhiên, giá xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã giảm từ 4,80 USD/kg trong quý 2/2022 xuống 4,30 USD/kg trong quý 3/2022, phù hợp với ước tính của chúng tôi. Quan trọng hơn, sản lượng xuất khẩu sang Mỹ trong quý 4/2022 vẫn không đáng kể.

FMC (TRUNG LẬP, giá mục tiêu: 45.000 đồng/cổ phiếu): Trong tháng 9/2022, FMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 470 tỷ đồng (giảm 9% so với cùng kỳ và giảm 10% so với tháng trước). Tôm là một trong những mặt hàng thủy sản có mức giá cao, trong khi đó giá bán bình quân của tôm Việt Nam cao hơn Ấn Độ và Ecuador tại thị trường Hoa Kỳ và EU, vì vậy FMC dự báo doanh thu từ tôm sẽ có xu hướng giảm trong quý 4/2022 do áp lực lạm phát vẫn còn. Tuy nhiên, do thị trường nguyên liệu tôm Việt Nam phải đối mặt với điều kiện thời tiết khó khăn trong năm nay, FMC lạc quan với việc nguyên liệu tôm tự cung cấp của họ có giá thấp hơn giá thị trường, điều này có thể giúp duy trì xu hướng tỷ suất lợi nhuận gộp trong quý 4/2022.

Cập nhật Ngành Cảng và Vận tải Biển: Đối mặt với thách thức do nhu cầu toàn cầu giảm nhanh hơn dự kiến trong năm 2023

Thị trường vận tải biển đã có nhiều thay đổi lớn kể từ báo cáo gần nhất của chúng tôi (link), tình hình xấu đi nhanh chóng theo xu hướng kinh tế toàn cầu. Sản lượng vận tải biển đã giảm tốc, trong khi giá cước vận tải có thể sẽ vẫn chịu áp lực cho đến năm 2023. Với triển vọng kém lạc quan hơn, chúng tôi điều chỉnh ước tính đối với HAH và GMD. Cụ thể, chúng tôi dự đoán tăng trưởng LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ của HAH và GMD sẽ giảm về mức -12% và +7.6 cho năm 2023. Trong ngắn hạn, các công ty sẽ tiếp tục hoạt động tốt trong 6 tháng cuối năm 2022, với mức tăng trưởng LNST của cổ đông công ty mẹ của HAH và GMD ước tính đạt 96% và 49% trong năm 2022. Do giá cổ phiếu đã giảm mạnh, chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cả HAH và GMD, đồng thời giảm giá mục tiêu 1 năm lần lượt xuống 54.000 đồng/cổ phiếu (từ 84.500 đồng/cổ phiếu) và 55.600 đồng/cổ phiếu (từ 65.000 đồng/cổ phiếu).

Cập nhật Ngành Dệt may: Khó khăn bủa vây Ngành dệt may cho đến nửa đầu năm 2023

Kết luận, chúng tôi cho rằng các đơn đặt hàng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về lạm phát và suy thoái cho đến nửa đầu năm 2023. Chúng tôi kỳ vọng các đơn đặt hàng sẽ cải thiện vào cuối quý 2 hoặc quý 3 năm 2023 nếu lạm phát giảm bớt. Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào tốt hơn sẽ tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận gộp, nhưng giá bán bình quân đang chịu áp lực giảm giá từ các nhà bán lẻ. Do 6 tháng đầu năm 2022 là giai đoạn ghi nhận kết quả kinh doanh tương đối cao ở hầu hết các nhà sản xuất hàng dệt may trong nước, chúng tôi dự báo các doanh nghiệp này sẽ ghi nhận doanh thu giảm và lỗ ròng trong 6 tháng đầu năm 2023. Chúng tôi khuyến nghị GIẢM TỶ TRỌNG đối với ngành dệt may.

Cập nhật Ngành Bán lẻ Dược phẩm: Chuyển đổi sang hình thức thương mại hiện đại

Các chuỗi bán lẻ dược phẩm đã mở rộng mạng lưới mạnh mẽ trong năm qua. Điều này có thể được giải thích bởi sự kết hợp của ba yếu tố sau: (1) nhà thuốc theo mô hình hiện đại giành được thị phần từ các hiệu thuốc truyền thống, khi Chính phủ dần đưa ra các quy định chặt chẽ hơn đối với các nhà bán lẻ dược phẩm (kiểm soát chặt chẽ hơn đối với thuốc kê đơn và triển khai hình thức đơn thuốc điện tử); (2) kênh nhà thuốc có thể đã chiếm thị phần từ kênh bệnh viện, do các bệnh viện công thận trọng hơn trong hoạt động đấu thầu thuốc; và (3) gia tăng tiêu dùng đối với các sản phẩm vitamin hay thực phẩm chức năng để củng cố sức khỏe trong bối cảnh "sống chung với COVID-19". Chúng tôi tin rằng các chuỗi bán lẻ dược phẩm sẽ tiếp tục được hưởng lợi đáng kể từ sự kết hợp của ba yếu tố, do tác động của ba yếu tố này vẫn tương đối lớn trong thời gian tới. Chúng tôi tiếp tục tin rằng các công ty dược phẩm bán lẻ sẽ duy trì tốc độ mở cửa hàng mới trong tương lai gần.

Cập nhật Ngành Điện: Mức chênh lệch giá bán điện giữa nhóm điện khí và nhóm điện than đang thu hẹp dần

Xu hướng giảm giá khí có thể là động lực lớn nhất cho cổ phiếu NT2. Chúng tôi điều chỉnh tăng 7% dự báo sản lượng tiêu thụ và 5% dự báo giá CGM, và qua đó tăng 12% đối với ước tính LNST năm 2022 của NT2 lên mức 835 tỷ đồng (tăng 58% so với cùng kỳ). Công ty có thể ghi nhận khoản chênh lệch tỷ giá 240 tỷ đồng trong nửa cuối năm 2022. Ngoài ra NT2 có tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu ở mức thấp nhất so với các công ty cùng ngành, điều này có thể đảm bảo an toàn cho NT2 trong bối cảnh rủi ro lãi suất cho vay tăng lên. Giá mục tiêu 1 năm của chúng tôi đối với cổ phiếu NT2 là 31.950 đồng/cổ phiếu (tương đương với tiềm năng tăng giá là 15%), tương ứng với tổng mức sinh lời đạt 22% đã gồm tỷ suất cổ tức. Với mức giá mục tiêu này thì tỷ lệ EV/EBITDA năm 2022 của NT2 tương ứng 5,9 lần & vẫn thấp hơn 33% so với các công ty cùng ngành trong khu vực. Do đó, chúng tôi nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu NT2 (từ TRUNG LẬP) lên KHẢ QUAN.

Cập nhật Ngành Phân bón: Giá Urê có tín hiệu phục hồi

Trong báo cáo trước chúng tôi kỳ vọng giá urê trong quý 3/2022 sẽ tiếp tục giảm so với quý 2/2022, và sẽ phục hồi ngắn hạn trong quý 4/2022. Hiện tại giá urê đã có tín hiệu phục hồi từ đáy, tức sớm hơn dự kiến ban đầu là vào quý 4/2022. Giá urê Trung Quốc và Ai Cập đã giảm -45% và -35% từ đỉnh, và gần đây đã tăng lần lượt 4% và 10% từ đáy. Với các diễn biến gần đây của các nước xuất khẩu urê lớn, chúng tôi nâng giả định giá urê cho DPM và DCM. Chúng tôi khuyến nghị Trung lập cho DPM (giá mục tiêu 53.000 đồng/cp) và Khả quan cho DCM (giá mục tiêu 44.000 đồng/cp). Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu đã có phản ứng tích cực với đà tăng giá urê, ngoài ra triển vọng lợi nhuận quý 3 tăng trưởng khả quan.

Triển vọng Ngành Cảng biển & Vận tải trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023: Triển vọng dài hạn nhờ tăng trưởng xuất khẩu

Đại dịch Covid-19 dần kết thúc nhưng hệ quả của nó vẫn còn gây áp lực cho nền kinh tế toàn cầu. Chiến tranh Nga-Ukraine càng làm trầm trọng hơn những vấn đề của nên kinh tế. Lạm phát tăng trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng ảm đạm có thể tác động đáng kể đến nhu cầu tiêu dùng toàn cầu, và ảnh hưởng tới hoạt động vận tải hàng hóa. Việt Nam với nền kinh tế mở khó có thể tránh khỏi những ảnh hưởng này.

Nhu cầu vận tải container có thể giảm tốc về mức tăng trưởng một chữ số, trong khi nhu cầu vận tải dầu khí tăng. Giá cước vận tải container sẽ dần bình thường trở lại, nhưng quá trình bình thường hóa sẽ phụ thuộc lớn vào tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng, ước tính chưa thể khắc phục cho đến nửa cuối năm 2023.

Chúng tôi ước tính các công ty vận tải dầu khí có thể đạt tăng trưởng lợi nhuận khả quan (PVT, VOS). Tăng trưởng lợi nhuận các công ty vận tải container có thể chậm lại nhưng lợi nhuận duy trì mạnh mẽ đến năm 2023 nhờ các hợp đồng cho thuê tàu được gia hạn với giá cao hơn và thị trường nội địa duy trì ổn định (HAH). Về các công ty cảng, tăng trưởng lợi nhuận có thể ổn định đối với các cảng nước sâu (Gemalink, HICT) trong khi các cảng khác có thể đối mặt với áp lực giảm.

Top cổ phiếu ưa thích của chúng tôi trong ngành: PVT, HAH và GMD

Cập nhật Ngành Hàng không

Các công ty điều hành sân bay và dịch vụ sân bay (ACV, AST) cũng cho lợi nhuận tăng so với mức trước COVID vào cuối năm 2023 khi khách quốc tế là nguồn đóng góp lợi nhuận chính của các công ty này. Do đó nửa đầu năm 2023 có thể là thời điểm tốt để tích lũy cổ phiếu các công ty này trong bối cảnh hồi phục mạnh mẽ. Chúng tôi ước tính tăng trưởng lợi nhuận 2023 là 115% và 486% so với cùng kỳ tương ứng đối với ACV và AST.

Triển vọng ngành ô tô 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023

Ngành ô tô: Cổ phiếu ưa thích

Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEA: UPCOM): TRUNG LẬP - Giá mục tiêu: 43.500 đồng/cổ phiếu.

Chúng tôi kỳ vọng tổng doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2022 sẽ đạt 4,3 nghìn tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ) và 6,21 nghìn tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ), nhờ doanh thu ô tô tăng trưởng 16% và doanh thu xe máy tăng trưởng 3%. Trong tình trạng thiếu chip kéo dài, các nhà sản xuất sẽ tăng giá bán đối với các mẫu ô tô, từ đó giúp cải thiện lợi nhuận của các liên doanh VEA để hạn chế ảnh hưởng của việc chi phí đầu vào tăng cao trong thời kỳ lạm phát. Bên cạnh đó, VEA tiếp tục là cổ phiếu có định giá hấp dẫn với tỷ suất cổ tức 10% vào năm 2022 và 11% vào năm 2023. Đối với năm 2023, câu chuyện phần nào sẽ trở nên hấp dẫn hơn, với tỷ suất lợi nhuận của liên doanh ô tô và xe máy phục hồi, do giá nguyên liệu đầu vào dự kiến giảm và nhu cầu vẫn đủ mạnh để duy trì giá bán cao. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2023 lần lượt đạt 4,7 nghìn tỷ đồng (tăng 10% YoY) và 6,83 nghìn tỷ đồng (tăng 11%  so với cùng kỳ).

Triển vọng Ngành Khu Công nghiệp nửa cuối năm 2022 và năm 2023

Trong nửa cuối năm 2022, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận sau thuế sẽ tăng trưởng 47,3% so với cùng kỳ, nhờ vào (i) nhu cầu đất công nghiệp được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực khi nền kinh tế mở cửa và (ii) giá thuê dự kiến tiếp tục tăng trung bình 8-20% so với cùng kỳ, tùy khu vực. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của BCM dự kiến tăng 239% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ chuyển nhượng 18,9ha đất thương mại tại Thành phố mới Bình Dương cho CaptaLand. Lợi nhuận sau thuế của IDC dự kiến tăng 266% so với cùng kỳ nhờ thay đổi phương pháp hạch toán từ ghi nhận đều sang ghi nhận một lần tại KCN Phú Mỹ mở rộng và cho thuê mới tại KCN Hựu Thạnh. Nếu thương vụ mua bán 30 ha tại Khu đô thị Tràng Cát thành công, lợi nhuận ròng của KBC trong 6 tháng cuối năm 2022 dự kiến sẽ tăng trưởng gấp 3 lần so với cùng kỳ.

Cập nhật Ngành Ngân hàng

Trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng các ngân hàng có thể ghi nhận lợi nhuận cao trong 6 tháng cuối năm 2022, do NHNN có thể sẽ nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng (nếu điều kiện thích hợp) và NIM ổn định so với năm 2021. Tuy nhiên, trong trung hạn, chúng tôi cho rằng vẫn còn những thách thức nhất định đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, chúng tôi vẫn lạc quan về triển vọng lợi nhuận của ngành trong ngắn hạn nhưng giữ quan điểm TRUNG LẬP về ngành trong năm 2023.

Đối với nhà đầu tư dài hạn, chúng tôi cho rằng ACB và VCB là những sự lựa chọn phù hợp. Trong khi đó, cơ hội giao dịch ngắn hạn vẫn có đối với cổ phiếu MBB và STB.

Cập nhật Ngành Thủy sản và VHC

Triển vọng: Hầu hết các công ty thủy sản cho biết tồn kho tại các thị trường xuất khẩu (đặc biệt là Mỹ) đã đạt mức cao, do khối lượng nhập khẩu cao trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022. Cùng với việc vào mùa xuất khẩu thủy sản thấp điểm, các công ty dự báo tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm tốc trong quý 3 năm 2022. Bất chấp áp lực lạm phát, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vẫn kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng nhanh trong tháng 9, ngay trước kỳ nghỉ lễ từ tháng 11 đến tháng 12. Mặt khác, vì giá bán bình quân của tôm thẻ chân trắng Việt Nam hiện đã cao hơn Ấn Độ và Ecuador tại thị trường Hoa Kỳ, nên các doanh nghiệp xuất khẩu khó có thể giữ giá bán bình quân của tôm cao như mức giá trong nửa đầu năm 2022. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp chế biến tôm vốn lấy thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu chính, do giá tôm nguyên liệu dự kiến sẽ cao hơn trong nửa cuối năm 2022 do nguồn cung thiếu hụt vì dịch bệnh bùng phát.

VHC: Với mức giá 80.500 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu VHC đang giao dịch ở mức P/E năm 2022 và năm 2023 lần lượt là 7,2x và 8,5x, mức P/E trung bình lịch sử là 8x. Giá mục tiêu 1 năm của chúng tôi là 90.100 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 12%), tương ứng với khuyến nghị TRUNG LẬP. Chúng tôi đã hạ P/E mục tiêu cho mảng thủy sản từ 9x xuống 8x (và mảng collagen và gelatin của VHC từ 13x xuống 12x) để phản ánh tăng trưởng xuất khẩu có khả năng sẽ chậm lại từ nửa cuối năm 2022.

Triển vọng Ngành Thực phẩm & Đồ uống nửa cuối năm 2022 và năm 2023: Một lựa chọn đầu tư trong bối cảnh lạm phát cao

Trong khoảng thời gian 1 năm tới, chúng tôi cho rằng cổ phiếu phòng thủ là lựa chọn đầu tư hợp lý trong thời kỳ lạm phát cao và chính sách tiền tệ thắt chặt. Chúng tôi ưa thích các công ty có thể đạt được sự phục hổi về doanh thu cũng như cải thiện tỷ suất lợi nhuận, bao gồm SAB, VNM, QNS, MSN (MCH). Chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư có thể xem xét lại cổ phiếu VNM, vốn đã bị giảm định giá trong thời gian dài, vì chúng tôi dự báo công ty sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng 11% vào năm 2023 sau hai năm sụt giảm lợi nhuận (2020-2021), nhờ tăng trưởng doanh thu ở mức một con số và tỷ suất lợi nhuận cải thiện do giá sữa bột có xu hướng điều chỉnh giảm. Chúng tôi cũng ưa thích cổ phiếu QNS, một cổ phiếu trong mảng tiêu dùng với định giá tương đối rẻ và cổ tức tiền mặt ổn định. Hơn nữa, chúng tôi đang chờ đợi kết quả của cuộc điều tra về việc lẩn tránh thuế đường của Thái Lan được công bố vào ngày 21 tháng 7. Nếu kết quả có lợi cho các công ty mía đường Việt Nam, điều này sẽ đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ tích cực lâu dài cho ngành. Đối với SAB, trong 6 tháng đầu năm 2023, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng cao hơn cho cả doanh thu và lợi nhuận so với 6 tháng đầu năm 2022, nhờ việc mở lại hoàn toàn dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các hoạt động vui chơi giải trí, và lượng khách du lịch nước ngoài tăng lên. Trong bối cảnh áp lực lạm phát và thu nhập giảm, SAB có thể được hưởng lợi do SAB có tỷ trọng bia dành cho phân khúc phổ thông cao. Về mặt chi phí, chi phí hàng hóa (mạch nha, hoa bia) giảm sẽ giúp các công ty bia tăng tỷ suất lợi nhuận.