Bán chui là gì

Thị trường chứng khoán mới đây đã chứng kiến nhiều ông chủ lớn đầu cơ trục lợi bằng cách bán “chui” cổ phiếu mà không báo cáo. Vậy bán chui cổ phiếu là gì? Quy định xử phạt hành vi ra sao? Xin mời Quý độc giả xem nội dung bài viết dưới đây:

1. Thế nào là bán “chui” cổ phiếu?

Theo quy định của pháp luật hiện nay không có khái niệm nào gọi là “bán ‘chui’ cổ phiếu”. Trên thực tế, “bán chui cổ phiếu” là một cụm từ được các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam sử dụng khi nói đến hiện tượng cổ đông sáng lập và người có liên quan mua, bán cổ phiếu mà không đăng ký giao dịch trước tối thiểu 03 ngày làm việc theo quy định của Thông tư 96/2020/TT-BTC. Cụ thể:

Theo khoản 1 Điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định người nội bộ trong công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng phải công bố thông tin như sau:

– Người nội bộ phải công bố thông tin, báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán [đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết] trước và sau khi thực hiện giao dịch.

– Trong đó, giá trị giao dịch dự kiến trong ngày từ 50 triệu đồng trở lên hoặc giá trị giao dịch dự kiến trong từng tháng có mệnh giá từ 200 triệu đồng trở lên hoặc giá trị chuyển nhượng nếu là quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi… kể cả không thực hiện chuyển nhượng thông qua hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán.

– Thời gian công bố thông tin là trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch ít nhất 03 ngày làm việc, người nội bộ có nghĩa vụ công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch theo mẫu ban hành kèm Thông tư số 96/2020/TT-BTC.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất giao dịch hoặc kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, người nội bộ phải công bố thông tin về kết quả giao dịch và giải trình nguyên nhân không thực hiện/không thực hiện hết khối lượng giao dịch đã đăng ký [nếu có].

Ngoài ra, theo Điều 16 Luật Chứng khoán năm 2019, khi cổ đông công ty đại chúng muốn chào bán cổ phiếu ra công chúng thì phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trừ trường hợp:

– Chào bán cổ phiếu ra công chúng để chuyển doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần.

– Bán cổ phiếu theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, theo quyết định của Trọng tài hoặc khi phá sản, mất khả năng thanh toán…

Như vậy, các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định mà vi phạm thì sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên hành vi này chỉ bị xử phạt hành chính, không truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Mức phạt đối với hành vi bán “chui” cổ phiếu

Theo quy định tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP thì hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế tính theo mệnh giá [đối với cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ] hoặc theo giá phát hành gần nhất [đối với chứng quyền có bảo đảm] hoặc giá trị chuyển nhượng [đối với quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua chứng chỉ quỹ] như sau:

[1] Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

[2] Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;

[3] Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;

[4] Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

[5] Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

[6] Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

[7] Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;

[8] Phạt tiền 3% đến 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế nếu giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.

Nếu còn câu hỏi, thắc mắc về Bán chui cổ phiếu là gì? Hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết liên hệ ngay tới số HOTLINE 0983 668 883, của công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất.

Bán chui cổ phiếu là gì? Mức xử phạt mua bán trái phép cổ phiếu? Quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua bán trái phép cổ phiếu?

Thị trường chứng khoán vừa qua đã chứng kiến một số vụ bê bối của những ông chủ lớn đầu cơ trục lợi bằng cách là mua, bán trái phép “chui” cổ phiếu mà không báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là hành vi mang tính không minh bạch và không đảm bảo sự công khai, mang lại rất nhiều rủi ro trong thị trường chứng khoán. Vậy bán chui cổ phiếu là gì? Mức xử phạt mua bán trái phép cổ phiếu?

Căn cứ pháp lý:

– Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán;

– Nghị định 156/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 128/2021/NĐ-CP.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Bán chui cổ phiếu là gì?
  • 2 2. Mức xử phạt mua bán trái phép cổ phiếu:
  • 3 3. Quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua bán trái phép cổ phiếu:

1. Bán chui cổ phiếu là gì?

Mua bán chui cổ phiếu là một thuật ngữ được các nhà đầu tư chứng khoán sử dụng khi nói đến hiện tượng các chủ doanh nghiệp hoặc những người có liên quan khác đến doanh nghiệp [người nội bộ của doanh nghiệp, bố mẹ đẻ, vợ, chồng, con…] thực hiện hành vi mua, bán cổ phiếu mà không thực hiện đăng ký giao dịch trước theo quy định của pháp luật.

Tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán có quy định về công bố thông tin của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ, theo đó người nội bộ của công ty đại chúng, của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, của quỹ đại chúng [người nội bộ] và những người có liên quan của những đối tượng này [người có liên quan] phải thực hiện công bố thông tin, thực hiện báo cáo trước và sau khi thực hiện các giao dịch cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho Sở giao dịch chứng khoán [đối với cổ phiếu niêm yết, đối với đăng ký giao dịch, đối với chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết], cho công ty đại chúng, cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khi mà giá trị giao dịch dự kiến trong ngày dao động từ 50 triệu đồng trở lên hoặc là giá trị giao dịch dự kiến trong mỗi tháng từ 200 triệu đồng trở lên được tính theo mệnh giá [đối với cổ phiếu, đối với trái phiếu chuyển đổi, đối với chứng chỉ quỹ] hoặc là theo giá phát hành gần nhất [đối với chứng quyền có bảo đảm] hoặc là giá trị chuyển nhượng [đối với quyền mua cổ phiếu, đối với quyền mua trái phiếu chuyển đổi, đối với quyền mua chứng chỉ quỹ], kể cả là trường hợp chuyển nhượng không thông qua các hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán, cụ thể như sau:

– Trước ngày dự kiến về thực hiện giao dịch tối thiểu là 03 ngày làm việc, người nội bộ và những người có liên quan phải thực hiện công bố thông tin về vấn đề dự kiến giao dịch;

– Thời hạn để thực hiện giao dịch không được phép quá 30 ngày, kể từ ngày thực hiện đăng ký thực hiện giao dịch. Người nội bộ và những người có liên quan sẽ phải thực hiện theo thời gian, theo khối lượng, theo giá trị do chính Sở giao dịch chứng khoán đã thực hiện công bố thông tin và chỉ được phép thực hiện giao dịch đầu tiên vào chính ngày giao dịch liền sau ngày mà có thông tin công bố từ chính Sở giao dịch chứng khoán;

– Trường hợp mà thực hiện giao dịch mua ở trong các đợt phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ hoặc là giao dịch chào mua công khai;

Xem thêm: Cổ phiếu là gì? Các loại cổ phiếu của công ty cổ phần?

– Những người nội bộ và những người có liên quan sẽ không được đồng thời đăng ký, đồng thời giao dịch mua và bán cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, mua trái phiếu chuyển đổi, quyền mua các trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua về chứng chỉ quỹ hoặc là chứng quyền có bảo đảm ở trong cùng một đợt đăng ký, đợt giao dịch và sẽ chỉ được đăng ký, được thực hiện giao dịch tiếp theo khi mà đã báo cáo kết thúc đợt giao dịch trước đó; ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

– Trong thời hạn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày mà hoàn tất các giao dịch hoặc là kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, những người nội bộ và những người có liên quan sẽ phải thực hiện công bố những thông tin về kết quả giao dịch đồng thời phải thực hiện giải trình nguyên nhân không thực hiện được giao dịch hoặc là không thực hiện hết về khối lượng đăng ký [nếu có];

– Người nội bộ và những người có liên quan là các đối tượng phải thực hiện báo cáo, thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định tại khoản này đồng thời thuộc đối tượng phải thực hiện báo cáo, thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định tại Điều 31 Thông tư này thì chỉ cần phải thực các hiện nghĩa vụ công bố thông tin áp dụng đối với những người nội bộ và những người có liên quan.

Theo quy định trên thì người nội bộ phải thực hiện công bố thông tin, thực hiện báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với Sở Giao dịch chứng khoán [đối với cổ phiếu niêm yết, đối với đăng ký giao dịch, đối với chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết] trước và sau khi thực hiện các giao dịch. Trong trường hợp giá trị giao dịch mà dự kiến trong ngày là từ 50 triệu đồng trở lên hoặc là giá trị giao dịch dự kiến ở trong từng tháng mà có mệnh giá từ 200 triệu đồng trở lên hoặc là giá trị chuyển nhượng nếu như là quyền mua cổ phiếu, hay quyền mua trái phiếu chuyển đổi… kể cả là không thực hiện chuyển nhượng thông qua các hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán.

Tại khoản 1 Điều 32 Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán quy định về Công bố thông tin về giao dịch của cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng thì tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày thực hiện các giao dịch, các cổ đông sáng lập mà nắm giữ cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo các quy định pháp luật về doanh nghiệp thì phải thực hiện gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho Sở giao dịch chứng khoán [đối với cổ phiếu niêm yết, đối với đăng ký giao dịch], cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, cho công ty đại chúng và cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về vấn đề thực hiện giao dịch.

Tại Khoản 7 Điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC cũng có quy định là trong thời hạn là 03 ngày làm việc sau khi mà nhận được các báo cáo có liên quan đến giao dịch chứng khoán của những người nội bộ và những người có liên quan theo các quy định tại Điều này thì công ty đại chúng và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán sẽ phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty.

2. Mức xử phạt mua bán trái phép cổ phiếu:

Tại Điều 33 Nghị định 156/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 128/2021/NĐ-CP, theo đó, cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu sẽ bị xử phạt như sau:

– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ  5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;

Xem thêm: Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu do Công ty cổ phần phát hành

– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ  10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức;

– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 400.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ  20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức;

– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ  40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức;

– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ  60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;

– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ  100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với tổ chức;

– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt từ  150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đồng đối với cá nhân và từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với tổ chức;

– Cá nhân, tổ chức nào thực hiện hành vi mua bán trái phép cổ phiếu mà giáo dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị xử phạt tiền 3% đến 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế đối với cá nhân và 6% đến 10% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế đối với tổ chức.

3. Quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua bán trái phép cổ phiếu:

Bước 1: Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.

Xem thêm: Điều kiện phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi của công ty cổ phần

Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi mua bán trái phép cổ phiếu khi phát hiện ra hành vi vi phạm:

– Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

– Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

– Các công chức thuộc ngành tài chính mà đang thi hành nhiệm vụ, công vụ;

– Các công chức, viên chức, người có thẩm quyền mà đang thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng văn bản quy phạm pháp luật hoặc là văn bản hành chính do các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.

Bước 2: Người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Những người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

Xem thêm: Chứng chỉ quỹ là gì? Phân biệt giữa chứng chỉ quỹ với cổ phiếu?

– Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

– Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3: Người có hành vi vi phạm sau khi đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính tiến hành thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong quyết định xử phạt đã nhận.

Ai phải đăng ký mua bán cổ phiếu?

Tổ chức, cá nhân khi trở thành hoặc không còn là cổ đông lớn của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải công bố thông tin và báo cáo về giao dịch cho công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán [đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ...

Tại sao phải bán cổ phiếu chửi?

Như vậy, nếu cổ đông công ty hoặc người nội bộ bán cổ phiếu nhưng không thông báo và công bố thông tin, đăng ký giao dịch với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thì sẽ bị coi là bán chui cổ phiếu và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Giao dịch chửi là gì?

Bán "chui" cổ phiếu một cụm từ được các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam sử dụng khi nói đến hiện tượng cổ đông sáng lập và người có liên quan mua, bán cổ phiếu mà không đăng ký giao dịch trước tối thiểu 03 ngày làm việc theo quy định của Thông tư 96/2020/TT-BTC.

Mua bán cổ phiếu như thế nào?

Cách mua bán cổ phiếu: Có 2 cách phổ biến theo nhu cầu người đầu tư. Tự đặt lệnh mua/bán qua các sàn hoặc phần mềm giao dịch. Đặt lệnh thông qua các công ty, nhà môi giới..
HOSE: Lô chẵn [10], lô lẻ [1 – 9]..
HNX: Lô chẵn [100], lô lẻ [1 – 99]..
UPCOM: Lô chẵn [100], lô lẻ [1 – 99]..

Chủ Đề