Bán anh em xa mua láng giềng gần nghĩa là gì

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

bán anh em xa mua láng giềng gần có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu bán anh em xa mua láng giềng gần trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ bán anh em xa mua láng giềng gần trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ bán anh em xa mua láng giềng gần nghĩa là gì.

Anh em họ hàng dù là thân thích nhưng ở xa thì không có điều kiện giúp đỡ bằng người dưng ở gần mình; nên quan hệ, đối xử tốt với hàng xóm xung quanh.
  • bắt người có tóc, ai bắt kẻ trọc đầu là gì?
  • đường đi, nước bước là gì?
  • ngây ngô như chúa tàu nghe kèn là gì?
  • nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại là gì?
  • ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm là gì?
  • lời nói đi đôi với việc làm là gì?
  • khuynh gia bại sản là gì?
  • gió nam đưa xuân sang hè là gì?
  • gánh phân làm cỏ, chẳng bỏ đi đâu là gì?
  • đá thúng, đụng nia là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "bán anh em xa mua láng giềng gần" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

bán anh em xa mua láng giềng gần có nghĩa là: Anh em họ hàng dù là thân thích nhưng ở xa thì không có điều kiện giúp đỡ bằng người dưng ở gần mình; nên quan hệ, đối xử tốt với hàng xóm xung quanh.

Đây là cách dùng câu bán anh em xa mua láng giềng gần. Thực chất, "bán anh em xa mua láng giềng gần" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ bán anh em xa mua láng giềng gần là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Ai đó mới đọc qua, mà nếu lại là người nước ngoài học tiếng Việt, hẳn là sẽ giật mình trước cách nói của câu tục ngữ này. Anh em như thể tay chân, ai cũng có và vô cùng cần thiết vậy mà lẽ nào có thể đem đổi lấy những người láng giềng “người dưng nước lã” ư? Chuyện bán mua ở đây phải chăng mang màu sắc thương mại, và vì vậy, có thiếu tính nhân văn đạo lý không?

Ảnh: TL

Người ta, sống ở đời, dù ở đâu cũng có nhiều mối quan hệ, trong đó có mối quan hệ cùng huyết thống [anh em] nhưng cũng có mối quan hệ với những người cùng không gian địa lý [cùng thôn, cùng xóm, cùng hàng phố - tức láng giềng].

“Thứ nhất cận thân, thứ nhì cận lân” nhưng những khi khó khăn hoạn nạn, thì sự giúp đỡ, đùm bọc của những người “cận lân” lại rất cần thiết. Hàng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn” cần có nhau. Và cũng chẳng phải khi tắt lửa tối đèn mới cần đến hàng xóm. Những lúc vui vẻ sum vầy cần chia sẻ niềm vui, để động viên nhau trong cuộc sống [có khi chỉ ngồi đàm đạo một câu chuyện bên bàn trà], cũng rất cần những người bạn gần, “ới một tiếng” là có mặt. Họ chính là những người thay cho anh em của ta nhưng lại ở nơi quá xa, không có điều kiện làm việc đó.

“Bán anh em xa mua láng giềng gần” chỉ là một lối nói hình tượng. Rằng tình cảm của quan hệ anh em là rất đáng coi trọng, nhưng nếu điều này bị hạn chế bởi khoảng cách không gian, chúng ta phải biết tìm và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm láng giềng. Họ là một phần của mọi sinh hoạt đời sống diễn ra hàng ngày, có khi cả cuộc đời.

Cuộc sống đòi hỏi chúng ta một cách ứng xử thích hợp với hiện thực. Đó là lẽ sống mang đậm tính cộng đồng và cũng rất nhân văn của người Việt Nam chúng ta.

Phòng khi tối lửa tắt đèn
Láng giềng bên cạnh đừng quên mỗi ngày...

PGS-TS Phạm Văn Tình

[Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam] 

Tổng hợp những bài làm văn giải thích câu tục ngữ "Bán anh em xa mua láng giềng gần" hay nhất của các bạn học sinh giỏi đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích câu tục ngữ thật hay và đạt được kết quả cao. Chúc các bạn luôn luôn học tập thật tốt nhé.

Giải thích câu tục ngữ: Bán anh em xa mua láng giềng gần – Bài làm 1

Những câu tục ngữ của người xưa luôn là những lời răn dạy hữu ích đã được đúc kết lại cho con cháu đời sau. Cuộc sống của người dân Việt Nam xưa kia thì người dân thường sống gắn bó với nhau trong một làng xã. Họ thân quen nhau và trở thành người thân thiết như ruột thịt. Cho nên có câu tục ngữ cũng nói về vấn đề tình làng nghĩa xóm “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.

Đầu tiên ta phải hiểu được ý nghĩa của câu nói là gì? Thực ra chúng ta cũng phải biết được rằng trong câu nói như nhắc đến chuyện mua bán nhưng không phải vậy. Câu này như đã có ý khuyên răn mỗi người chúng ta nên ăn ở cũng như phải sống thật vui vẻ hòa đồng với hàng xóm láng giềng kề bên. Lý do ở đây đó chính là bởi anh em họ hàng dù là thân tình, dù là máu mủ nhưng ở xa thì khi mà có những việc hệ trọng và khẩn cấp thì không thể nào mà có thể tới ngay đây được. Điều này lại như gợi nhắc chúng ta đến với câu tục ngữ “Nước xa không cứu được lửa gần”. Khi có việc quan trọng mà người thân ruột thịt không có ở đây thì những người hàng xóm lại sang giúp đỡ và như là những người thân vậy.

Khi con người ở bất cứ đâu cũng cần phải có được một sự gắn kết cộng đồng để có thể chia sẻ cũng như giúp đỡ cùng nhau sống vui vẻ lạc quan. Câu tục ngữ thật đặc sắc “Bán anh em xa mua láng giềng gần” đã như lấy chuyện mua bán ra để nói, nhưng ấn tượng hơn là lại “bán” anh em ở xa để đổi lấy việc “mua” láng giềng ở gần. Như trên đã nói thì không có một cuộc mua bán nào ở đây, mà câu tục ngữ như chỉ muốn nhấn mạnh rằng khi đến một nơi xa mà không có người thân rượt thịt thì phải biết yêu những người xung quanh, yêu những người hàng xóm. Ta cũng cần phải hiểu câu tục ngữ một cách linh hoạt hơn, chứ không phải cố thân quen với hàng xóm để nhận được sự giúp đỡ. Có ai đó đã từng nói rằng “Còn gì đẹp trên đời hơn thế! Người với người sống để yêu nhau”. Khi chúng ta đi xa, đến một nơi không có người thân quen chắc chắn rằng sẽ thấy rất vất vả, lạ lẫm và cả sự cô đơn. Chắc chắn ai ai cũng sẽ có tâm lý như vậy. Cho nên việc “mua láng giềng gần” như một cách giúp cho chính bạn thích nghi được với cuộc sống nơi phương xa đó.

Nói đến hàng xóm người dân Việt Nam ta rất hay coi trọng, bởi họ là những người ở gần với nhau. Họ có thể chia sẻ, giúp đỡ chính mình, và không dừng lại ở đó mình cũng đi giúp đỡ chính họ. Để rồi những ngày khó khăn lại cưu mang đùm bọc nhau giúp nhau có thể vượt qua được khó khăn. Thực tế cho thấy có rất nhiều khu, làng có những người hàng xóm thân thiện. Họ dường như chỉ sống trong những ngày hạnh phúc, họ cũng đã thấy được rằng “có tiền cũng không mua nổi” tình làng nghĩa xóm. Khi một nhà có chuyện, cả xóm cũng lo lắng và đồng cảm cho nhà người đó. Chính những cái nắm tay, những ánh mắt trìu mến của những người hàng xóm như chính là động lực để giúp cho gia đình gặp chuyện thêm ấm lòng hơn.

Ta như vẫn thấy được những người hàng xóm thường sang nhà nhau chơi để nói chuyện. Các chuyện từ trên trời xuống dưới biển, miễn sao họ cảm thấy vui vẻ. Người nông dân xưa kia thì lại cần được tình làng nghĩa xóm hơn bao giờ hết. Với cảnh nhà nông quanh năm suốt tháng phải ‘bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” như cứ mãi đeo bám họ. Những người hàng xóm chung cản nghèo khó họ như càng thương nhau hơn, đùm bọc nhau như người thân. Họ cùng nhau lao động, cùng nhau sẻ chia mọi thứ trong cuộc sống để rồi để khi mỗi người trong số họ khi đi xa lại khôn nguôi nhớ nhà, nhớ quê và nhớ cả những tình làng nghĩ xóm.

Trong xã hội hiện đại ngày nay thì người ta lại không hiểu được hết ý nghĩa của câu nói “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Xã hội ngày nay “ai biết nhà ấy”, hàng xóm ở gần nhau mà không biết tên nhau cũng là hiện tượng dễ nhận thấy. Song, bên cạnh đó ta cũng không thể phủ nhận được nhiều tập thể hàng xóm hiện nay vẫn giữ được tình cảm làng xóm thân thiết đó. Khu nhà, khu phố sẽ trở lên vui tươi hơn khi có được những tiếng cười vui của hàng xóm.

Thông qua câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” đã giúp cho người đọc thấy được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của những người hàng xóm. Tình làng nghĩa xóm cũng được xem là một trong những thứ tình cảm đẹp và đáng có của mỗi con người.

Giải thích câu tục ngữ: Bán anh em xa mua láng giềng gần – Bài làm 2

Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta rất cần một mối quan hệ tốt với những người sống kế cạnh nhà, như ông bà ta xưa từng nói: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”…

Vậy “bán anh em xa, mua láng giềng gần là gì” hãy cùng nhau phân tích để làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ mà ông cha ta để lại.

Bán bằng xem như không còn cái vốn có [ vốn có bằng Anh, Chị, Cô, Dì, Chú,  Bác..đang ở xa ]. Mua bằng đem sự lễ phép..cung kính của bản thân.. đến làm quà cho láng giềng hiện hữu để được nhận lại cái sự hài lòng thân thiện của mọi người. Qua ý nghĩa bóng bẩy của các từ ngữ.. có thể bạn tạm vừa ý với toàn câu tục ngữ.

Người xưa.. cũng ghi lại kinh nghiệm cuộc sống thành câu thành ngữ: Nhất thân nhì thế, cũng là cách để giải thích tính hiệu ứng tuyệt vời trong lời dạy trên [là câu tục ngữ].

Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.

Ý nói anh em họ hàng dù thân thích, nhưng ở xa cũng không có điều kiện giúp đỡ bằng người dưng ở gần mình. Cần có quan hệ đối xử tốt với những người hàng xóm.

Khi nói: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” thì các cụ ta có ý ám chỉ tính cách quan trọng trong tình nghĩa thuận hoà lối xóm, ngày ngày đi về thấy nhau, tháng năm gần gũi với nhau.

Thử tưởng tượng sống cạnh một gia đình mà họ thường xuyên “hàng thịt nguýt hàng cá”, dòm ngó sang nhà mình, bình phẩm điều này, chê bai điều kia, vặn nhạc ồn ào, xe đậu bừa bãi thì làm sao mà đời sống của mình thoải mái, ăn ngon ngủ yên cho được.

Ngược lại, khi nấu bát canh chua, thiếu quả cà tô mát mà lối xóm sẵn sàng “có đây”, tiếp tế. Cần nhờ để mắt coi chừng nhà khi đi nghỉ hè mà họ sẵn sàng nhận lời. Cần thợ sửa xe kinh nghiệm mà họ ân cần giới thiệu một nơi… thì đời sống chắc là nhẹ nhàng dễ chịu hơn…

Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Hàng xóm tốt đôi khi không được tán thưởng nhưng luôn luôn được để ý. Tâm lý con người thường có thói quen truyền miệng rỉ tai, “buôn lê” về người hàng xóm xấu chứ ít khi nói tới người hàng xóm tốt.

Với tình cảm xóm giềng, mỗi người hãy ý thức nhường nhịn và giữ hòa khí để cuộc sống của gia đình mình trong khu xóm luôn được êm đẹp. Bởi trong đời thường, không thiếu những lúc chúng ta nhờ cậy đến người hàng xóm: khi cần cây búa, mượn cái thang, xin để nhờ cái kệ, cái tủ lúc sửa nhà. Khi có người đau ốm mà gia đình neo đơn, hàng xóm lại là chỗ tự nguyện trông nhà hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện giùm. Đôi khi có việc ma chay, giỗ chạp, những nhà kế bên [nhất là ở quê] cũng sang phụ giúp một tay… Người ta nói “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” là vậy.

Từ xưa, người Việt mình đã rất trân trọng tình cảm láng giềng với nhau, “bán anh em xa mua láng giềng gần” mà. Chính vì thế teen đừng vì những cảm xúc trẻ con mà đánh mất thứ tình cảm đáng quý này nhé. Dù sao thì, “tối lửa tắt đèn” cũng còn có nhau, phải không?

Giải thích câu tục ngữ: Bán anh em xa mua láng giềng gần – Bài làm 3

Tục ngữ là một trong những thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Vệt Nam. Tục ngữ là những câu nói được đúc kết từ một kinh nghiệm truyền đời nào đó, câu nói ngắn gọi, súc tích nhưng mang ý nghĩa truyền dạy đạo đức rất rõ rệt. Như câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” cũng là một ví dụ điển hình về lời khuyên răn của các cụ dành cho con cháu mình.

Những câu tục ngữ không phải tự nhiên mà có mà nó là cả một quá trình đúc kết từ kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm xã hội qua những bài học về giao tiếp ứng xử hàng hàng, cách đối nhân xử thế trong chuẩn mực văn hóa mà mọi người cần có.

“Bán anh em xa mua láng giềng gần”, câu tục ngữ rất cô đọng, hàm súc nhưng lại hàm chứa ý nghĩa vô cùng rộng lớn, sâu sắc. Bán anh em xa không phải là bán đứng anh em mình, vì anh em trong một gia đình là những người có chung huyết thống, là những người thân nên có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mỗi con người. Mua láng giềng gần không phải mang hàm nghĩa của sự quy chuẩn xấu xa. Mà ở đây câu nói này chủ yếu khuyên răn con người ta nên ăn ở có tình nghĩa, biết sống chan hòa, yêu thương, đùm bọc với hàng xóm láng giềng. Anh em máu mủ ruột rà là thứ tình cảm thiêng liêng vô cùng, vô cùng thiêng liêng và trân quý, nhưng anh em họ hàng dù là giọt máu đào với nhau nhưng nếu không ở gần gũi với nhau thì khí có việc khẩn cấp xảy ra, cũng rất có khả năng không thể là người biết trước mọi chuyện mà đến giải quyết giúp. Còn hàng xón ngay sát vách, không cần phải trò chuyện hay bảo để biết, chỉ cần quan sát họ cũng có thể biết chuyện gì đáng xảy đến với láng giềng của mình. Bởi vậy, ngoài tình cảm anh em, tình cảm với hàng xóm láng giềng cũng cần được quan tâm và trân quý.

Câu tục ngữ có dụng ý đề cao quan hệ ứng xử giữa những con người sống trong cùng một cộng đồng, cho dù không phải là anh em nhưng tình cảm xóm giềng cũng quan trọng vô cùng. Tuy nhiên, tình cảm anh em vẫn tuyệt vời hơn cả. Qua đó cũng dựa lời nhằm phê phán đến những thành phần, những cá nhân không coi trọng tình cảm anh em, không coi trọng tình cảm xóm giếng. Nếu như vậy, cách sống của họ chính là tự mình khiến mình cách xa cộng đồng, như vậy cuộc sống không những tẻ nhạt, vô vị mà còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi cần sự giúp đỡ mà không có ai gần gũi bên cạnh.

Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, đó là những mối quan hệ không có sự tính toán thiệt hơn, hướng tới những giá trị tình cảm đạo đức tốt đẹp hơn cả. Điều quan trọng là ở tất cả các mối quan hệ cộng đồng từ quan hệ ruột thịt đến xã giao thì sự chân thành vẫn là điều quý giá nhất.  Bởi vậy, con người ta nên cần sống thật lòng, thật tâm để có thể được đền đáp lại một cách xứng đáng. Đặc biệt là đối với chuyện tình cảm hàng xóm láng giềng, đó còn là nơi bắt nguồn của những tình bạn, tình bằng hữu cao đẹp. Từ đó tạo lập và thiết kế lên tình cảm cộng đồng làng xóm, xây dựng quê hương thêm tươi đẹp.

Câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” chính là lời khuyên nhủ quý giá,  là lời răn dạy đáng trân quý của các bậc cha ông về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm để đôi nhân xử thế một cách gần gũi và dễ cảm nhận, đồng cảm nhất. Câu tục ngữ chính là lời ăn tiếng nói của nhân ta từ ngàn đời xưa truyền tụ lại. Ý nghĩa của tục ngữ vẫn luôn giàu sức sống và có sự phát triển lâu bền như vậy chính là nhờ những nhận định luôn luôn mang tính đúng đắn và chân lý hơn cả. Bởi vậy, hãy luôn hướng đến những điều tích cực và tốt đẹp, luôn dành tình cảm chân thành, ấm áp dành cho những người anh em ruột thịt của mình và cả những người hàng xóm láng giềng của mình nữa, để cuộc sống của mỗi người có thêm thật nhiều ý nghĩa tích cực.

Giải thích câu tục ngữ: Bán anh em xa mua láng giềng gần – Bài làm 4

Mỗi câu tục ngữ đều được hình thành dựa trên cơ sở quan sát để đúc kết thành những bài học kinh nghiệm sâu sắc của ông cha ta dành cho thế hệ sau. Ngoài những kinh nghiệm tự nhiên, lao động sản xuất thì còn nói về những mối quan hệ giữa con người với con người. “Bán anh em xa mua láng giềng gần”chính là một trong số đó.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về truyện ngắn Tôi đi học

Khi đọc câu tục ngữ chúng ta dễ liên tưởng đến nói về việc mua bán một thứ gì đó nhưng thực chất không phải vậy. Như chúng ta đã biết “láng giềng” là những người hàng xóm gần gũi với chúng ta, họ ở ngay sát cạnh nhà chúng ta. Còn “anh em xa” có thể hiểu là anh em ở xa hoặc vừa là anh em họ hàng xa và ở xa nhà chúng ta. Sự so sánh giữa “láng giềng gần” với “anh em xa” chính là để chúng ta thấy được tầm quan trọng của hàng xóm gần nhà. Hàng xóm vừa là người có khoảng cách không gian gần nhà chúng ta nhất, hằng ngày chúng ta cũng thường xuyên gặp gỡ chào hỏi nhất nên quan hệ sẽ thân thiết, gần gũi hơn. Đó là điều nên làm bởi “Nước xa không cứu được lửa gần”. Trong cuộc đời sẽ không ít lần chúng ta gặp khó khăn, hoạn nạn bất chợt và cần nhờ vả mà những người thân, anh em của chúng ta ở xa nên chưa chắc đã nhờ vả được bằng hàng xóm gần gũi.

Con người chúng ta dù ở trường học, nơi làm việc hay tại nhà thì cũng có sự gắn kết mật thiết với một cộng đồng nào đó. Tại trường học là với bạn bè, thầy cô, nơi làm việc thì với đồng nghiệp, đối tác…Vậy còn ở nhà thì sao? Nhà mặc dù là nơi riêng tư nhưng không hề tách biệt với xã hội. Vậy nên chúng ta mới có những đơn vị hành chính như: tổ dân phố, ngõ, xóm, làng… Ấy chính là những cộng đồng gắn kết với ngôi nhà, nơi mà chúng ta đang cư trú. Con người không thể tách biệt với cộng đồng vì thế chúng ta cần tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp, thực hiện truyền tốt đoàn kết, tương trợ, quan tâm, chia sẻ với nhau. Tại sao lại nói “bán anh em xa” để kết thân với hàng xóm gần? Điều này đặc biệt quan trọng khi chúng ta tới một nơi xa để bắt đầu cuộc sống, để bắt đầu sự nghiệp mới khi ấy ta không quen biết ai xung quanh cả khi ấy người đầu tiên chúng ta tiếp xúc chính là hàng xóm xung quanh và còn thông qua việc chào hỏi.

Nói như trên không có nghĩa rằng chúng ta cứ kết thân với hàng xóm là để nhờ vả, giúp đỡ mà còn là để chúng ta nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, để chúng ta không cảm thấy lạc lõng. Hãy với nhiều người thì muốn sống vui và hạnh phúc thì phải sẻ chia và yêu thương nhau. Thực tế ở nhiều khu vực nhất là ở những vùng nông thôn thì nghĩa tình hàng xóm rất được coi trọng. Mọi người sống rất thân thiện, cởi mở và thường xuyên giúp đỡ nhau. Chúng ta sẽ chẳng thấy xa lạ với những tiếng chào hỏi, nói cười khi họ trông thấy nhau từ xa, tiếng ý ới gọi nhau đi làm đồng khi bắt đầu một ngày làm việc mới… Thường mỗi khi nhà ai có công việc hay phải đi xa thì người hàng xóm là người mà được nhờ cậy trông coi nhà cừa, ruộng vườn hộ và họ rất vui khi nhận được sự tin tưởng như vậy. Những người như vậy họ luôn coi trọng tình nghĩa, cho rằng nghĩa tình hàng xóm không gì có thể mua nổi.

Bên cạnh khung cảnh ấm áp của xóm làng thân thiện, những mối quan hệ tốt đẹp giữa hàng xóm láng giềng thì ngày nay nhất là ở đô thị khi nhà nào nào nấy kín cổng cao tường, khi mọi người hằng ngày bận rộn chạy theo guồng quay của công việc thì thứ tình cảm kia dường như phai nhạt đi rất nhiều. Thường chỉ nhà nào biết nhà nấy, thậm chí nhà sát nhau nhưng không biết nhau là chuyện thường tình. Qua đó chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề trên và cần thấy được sự cần thiết của nghĩa tình hàng xóm để không mai một truyền thống ăn ở nghĩa tình, gắn kết cộng đồng.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích câu tục ngữ "Bán anh em xa mua láng giềng gần" hay nhất. Chúc các bạn có một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay và đạt được điểm cao nhé.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề