Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên nội dung 3 năm học 2022-2022

Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Thường Xuyên Mầm Non Năm 2022-2018

️‎ Tạp chí hay | Tapchihay.com> Xếp hạng> Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Thường Xuyên Mầm Non Năm 2022-2018

Có thể bạn quan tâm:

  1. Pivot table Trong Excel Cách Sử Dụng Pivot Table Trong Excel Kèm Bài Tập năm 2022
  2. Hàm Trừ trong Excel Cách sử dụng hàm trừ và ví dụ chi tiết năm 2022
  3. Hợp Đồng mẫu Vay Tiền - mượn tiền có giấy vay năm 2022
  4. Tải nhanh Mẫu Hợp đồng mua bán xe hơi, xe máy năm 2022 mới nhất tháng 1 2022
  5. Hướng Dẫn Viết Mẫu Hợp Đồng Dịch Vụ Chi Tiết Nhất năm 2022

Mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên mầm non dưới đây được các thầy cô giáo sử dụng nhiều nhất áp dụng trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên.Công tác bồi dưỡng thường xuyên mầm non cho giáo viên là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo. Cách thức thực hiện qua 3 hình thức là tự học, học tập trung, học từ xa, kết hợp, hội thảo ở tổ chuyên môn của nhà trường hoặc kết hợp với các đoàn thể có liên quan để thực hiện, trong đó hình thức tự học là chủ yếu.

Cùng tham khảo hai mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên dưới đây để xây ý tưởng cho riêng mình nhé!

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên mầm non [mẫu 1]

Sau thời gian tham gia khóa học lớp bồi dưỡng giáo dục thường xuyên mầm non, các thầy cô sẽ làm bài thu hoạch cũng như báo cáo kết quả, những thuận lợi, khó khăn của mình, những gì tiếp nhận được sau khóa học. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu lần lượt hai mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên mầm non được đánh giá cao về chất lượng.

SỞ GD&ĐT.

PHÒNG GD-ĐT

TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

.ngàythángnăm

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MẦM NON

NĂM HỌC 2022 2022

Họ và tên giáo viên:..

Sinh ngày:..

Trình độ chuyên môn:..

Năm vào nghành:..

Chức vụ, tổ chuyên môn:.

Công việc chuyên môn và kiêm nhiệm được giao:

Qua quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân tôi và vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập bồi dưỡng thường xuyên vào quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Bản thân tôi đã tiếp thu được nội dung bồi dưỡng như sau:

Câu 1: Những căn cứ thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học ?

Căn cứ Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên MN, PT và GDTX;

Căn cứ Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình BDTX giáo viên trung học cơ sở;

Căn cứ công văn số 698/SGDĐT-GDCN-TX ngày 16/4/2013 của Giám đốc Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế BDTX giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Công văn số 1744/SGDĐT-GDCN-TX ngày 24/8/2015 của Sở GD&ĐT..về việc hướng dẫn công tác BDTX năm học;

Căn cứ Công văn số 687/GDĐT-THCS ngày 18/9/2015 của Phòng GD&ĐTvề việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp THCS năm học

Căn cứ kế hoạch BDTX trường;

Căn cứ kế hoạch BDTX tổ KHTN;

Câu 2: Những điểm mới của nhiệm vụ bậc học năm học so với nhiệm vu năm học .?

Tích cực đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.

Tích cực tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Triển khai thực hiện tốt công tác phổ cập bơi an toàn tại các đơn vị.

Câu 3: Nghị quyết đại hội Huyện đảng bộ, tỉnh đảng bộ nhiệm kỳ. đã đề cập đến những vấn đề gì của ngành giáo dục?

Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo, dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực

Thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Quan tâm chất lượng giáo dục mũi nhọn, bảo đảm chất lượng giáo dục đại trà. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút nguồn lực đầu tư mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Đến năm 2022, có 40 45% trường mầm non, 90% trường tiểu học, 70 75% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Nâng cao chất lượng đào tạo của Trường đại học Quảng Bình, Trường cao đẳng nghề và các trường trung cấp chuyên nghiệp.

Câu 4: Những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo?

1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo

Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học

Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

3- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan

Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận.

Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh.

4- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập

Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra. Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp sau trung học phổ thông, liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

5- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng

Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam. Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo.

6- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế.Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý.

7- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo

Đối với giáo dục mầm non và phổ thông, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục công lập và có cơ chế hỗ trợ để bảo đảm từng bước hoàn thành mục tiêu phổ cập theo luật định.

Đối với giáo dục đại học và đào tạo nghề nghiệp, tập trung đầu tư xây dựng một số trường đại học, ngành đào tạo trọng điểm, trường đại học sư phạm. Minh bạch hóa các hoạt động liên danh, liên kết đào tạo, sử dụng nguồn lực công ; bảo đảm sự hài hòa giữa các lợi ích với tích luỹ tái đầu tư.

Câu 5: Hãy cho biết tên những văn bản của Quốc hội, Thủ tướng, Bộ GD&ĐT, Tỉnh Quảng Bình triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về ban hành Chương trình hạnh động của chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW.

Quyết định 2653/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai chương trình hành động của chính phủ.

Kế hoạch số 610/KH-UBND ngày 09/6/2015 của UBND tỉnh về việc Thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 29/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XI] về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học.

Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Bản thân đã tiếp thu các kiến thức cơ bản, kỹ năng cơ bản trong nội dung bồi dưỡng đáp ứng thực hiện nhiệm vụ năm học. Bản thân có sự tìm tòi, nghiên cứu, đọc kỹ từng công văn, chỉ thị, từng quyết định để có những hiểu biết ban đầu về ngành giáo dục; về các chính sách, chiến lược phát triển giáo dục của huyện nhà.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên [mẫu 2]

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên có vai trò rất quan trọng đối với thầy cô và đối với học sinh. Thầy cô sau khi tham gia khóa học sẽ nhìn lại những cái được và cái tồn tại trong năm và định hướng thêm kế hoạch trong năm sau. Tham khảo thêm mẫu 2 dưới đây để có thêm thông tin bổ sung cho bài thu hoạch của mình.

SỞ GD&ĐT.

PHÒNG GD-ĐT

TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

.ngàythángnăm

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MẦM NON

NĂM HỌC 2022 2022

Họ và tên giáo viên:..

Sinh ngày:..

Chức vụ:.

Câu 1: Thầy [cô] hãy trình bày những việc làm cụ thể về việc đánh giá thường xuyên được quy định theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014.

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 6. Đánh giá thường xuyên [được quy định theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014]:

1. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện,của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.

2. Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghinhững nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện.

Thì những việc làm cụ thể mà giáo viên Tiểu học cần làm để đánh giá thường xuyên học sinh Tiểu học được quy định theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 là:

1. Cán bộ quản lý cùng trải nghiệm với GV, là nòng cốt chuyên môn khi thực hiện Thông tư 30:

Phát huy trí tuệ tập thể để trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật đánh giá, nhận xét từng môn học và hoạt động giáo dục: Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt các tổ chuyên môn, tổ chức các buổi hội thảo để phát huy trí tuệ tập thể trao đổi kỹ năng nhận xét, đánh giá từng môn học và hoạt động giáo dục giúp giáo viên đưa ra lời nhận xét của mình sao cho phù hợp.

Chỉ đạo linh hoạt để giúp GV giảm áp lực khi thực hiện Thông tư 30: Việc nhận xét là ghi nhận những tiến bộ, thành công của HS nhằm động viên các em phấn đấu vươn lên trong học tập, kịp thời góp phần bồi dưỡng động cơ học tập đúng đắn. Không nên quy định thời điểm nhận xét, số lượng HS phải nhận xét/tháng mà giao quyền cho GV chủ động trên đối tượng HS của lớp mình đảm bảo chất lượng, HS phải tiến bộ. Với cách chỉ đạo linh hoạt như trên, GV không bị áp lực, nặng nề khi thực hiện Thông tư 30.

2. Về phía Giáo viên:

Cuối học kỳ I khi bình bầu, tuyên dương, khen thưởng học sinh, yêu cầu GV chủ nhiệm mời Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp mình tham dự bình xét cùng học sinh và giáo viên. Thiết kế sổ Nhật ký lớp học, sổ Theo dõi chất lượng giáo dục thử nghiệm thay thế sổ Theo dõi chất lượng giáo dục theo mẫu của Bộ GD&ĐT giúp GV giảm nhẹ về hồ sơ sổ sách, thủ tục hành chính

Đây là vấn đề bức xúc của phần lớn GV đặc biệt là GV bộ môn. Để tránh lãng phí thời gian ghi chép mà hiệu quả giáo dục không được phát huy. Để giải phóng cường độ lao động ghi chép của GV và tiết kiệm thời gian, trên cơ sở mẫu sổ của Bộ GD&ĐT, tác giả đã nghiên cứu thiết kế hai mẫu sổ Nhật ký lớp học và Sổ theo dõi chất lượng giáo dục nhằm thay thế Sổ theo dõi chất lượng giáo dục dành cho GV chủ nhiệm, GV bộ môn và đã tiến hành thử nghiệm trên khối lớp 5 và đạt hiệu quả cao.

Sổ Nhật ký lớp họcgồm 2 phần: Những thông tin về học sinh của lớp và Nhật ký đánh giá nhận xét hàng ngày của giáo viên giảng dạy.

Hướng dẫn sử dụng: Để tại lớp học.Phần những thông tin của học sinh trong lớp giáo viên đánh bằng vi tính và đính kèm vào sổ. Nhật ký đánh giá nhận xét hàng ngày của giáo viên được thiết kế theo từng tuần, được chia làm 5 cột.

Việc này có tác dụng: Sổ dùng chung cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn, mỗi lớp 1 quyển. Khác với Sổ theo dõi chất lượng giáo dục của Bộ, trường có 15 lớp nhưng có tới hàng trăm quyển Sổ theo dõi chất lượng giáo dục của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm. Trường giảm được kinh phí phải mua nhiều sổ cho giáo viên.

+ Sổ để tại lớp: Đến tiết dạy của giáo viên nào thì giáo viên đó sử dụng đánh giá. Điều đó đã giúp giáo viên bộ môn không phải mang vác nhiều sổ trong một ngày đến trường.

+ Cuối tuần: Căn cứ vào các nhận xét, chứng cứ của sổ Nhật ký lớp học, giáo viên chủ nhiệm sẽ có những đánh giá toàn diện về học sinh trong tiết sinh hoạt lớp. Cuối mỗi tháng giáo viên chủ nhiệm có căn cứ để đánh giá học sinh ghi vào sổ liên lạc thông báo cho gia đình mà không cần tham khảo ý kiến giáo viên bộ môn.

+ Cuối mỗi học kỳ: Căn cứ vào sổ Nhật ký lớp học để giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thống nhất nhận xét vào Sổ theo dõi chất lượng giáo dục cho từng học sinh.

Câu 2: Hãy trình bày những kết quả đạt được về việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm?

Trả lời:

Sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm là hoạt động sinh hoạt chuyên môn mới, nhằm tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, đây cũng là một hoạt động sát thực để đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Thông qua đó, mọi người cùng nhau tìm ra định hướng để khắc phục những điểm còn hạn chế của các em và tìm ra phương pháp áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Với tinh thần đó, trong nhiều năm học trở lại đây, trường Tiểu học Hoàng Diệu đã thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn theo hình thức đổi mới.

1. Một số kết quả đạt được

Thay đổi vị trí ngồi của người quan sát giờ dạy theo cách dự giờ truyền thống; vị trí mà chủ yếu quan sát hoạt động của giáo viên thành vị trí thuận lợi, linh hoạt [đứng, ngồi] để quan sát được hoạt động của giáo viên, học sinh, tạo góc nhìn tối đa để quan sát kết quả của học sinh từ nghe rõ câu trả lời, ý kiến chia sẻ với bạn, kết quả bài làm trên bảng, sản phẩm bài làm trên giấy, bảng con; quan sát hành động, cử chỉ, ánh mắt của học sinh mà không gây nên sự xáo trộn và làm mất tập trung vào học tập của học sinh, tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên.

Một số nhà trường đã mua sắm thiết bị ghi hình, lưu file bài dạy thực hành chuyên đề, lưu trữ hồ sơ sinh hoạt chuyên môn mới khá tốt.

Cán bộ quản lý đã xây dựng tốt kế hoạch, định hướng chia sẻ sau sinh hoạt đúng trọng tâm của kế hoạch đề ra. Biết cách quay Clip và chọn chi tiết trọng tâm trong tiết dạy để khi chia sẻ, trao đổi có hiệu quả.

Chỉ là từ thực hành để chia sẻ, rút kinh nghiệm mà không đánh giá, xếp loại do vậy tạo được mối quan hệ thân thiện trong khối, tổ và tập thể sư phạm.

2. Một số khó khăn

Vẫn còn ít kinh nghiệm trong chỉ đạo nên việc chia sẻ sau thực hành đôi khi chưa đạt mục tiêu, định hướng, như ý kiến chia sẻ chưa sâu, thể hiện tính chung chung thiếu cụ thể, chi tiết, lặp ý kiến.

Một số giáo viên vốn rụt rè, ít đưa chứng kiến, ít nói trước tập thể và trong quá trình quan sát giờ thực hành tập trung chưa cao nên không chỉ ra được thời điểm có vấn đề, có dấu ấn, đối tượng học sinh cụ thể, kết quả- sản phẩm của học sinh và các tương tác. Còn tình trạng người tham gia ý kiến sau trao đổi, kết luận vấn đề dạng đồng ý với ý kiến trước đó.

Phần lớn các trường chưa có kinh phí hỗ trợ cho đội ngũ thực hành, thể hiện tiết dạy cho tổ khối.

3. Một vài định hướng về sinh hoạt chuyên môn hướng tập trung vào học sinh

Tiếp tục nâng cao nhận thức, tầm quan trọng và những ưu điểm, hướng dẫn nắm vững lý thuyết, quy trình, kĩ thuật về sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm trong đội ngũ CBQL, giáo viên.

Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, chỉ đạo các tổ triển khai theo kế hoạch. Tham gia cùng các tổ, thành viên chuẩn bị bài thực hành để cùng giúp đỡ, góp ý trong điều hành, chia sẻ sau tiết dạy thực hành. Tạo thói quan quan sát hoạt động, quan sát cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, sản phẩm và sự tương tác của học sinh hẳng ngày trong các tiết dạy.

Duy trì sinh hoạt; hướng dẫn cách quan sát, ghi chép trong một tiết thực hành trong sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm mới nói riêng và tròng tham gia dự giờ thăm lớp nói chung. Cách phân tích, chia sẻ trong tiết dạy để rút kinh nghiệm cho bản thân và đồng nghiệp.

Trên đây là hai mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên mầm non mà chúng tôi sưu tầm chọn lọc. Với những thông tin trên, bạn sẽ có thêm được kiến thức mới, bổ ích trong quá trình đào tạo của mình. Trên trang web luôn cập nhật những mẫu bài thu hoạch của các cấp, các nghị quyết trung ương, mời quý vị độc giả theo dõi và tìm hiểu. Chúc các bạn hoàn thành bài thu hoạch một cách xuất sắc, hoàn thiện nhất, chúc quý vị độc giả luôn mạnh khỏe, thành công!

Bình luận
0

Bình luận
Click here to cancel reply.

Đăng bình luận

  • Hướng Dẫn Viết Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Thường Xuyên Tiểu Học Hay, Sâu Sắc năm 2022
  • 5 Địa Điểm Du Lịch Lý Tưởng Nhất Tại Hàn Quốc Trong Tháng 9 Này năm 2022
  • Xếp hạng 100 Câu Đố Hài Hước Về Tình Yêu Hay Nhất tháng 1 2022 năm 2022
  • Chọn Lọc Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Thường Xuyên THCS Hay năm 2022
  • Chọn Lọc Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Thường Xuyên THPT Đầy Đủ Nhất năm 2022
  • Gợi ý 2 Mẫu Đơn Xin Nghỉ, thôi Việc thông dụng nhất 2022
  • GỢi ý cách viết Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Không Lương mới nhất 2022
  • Cách viết Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Tiếng Anh Thông Dụng nhất 2022
  • Gợi ý Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Viết Tay thông dụng nhất năm 2022
  • Mẫu Hợp Đồng Lao Động Chuẩn, Theo Quy Định Của Pháp Luật năm 2022
09/12/2021 06:39:12 | Xếp hạng | Tag:
  • Tải Mẫu Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Bán Nhà Đất đầy đủ năm 2022
  • Cập Nhật Mẫu Hợp Đồng Kinh Tế Mới Nhất Theo Đúng Quy Định Pháp Luật năm 2022
  • Hướng Dẫn Cách Dùng Hàm Round Trong Excel Đơn Giản Nhất năm 2022
  • Cập Nhật Mẫu Hợp Đồng Xây Dựng Chi Tiết, Mới Nhất Năm 2022
  • STT những câu nói và bài thơ hay trong tháng 1 2022 năm 2022
  • Những món ngon chữa bệnh chế biến từ rau bợ
  • Ngon miệng và bổ dưỡng với thực đơn chứa tam thất
  • Bác sĩ gia đình Phần 3: Như bàn tay mẹ
  • Hướng dẫn mát-xa giảm ho và nghẹt mũi cho trẻ

Video liên quan

Chủ Đề