Bài tập kế toán cho cty sản xuất nông nghiệp năm 2024

  • 1. CHI PHÍ TRANG 1 KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH TRONG NÔNG NGHIỆP CHỦ ĐỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH ĐỐI VỚI CÂY LÂU NĂM I. PHẦN LÝ THUYẾT 1. Những vấn đề chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây lâu năm. – Cây lâu năm là loại cây cho sản phẩm trong thời gian dài. Đặc điểm của cây lâu năm là sau khi bàn giao đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ cho thu hoạch sản phẩm trong nhiều năm, tuỳ thuộc vào tuổi thọ của cây lâu năm. Vườn cây lâu năm là tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Do đó, quá trình từ khi gieo trồng đến khi vườn cây lâu năm bắt đầu có sản phẩm (thu bói) được xem như quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) để hình thành nên TSCĐ. Chi phí phát sinh được tập hợp trên TK 241 – Chi phí đầu tư XDCB theo quy định. – Chi phí sản xuất sản phẩm cây lâu năm bao gồm 2 khoản: + Chi phí chăm sóc (bao gồm cả khoản khấu hao vườn cây lâu năm). + Chi phí thu hoạch. Chi phí chăm sóc vườn cây lâu năm liên quan đến sản phẩm đã thu hoạch trong năm và sẽ thu hoạch năm sau, nên cần phải xác định chi phí chuyển năm sau: t – Khi hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây lâu năm cần chú ý những đặc điểm sau: = Chi phí sản xuất chuyển sang năm sau Chi phí chăm sóc phát sinh trong năm Sản lượng dự kiến thu hoạch thuộc năm sau x Sản lượng đã thu hoạch trong năm Sản lượng dự kiến thu hoạch thuộc năm sau + Chi phí năm trước chuyển sang +
  • 2. CHI PHÍ TRANG 2 + Cây lâu năm có đặc điểm chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm thu hoạch kéo dài trong thời gian nhất định, có cây như chè gần như thu hoạch quanh năm. Vì vậy, chỉ đến cuối năm mới xác định được giá thực tế. Trong năm sản phẩm thu hoạch được tính theo giá thành kế hoạch, đến cuối năm điều chỉnh lại thành giá thực tế. + Khi sản phẩm thu hoạch có nhiều phẩm cấp khác nhau thì có thể dùng phương pháp hệ số hoặc phương pháp tỷ lệ để xác định giá thành của từng loại phẩm cấp. + Nếu giữa các hàng cây lâu năm có trồng xen kẽ cây khác như: muống, lạc, vừng… cần căn cứ vào mục đích trồng để tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành phẩm. Trường hợp trồng xen nhằm mục đích giữ độ ẩm phục vụ cho cây lâu năm thì mọi chi phí đều tính vào giá thành cây lâu năm. Sản phẩm trồng xen thu được coi là giá trị sản phẩm phụ. Sơ đồ trình tự hạch toán: TK 152, 153, 334, 338, 331, 214… TK 621, 622, 627 TK 154 CÂY LÂU NĂM TK 155 [3] DDĐK [5] [6] [2] TK 621, 152, 111 [1] TK 632DDCK [4] [3] * Chú thích: [1] Tập hợp chi phí chăm sóc phát sinh trong năm. Chi phí sản xuất sản phẩm cây lâu năm chỉ bao gồm những khoản chi phí liên quan đến chăm sóc, thu hoạch sản phẩm cây lâu năm và khấu hao vườn cây lâu năm. [2] Kết chuyển chi phí chăm sóc trong năm. [3] Kết chuyển các khoản chi phí vượt trên mức bình thường. [4] Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. [5] Giá thành thực tế sản phẩm thu hoạch trong năm nhập kho hoặc chuyển bán. [6] Giá trị sản phẩm phụ thu hoạch trong năm. 2. Quy trình trồng cây vú sữa - Thời gian từ khi trồng đến khi vườn cây bắt đầu cho trái là 3 năm. - Từ năm thứ 4 bắt đầu cho thu hoạch, thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch là 180-200 ngày. - Bón phân 2-3 kg/ lần, 4 lần bón/ năm vào lúc cây ra hoa, đậu trái, nuôi trái, trước thu hoạch 1-2 tháng. II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
  • 3. CHI PHÍ TRANG 3 Doanh nghiệp X hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 2011 doanh nghiệp bắt đầu trồng 1 hecta vườn cây vú sữa. Tổng hợp chi phí phát sinh từ khi trồng đến khi cây trưởng thành gồm: Chi phí mua giống cây trồng, chi phí thuê nhân công quản lý và trực tiếp chăm sóc, chi phí phân bón…số tiền là 112.000.000 đồng. Số dư đầu kỳ năm 2014 như sau: - Tiền mặt: 100.000.000 đồng. - Tiền gửi ngân hàng: 100.000.000 đồng. - Tài sản cố định vô hình (quyền sử dụng đất, sử dụng 20 năm): 900.000.000 đồng - Nguyên vật liệu: + 1521: phân bón: 5.000.000 đồng (500 kg x 10.000 đồng/kg). + 1522: thuốc xịt dưỡng - Công cụ, dụng cụ (phân bổ 50%): 3.000.000 đồng. Trong năm có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Ngày 15/01, hình thành tài sản cố định vườn cây lâu năm đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trị giá 112.000.000 đ 2. Ngày 20/01 nhập kho công phục, dụng cụ phục vụ cho việc tưới tiêu, làm đất tổng giá trị 21.000.000 đồng, chưa thanh toán cho người bán. 3. Ngày 21/01 nhập kho thuốc xịt dưỡng cho cây số lượng 40 chai, với đơn giá 200.000 đồng/ chai, chưa thanh toán cho người bán. 4. Ngày 22/01 xuất kho công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc chăm sóc vườn cây. 5. Ngày 25/01 nhập kho 3.000 kg phân bón giá 12.000 đồng/kg, chưa trả người bán. 6. Ngày 10/02 xuất kho phân bón giai đoạn 1 xử lý ra hoa sớm số lượng 300kg. 7. Ngày 12/02 xuất kho 6 chai thuốc xịt dưỡng cho cây giai đoạn ra hoa. 8. Ngày 15/02 doanh nghiệp thanh toán số tiền mua phân bón cho công ty A bằng chuyển khoản, số tiền 36.000.000 đồng. 9. Ngày 15/04 xuất kho 10 chai thuốc xịt dưỡng cho cây dùng cho giai đoạn cây đậu trái. 10.Ngày 21/04 xuất kho 600 kg phân bón bón thúc cây đậu trái. 11.Ngày 10/5 doanh nghiệp mua thuốc sâu xịt vườn để phòng sâu bệnh đục trái đưa ngay vào sử dụng, số tiền 2.000.000 đồng thanh toán bằng tiền mặt. 12.Ngày 05/06 xuất kho 900kg phân bón, bón vào giai đoạn nuôi trái. 13.Tháng 20/09 xuất kho 600kg phân bón, bón vào giai đoạn trước khi thu hoạch. 14.Ngày 25/10 vườn cây cho thu hoạch đợt 1 sản lượng 3.000 kg, giá bán 17.000 đ/kg, khách hàng chưa thanh toán. 15.Ngày 30/10 xuất kho 12 chai thuốc xịt dưỡng cho cây giai đoạn sau khi thu hoạch. 16.Ngày 02/11 nhận giấy báo có của ngân hàng về việc công ty B thanh toán tiền mua hàng đợt 1, số tiền 51.000.000 đ. 17.Ngày 02/11 thanh toán cho người bán ở nghiệp vụ 2 bằng chuyển khoản. 18.Ngày 04/11 rút 50.000.000 đồng tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt. 19. Ngày 05/11 thu hoạch đợt 2, sản lượng 8.000 kg, giá bán 15.000 đ/kg, chưa thu tiền. 20.Ngày 07/11 xuất kho 7 chai thuốc xịt dưỡng cho cây sau khi thu hoạch.
  • 4. CHI PHÍ TRANG 4 21.Ngày 15/11 thu hoạch đợt 3 sản lượng 5.000 kg, giá bán 15.000 đồng, chưa thu tiền. 22.Tổng chi phí thuê ngoài nhân công chăm sóc vườn cây số tiền 4.000.000 đồng, trả bằng tiền mặt. 23.Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 40.000.000 đ, bộ phận quản lý 9.000.000 đ. 24.Khách hàng thanh toán tiền mua hàng đợt 2 và 3 tổng số tiền là 195.000.000 bằng chuyển khoản. 25.Trích BHXH, BHYT, TN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. 26.Trả tiền mặt tiền điện thắp sáng, nước sinh hoạt, tưới tiêu số tiền 4.500.000 đ 27.Trích khấu hao vườn cây 11.200.000 đ 28.Phân bổ công cụ, dụng cụ số tiền 7.000.000 đ 29.Trích khấu khao quyền sử dụng đất, số tiền 45.000.000 đ 30.Tính giá thành sản phẩm thực tế cuối năm. Cho biết:  Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước – FIFO.  Khấu hao TSCĐHH và TSCĐ vô hình theo phương pháp đường thẳng. II. BÀI GIẢI Định khoản 1. Nợ TK 211 : 112.000.000 Có TK 241 : 112.000.000 2. Nợ TK 242 : 21.000.000 Có TK 331 : 21.000.000 3. Nợ TK 1522 : 8.000.000 Có TK 331 : 8.000.000 4. Nợ TK 627 : 1.500.000 Có TK 242 : 1.500.000 5. Nợ TK 1521 : 36.000.000 Có TK 331 : 36.000.000 6. Nợ TK 621 : 3.000.000 Có TK 1521 : 3.000.000 7. Nợ TK 621 : 1.200.000 Có TK 1522 : 1.200.000 8. Nợ TK 331 : 36.000.000 Có TK 112 : 36.000.000 9. Nợ TK 621 : 2.000.000 Có TK 1522 : 2.000.000 10.Nợ TK 621 : 6.800.000 (200kg x 10.000 + 400kg x 12.000) Có TK 1521 : 6.800.000 11.Nợ TK 621 : 2.000.000 Có TK 111 : 2.000.000
  • 5. CHI PHÍ TRANG 5 12.Nợ TK 621 : 10.800.000 Có TK 1521 : 10.800.000 13.Nợ TK 621 : 7.200.000 Có TK 1521 : 7.200.000 14.Nợ TK 131 : 51.000.000 Có TK 511 : 51.000.000 15.Nợ TK 621 : 2.400.000 Có TK 1522 : 2.400.000 16.Nợ TK 112 : 51.000.000 Có TK 131 : 51.000.000 17.Nợ TK 331 : 21.000.000 Có TK 112 : 21.000.000 18.Nợ TK 111 : 50.000.000 Có TK 112 : 50.000.000 19.Nợ TK 131 : 120.000.000 Có TK 511 : 120.000.000 20.Nợ TK 621 : 1.400.000 Có TK 1522 : 1.400.000 21.Nợ TK 131 : 75.000.000 Có TK 511 : 75.000.000 22.Nợ TK 627 : 4.000.000 Có TK 111 : 4.000.000 23.Nợ TK 622 : 40.000.000 Nợ TK 627 : 9.000.000 Có TK 334 : 49.000.000 24.Nợ TK 112 : 195.000.000 Có TK 131 : 195.000.000 25.Nợ TK 622 : 9.600.000 Nợ TK 627 : 2.160.000 Có TK 338 : 11.760.000 26.Nợ TK 627 : 4.500.000 Có TK 111 : 4.500.000 27.Nợ TK 627 : 11.200.000 Có TK 214 : 11.200.000 28.Nợ TK 627 : 7.0000.000 Có TK 242 : 7.000.000 29.Nợ TK 627 : 45.000.000 Có TK 214 : 45.000.000 30.Tập hợp chi phí tính giá thành Nợ TK 154 : 171.060.000 Có TK 621 : 36.800.000 Có TK 622 : 49.900.000 Có TK 627 : 84.360.000
  • 6. CHI PHÍ TRANG 6 Chi phí sản xuất chuyển sang năm sau: CPSX chuyển sang năm sau CP năm trước chuyển sang + CP chăm sóc trong năm x Sản lượng thu hoạch dự kiến thuộc năm sau = SL đã thu hoạch trong năm + SL dự kiến thu hoạch năm sau Sản lượng thu hoạch dự kiến thuộc năm sau là 20.000 kg. 0 + 171.060.000 CPSX chuyển sang năm sau = x 20.000 = 95.033.333 16.000 + 20.000 0 + 171.060.000 – 95.033.333 ZTT = = 4.752(đồng/kg) 16.000 Nợ TK 155 : 76.026.667 Có TK 154 : 76.026.667
  • 7. CHI PHÍ TRANG 7 Sơ đồ tính giá thành sản phẩm TK 621 (6) 3.000.000 (7) 1.200.000 (9) 2.000.000 (10) 6.800.000 (11) 2.000.000 TK 154 (12)10.800.000 SD: 0 (13) 7.200.000 (15) 2.400.000 (20) 1.400.000 (30) 36.000.000 36.000.000 36.800.000 36.000.000 TK 622 (23) 40.000.000 (25) 9.600.000 (30) 49.600.000 49.600.000 49.600.000 49.600.000 TK 627 (4) 1.500.000 (22) 4.000.000 (23) 9.000.000 (25) 2.160.000 (26) 4.500.000 (27) 11.200.000 (28) 7.000.000 (29) 45.000.000 (30) 84.360.000 84.360.000 84.360.000 84.360.000 (30) 76.026.667 DDCK: 95.033.333 PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÂY LÂU NĂM Tháng: 12 năm 2014 Tên loại cây: vú sữa Số lượng: 16.000 kg ĐVT: VNĐ KM CP CPSXDDĐK CPSXPSTK SPSXDDCK Giá thành sản phẩm Z Z đơn vị (1) (2) (3) 4=1+2-3 5=4/SL - CP NVLTT - 36.800.000 20.444.444 16.355.556 1.022 - CP NCTT - 49.600.000 27.555.556 22.044.444 1.377 - CPSXC - 84.360.000 46.866.667 37.493.333 2.343 TỔNG CỘNG - 171.060.000 95.033.333 76.026.667 4.752