Bài tập cấu trúc rẽ nhánh trong pascal năm 2024

1. Câu lệnh if-then.

if <điều kiện> then ;

if <điều kiện> then else ;

Trong đó:

+ Điều kiện: là biểu thức quan hệ hoặc biểu thức logic.

+ Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép.

+ Chú ý: Câu lệnh đứng trước ngay từ khoá ELSE không có dấu chấm phẩy (;).

  1. Câu lệnh ghép.

· Câu lệnh ghép là câu lệnh gồm một dãy các câu lệnh.

begin

;

end ;

2. Ví dụ:

if D <0 then writeln (‘pt vo nghiem’)

else

begin

x1:= (-b+sqrt(b*b-4*a*c))/(2*a);

x2:= (-b-sqrt(b*b-4*a*c))/(2*a);

Write(‘PT co 2 nghiem X1=’,X1:8:2,’ X2=’,X2:8:2);

end;

  1. Lí thuyết

Với câu lệnh điều kiện(If .. then ..) ta chỉ rẽ vào một trong hai nhánh. Lệnh Case có thể rẽ được rất nhiều nhánh.

- Cấu trúc: Case (Giá trị) Of Tập hằng 1 : lệnh 1; Tập hằng 2 : lệnh 2;

Tập hằng 3 : lệnh 3;

..........................

.......................... Tập hằng n : lệnh n;

Else Tập hằng n+1 : lệnh n+1;

End; - Ý nghĩa: Giá trị ứng với tập hằng nào thì thực hiện lệnh tương ứng. Nếu không có tập hằng nào tương ứng thì thực hiện lệnh sau từ khóa Else(nếu có lệnh else). - Chú ý: + Giá trị và tập hằng phải cùng kiểu(nếu số nguyên thì cùng là số nguyên) + Giá trị phải là số đếm được(số nguyên) hoặc là kí tự. + Lệnh Else có thể không có + Tập hằng không được là số thực hoặc biểu thức so sánh( >4 ) + Tập hằng có thể là số hoặc đoạn số, ví dụ: 3 : lệnh 1 5, 7 : lệnh 2 (số 5 hoặc số 7, không phải là số thực 5,7) 10..15 : lệnh 3 (từ số 10 đến số 15 tức là 10 11 .. 15) 5,10..15 : lệnh 4 (số 5 hoặc từ số 10 đến số 15 tức là 10 11 .. 15) 'a' .. 'z' : lệnh 5

  1. Bài tập

Bài 1: Viết chương trình nhập vào một điểm kiểm tra từ bàn phím. In ra màn hình kết quả như sau: - Loại yếu(dưới 5) - Loại TB(điểm 5 hoặc 6) - Loại khá(điểm 7 hoặc 8 ) - Loại giỏi(điểm 9 hoặc 10) - Các trường hợp còn lại báo lỗi nhập sai Gợi ý: Dùng cấu trúc Case .. of có từ khóa Else, điểm nhập là các số nguyên Vd: Nhập 8 in là "Khá", nhập 11 in là "Nhập sai"

Bài 2: Dùng lệnh Case .. Of viết chương trinh sau: Nhập vào hai số và phép tính(+ - * /) và in ra kết quả của phép tính đó Gợi ý: Các phép tính khai báo kiểu kí tự(char) VD: nhập a = 5, b = 2 và phép tính + kết quả là: 7

Bài 3: Viết chương trình nhập vào một chữ cái(từ a đến z) và in ra màn hình đó là chữ gì? Gợi ý: - Nhập vào một biến kiểu kí tự(char) - Dùng Case .. of (tập hằng là kí tự cần để trong dấu nháy đơn 'a'); VD: nhập a in ra đó là chữ a, ...

Bài 4: Viết chương trình nhập vào một tháng trong năm, cho biết số ngày của một tháng đó. Gợi ý: - Nhập tháng vào một biến - Sau đó dựa vào tháng mấy để biết số ngày: + Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày + Tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày + Tháng 2: Yêu cầu nhập năm đó: * Nếu năm đó chia hết cho 4 thì có 29 ngày * Nếu năm đó không chia hết cho 4 thì có 28 ngày

Được sửa bởi Admin ngày 16/1/2015, 16:59; sửa lần 3.