Ba chẽ ở đâu

Tỉnh thành VN > Quảng Ninh > Huyện Ba Chẽ > Thị trấn Ba Chẽ

Xem thêm:


HĐND-UBND thị trấn Ba Chẽ.

Một góc thị trấn huyện Ba Chẽ.

Hiện chưa có dự án nào tại Thị trấn Ba Chẽ, Ba Chẽ - Quảng Ninh

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1AgribankChi nhánh Ba ChẽSn 421, Khu 1, Thị Trấn Ba Chẽ, Ba Chẽ, Quảng Ninh
2LienVietPostBankPhòng giao dịch Ba ChẽSố 184, đường Hải Chi, khu 3, thị trấn Ba Chẽ, Ba Chẽ, Quảng Ninh
STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1AgribankSố 421 Khu 1 - Ba ChẽSN 421, Khu 1, Thị trấn Ba Chẽ, Ba Chẽ, Quảng Ninh

Thông tin về Thị trấn Ba Chẽ, Huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn. Từ khóa tìm kiếm:

Thị trấn Ba Chẽ, Huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Ba Chẽ, Ba Chẽ, Quảng Ninh

      Huyện Ba Chẽ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, cách Trung tâm TP Hạ Long khoảng 80km. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 85% dân số của huyện, bao gồm các dân tộc: Dao, Tày, Nùng, Sán Chỉ, Cao Lan, Hoa, Mường, Kinh…
     Đến Ba Chẽ, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp bình yên từ những bản làng nằm dưới các chân núi, những thác nước mang đậm vẻ hoang sơ như Thác Khe Lạnh, thác Khe Lùng, từ sự thân thiện gần gũi của đồng bào các dân tộc cùng những phong tục tập quán, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền như lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội Miếu Ông – Miếu Bà, Lễ hội Đình Làng Dạ.

Quang cảnh di tích lịch sử Miếu Ông – Miếu Bà nằm ở hai bên sông Ba Chẽ.

Đường đến Ba Chẽ: * Từ Hà Nội: Du khách di chuyển theo cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn rẽ về hướng TP Móng Cái theo Quốc lộ 18A [hoặc di chuyển theo Quốc lộ 18A hướng Hà Nội – Móng Cái] khoảng 15km, đến Ngã ba cầu Ba Chẽ, rẽ trái 10km là đến Trung tâm Thị trấn Ba Chẽ. * Từ Móng Cái: Du khách di chuyển theo QL18A hướng Móng Cái – Hà Nội, đến Ngã ba cầu Ba Chẽ, rẽ trái 10km là đến Trung tâm Thị trấn Ba Chẽ.

Những điểm du lịch và các lễ hội ở huyện Ba Chẽ:

     Ba Chẽ có nhiều thác nước đẹp, đậm nét hoang sơ như Thác Khe Lạnh, Thác Khe Lùng, Thác Tài Lọ, Thác dài Lang Cang… Những thác nước ở đây mang đậm vẻ đẹp hoang sơ. Du khách đi tham quan thác không nên đi 1 mình, phải sử dụng giày, dép có khả năng bám và chống trơn trượt. Trong mọi trường hợp, không được nhảy từ trên cao xuống vụng nước.

Thác Khe Lạnh.

     Đình Làng Dạ thuộc xã Thanh Lâm. Đình xây dựng vào cuối thế kỷ 19, thờ thành hoàng làng. Trải qua chiến tranh, đình nhiều lần bị tàn phá chỉ còn là phế tích. Đình được khởi công khôi phục vào năm 2009, để bày tỏ lòng biết ơn đối với các thế hệ cách mạng. Lễ hội Đình Làng Dạ diễn ra vào ngày 09-10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.

Lễ rước kiệu Thần Hoàng Làng tại lễ hội Đình Làng Dạ.

      Di tích Miếu Ông – Miếu Bà nằm ở hai bờ sông Ba Chẽ, thuộc xã Nam Sơn. Miếu Ông nằm bên phải bờ sông, thờ các vị vua Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, và phối thờ thành hoàng làng “thần tam trĩ”. Miếu Bà nằm bên trái bờ sông, trên núi Cái Tăn, là nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn tức bà chúa rừng xanh. Lễ hội Miếu Ông – Miếu Bà được tổ chức vào ngày Mồng 1 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Điểm độc đáo của lễ hội là tục rước nước từ sông Ba Chẽ về Miếu Ông để làm lê mộc dục [lễ tắm tượng]. Năm 2020, di tích Miếu Ông – Miếu Bà được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia Miếu Ông – Miếu Bà năm 2020.

     Trang trại Trà hoa vàng nằm trên một quả đồi thuộc xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ phía Nam trang trại giáp với sông Ba Chẽ. Theo các nghiên cứu, trà hoa vàng là thức uống có tác dụng phòng, chống các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường. Lễ hội Trà Hoa vàng được huyện Ba Chẽ tổ chức vào tháng 01 dương lịch hàng năm.

Trà hoa vàng Ba Chẽ.

     Chợ Trung tâm Ba Chẽ nằm bên bờ sông Ba Chẽ, là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc Ba Chẽ. Chợ đông đúc và sôi động nhất là vào các ngày Mồng 1, Rằm hàng tháng. Những ngày này, đồng bào các dân tộc xuống chợ mua bán nông sản, gặp gỡ bạn bè…trai gái xuống chợ tìm bạn giao duyên. Đến chợ, du khách có thể mua được những đặc sản địa phương như măng nứa, măng mai, mật ong, sâm cau, cá suối, cà ra…      Di tích Lò Sứ Cổ nằm trên một khu đồi thấp bên bờ sông Ba Chẽ, thuộc thôn Làng Mới, xã Nam Sơn, cách trung tâm huyện khoảng 15km. Lò Sứ Cổ được xây dựng từ thế kỷ 19 theo kiểu lò rồng, bao gồm đầy đủ hệ thống chế tác đồ sứ như: khu chế biến nguyên liệu, dãy bể ngâm nguyên liệu, sân tập kết,…      Đình Đông Chức thuộc thôn Đồng Chức, xã Lương Mông. Đình thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão và các tiền nhân đã có công lập nên xã Lương Mông ngày nay. Lễ hội Đình Đông Chức diễn ra vào tháng Giêng và tháng 12 âm lịch hàng năm.

     Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội lớn ở Ba Chẽ, được tổ chức từ 23 đến 26 tháng Giêng Âm lịch hàng ăm. Lễ hội thể hiện sự cầu mong về một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống no đủ của những cư dần trồng lúa nước.

Thi cấy tại Lễ hội Lồng Tồng.

     Lễ hội Bàn Vương được tổ chức vào Mồng 1 Tháng 2 Âm lịch hàng năm tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn để tưởng nhớ Bàn Vương – ông tổ của người Dao, có công dạy cách săn bắt, hái lượm, dệt vải, trồng lúa nương. Lễ hội được tổ chức với các hoạt động văn hóa đặc trưng như: Nhảy lửa, múa kadong, múa rùa,…

Nhảy lửa tại Lễ hội Bàn Vương.

     Ẩm thực Ba Chẽ: nổi tiếng với các món ăn truyền thống được đồng bào dân tộc nơi đây chế biến từ các sản vật địa phương như cá suối, ốc khe, xôi ngũ sắc, măng mai, khau nhục…

Trung tâm TTXTDL Quảng Ninh

Giới thiệu khái quát huyện Ba Chẽ

Ba Chẽ là huyện miền núi thuộc khu vực Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh [cách thành phố Hạ Long hơn 80 km đi theo đường Quốc lộ 18A từ Hạ Long đi Móng Cái], có tọa độ địa lý từ 20o7’40” đến 21o23’15” Vĩ độ Bắc 107o58’5” đến 107o22’00” độ Kinh Đông.

Ba Chẽ có tổng diện tích tự nhiên là 60.855,56 ha [chiếm 10% diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh], trong đó đất lâm nghiệp 55.285,29ha, chiếm tới hơn 91% diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp 1.348,64 ha.

Phía Bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn; Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ, thành phố Cẩm Phả; Phía Đông giáp huyện Tiên Yên; Phía Tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

Huyện Ba Chẽ tuy không nằm trên đường Quốc lộ 18A nhưng trên địa bàn huyện có 04 tỉnh lộ đi qua: Tỉnh lộ 330: Hải  Lạng – Ba Chẽ – Lương Mông – Sơn Động [Bắc Giang]; Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm [Ba Chẽ] – Kỳ Thượng [Hoành Bồ]; Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ – Mông Dương [Cẩm Phả]; Tỉnh lộ 330B: Nam Sơn – Cầu Ba Chẽ phục vụ cho nhu cầu giao lưu kinh tế – xã hội của huyện với các địa phương lân cận. Tỉnh lộ 329, đường Cửa Cái – Cái Gian đã được đầu tư tạo thuận lợi cho thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại TP. Cẩm Phả và TP. Hạ Long.

Ba Chẽ có địa hình núi non trùng điệp chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ [Cao nhất là núi Khau Giang cao trên 900m ở phía tây huyện]. Huyện nằm trong cánh cung Bình Liêu – Đông Triều, các dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Ba Chẽ có địa hình dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất tạo thành các thung lũng hẹp và các con suối, sông lớn nhỏ.

Độ cao trung bình của Ba Chẽ từ 300m – 500m so với mực nước biển. Đất có độ dốc lớn, phần lớn trên 20o. Chủ yếu là đất dốc nên người dân Ba Chẽ sống chủ yếu bằng nghề lâm nghiệp [phát triển kinh tế rừng]. Đất nông nghiệp rất hẹp và manh mún, chủ yếu là các thung lũng dưới chân núi có thể cấy lúa nước, còn phần lớn là ruộng bậc thang và đất đồi trồng lúa nương, sắn, ngô, khoai. Đồng thời với địa hình dốc thoải ở một số khu vực thuộc các xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn là điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

Đặc điểm Khí hậu, thời tiết

Ba Chẽ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm mưa nhiều. Theo số liệu của Trạm Dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh thì khí hậu Ba Chẽ có những đặc trưng sau.

– Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 210C – 230C, về mùa hè nhiệt độ trung bình dao động từ 260C – 280C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,60C vào tháng 6. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình dao động từ 120C – 160C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt tới 10C.

– Độ ẩm không khí: Tương đối trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao nhất vào tháng 3, 4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%. Do địa hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí tương đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm không khí thấp hơn. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.

– Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285mm. Năm có lượng mưa lớn nhất là 4.077mm, nhỏ nhất là 1.086mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không đồng đều trong năm, phân hóa theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là: Mùa mưa nhiều và mùa mưa ít.

+ Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7 [490mm].

+ Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 [27,4mm].

– Lũ: Do đặc điểm của địa hình, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm cao [trên 2.00mm], mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối lưu vực ngắn, thực vật che phủ rừng thấp, vì thế mùa mưa kéo dài lượng nước mưa vượt quá khả năng trữ nước của rừng và đất rừng thì xuất hiện lũ đầu nguồn gây thiệt hại từ vùng núi đến vùng hạ lưu theo một phản ứng dây truyền, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế – xã hội trong khu vực. Mực nước lũ có năm cao 5-6m, lũ mạnh cuốn trôi những gì có trên dòng sông chảy làm tắc giao thông, gây thiệt hại lớn đến tài sản và hoa màu của nhân dân.

– Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.600 – 1.700h/năm nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và 3.

– Gió: Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam:

+ Gió Đông Bắc: Thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Bắc và Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 – 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 – 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5 – 6, thời tiết lạnh, giá rét ảnh hưởng tới mùa màng, gia súc và sức khỏe con người.

+ Gió Đông Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Nam và Đông Nam tốc độ gió trung bình cấp 2 – 3.

Điều kiện khí hậu của Ba Chẽ cho phép phát triển cả các cây trồng nhiệt đới và cây trồng ôn đới [ở vùng đồi núi] tạo ra sự đa dạng các sản phẩm nông nghiệp… đáp ứng nhu cầu thị trường nhất là các khu vực công nghiệp, đô thị./.

Hệ động, thực vật

Hệ động vật: Có khoảng 250 loài động vật hoang dã, trong đó: thú: 8 bộ, 22 họ, 59 loài; chim: 18 bộ, 44 họ, 154 loài; bò sát, lưỡng thê gồm: 37 loài [trong đó bò sát 15 loài, lưỡng thê 22 loài].

– Hệ thực vật Ba Chẽ có 1.027 loài, 80 họ và 6 ngành, một số ngành lớn như: Ngành mộc lan [Magnolio phyta]: 951 loài; Ngành dương xỉ [Polypodiophyta]: 58 loài; ngành thông [Pinophyta]: 11 loài.

 Trong tổng số 1027 loài thực vật được thống kê ở Ba Chẽ, danh sách các loài cây dược liệu đã được điều tra của Bộ Y tế có tới 30 loài dược liệu có giá trị cao như Ba kích, Trà hoa vàng, Quế, lan kim tuyến, nấm lim xanh, Cát sâm, Sâm cau đỏ, Đẳng Sâm, Hà thủ ô đỏ, Địa liền… Vì vậy Ba Chẽ có tiềm năng rất lớn để thành lập một vườn bảo tồn cây dược liệu có giá trị nhằm phát triển vùng nguyên liệu thảo dược phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên của Ba Chẽ độc đáo và mức độ đặc hữu cao và còn chưa khám phá hết. Từ lâu đời, người dân huyện Ba Chẽ đã tự thu hái các cây dược liệu quý ngoài tự nhiên như ba kích tím, Trà hoa vàng, nấm lim xanh, sâm cau đỏ, cát sâm, lan kim tuyến … để sử dụng hoặc thương mại hóa. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguồn tài nguyên vô giá này đang bị cạn kiệt, suy giảm thành phần loài, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp dẫn đến nơi sinh sống của các loài đặc hữu, dược liệu quý bị đe dọa.

Việc bảo tồn dược liệu tại Ba Chẽ chưa được thực hiện một cách bài bản và quan tâm đúng mức; chưa có sự gắn kết trong bảo tồn và phát triển nên việc bảo tồn chỉ thực hiện ở mức độ nhỏ lẻ, không có tính bền vững; Hiện chưa có đánh giá,  kiểm kê chuyên sâu số lượng cây thuốc và hiện trạng trên địa bàn huyện. Nếu được đưa vào khai thác một cách có hệ thống kèm theo kiểm soát quần thể và có sự quản lý chặt chẽ có thể tạo ra một lượng hàng hóa có giá trị khá lớn, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Dân số và các thành phần dân tộc

Huyện Ba Chẽ có tổng 5.297 hộ dân, với dân số 22.188 người [tính đến hết ngày 31/12/2017 theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện].

Huyện Ba Chẽ gồm 10 dân tộc anh em [Dao, Tày, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Cao Lan, Mường, Thái] cùng sinh sống tại 74 thôn, khe bản, khu phố thuộc 07 xã và 01 thị trấn trên địa bàn huyện.

Dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn với trên 80,3% [17.828 người], trong đó dân tộc Dao chiếm 44,1%, Kinh 19,6%, Sán Chỉ 18,3%, Tày 16,3%, còn lại là các dân tộc khác.

Huyện có diện tích lớn, nhưng dân số ít nên Ba Chẽ là một trong những huyện có mật độ dân số bình quân thấp nhất tỉnh Quảng Ninh [36,4 người/km2 ]; trình độ dân trí không đồng đều./.

Sông Ba Chẽ và Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện

Sông Ba Chẽ với chiều dài trên 80km chảy theo suốt chiều dài của huyện chính là sông lớn nhất trong hệ thống sông suối Ba Chẽ. Đoạn thượng lưu rất dốc, nhiều ghềnh thác. Từ thị trấn Ba Chẽ ra biển, lòng sông rộng dần. [Cửa sông Ba Chẽ gặp cửa sông Tiên Yên ở phía bắc và gặp cửa sông Voi Lớn ở phía nam. Chỗ gặp gỡ ba cửa sông – Ba Chẽ sông – chính là gốc tên Ba Chẽ. Cửa sông Ba Chẽ lớn nhất là Cửa Cái và đoạn hạ lưu sông Ba Chẽ có tên sông Cửa Cái].

Ba Chẽ còn có nhiều suối lớn như suối Quánh, suối Luông, Suối Đoắng, suối Cổng, khe Lọng, khe Hổ và suối Nam Kim:

– Hệ thống sông Quánh bắt nguồn từ huyện Hoành Bồ chảy qua phía Nam xã Minh Cầm, chảy theo hướng Bắc đổ vào sông Ba Chẽ dài 85km [đây là nhánh bắt đầu nguồn chính của sông Ba Chẽ].

– Hệ thống sông Đoáng bắt nguồn từ phía Nam xã Đạp Thanh chảy về hướng Bắc, đổ vào sông Ba Chẽ dài 80km.

– Hệ thống sông Làng Cổng từ phía Nam xã Đồn Đạc, chảy về phía Bắc đổ vào sông Ba Chẽ dài 95km.

– Hệ thống suối Khe Hương, Khe Lầy, Khe Liêu, Khe Buông, Khe Tráng bắt nguồn từ phía Tây xã Lương Mông đổ vào sông Ba Chẽ dài 150km.

– Hệ thống suối Khe Lạnh từ phía Bắc xã Thanh Lâm, chảy về phía Nam đổ vào sông Ba Chẽ dài 75km.

– Hệ thống suối Khe Nháng cũng chảy từ phía Bắc xã Thanh Lâm theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ, dài 70km.

– Suối Khe Tâm chảy từ phía Bắc xã Nam Sơn theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ dài 75km.

Do có hệ thống sông suối chằng chịt nên vào mùa mưa [nhất là vào tháng 8, tháng 9] thường xảy ra lũ lụt. Tại Thị trấn Ba Chẽ mực nước sông Ba Chẽ có năm dâng cao tới 5 – 6m [trận lũ lịch sử năm 2008] gây thiệt hại nặng nề cho huyện. Gần đây do việc khai thác rừng bừa bãi cho nên nguồn sinh thủy bị ảnh hưởng, lượng nước rất hạn chế.

Hầu hết các xã đều có đập nước trên các con suối, kèm theo là hệ thống kênh mương dâng nước tưới cho lúa và hoa màu. Ngoài các sông suối, nhân dân Ba Chẽ có thể tận dụng nguồn nước bằng cách đào giếng phục vụ sinh hoạt.

Nhìn chung chất lượng nước ở Ba Chẽ trong và tương đối sạch, PH trung tính đạt yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. Nước trên các suối qua xử lý sẽ đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.

Do đặc điểm cấu tạo của địa hình tự nhiên đã tạo được ra nhiều các con sông, suối trên địa bàn huyện. Trong đó có sông Ba Chẽ là một trong những con sông lớn nhất tỉnh Quảng Ninh. Với hệ thống các sông, suối được thiên nhiên tạo hoá rất đa dạng, phong phú nên đã tạo ra được nhiều thác nước đẹp như: Thác Trúc, thác Khe Lạnh, thác Khe Ngại – xã Nam Sơn; Thác Đá Vuông, thác Sông Cổng, thác Khe O – xã Đồn Đạc; Thác Khe Lào, Thác Khe Xoong – xã Thanh Lâm;  Thảo nguyên Khe Lầy – xã Đạp Thanh rất phù hợp với các điều kiện để phát triển được các điểm du lịch sinh thái./.

Tài nguyên rừng và đất rừng

Ba Chẽ có tổng diện tích tự nhiên là 60.855,56 ha [chiếm 10% diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh], trong đó đất lâm nghiệp 55.285,29ha, chiếm tới hơn 91% diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp 1.348,64 ha.

Rừng tự nhiên ở Ba Chẽ phát triển rất phong phú về chủng loại và có khả năng tái sinh nhanh, vì Ba Chẽ có độ ẩm khá cao. Đất trống chỉ bảo vệ, khoanh nuôi sau 3 năm sẽ tái sinh thành rừng tự nhiên. Trữ lượng gỗ hiện nay có [trên 200 ngàn m3] nhưng nếu khoanh nuôi bảo vệ tốt rừng sẽ phục hồi nhanh chóng.

Cây dược liệu Ba kích – một trong những đặc sản nổi tiếng của huyện Ba Chẽ  

Ba Chẽ còn là nơi phân bố tập trung các loại rừng tre nứa, dóc, vầu có thể khai thác làm nguyên liệu công nghiệp giấy, làm ván sàn tre và xây dựng. Dưới tán rừng còn có các loại lâm sản làm dược liệu như Ba Kích tím, Trà hoa vàng, Đẳng Sâm, Sa Nhân… và các loại song, mây, ràng ràng có giá trị làm nguyên liệu cho ngành mây tre đan xuất khẩu.

Trên diện tích đất nhiều vùng có khả năng phát triển trồng rừng và các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cây Sưa, Chùm ngây, Dó bầu….

Phần lớn diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn huyện đã giao cho các tổ chức, doanh nghiệp, HTX, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn để thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng nên rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế rừng và bảo tồn, phát triển cây dược liệu./.

Tài nguyên khoáng sản

Theo Quyết định số 1351/QĐ-UBND ngày 12/5/2010 của UBND tỉnh “Về việc phê duyệt tại trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò mỏ sét gạch ngói tại thôn Làng Mới, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ của Công ty TNHH MTV sản xuất công nghiệp Tiến Đạt – HTĐ” thì trữ lượng [tính đến 31/12/2009] trên diện tích 73 ha, bao gồm:

+ Thân sét 1 [Lớp sét phong hoá hoàn toàn]: tổng trữ lượng 3.259.318 m3; trong đó trữ lượng cấp 121 là 572.505 m3; cấp 122 là 2.686.813 m3; trữ lượng tính đến độ sâu – 8m.

+ Thân sét 2 [Lớp sét phong hoá dở dang]: tài nguyên cấp 333 là 8.250.315 m3; trữ lượng tính đến độ sâu – 24 m.

  1. Đối với mỏ đá Bắc Cáy, Đồn Đạc.

– Quy hoạch mỏ diện tích 8,0 ha; Trong đó diện tích khai thác: 5,7 ha.

– Loại đá: Đá ryolit dùng làm vật liệu xây dựng thông thường

– Công suất khai thác 48 ngàn m3/năm. Tổng trữ lượng địa chất khai thác là 370.000 m3.

Quy hoạch mỏ tại xã Thanh Sơn, diện tích 15 ha, trữ lượng khai thác 400.000 m3.

Lịch sử huyện Ba Chẽ

Ngày 04/10/1946, tại gốc đa lớn trước Đình Làng Dạ trước sự chứng kiến của hàng trăm đồng bào đại diện cho nhân dân các xã, các dân tộc huyện về dự mít tinh, Ủy ban Hành chính kháng chiến huyện Hải Chi [huyện Ba Chẽ ngày nay] chính thức được thành lập.

Những năm 1940 – 1945, trong lúc nhân dân cả nước đang tích cực chuẩn bị lực lượng để tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành độc lập thì nhân dân Ba Chẽ vẫn trong cảnh đêm trường mịt mùng vừa chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, vừa phải đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân phong kiến. Ngày 02/9/1945, khi đồng bào cả nước hân hoan lắng nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa này là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại vườn hoa Ba Đình Hà Nội, thì đồng bào các dân tộc thuộc khu vực phía Bắc tỉnh Hải Ninh [nay là tỉnh Quảng Ninh] trong đó có huyện Hải Chi [nay là huyện Ba Chẽ] vẫn tiếp tục đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân.

Tháng 9/1945, ngoài ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân Ba Chẽ chịu thêm áp lực của quân đội Tưởng tràn qua biên giới Việt – Trung kéo theo bọn Việt Cách do Vũ Kim Thành, Nguyễn Ái, Nghiêm Kế Tổ cầm đầu tràn vào Ba Chẽ và một số nơi trong Tỉnh.

Tháng 02/1946, để hỗ trợ phong trào đấu tranh cách mạng của khu vực, Khu ủy đã cử một đoàn cán bộ gồm 8 người do đồng chí Nguyễn Hải [Bí danh là Hải Chi] trưởng Ban cán sự tỉnh Quảng Yên phụ trách ra hoạt động ở địa bàn biên giới quan trọng này. Do bị lộ bí mật, đoàn cán bộ đã bị bọn Việt Cách bắt giữ, chúng dùng mọi cực hình tra tấn dã man các đồng chí trong đoàn, một số đồng chí đã hy sinh anh dũng, trong đó có đồng chí Nguyễn Hải, người Bí thư đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Quảng Yên sau cách mạng tháng 8/1945. Đây là một tổn thất to lớn của Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh Quảng Yên – Hải Ninh trong thời kỳ đấu tranh bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng.

Tại huyện Ba Chẽ, bọn Việt Cách tiến hành dựng cờ, lập căn cứ, giả danh cách mạng, nói xấu Việt Minh, tuyên truyền chủ nghĩa Tam Dân [Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc] cho các đối tượng người Hoa và lực lượng lính khố xanh ở Đồn Ba Chẽ nhằm mục đích lôi kéo, chống phá chính quyền cách mạng Ba Chẽ.

Cùng thời gian này, Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Hải Ninh được thành lập. Tỉnh bộ Việt Minh đã cử đồng chí Hoàng Minh Huấn về xã Đồng Thắng liên lạc với đồng chí Vi Xuân Thịnh, Nguyễn Đức Khoa, Bế Phúc Lợi gấp rút tiến hành gây dựng lực lượng chuẩn bị điều kiện thành lập chính quyền cách mạng Ba Chẽ [đơn vị duy nhất trong tỉnh chưa giành được chính quyền]. Đồng thời, đồng chí đã trực tiếp đi khảo sát tình hình ở các xã Thanh Lâm, Đạp Thanh, Đồng Thắng và đi tới thống nhất thành lập chính quyền cách mạng lấy tên là Hải Chi [huyện Ba Chẽ ngày nay]. Châu Hải Chi gồm 13 xã: Thanh Lâm, Đồn Đạc, Nam Sơn, Tam Hỷ, Đồng Rui, Hà Gián [thuộc tổng Thành Đạt, Châu Cẩm Phả]; xã Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh [thuộc tổng Dương Huy, Châu Hoành Bồ]; xã Hữu Sản, Lâm Ka, Thái Bình [thuộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang]; xã Đồng Thắng [thuộc Châu Tiên Yên]. Trụ sở của Châu Hải Chi được đặt tại Nha Bang Tá thôn Làng Dạ, xã Thanh Lâm.

Ngày 04/10/1946, tại gốc đa lớn trước Đình Làng Dạ trước sự chứng kiến của hàng trăm đồng bào đại diện cho nhân dân các xã, các dân tộc huyện về dự mít tinh, Ủy ban Hành chính kháng chiến huyện Hải Chi [huyện Ba Chẽ ngày nay] chính thức được thành lập. Sau lời khai mạc của đồng chí Hoàng Minh Huấn – Ủy viên Tổng bộ Việt Minh, ông Vi Xuân Thịnh – Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến huyện Hải Chi đã đọc lời tuyên thệ hứa quyết tâm lãnh đạo đồng bào các dân tộc kháng chiến đến cùng đánh đuổi thực dân, Đế quốc và bọn phản cách mạng. Kể từ đây, tên Hải Chi chính thức được ghi trong bản đồ hành chính tỉnh Hải Ninh, huyện Hải Chi chính thức được thành lập.

Đầu năm 1951 huyện Hải Chi hợp nhất với huyện Đình Lập [tỉnh Lạng Sơn] lấy tên là huyện Đình Hải do đồng chí Vi Xuân Thịnh làm Chủ tịch. Năm 1954 huyện Đình Hải tách làm hai, phần đất cũ của huyện Hải Chi lấy tên là huyện Ba Chẽ.

Trong suốt thời kỳ lịch sử 1945 – 1954 chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, quân và dân huyện Ba Chẽ đã đoàn kết một lòng, kiên cường bám đất, bám làng cần cù lao động sản xuất và anh dũng chiến đấu giành được nhiều chiến công vẻ vang giữ vững căn cứ địa kháng chiến góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy Năm Châu, chấn động địa cầu chấm dứt ách đô hộ hàng trăm năm của thực dân Pháp, cùng cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Ghi nhận thành tích chiến thắng gian khổ, hy sinh của quân và nhân dân các dân tộc huyện nhà. Năm 1967, huyện Ba Chẽ vinh dự được Bác Hồ phong tặng danh hiệu “Huân chương lao động hạng Ba”.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc huyện Ba Chẽ đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng thi đua lập thành tích trong sản xuất, chiến đấu, cùng cả nước chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến Miền Nam đánh Mỹ. Bằng khẩu hiệu:“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; “Tất cả vì Miền Nam thân yêu”, … Nhân dân Ba Chẽ đã góp phần cùng nhân dân cả nước đánh thắng Đế quốc Mỹ xâm lược bằng chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, cả nước chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc, do địa thế và truyền thống đánh giặc kiên cường của các dân tộc huyện Ba Chẽ xứng đáng là căn cứ địa, là hậu phương vững chắc của tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh biên cương, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Năm 2001 huyện Ba Chẽ được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”; năm 2006 đón nhận “Huân chương lao động hạng Ba”; năm 2016 huyện Ba Chẽ tiếp tục vinh dự đón nhận “Huân chương lao động hạng Nhất” do Chủ tịch nước trao tặng. Năm 2003, Đình Làng Dạ, xã Thanh Lâm đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh và hiện nay đã được đầu tư xây dựng khang trang. Hàng năm, cứ vào dịp đầu Tháng Giêng, nhân dân các dân tộc xã Thanh Lâm lại tổ chức Lễ hội Đình Làng Dạ nhằm ôn lại sự kiện lịch sử quan trọng – ngày thành lập huyện Hải Chi [tiền thân của huyện Ba Chẽ ngày nay].  

Phát huy truyền thống quê hương Ba Chẽ anh hùng. Dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ Tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, các sở, ban ngành của Tỉnh, sự lãnh đạo trực tiếp của BCH Đảng bộ huyện diện mạo của quê hương Ba Chẽ được đổi thay từng ngày, kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và phát huy thế mạnh của địa phương rừng và đất rừng; hệ thống giao thông được nối liền thông suốt từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã trong huyện và nối liền với các huyện bạn Sơn Động – Bắc Giang; Tiên Yên bằng tuyến đường Tỉnh lộ 330. Hệ thống trường lớp được kiên cố hoá cao tầng; các công sở thuộc huyện và các xã từng bước được đầu tư nâng cấp hoàn thiện; 100% các thôn bản thuộc các xã có điện lưới quốc gia và được xem truyền hình của Trung ương; Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững; các phong trào văn hoá văn nghệ – TDTT được duy trì phát triển; đời sống kinh tế được nâng lên rõ rệt đã góp phần khẳng định tôn vinh truyền thống về lịch sử anh hùng của quê hương Ba Chẽ tiếp tục vững bước đi lên con đường đổi mới và hội nhập theo chủ trương đường lối đổi mới của Đảng, tiếp tục xây dựng quê hương Ba Chẽ ngày càng giàu đẹp văn minh./. 

Video liên quan

Chủ Đề