Nước có những quá trình biến đổi nào vì sao

3. Trong các quá trình sau đây quá trình nào xảy ra hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học? Giải thích

a, Khi đánh diêm que diêm bùng cháy.

b, Hòa tan mực vào nước.

c, Trứng để lâu ngày bị thối,

d, Khi đun nước ấm sôi thấy có hơi nước bốc lên.

đ, Làm nước đá trong tủ lạnh.

e, Khi nấu canh cua thì gạch cua nổi lên.

g, Thức ăn để lâu ngày bị ôi, thiu.


a, Khi đánh diêm que diêm bùng cháy. -> hiện tượng hóa học vì đầu que diêm biến đổi thành chất khác có màu đen.

b, Hòa tan mực vào nước. -> hiện tượng vật lí vì mực chỉ loãng ra chứ không tạo thành chất mới

c, Trứng để lâu ngày bị thối. -> hiện tượng hóa học vì protein trong trứng bị biến đổi thành chất khác

d, Khi đun nước ấm sôi thấy có hơi nước bốc lên. -> hiện tượng vật lí vì đây chỉ là sự thay đổi trạng thái của nước từ thể lỏng sang khí.

đ, Làm nước đá trong tủ lạnh. -> hiện tượng vật lí vì đây chỉ là sự thay đổi trạng thái của nước từ thể lỏng sang rắn.

e, Khi nấu canh cua thì gạch cua nổi lên. -> hiện tượng hóa học vì gạch cua có thành phần chủ yếu là protein khi ở nhiệt độ cao sẽ làm chúng biến tính thay đổi cấu trúc không gian nên tụ lại thành mảng và nổi lên. 

g, Thức ăn để lâu ngày bị ôi, thiu. -> hiện tượng hóa học vì thức ăn là hợp chất hữu cơ nên để lâu ngày vi khuẩn nấm mốc phát triển biến đổi thức ăn thành chất khác có mùi hôi và không có lợi cho sức khỏe

Biến đổi vật lí quan trọng hơn vì ở khoang miệng là chủ yếu vì để giúp thức ăn mềm , nhuyễn, dễ nuốt, thẫm đẫm nước bọt, giúp thức ăn dễ đưa xuống các cơ quan khác của ống tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các biến đổi lí hóc và hóa học xảy ra ở các cơ quan đó.

Sự biến đổi chất thường xuyên diễn ra xung quanh chúng ta. Hôm nay, hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN khám phá xem sự biến đổi chất là gì, hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học trong quá trình biến đổi chất là như nào và cách phân biệt chúng.

Sự biến đổi chất

Sự biến đổi chất là gì?

Sự biến đổi chất là sự thay đổi về thể, trạng thái của một chất hay có sự biến đổi từ chất này sang chất khác.

Nước có 3 thể là: Rắn, lỏng, khí đây được gọi là sự biến đổi chất

Các sự biến đổi của chất

Hiện tượng vật lý là gì?

Hiện tượng vật lý là hiện tượng mà chất biến đổi nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Chỉ thay đổi về hình dạng, kích thước, trạng thái nhưng không có sự xuất hiện của chất mới.

Ví dụ: Nước ở nhiệt độ bình thường tồn tại ở dạng lỏng. Nước trên 100 độ C chuyển sang dạng khí và dưới 0 độ C chuyển thành dạng rắn.

Hiện tượng vật lý là hiện tượng mà chất biến đổi nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu

Hiện tượng hóa học là gì?

Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác. Hiện tượng hóa học thường gắn liền với các phản ứng hóa học.

Ví dụ: Khi làm bánh bao, người ta thường cho bột nở có công thức hóa học là [NH_{4}HCO_{3}] vào bột mì.

Trong quá trình nướng bánh, với tác dụng của nhiệt độ [NH_{4}HCO_{3}] có sự biến đổi, phân hủy thành các chất [NH_{3}] + [CO_{2}] + [H_{2}O]. Chính điều này đã khiến bánh bao nở to, xốp hơn.

Như vậy, trong quá trình trên đã có sự xuất hiện của các chất mới khác hoàn toàn so với chất ban đầu nên nó chính là hiện tượng hóa học.

Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác

Dấu hiệu phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý

  • Dấu hiệu cơ bản nhất để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý chính là sự xuất hiện chất mới. Trong hiện tượng hóa học thì sẽ có một hoặc nhiều chất mới được xuất hiện thay thế cho chất cũ. Ngược lại, đối với hiện tượng vật lý, hoàn toàn không có chất mới được sinh ra mà chỉ có sự biến đổi về kích thức, hình dạng, trạng thái của vật.
  • Bên cạnh đó, hiện tượng hóa học thì gắn liền với các phản ứng hóa học còn hiện tượng vật lý thì không có phản ứng hóa học xảy ra mà chỉ có phản ứng cơ học.

Bài tập

Bài tập 1: Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lý. Giải thích.

a] Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc [khí lưu huỳnh đioxit]

b] Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

c] Trong lò nung vôi, canxi cacbonat chuyển thành vôi sống [canxi dioxit] và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

d] Cồn để trong lọ không khí bay hơi.

Hướng dẫn:

a] Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc [khí lưu huỳnh đioxit] là hiện tượng hóa học.

Vì lưu huỳnh có công thức hóa học ban đầu là S, khi cháy trong không khí đã tạo ra khí mới có mùi hắc là lưu huỳnh đioxit [công thức hóa học là [SO_{2}]].

b] Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu là hiện tượng vật lý.

Vì thủy tinh khi được đun nóng chảy và thổi không biến đổi thành chất khác mà chỉ thay đổi hình dạng và trạng thái.

c] Trong lò nung vôi, canxi cacbonat chuyển thành vôi sống [canxi dioxit] và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài là hiện tượng hóa học.

Vì đã có sự xuất hiện của các chất mới là vôi sống [[CaO_{2}]] và khí cacbon đioxit [[CO_{2}]].

d] Cồn để trong lọ không khí bay hơi là hiện tượng vật lý.

Vì cồn bay hơi chỉ là có sự biến đổi từ thể lỏng sang thể khí chứ không biến đổi về chất.

Bài tập 2:

Khi đốt nến [làm bằng parafin], nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: trong không khí có oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.

Hướng dẫn:

Giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi là giai đoạn diễn ra hiện tượng vật lý. Vì trong giai đoạn này chỉ có sự biến đổi về trạng thái của parafin từ thể rắn sang thể lỏng và cuối cùng chuyển thành hơi.

Giai đoạn hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước là giai đoạn diễn ra hiện tượng hóa học. Vì trong giai đoạn này, parafin đã biến đổi thành khí cacbon đioxit và hơi nước.

Qua bài viết trên, chúng ta đã giải đáp được một số vấn đề về sự biến đổi chất, về hiện tượng hóa học, vật lý. Hy vọng các bạn đã có những giờ học bổ ích và lý thú cùng DINHNGHIA.COM.VN.

Đề bài

Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao?

Lời giải chi tiết

Hình

Trường hợp

Biến đổi

Giải thích

2

 Cho vôi sống vào nước

Hoá học

Vôi sống khi thả vào nước đã không giữlại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẽo quánh, kèm theo sự toả nhiệt.

3

 Xé giấy thành những mảnh vụn

Vật lý

Giấy bị cắt vụn vẫn giữ nguyên tính chất, không bị biến đổi thành chất khác.

4

 Xi măng trộn cát

Vật lý

Xi măng và cát thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và xi măng vẫn giữ nguyên, không đổi

5

 Xi măng trộn cát  và nước

Hóa học

Xi măng trộn cát và  nước thành vữa xi măng, tính chất hoàn toàn khác với tính chất của ba chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước

6

 Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ

Hoá học

Dưới tác dụng của hơi nước trong KK, chiếc đinh bị gỉ tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới

7

Thủy tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai, lọ, để nguội thành thủy tinh ở thể rắn

Vật lý

Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thủy tinh vẫn không thay đổi

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề