Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào Ta biến thành con tàu, thành tấm vé

SỞ GD & ĐT HÀ NỘITHPT KIM LIÊNĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1NĂM HỌC 2018 – 2019Môn thi: NGỮ VĂN 12Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đềMục tiêu:Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:- Kiến thức làm văn, tiếng Việt- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.- Kiến thức đời sống.Kĩ năng:- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.- Kĩ năng tạo lập văn bản [viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học].I. PHẦN ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]:Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:Anh viết thâu đêm, đánh vật với từng trangRồi thao thức không sao ngủ đượcKim đồng hồ tích tắc, tích tắcHai tiếng động nhỏ bé kiaHơn mọi ầm ào gầm thétLà tiếng động khủng khiếp nhất đối với con ngườiĐó là thời gianNó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lạiNhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuốiNhưng anh, anh chẳng sợ nó đâuThời gian – đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhauThời gian – đó là chiều dày những trang ta viếtBây giờ anh mới hiểu hết câu nói trong kịch Shakespeare:Tồn tại hay không tồn tạiKhông có nghĩa là sống hay không sốngMà là hành động hay không hành độngNhận thức hay không nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại với nó?Anh không băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành công hay thất bạiChỉ day dứt một điều: làm sao với những sự vật bình thườngNhững ngày tháng bình thườngNhư chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường [*]Ta biến thành con tàu, thành tấm véNhững ban mai lên đường.[Lưu Quang Vũ, Cho Quỳnh những ngày xa, dẫn theo thivien.net]Câu 1. Nhận biếtXác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. [0,5 điểm]Câu 2. Nhận biếtTheo tác giả, vì sao tiếng kim đồng hồ lại là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người? [0,5điểm]Câu 3. Thông hiểuHình ảnh tấm vé và con tàu trong câu thơ: Ta biến thành con tàu, thành tấm vé tượng trưng cho điềugì? [1,0 điểm]Câu 4. Thông hiểuAnh/chị hãy nêu lên 02 thông điệp được rút ra từ đoạn trích. [1,0 điểm]II. PHẦN LÀM VĂN [7,0 điểm]Câu 1 [2,0 điểm] Vận dụng caoHãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày về những nhận thức và hành động của bản thân đểsự sống trở nên có ý nghĩa.Câu 2: [5,0 điểm] Vận dụng cao…Nhớ gì như nhớ người yêuTrăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nươngNhớ từng bản khói cùng sươngSớm khuya bếp lửa người thương đi về.Nhớ từng rừng nứa bờ treNgòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.Ta đi ta nhớ những ngàyMình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…Thương nhau, chia củ sắn lùiBát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.Nhớ người mẹ nắng cháy lưngĐịu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô…[Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12 – Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 84]Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ với tâm trạng của người thanh niên khi đượcgiác ngộ lí tưởng cộng sản trong bài thơ Từ ấy [Tố Hữu] để nhận xét về khuynh hướng trữ tình –chính trị trong thơ Tố Hữu.----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.[//tailieugiangday.com – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết]Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾTI. PHẦN ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]:Câu 1.Phương pháp: căn cứ các phong cách ngôn ngữ đã họcCách giải:- Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuậtCâu 2.Phương pháp: căn cứ nội dung văn bảnCách giải:Vì:- Nó báo hiệu mỗi giây phút đi qua không trở lại- Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối.Câu 3.Phương pháp: phân tích, tổng hợpCách giải:Tượng trưng cho hành động lên đường, tiến lên phía trước.Câu 4.Phương pháp: phân tích, tổng hợpCách giải:Gợi ý:- Biết quý trọng thời gian- Không ngừng hành động- Trân trọng những hạnh phúc bình dị, nhỏ bé xung quanh mìnhII. PHẦN LÀM VĂN [7,0 điểm]+ Để có hành động đúng đắn còn người cần có nhận thức đúng đắn, tích cực. Hướng đến xây dựngcuộc sống lành mạnh cho bản thân và cho sự phát triển chung của xã hội- Mở rộng vấn đề: Phê phán những kẻ ngại hành động, không dám hành động hoặc hành động tùytiện, bốc đồng, thiếu suy nghĩ, vi phạm pháp luật, vi phạm những chuẩn mực chung của xã hội.Hành động đúng đắn phải xuất phát từ nhận thức đúng đắn, vì thế hành động phải có sự dẫn dắt củalí trí, đồng thời hành động cũng là một biểu hiện của phẩm chất, đức hạnh.- Bài học: Con người sống là phải hành động; hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ vì nhiều hànhđộng nhỏ tạo nên hành động lớn. Phải học hỏi để nâng cao nhận thức, hiểu biết; trau dồi phẩm chấtđạo đức để có những hành động đẹp.Câu 2.Phương pháp: phân tích, tổng hợpCách giải:• Giới thiệu tác giả, tác phẩm- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đường Cách mạng, đường thơ Tố Hữu gắnliền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam.- Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng chiếnchống thực dân Pháp [1946 – 1954]. Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiếnchống Pháp xâm lược, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi của dân tộc.• Phân tích đoạn thơ trênĐoạn thơ là hình ảnh Việt Bắc trong hồi tưởng của tác giả- Nhớ cảnh Việt Bắc thanh bình:Nhớ gì như nhớ người yêuTrăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nươngNhớ từng bản khói cùng sươngSớm khuya bếp lửa người thương đi về.Nhớ từng rừng nứa bờ treNgòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.+ Hình ảnh so sánh “như nhớ người yêu” thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm.+ Những hình ảnh gợi cảm đầy thi vị: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùngsương, bếp lửa, rừng nứa, bờ tre... gợi nhớ những vẻ đe ̣ p nên thơ rất riêng của miền rừng núi+ Những đi ̣ a danh ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê không chỉ trải dài trên bản đồ đi ̣ a lí của Việ tBắc;không chỉ đượ ckhắc ghi trong lịch sử Cách mạng- là nơi đã diễn ra nhiều chiến công oanh liệt; màcòn ghi dấu bao kỉ niê ̣m của người ra đi.- Nhớ những ngày khó khăn gian khổ nhưng đậm đà tình nghĩa:Ta đi ta nhớ những ngàyMình đây ta đó, đắ ng cay ngọt bùi…Thương nhau chia củ sắn lùiBát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùngBốn câu thơ là lời khẳng đi ̣ nh, khi chia xa người ra đi sẽ không bao giờ quên đi những tháng ngàygắn bó, ta với mình đã đồng cam cộng khổ, cùng chia sẻ đắngcay và cùng chung hưởng ngọt bùi. Tác giả đa ̃ cu ̣ thể hóa sư ̣ đồng cam cộ ng khổ ấy bằng hìnhảnh “chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”.- Nhớ người mẹ Việt Bắc:Nhớ người me ̣ nắ ng cháy lưngĐi ̣ u con lên rẫy, bẻ từng bắp ngôHình ảnh người mẹ hiện ra trong bối cảnh nắng cháy lưng, vẫ nđị ucon lên rẫ ylàm việ c, cần mẫnchăm chỉ bẻ từng bắ p ngô... đa ̃ gợi ra sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của những bà me ̣trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng.• Liên hệ với tác phẩm Từ ấy*Giới thiệu về bài thơ “Từ ấy”:- Bài thơ Từ ấy thuộc phần Máu lửa của tập Từ ấy, tập thơ đầu tay của Tố Hữu gồm 3 phần “Máulửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng” ghi lại ba chặng đường trưởng thành của Tố Hữu trong đấu tranhcách mạng. Tập thơ là tiếng hát hân hoan nồng nhiệt của một thanh niên trí thức khát khao lẽ sống,say mê lí tưởng, hăng hái đấu tranh cách mạng.- Bài thơ được viết vào thời điểm đặc biệt trong cuộc đời Tố Hữu: được đứng trong hàng ngũ củaĐảng Cộng sản tháng 7 – 1938.*Phân tích tâm trạng của người thanh niên:- Vui sướng khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản- Nhận thức mới về lẽ sống- Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm giai cấp của người cộng sản trẻ tuổi• Nhận xét về khuynh hướng thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu- Chủ đề thường đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, niềm vui lớn, lẽ sống lớn- Được chuyển tải bằng một giọng điệu ngọt ngào, chân thành

Bạn đang muốn tìm các câu hỏi xoay quanh bài thơ Cho Quỳnh những ngày xa trong tập Những bông hoa không chết [2008]. Dưới đây THPT Sóc Trăng xin đưa ra bài tổng hợp các câu hỏi Đọc hiểu Cho Quỳnh những ngày xa đã xuất hiện trong các bài thi, bài kiểm tra:

Đề đọc hiểu Cho Quỳnh những ngày xa – Lưu Quang Vũ

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6:

Anh viết thâu đêm, đánh vật với từng trang

Bạn đang xem: Đề đọc hiểu Cho Quỳnh những ngày xa

Rồi thao thức không sao ngủ được

Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc

Hai tiếng động nhỏ bé kia

Hơn mọi ầm ào gầm thét

Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người

Đó là thời gian

Nó báo hiệu mỗi giây phút qua đi không trở lại

Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối

Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu

Thời gian – đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau

Thời gian – đó là chiều dày những trang ta viết

Bây giờ anh mới hiểu hết câu nói trong kịch Sêcxpia:

Tồn tại hay không tồn tại

Không có nghĩa là sống hay không sống

Mà là hành động hay không hành động

nhận thức hay không nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó?

Anh không băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành công hay thất bại

Chỉ day dứt một điều: làm sao với những sự vật bình thường

Những ngày tháng bình thường

Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường

Ta biến thành con tàu, thành tấm vé

Những ban mai lên đường.

[Trích “Cho Quỳnh những ngày xa”, Lưu Quang Vũ]

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2. Xác định giọng điệu chủ đạo của các câu thơ sau và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung:

“Tồn tại hay không tồn tại

…..

nhận thức hay không nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó?”

Câu 3. Theo anh [chị], điều tác giả muốn gửi gắm trong những câu thơ

“Anh không băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành công hay thất bại

Chỉ day dứt một điều: làm sao với những sự vật bình thường

Những ngày tháng bình thường” là gì?

Câu 4. Từ đoạn thơ trên hãy rút ra cho mình một bài học có ý nghĩa.

Câu 5: Đọc đoạn trích và chỉ ra những cảm nhận mới mẻ của nhà thơ Lưu Quang Vũ về thời gian.

Câu 6: Anh/chị có suy nghĩ gì về quan niệm của nhà thờ trong những câu thơ:

“Tồn tại hay không tồn tại 

Không có nghĩa là sống hay không sống 

Mà là hành động hay không hành động 

nhận thức hay không nhận thức, tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó?” 

Trả lời ngắn gọn trong 5-7 dòng.

——

Các em có thể thử làm ra giấy các câu hỏi rồi so sánh đối chiếu đáp án dưới đây:

Đáp án đọc hiểu Cho Quỳnh những ngày xa

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Biểu cảm.

Câu 2. 

– Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là: Cắt nghĩa – lí giải/ Trăn trở, suy tư.

– Tác dụng của giọng điệu trên là làm tăng tính triết lý, nhấn mạnh vào quan niệm về thời gian, về lẽ sống, thể hiện vẻ đẹp trí tuệ của tác giả.

Câu 3. 

– Vấn đề khiến ta trăn trở không phải là năng lực [có tài hay kém tài], cũng không phải là những kết quả không đạt được [thành công hay thất bại] mà là thái động sống, sự ứng xử  với những gì rất đỗi gần gũi, thân quen, bình dị [những sự vật bình thường], với từng khoảnh khắc thời gian bình thường trong cuộc sống hàng ngày.

– Cần biết trân trọng hạnh phúc giản dị đời thường.

Câu 4.

– Học sinh biết rút ra bài học có ý nghĩa. Ví dụ: biết quý trọng thời gian, biết trân trọng những điều nhỏ bé, bình dị xung quanh mình,..

– Nêu một cách ngắn gọn vì sao bản thân cho đó là bài học ý nghĩa. Ví dụ: vì thời gian một đi không trở lại, cuộc sống ngắn ngủi này rất đáng quý; nếu đánh mất đi thời gian là đánh mất đi tất cả; vì hạnh phúc của con người là bắt đầu từ những điều bình dị, bé nhỏ, có ý nghĩa với mình…

Câu 5. Cảm nhận của Lưu Quang Vũ về thời gian:

– Thời gian tuyến tính một đi không trở lại.

– Thời gian không phải là thời gian vật lí [ngày/ tháng/ năm] mà thời gian được đo bằng sự gắn bó trong tình cảm với người mình yêu [thời gian – chiều dài những ngày ta sống bên nhau] và sự cống hiến sức lực, tài năng cho cuộc đời [thời gian – chiều dày những trang ta viết]

Câu 6. Câu hỏi mở, thí sinh tự do trình bày suy nghĩ của mình. Có thể đồng ý/ không đồng ý với quan điểm của nhà thơ. Chú ý, dù đồng ý/ không đồng ý thí sinh cũng phải đưa ra lí lẽ thuyết phục. Giáo viên linh hoạt cho điểm.

Trên đây là một số câu hỏi đọc hiểu Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi mà THPT Sóc Trăng đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà và đừng quên tham khảo các đề đọc hiểu ngữ văn 12 mà THPT Sóc Trăng đã biên tập nhé!

Đề đọc hiểu Cho Quỳnh những ngày xa [Lưu Quang Vũ] với tuyển chọn những mẫu câu hỏi xoay quanh để hiểu rõ hơn suy nghĩ của tác giả.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề