Ảnh hưởng của việc lạm dụng thuốc kháng sinh

Lạm dụng thuốc kháng sinh, hậu quả khôn lường

    Việc lạm dụng thuốc kháng sinh khi kê đơn hoặc thói quen người dân tự mua thuốc điều trị khi mắc bệnh đã đẩy Việt Nam vào danh sách một trong những quốc gia có người bệnh kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Các nhà thuốc cũng dễ dàng bán thuốc kháng sinh mà không cần đơn thuốc của bác sĩ là thực trạng đáng báo động hiện nay. Bên cạnh đó, cũng có không ít trường hợp bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh khi không cần thiết.

Hình ảnh minh họa

    Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh [Bộ Y tế], kết quả khảo sát việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị cho thấy, nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc của người bán thuốc lẫn người dân đều rất thấp. Có đến 88% số dân ở thành thị, 91% số dân ở nông thôn sử dụng kháng sinh không có đơn của bác sĩ.

    Kháng sinh là một nhóm thuốc được sử dụng trước hết để chữa những bệnh do vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng diệt trực tiếp vi khuẩn hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn để tạo điều kiện cho hệ miễn dịch của cơ thể giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn. Việc sử dụng thuốc kháng sinh chưa hợp lý, lạm dụng thuốc... sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh phát triển, khiến cho thuốc kém hiệu quả và mất dần tác dụng. Đáng nói là tình trạng kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam ngày càng tăng. Do đó, việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm trùng huyết bị thất bại, dẫn đến tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn ngày càng gia tăng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các căn bệnh nguy hiểm như: Lao, sốt rét, nhiễm trùng huyết, tả, lỵ đang bị kháng thuốc rất nghiêm trọng.

    Các nghiên cứu cũng cho thấy, thuốc Paracetamol chính là thủ phạm số 1 của bệnh suy thận, nhất là những ai lạm dụng loại thuốc này, vì thuốc giúp hạ sốt khá an toàn, lại được bán khắp nơi không cần toa của bác sĩ. Bên cạnh đó, các loại thuốc kháng sinh khác như Streptomycin nếu uống liều cao cũng dễ bị điếc và suy thận.

Vừa qua, trong hội thảo “Miễn dịch ở trẻ em và các giải pháp tăng cường miễn dịch” diễn ra Bệnh viện Nhi Trung ương, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Hà – Phó trưởng bộ môn Nhi [Đại học Y Hà Nội] cho biết: “Việc lạm dụng kháng sinh dẫn đến các tác dụng không mong muốn như dị ứng, nhiễm độc thần kinh và kích ứng tiêu hóa".

Khi người bệnh bị nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh đúng liều bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, kháng sinh, ngoài việc diệt các vi khuẩn trong cơ thể còn diệt cả những vi khuẩn có lợi, đặc biệt ở đường hô hấp trên và đường ruột. Nếu những vi khuẩn có lợi này chết, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ bị suy giảm.

Hệ miễn dịch là cơ quan quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh. Bộ phận này khỏe mạnh giúp chuyển hóa những chất độc trong cơ thể bớt đi và đẩy chúng ra bằng nhiều con đường khác nhau.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, lạm dụng kháng sinh làm giảm số lượng cytokine [tế bào bạch cầu chống lại các tác nhân gây bệnh] và các hormone truyền dẫn quan trọng của hệ miễn dịch trong thời điểm bệnh nhiễm trùng tấn công.

Theo chuyên gia, lạm dụng thuốc kháng sinh gây nhiều tác hại với hệ miễn dịch của trẻ.


Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh quá liều làm suy yếu khả năng kháng vi khuẩn gây hại ở đường ruột và làm bạch cầu trung tính [neutrophil], một loại tế bào miễn dịch sẽ hoạt động kém hiệu quả khi chống lại các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm. Neutrophil đóng vai trò che chắn các cơ quan khi những vi sinh vật gây bệnh xâm nhập cơ thể, đặc biệt là trẻ em.

Chuyên gia khuyên, để kháng sinh không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể mà vẫn phát huy vai trò tác dụng tốt của thuốc, cha mẹ cần tuân thủ đúng nguyên tắc khi dùngcho con.Cụ thể, phụ huynh chỉ sử dụng kháng sinhkhi xác định trẻ bị bệnh do vi khuẩn gây ra.

Cha mẹ sử dụng kháng sinh cho trẻ đúng liều lượng, không tự động mua thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, trẻ cần được tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập vận động hàng ngày, tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng mỗi năm.

Năm 1928, loại kháng sinh đầu tiên là penicillin được tìm ra bởi nhà sinh học Scotland là Alexander Fleming. Thuốc đã cứu nhiều người khỏi cái chết do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, khi khoa học phát triển, nhiều loại kháng sinh ra đời, tình trạng kháng kháng sinh đang dấy lên lo ngại trên toàn thế giới.

Ngọc Thi

Munoglukan chứa beta [1.3/1.6]-D-Glucan hàm lượng cao chiết xuất từ nấm sò, dạng siro, bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại châu Âu, giúp tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ. Imunoglukan giúp giảm tỷ lệ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hạn chế việc dùng kháng sinh. Sản phẩm được chứng minh lâm sàng và có mặt hơn 30 quốc gia. Thông tin tại website hoặc facebook. Dược sĩ tư vấn 094 240 8866.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco [số 5 Láng Hạ, Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội]. Giấy phép quảng cáo số 1970/2015/XNQC-ATTP. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Kháng thuốc là tình trạng các vi khuẩn kháng lại các thuốc kháng sinh đã nhạy cảm với các vi khuẩn này trước đây. Vi khuẩn đề kháng có thể chịu được sự tấn công của các thuốc kháng sinh dẫn đến việc áp dụng các phương pháp, thuốc điều trị đặc hiệu sẽ trở nên không hiệu quả, nhiễm khuẩn kéo dài [thậm chí gây tử vong] và có thể lây lan cho người khác. Kháng thuốc là hệ quả tất yếu của quá trình sử dụng thuốc trong điều trị và đặc biệt gia tăng khi việc lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến hơn.

  1. LẠM DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ

 

Hầu hết bệnh nhân và thầy thuốc có suy nghĩ sai lầm khá phổ biến, khi bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng [sốt] là dùng kháng sinh - không chỉ dùng đơn kháng sinh mà có khi phối hợp 2 - 3 loại kháng sinh - điều trị bao vây, hy vọng là nhanh khỏi bệnh.

Mặc khác, người bệnh cũng tự ý [và dễ dàng] mua kháng sinh khi xuất hiện vài biểu hiện bất thường về sức khỏe [sốt, ho, sổ mũi... ] mà không cần biết có nhiễm khuẩn hay không, trẻ em thì có phải uống liều như người lớn không và uống trong thời gian bao lâu là hợp lý.

Điều này dẫn đến hậu quả là: nhiều bệnh sốt do virus được dùng kháng sinh, nhiều bệnh nội khoa có sốt không do nhiễm trùng vẫn được dùng kháng sinh...

Liệu trình điều trị bằng kháng sinh hoặc quá ngắn, bệnh nhân dùng kháng sinh chưa đủ liệu trình điều trị, thầy thuốc hoặc cả bệnh nhân thấy hết triệu chứng nhiễm trùng thì dừng sử dụng kháng sinh.

Liệu trình điều trị hoặc quá dài, bệnh viện thường kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh ở những bệnh nhân nằm viện lâu, bệnh nhiều cơ quan, bệnh nặng...

Phải dùng kháng sinh đủ thời gian, tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 05 ngày.

3. Phối hợp kháng sinh chưa đúng:

Trong nguyên tắc sử dụng kháng sinh, chỉ phối hợp kháng sinh trong các nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng do chủng vi khuẩn kháng thuốc, nhiễm trùng hỗn hợp, nhiễm trùng đa cơ quan để tăng khả năng điều trị, tăng khả năng diệt khuẩn, giảm độc tính của kháng sinh

4. Hệ thống xét nghiệm vi sinh ở các tuyến y tế chưa phát triển:

Hầu hết xét nghiệm vi sinh không phát triển nhiều ở tuyến huyện vì vậy khó cung cấp trực tiếp chỉ định kháng sinh theo kháng sinh đồ. Ngoài ra sự phối hợp giữa nhân viên xét nghiệm và bác sĩ lâm sàng chưa chặt chẽ, hầu hết bác sĩ lâm sàng chưa chú trọng đến kết quả xét nghiệm vi sinh.

5. Hệ thống quản lý sử dụng thuốc chưa đồng bộ:

Thiếu đội ngũ dược lâm sàng để giám sát, việc kiểm tra kê đơn thuốc kháng sinh còn ít và không thường xuyên. Nhà thuốc, quầy thuốc dễ dàng bán các loại kháng sinh mà không cần đơn thuốc của bác sĩ, thậm chí bệnh nhân chỉ cần mang đơn thuốc cũ, đơn thuốc của người quen hoặc bảo muốn mua kháng sinh là mua được.

II. Hậu quả:

1.      Gây lãng phí

Nhiều bệnh nhiễm khuẩn do virus thì không cần điều trị bằng kháng sinh, nếu dùng kháng sinh không có tác dụng sẽ là gây lãng phí.

2.      Không khỏi bệnh: 

Sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định gây lãng phí đồng thời còn không chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân.

3.    Chậm chẩn đoán và mất cơ hội cứu sống bệnh nhân:

Sử dụng kháng sinh sớm và không đúng chỉ định có khi gây khó khăn cho chẩn đoán bệnh.

4.    Tác dụng độc hại:

 Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết hoặc không đúng chỉ định có khi dễ bị gây phản ứng dị ứng, mẫn cảm, có khi bị phản ứng phản vệ nguy hiểm có thể chết người. Nhiều loại kháng sinh còn có tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng liều cao hoặc kéo dài có khả năng gây suy tủy.

5.    Tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn:

Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết dễ làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, do đó làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc, là hậu quả tai hại, rộng lớn và lâu dài cho toàn xã hội... Việc lạm dụng thuốc kháng sinh tạo nguy cơ lớn để chọn lọc càng nhiều biến chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Sự khám phá ra thuốc kháng sinh đã đưa lại nhiều lợi ích to lớn trong chăm sóc sức khỏe con người là giảm tỷ lệ tử vong và các biến chứng của các bệnh nhiễm khuẩn. Vì vậy cần phải sử dụng kháng sinh có hiệu quả để hạn chế sự kháng thuốc của vi khuẩn và những tác hại của kháng sinh đối với cơ thể. Mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ nguồn thuốc kháng sinh quý giá cho thế hệ mai sau

DS. Trần Quyền Trân

Video liên quan

Chủ Đề