Ăn nghĩa đen là gì

Không khó để bắt gặp những câu có nghĩa đen và nghĩa bóng trong đời sống thường ngày cũng như văn viết. Vậy thì nghĩa bóng, nghĩa đen là gì? Nó có phải là hiện tượng từ nhiều nghĩa? Cùng muahangdambao.com tìm hiểu trong bài viết chi tiết sau đây các bạn nhé!

Nghĩa đen là gì?

Nghĩa đen có thể hiểu là nghĩa đơn thuần, nghĩa trên bề mặt, được thể hiện thông qua 1 từ hay 1 câu nào đó. Nói cách khác thì đây là nghĩa ban đầu, nghĩa chính mà từ, câu đó muốn truyền đạt tới người tiếp nhận.

Bạn có biết nghĩa đen, nghĩa bóng là gì không?

Cũng có thể coi nghĩa đen là nghĩa gốc của từ hoặc câu nào đó và thông thường, người ta sẽ để ý đến nghĩa gốc trước tiên sau đó mới suy ngẫm về nghĩa bóng sâu xa ẩn sau đó.

Nghĩa bóng là gì?

Từ nghĩa đen của 1 từ hay 1 câu nào đó thì chúng ta có thể suy đoán ra nghĩa khác [tức là nghĩa được ẩn sau] trên cơ sở logic nào đó, thì gọi nó là nghĩa bóng. Thông thường, muốn tìm ra nghĩa bóng thì chúng ta phải đặt từ hoặc câu đó vào trong 1 hoàn cảnh cụ thể. Với cùng 1 từ, nhưng khi được kết hợp cũng như đặt trong các hoàn cảnh khác nhau thì chúng ta cũng sẽ có thể hiểu được theo những lớp nghĩa khác nhau.

Để hiểu được chính xác lớp nghĩa ẩn sau nghĩa đen là gì, đòi hỏi bạn phải có vốn hiểu biết nhất định về từ vựng, ngữ nghĩa của tiếng Việt. Bên cạnh đó là sự linh hoạt trong suy xét và ngữ cảnh cũng sẽ giúp chúng ta dễ dàng xác định được lớp nghĩa bóng hơn.

Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì?

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết từ nhiều nghĩa:

Chúng ta thường thấy một từ có thể có tương đối nhiều nghĩa được chuyển từ một nghĩa chính thì đây được gọi là hiện tượng từ nhiều nghĩa.

Tuy nhiên, một từ không nhất thiết phải có nhiều nghĩa.

Từ nào có thể được dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng hay biểu thị các khái niệm có trong thực tế thì cũng có thể được coi là từ nhiều nghĩa.

Hiện tượng từ nhiều nghĩa không giống nghĩa đen và nghĩa bóng

Ví dụ:

Tủ lạnh: Là 1 loại thiết bị vận hành bằng điện với nhiệm vụ là bảo quản thức ăn và làm đá. Từ này chỉ có một nghĩa gốc duy nhất và không có nghĩa chuyển nào khác.

Từ miệng lại có nhiều nghĩa khác nhau:

+ Cái miệng: Dùng để chỉ một bộ phận trên mặt của con người

+ Miệng ăn: Là từ chỉ bản thân một người hoặc cũng có thể là chỉ chi phí tiêu dùng trong gia đình.

*Lưu ý: Cần phân biệt rõ ràng nghĩa đen, nghĩa bóng của một từ với hiện tượng từ nhiều nghĩa:

Nghĩa đen, nghĩa bóng thường sẽ xuất hiện trong các câu ca dao, tục ngữ và phải được đặt trong hoàn cảnh cụ thể rõ ràng mới có thể hiểu được.

Còn hiện tượng từ nhiều nghĩa lại là từ nghĩa gốc để phát triển ra nhiều nghĩa chuyển khác nữa. Và nó có thể hiểu được trong nhiều hoàn cảnh khác; nghĩa chuyển sẽ không thay đổi theo các hoàn cảnh.

Ví dụ minh hoạ về nghĩa đen và nghĩa bóng

Ví dụ như câu Gần mực thì đen gần đèn thì rạng ta có thể hiểu như sau:

+ Nghĩa đen: Mực ở đây là 1 dung dịch đặc biệt để bơm vào bên trong ruột bút để có thể viết chữ, đèn thì là đồ vật để thắp sáng. Đen chỉ 1 màu sắc cụ thể là màu đen, rạng có nghĩa là sáng. Nghĩa đen của cả câu này là nếu bị mực dính vào tay thì sẽ có màu đen của mực, còn nếu ngồi gần đèn thì bạn sẽ được chiếu sáng.

+ Nghĩa bóng: Mực là chỉ những thứ xấu xa, không được lành mạnh cònđèn ẩn dụ cho những thứ tốt đẹp, sáng sủa. Nghĩa bóng được hiểu theo là nếu con người ở gần môi trường xấu sẽ bị ảnh hưởng bởi những cái xấu đó còn gần môi trường tốt đẹp thì bản thân sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Lưu ý: Một số từ mang nghĩa trung gian nhưng trong quá trình sử dụng thì lại đang dần chuyển sang từ có cả nghĩa bóng.

Ví dụ như từ đi: Nó chỉ đơn giản là 1 động từ ám chỉ hành động di chuyển của con người từ nơi này sang 1 nơi khác. Đây không phải là nghĩa đen nhưng lại có ý nghĩa tương tự với nghĩa đen [hành động di chuyển bằng cả hai chân từ chỗ này sang chỗ khác].

Ví dụ trực quan về nghĩa đen và nghĩa bóng

Bài tập củng cố về nghĩa đen và nghĩa bóng có lời giải

Bài tập 1: Cho câu thơ sau, hãy giải thích ý nghĩa của từ Xuân.

Mùa Xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân

[Chủ tịch Hồ Chí Minh]

Câu trả lời:

Xuân ở trong câu thơ thứ nhất mang theo nghĩa gốc, chỉ mùa xuân ở miền Bắc Việt Nam.

Còn Xuân trong câu thơ thứ hai lại mang nghĩa bóng chỉ sự tươi trẻ, phát triển thịnh vượng, sinh sôi nảy nở của đất nước Việt Nam.

Bài tập 2: Đặt câu hoặc tìm từ ngữ tương ứng trong câu thơ, câu văn dưới đây và giải thích nghĩa của từ đó:

Trả lời:

Anh chàng này là một tay cừ khôi: Chỉ một con người giỏi giang với tay nghề điêu luyện.

Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Bàn tay ở đây là để chỉ 1 bộ phận trên cơ thể con người.

Mẹ tôi trồng một giàn bầu và bí

Bầu, Bí ở đây là để chỉ 1 loại quả dùng để nấu.

Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Còn Bầu, Bí trong trường hợp này lại để chỉ những người anh em, bạn bè có mối quan hệ thân thiết, những người láng giềng thân cận

Xem thêm:Dành hay giành? Tranh dành hay tranh giành? Từ nào thì đúng chính tả

Hy vọng bài viết nghĩa đen nghĩa bóng là gì cùng với hiện tượng từ nhiều nghĩa mà chúng tôi giải thích trên đây đã giúp các bạn hiểu bài học được nhanh chóng hơn.

Video liên quan

Chủ Đề