Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp Rôma được hình thành ở đâu

Nội dung bài viết

  1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây
  2. Xã hội cổ đại phương Tây Hy lạp và Rô-ma gồm những giai cấp nào?
  3. Chế độ chiếm hữu nô lệ là gì?
  4. So sánh sự giống nhau và khác nhau về phân chia giai cấp của phương đông và Hy Lạp, Rô-ma
  5. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma

Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây

– Vào khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, hai quốc gia cổ đại phương Tây là Hy Lạp và Rô-ma hình thành trên 2 bán đảo Ban căng và Italia.

Lược đồ Hy Lạp và Rô ma cổ đại

– Vì điều kiện tự nhiên của vùng đất cũng như khí hậu không được thuận lợi cho việc trồng lúa cho nên cư dân Hy Lạp và Rô-ma trồng các loại cây như nho, ô liu và làm thủ công, đồ gốm, rượu nho… để buôn bán, lấy thu nhập để mua lương thực, thực phẩm.

– Vùng đất giáp biển địa trung hải, có nhiều hải cảng, thuận lợi cho việc giao thương đường biển và buôn bán. Hoạt động buôn bán diễn ra sôi động với các khu vực như Lưỡng Hà, Ai Cập…

=> Nền kinh tế chính của Hy Lạp và Rô-ma là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Buôn bán, giao thương ở cảng Pire [Hy Lạp]

1. Thiên nhiên và đời sống của con người

- Hi Lạp, Rô-ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải có nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn.

+ Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, ngư nghiệp, thương nghiệp và nghề hàng hải sớm phát triển.

+ Khó khăn: đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lưu niên, do đó thiếu lương thực luôn phải nhập.

- Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt, cho phép khai hoang trên diện tích rộng hơn.

- Thủ công nghiệp rất phát đạt, có nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi, hàng hóa đẹp, chất lượng cao, quy mô lớn.

- Thương nghiệp đường biển rất phát triển, mở rộng buôn bán với mọi miền ven Địa Trung Hải, với các nước phương Đông:

+ Sản phẩm mua về lúa mì, súc vật lông thú [Hắc hải, Ai Cập]; tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ phương Đông.

+ Đê-lốt, Pi-rê là trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại.

+ Thương mại phát đạt,thúc đẩy sự lưu thông tiền tệ [tiền cổ của Rô-ma và A ten].

+ Hi Lạp, Rô-ma trở thành các quốc gia giàu mạnh.

=> Như vậy cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải là: Sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.

Lịch sử lớp 10

Bài 4: Các quốc gia cổđại phương Tây Hi Lạp và Rô-ma

1. Thiên nhiên và đời sống của con người

-Hy Lạp, Rô ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:

+Thuận lợi: có biển, hải cảng, khí hậu ấm áp, nên giao thông thuận lợi, sớm phát triểnnghề hàng hải, ngư nghiệp, thương nghiệp biển.

+Khókhăn: đất xấu, ít, thích hợp trồng cây lưu niên như nho, ô liu, cam chanh. Lương thực thiếu phải mua lúa mì, lúa mạch của người Ai Cập, Tây Á.

-Khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN, cư dân Địa Trung Hảibắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt, cho phépkhai hoang trên diện tích rộng hơn.

-Thủ công nghiệp rất phát đạt, có nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi, hàng hóa đẹp, chất lượng cao, qui mô lớn.

-Thương nghiệp đường biểnrất phát triển, mở rộng buôn bán với mọi miền ven Địa Trung Hải, với các nước phương Đông:

+Sản phẩm mua vềlúa mì, súc vật lông thú [HắcHải, Ai CẬp]; tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ phương Đông.

+Đê lốt, Pi rêlà trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại..

+Thương mại phát đạt,thúc đẩy sự lưu thông tiền tệ [tiền cổcủa Rôma và A ten].

+Hi Lạp, Rôma trở thànhcác quốc gia giàu mạnh.

Như vậy cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải là: Sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.

2. Thị quốc Địa Trung Hải[Thành bang]

Thị quốc:do tình trạng đất đai phân tán nhỏvà cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệpnên đã hình thành các thị quốc.

-Tổ chức của thị quốc: Nước thì nhỏ, nghề buôn phát triểnnên cưdân tập trung ở thành thị có phốsá, lâu đài đền thờ, sân vận động, nhà hát và bến cảng, ta gọi đó là thị quốc: A tenlà thị quốc, đại diệncho cả At tích.

-Tính chất dân chủ của thị quốc: quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân. Đại hội công dânbầu và cử racác cơ quan nhà nước, [không có vua], quyết định mọi công việc nhà nước.Hội đồng 500có vai trò như Quốc hội, người tabầu 10 viên chức điều hành chính phủ, nhiệm kỳ một năm.

-Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.

-Hi Lạp giàu có nhờnền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng lao động nô lệ. Nô lệ bị bóc lột nên phản kháng chủ nô.

-Đến thế kỷ III trước công nguyên, thị quốc Rôma lớn mạnhđi xâm chiếm các nước khác, trở thành đế quốc Rôma. Đế quốc Rômathủ tiêu thể chế dân chủthay bằngmột hoàng đế đầu quyền lực như hoàng đếXê da.

3. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma

-Đồ sắt và sự tiếp xúc với biển đãnâng họ lêntrình độ cao hơn về sản xuấtvà buôn bán trên biển

-Cũng là cơ sở để họ đạt tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn trước.

a. Lịch và chữ viết

* Lịch

Người Hy Lạpcó hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời, người Rô-matính một năm là365 ngày ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày,rất gần với hiểu biết ngày nay.

* Chữ viết

-Sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh hoạtthành từ đểthể hiện ý nghĩa của con người.

-Hệ thống chữ cái Rô-matức A, B, C …. ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ. Đây là một phát minh và cống hiến lớn laochonhân loại.

b. Sự ra đời của khoa học

Đến thời cổ đại Hy lạp – Rô-ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.

+Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..

+Vật Lý: có Archimède.

+Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.

c. Văn học:

-Ở Hy lạp, sau bản anh hùng canổi tiếng của Hô-melà I-li-átvà Ô-đi-xê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít.

-Người Rô-ma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuậtHy Lạp, nhà thơ nổi tiếng như Lu cre xơ, Viếc gin..

d. Nghệ thuật

-Hy Lạp để lại nhiều tượng và đền đàiđạt trình độ tuyệt mỹ, khiến đời saukhâm phục: người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A-tê-nađội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi lô…

-Kiến trúc: đền Pác tê nông ở A ten [Hi Lạp], đấu trường Cô li dê ở Rô-ma.

- Khải hoàn môn La Mãđược xây dựng làm biểu tượng vinh quang cho công lao đặc biệt xuất sắc của một tướng tài [ở đây là của hoàng đế Xê-da].Xê-da đã chiến thắng Giéc man, Đa Xi a, Đại tư tế, Hộ dân 18 kỳ, Tổng chỉ huy 7 trận, Chấp chính 6 kỳ, Quốc phụ, Nguyên thủ anh dũng nhất. Được Thượng viện và dân chúng Rô matặng Khải hoàn môn Trai an ở Nam I ta li a.

Xem tiếp: Lý thuyết Sử 10: Bài 5. Trung Quốc thời phong kiến

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 4 [có đáp án]: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp và Rôma [phần 1]

Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 4 [có đáp án]: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp và Rôma [phần 1]

  • Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp và Rôma
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 4 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp và Rôma [phần 2]

Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp và Rôma có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10.

Câu 1. Nền sản xuất nông nghiệp ở phương Tây cổ đại không thể phát triển được như ở phương Đông cổ đại là vì

Quảng cáo

A. Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải

B. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác

C. Khí hậu ở đây khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

D. Sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 2. Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển là gì?

A. Công cụ bằng kim loại

B. Công cụ bằng đồng

C. Công cụ bằng sắt

D. Thuyền buồm vượt biển

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Quảng cáo

Câu 3. Cư dân cổ đại vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo loại hình công cụ này từ khoảng thời gian nào?

A. 2000 năm TCN

B. Đầu thiên niên kỉ 1 TCN

C. Những năm TCN

D. Những năm đầu Công nguyên

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 4. Nhu cầu lương thực cho cư dân trong vùng dựa vào

A. Mua từ Ai Cập và Tây Á

B. Sản xuất tại chỗ

C. Mua từ Ấn Độ, Trung Quốc

D. Mua từ vùng Đông Âu

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 5. Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải chủ yếu là

A. Trồng trọt lương thực, thực phẩm

B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm

C. Trồng những cây lưu niên có giá trị cao như nho, ô lia, cam chanh,…

D. Trồng cây nguyên liệu phục vụ cho các xưởng sản xuất

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Quảng cáo

Câu 6. Ngành kinh tế rất phát triển đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải là?

A. Nông nghiệp thâm canh

B. Chăn nuôi gia súc và đánh cá

C. Làm gốm, dệt vải

D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành tư liệu sau: “Người Hi Lạp, Rôma đem các sản phẩm như……..đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là……….từ vùng Hắc Hải, Ai Cập, ….từ các nước phương Đông.”

A. Nô lệ….lúa mì, súc vật, lông thú….., xa xỉ phẩm

B. Rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm….lúa mì, súc vật, lông thú……tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm.

C. Rượu nho….lúa mì….hương liệu

D. Dầu ô liu…..đồ dùng kim loại……xa xỉ phẩm

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 8. Hàng hóa quan trọng bậc nhất ở vùng Địa Trung Hải là

A. Nô lệB. Sắt

C. Lương thựcD. Hàng thủ công

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 9. Đê - lốt và Pi – rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại bởi

A. Có nhiều xưởng thủ công lớn có tới hàng nghìn lãnh đạo

B. Là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại

C. Là vùng đất tranh chấp quyết liệt giữa các thị quốc cổ đại

D. Là đất phát tích của các quốc gia cổ đại phương Tây

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 10. Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hi Lạp và Rôma cổ đại đã chứng tỏ điều gì và thời kì này?

A. Nghề đúc tiền đã rất phát triển

B. Việc buôn bán trở thành ngành nghề chính

C. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ rất phát đạt

D. Đô thị rất phát triển

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 11. Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là

A. Dân chủ chủ nô

B. Dân chủ tư sản

C. Dân chủ nhân dân

D. Dân chủ quý tộc

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 12. Nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma hình thành và phát triển không dựa trên cở sở nào sau đây?

A. Nghề nông trồng lúa tương đối phát triển

B. Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao

C. Hoạt động thương mại rất phát đạt

D. Thể chế dân chủ tiến bộ

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 13. Người Hi Lạp đã có hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời như thế nào?

A. Trái Đất có hình đĩa dẹt

B. Trái Đất có hình quả cầu tròn và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất

C. Trái Đất có hình quả cầu tròn

D. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Trái Đất quay quanh Mặt Trời

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 14. Người Rôma đã tính được một năm có bao nhiêu ngày và bao nhiêu tháng

A. Có 360 ngày và 11 tháng

B. Có 365 ngày và 12 tháng

C. Có 365 ngày và ¼ ngày, với 12 tháng

D. Có 366 ngày và 12 tháng

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 15. Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã [I, II, III,…] là thành tựu của cư dân cổ

A. Ấn ĐộB. Hi Lạp

C. Ba TưD. Hi Lạp – Rôma

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 10 có đáp án, hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Video liên quan

Chủ Đề