6 773 000 bằng bao nhiêu tiền việt nam

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong 8 tháng năm 2017, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 23,36 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Ước tính đến ngày 20/8/2017, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10,3 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Tính đến ngày 20/8/2017, cả nước có 1.624 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 13,45 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm 2016. Có 773 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 6,4 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2016 và 3.374 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 3,5 tỷ USD, tăng 101,3% so với cùng kỳ 2016.

Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn 11,69 tỷ USD, chiếm 50% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,36 tỷ USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực khai khoáng với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,28 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo đối tác đầu tư, có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng đầu với tổng vốn đầu tư 6,02 tỷ USD, chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,74 tỷ USD, chiếm 24,58% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,92 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 58 tỉnh thành phố, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 3,3 tỷ USD, chiếm 14,1% tổng vốn đầu tư. Thanh Hóa đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 3,06 tỷ USD, chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư. Bắc Ninh đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 3,05 tỷ USD chiếm 13% tổng vốn đầu tư.

[Tapchitaichinh.vn] Theo các chuyên gia ngân hàng, việc các ngân hàng Việt Nam luôn đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo mới cho vay, khiến nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Nguyên nhân khó tiếp cận tín dụng

Phát biểu tại Hội nghị về tín dụng và thúc đẩy tiếp cận tín dụng, do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia [CIC] tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/6, ông Lê Anh Tuấn - Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển của CIC cho biết, hiện cả nước có trên 1 triệu doanh nghiệp, thì có đến hơn 773 nghìn doanh nghiệp chưa tiếp cận được tín dụng, chiếm tới 73,4% tổng số doanh nghiệp hiện có.

Quả vậy, theo phản ánh của không ít doanh nghiệp, khó khăn lớn nhất của họ khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng là tài sản thế chấp. Bởi với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ rất khó được các ngân hàng duyệt vay tín chấp.

Trên thực tế đã không ít lần các chuyên gia so sánh hoạt động cho vay dựa trên tài sản thế chấp của các nhà băng hiện nay chẳng khác nào các tiệm cầm đồ. “Thực sự, các ngân hàng hoạt động ở Việt Nam như những tiệm cầm đồ, khách hàng đến vay là đòi phải có tài sản, bất động sản thế chấp", TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng nhấn mạnh.

Theo chuyên gia đã có nhiều năm hoạt động ngân hàng tại Hoa Kỳ này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn gặp khó khăn và khát vốn. Nguyên nhân do các doanh nghiệp này không có tài sản thế chấp, không có lịch sử hoạt động để chứng minh có lãi, thị phần nhỏ, dễ bị tổn thương... Trong khi các ngân hàng luôn luôn đòi phải có tài sản thế chấp. “Dù khách hàng có hàng tồn kho, có khoản phải thu, nhưng các ngân hàng chỉ sử dụng các khoản phải thu của những khách hàng lớn, khách hàng quen để làm tài sản đảm bảo, còn của các đối tượng khác thì ngân hàng không dám”, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết và nhấn mạnh, việc các ngân hàng cứ đòi hỏi tài sản thế chấp khi duyệt vay vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rào cản rất lớn đối với sự phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Cơ sở cho vay tín chấp

Từ thực tế trên, TS. Nguyễn Trí Hiếu đề nghị các ngân hàng trong nước nên học theo các ngân hàng ở Hoa Kỳ "cho vay theo công thức và tài trợ dựa vào tài khoản", hình thành tập quán cho vay căn cứ trên khoản phải thu và hàng tồn kho. Theo đó, sản phẩm cho vay theo công thức dựa trên khoản phải thu của doanh nghiệp, với tỷ lệ khoảng 80%, hoặc hàng tồn kho 50%, tạo nền tảng để ngân hàng cung cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng. Trên nền tảng này, hàng tháng, ngân hàng phải yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo tình hình hàng tồn kho và khoản phải thu.

Bên cạnh đó, ông Hiếu đề nghị Chính phủ cần tăng cường bảo lãnh tín dụng ở trung ương và các địa phương. "Chúng ta hiện có những quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương nhưng hoạt động còn ít, bảo lãnh cho số lượng ít doanh nghiệp nhỏ", ông Hiếu cho biết và kiến nghị Ngân hàng nhà nước nên xây dựng tiêu chí xếp hạng tín dụng cho hệ thống doanh nghiệp và cá nhân, để tạo cơ sở cho các ngân hàng đánh giá cho vay.

Trên thực tế, khó trách việc các ngân hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp mới cho vay, bởi ngân hàng chỉ là trung gian tài chính, đi vay để cho vay nên ưu tiên hàng đầu của họ là phải đảm bảo an toàn cho đồng vốn. Trong khi không phủ nhận một thực tế là không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động rất thiếu bài bản, không có chiến lược kinh doanh rõ ràng, tài chính kém minh bạch nên rất khó tạo dựng được lòng tin với ngân hàng để được xem xét cho vay theo phương thức tín chấp.

Bởi vậy, muốn được ngân hàng tin tưởng, cho vay tín chấp, thì doanh nghiệp phải chú ý đến 3 vấn đề. 

Thứ nhất là phải có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. 

Thứ hai là báo cáo tài chính phải được kiểm toán độc lập, vì hiện nhiều doanh nghiệp vẫn đang sử dụng hai báo cáo tài chính, một cho thuế và một để đi vay, số liệu chênh lệch rất nhiều nên ngân hàng không thể tin tưởng. 

Thứ ba, doanh nghiệp chỉ nên quan hệ với 1 - 2 ngân hàng để ngân hàng kiểm soát được dòng tiền cho vay có đi đúng chỗ và vận hành tốt hay không.

Chủ Đề