2sd là gì

  • 04:00 17/06/2022
  • Xếp hạng 5/5 với 20515 phiếu bầu

Hiện nay, chỉ số nhân trắc dinh dưỡng theo z cores được sử dụng rộng rãi để phân loại suy dinh dưỡng cũng như đánh giá và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của một cá nhân hoặc cộng đồng. Vậy phân loại suy dinh dưỡng có những loại nào?

Để nhận biết trẻ có bị suy dinh dưỡng không, cách dễ áp dụng nhất chính là dựa vào biểu đồ cân nặng theo tuổi. Nếu đường cân nặng của trẻ không tăng trong khoảng thời gian 3 tháng, hay còn gọi là đứng cân, thì trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Nếu đường cân nặng của trẻ nằm bên dưới đường chuẩn của biểu đồ cân nặng, thì có nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng.

Để đánh giá chính xác và phân loại suy dinh dưỡng của trẻ, chỉ số đo nhân trắc dinh dưỡng dựa vào z cores được sử dụng bởi tính khách quan và độ nhạy cao. Ngoài ra, công cụ này cũng được sử dụng để giám sát, theo dõi tình trạng dinh dưỡng của không chỉ một cá nhân mà còn cả một quần thể dân cư, cộng đồng.


Phân loại suy dinh dưỡng dựa vào chỉ số nhân trắc đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ theo các chỉ số, bao gồm cân nặng, chiều cao, BMI theo tuổi và cân nặng theo chiều cao.

Phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ gồm những loại sau:

  • Suy dinh dưỡng: Trẻ có chỉ số cân nặng dưới –2SD theo tuổi, nghĩa là trẻ bị thiếu hụt về mặt dinh dưỡng. Tuy nhiên, không đánh giá được khoảng thời gian trẻ bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, đây là chỉ số cơ bản và đầu tiên được sử dụng nhằm phát hiện sớm trẻ có bị thiếu dinh dưỡng không, sau đó, dựa vào những chỉ số khác như chiều cao, BMI, cân nặng theo chiều cao để để đánh giá, kết luận tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ.
  • Suy dinh dưỡng cấp tính: Theo tuổi, trẻ có chỉ số chiều cao bình thường, tuy nhiên, chỉ số cân nặng theo chiều cao của trẻ lại dưới -2SD. Điều này có nghĩa là trẻ mới bị suy dinh dưỡng do chế độ ăn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.
  • Suy dinh dưỡng mãn tính đã phục hồi: Theo phân loại suy dinh dưỡng dựa vào z cores, nếu trẻ có chỉ số chiều cao dưới -2SD theo tuổi nhưng chỉ số cân nặng theo chiều cao bình thường, thì có nghĩa là trẻ đã bị suy dinh dưỡng nặng từ lâu. Tình trạng này ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt tầm vóc của trẻ, tuy nhiên hiện nay trẻ đã phục hồi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ có tình trạng dinh dưỡng như vậy cần được theo dõi để tránh nguy cơ béo phì vì trẻ có chiều cao thấp.
  • Suy dinh dưỡng mãn tính tiến triển: Theo phân loại suy dinh dưỡng dựa vào z cores, nếu trẻ có chỉ số chiều cao dưới -2SD theo tuổi và chỉ số cân nặng theo chiều cao cũng dưới -2SD, nghĩa là trẻ đã bị suy dinh dưỡng từ lâu nhưng tình trạng này vẫn tiến triển đến thời điểm hiện tại.
  • Suy dinh dưỡng bào thai: Nếu sau khi chào đời, trẻ có chỉ số cân nặng là dưới 2,5 kg, chiều dài dưới 48cm và chu vi vòng đầu nhỏ hơn 5cm, nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai.

Suy dinh dưỡng bào thai là một trong các loại suy dinh dưỡng ở trẻ

Dưới đây là đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 19 tuổi dựa trên chỉ số nhân trắc z core cụ thể:

3.1 Chỉ số cân nặng theo tuổi dựa vào z cores

  • Cân nặng

Chủ Đề