Định dạng thẻ nhớ điện thoại là gì

Trong bài này sẽ giúp bạn tìm hiểu về thẻ nhớ microSD trên điện thoại.

Thẻ nhớ MicroSD trên điện thoại là gì?

Nhìn chung, "thẻ nhớ" là chỉ chung một loại thiết bị lưu trữ được sử dụng để lưu trữ video, ảnh hoặc các tệp dữ liệu khác. Thẻ nhớ được phân ra thành nhiều dòng khác nhau để phục vụ từng hệ thiết bị riêng biệt. Đối với điện thoại di động và máy tính bảng sẽ sử dụng loại thẻ nhớ có kích thước siêu nhỏ được gọi là MicroSD.

Tuy nhỏ là thế nhưng thẻ microSD có dung lượng lưu trữ cực lớn, tối đa hiện nay có thể lên tới 512GB. Vì là một loại thiết bị điện tử nên thẻ nhớ MicroSD cũng khá bền, thậm chí một số dòng ví dụ như dòng thẻ mircoSD của Samsung còn có khả năng chống thấm nước. 

Thẻ SD làm việc như thế nào?

Ngay khi thẻ nhớ được cắm vào điện thoại của bạn, mọi thứ gần như đã tự nó hoạt động mà người dùng không cần phải làm gì cả. Trong hầu hết các trường hợp, điện thoại của bạn sẽ tự động bắt đầu quét thẻ, nhận diện tất cả thông tin cần thiết ngay cùng những file lưu trữ trên thẻ [nếu có] và tiến hành sắp xếp nó vào các thư mục mà bạn có thể truy cập sau thông qua các ứng dụng quản lý file trên Android.

Ví dụ: điện thoại Android sẽ tìm kiếm bất kỳ hình ảnh nào bạn đã lưu trữ trên thẻ - cho dù ở định dạng nào - và thêm chúng vào thư viện ảnh trên máy. Tương tự với các file nhạc và video.

Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn thận khi tháo thẻ nhớ ra khỏi thiết bị. Về mặt cơ bản, bạn sẽ chỉ có thể gỡ thẻ nhớ ra khỏi máy khi chọn vào tính năng tháo thẻ nhớ trên máy, tương tự như bạn làm với USB cắm vào máy tính. Khi đó, mọi dữ liệu kết nối giữa điện thoại và thẻ nhớ sẽ được ngắt, và bạn hoàn toàn có thể rút thẻ nhớ ra một cách an toàn. Trong một số trường hợp, nếu bạn đan dùng điện thoại mà rút ngang thẻ nhớ, rất có thể dữ liệu trên thẻ sẽ bị hư hỏng hoặc biến mất.

Điều này có thể dẫn đến các hình ảnh của bạn không thể mở được, một số ứng dụng của bạn sẽ bị crash hoặc thậm chí điện thoại sẽ bị vấn đề về phần mềm. Tốt hơn hết là bạn chỉ nên tháo thẻ nhớ khi điện thoại tắt nguồn hoặc bật tính năng Eject SD Card.

Cách chọn thẻ nhớ điện thoại

Ngày trước, thẻ nhớ có dung lượng không cao chỉ 4GB cho đến 16GB và giá thành lại cao, cũng như điện thoại không hỗ trợ mở rộng dung lượng bộ nhớ lên quá nhiều. Tuy nhiên, do nhu cầu lưu trữ của người dùng đang càng ngày càng tăng cao, các loại thẻ nhớ có dung lượng khủng như 128GB, 256GB hay thậm chí là 512GB đã dần xuất hiện trên thị trường, và các sản phẩm smartphone cũng bắt đầu hỗ trợ các thẻ nhớ này.

Về cách chọn lựa thẻ nhớ thì việc này phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu bạn là một người có thói quen chụp ảnh, hay tải ảnh đẹp từ trên mạng về thì 64GB đã là đủ. Nếu bạn thường tải phim về smartphone để xem hoặc chơi nhiều game, 124GB trở lên sẽ là sự lựa chọn phù hợp.

Còn nếu bạn không có nhu cầu nào giống 2 loại trên thì có lẽ bạn không cần phải sắm thêm thẻ nhớ nữa đâu, bởi hiện nay hầu hết các smartphone đều đã có bộ nhớ trong khá lớn, đủ để đáp ứng hầu hết các nhu cầu phổ thông của bạn rồi.

Xem thêm: Tổng hợp chuột chơi game tốt nhất 2017

DominV

Câu hỏi thường gặp

❓ Thẻ nhớ MicroSD là gì?

Thẻ nhớ SD là tên gọi của một loại thẻ dùng để lưu trữ dữ liệu, có chức năng tương tự USB, nhưng nhỏ gọn hơn. Có 3 loại thẻ nhớ chính là SD, MiniSD và MicroSD, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Thẻ nhớ MicroSD là loại thẻ đang được sử dụng phổ biến trên điện thoại hiện nay nhờ kích thước nhỏ gọn của mình. 

💾 Các định dạng MicroSD phổ biến?

Trên thẻ nhớ hiện nay có hai định dạng phổ biến nhất là SDHC và SDXC, bạn có thể nhìn vào mặt trước trên thẻ để biết thẻ của mình đang là định dạng nào.

Điểm khác nhau: SDHC hỗ bộ nhớ dung lượng thấp từ 8 GB đến 32 GB, còn SDXC thì hỗ trợ bộ nhớ dung lượng cao hơn từ 32 GB lên đến 2 TB. Ngoài khả năng lưu trữ cao hơn, hai loại thẻ SD này hoàn toàn giống nhau về chất lượng.

✔️ Tốc độ của thẻ MicroSD

Khi nhìn vào mặt trước thẻ, ngoài thông số về định dạng ra ta còn có thêm một thông số nữa đó là tốc độ, dưới đây là một số tốc độ phổ biến trên thẻ nhớ.

  • Class 4: tốc độ 4 MB/s thích hợp truyền dữ liệu tốc độ thấp, quay phim ở chuẩn HD.
  • Class 10: tốc độ 10MB/s thích hợp truyền dữ liệu cao, quay phim ở chuẩn Full HD.
  • UHS Class 1: tốc độ 10MB/s chuẩn truyền tốc độ rất cao với dung lượng lưu trữ cao hơn so với Class 10.
  • UHS Class 3: tốc độ 30MB/s chuẩn truyền tốc độ rất cao, quay phim ở chuẩn 4K.

Đây là bài viết hướng dẫn bạn cách định dạng thẻ SD - một loại bộ nhớ rời thường được sử dụng trong máy ảnh, máy tính bảng và điện thoại. Việc định dạng bất kỳ ổ đĩa nào cũng sẽ xóa các tập tin được lưu trên đó; vì vậy, bạn nhớ sao lưu tập tin trong thẻ SD [chẳng hạn như ảnh hoặc video] trước khi định dạng.

  1. 1

    Đảm bảo thẻ SD được gắn vào thiết bị Android. Nếu cần gắn thẻ SD, bạn phải tháo nắp sau của thiết bị.

    • Máy tính bảng và điện thoại thường dùng thẻ microSD - phiên bản nhỏ của thẻ SD được dùng trong máy ảnh.
    • Trong một số trường hợp, bạn cần tháo pin của thiết bị Android để thấy khe gắn thẻ SD.

  2. 2

    Mở Settings [Cài đặt] trên Android với biểu tượng bánh răng trong App Drawer [Ngăn ứng dụng] của thiết bị.

  3. 3

    Kéo xuống dưới màn hình và chọn Storage [Bộ nhớ]. Bạn sẽ thấy lựa chọn này ở khoảng giữa trang Settings.

    • Trên thiết bị Samsung, bạn chọn Device maintenance [Bảo trì thiết bị].

  4. 4

    Chạm vào tên của thẻ microSD ở bên dưới tiêu đề "Portable storage" [Bộ nhớ ngoài].

  5. 5

    Chạm vào biểu tượng ở phía trên góc phải màn hình.

  6. 6

    Chạm vào Storage settings [Thiết lập bộ nhớ] ở bên dưới danh sách lựa chọn.

  7. 7

    Chọn Format [Định dạng] hoặc Format as internal [Định dạng như bộ nhớ trong]. Nếu muốn thiết lập thẻ SD thành bộ nhớ trong, bạn chọn Format as internal. Nếu chỉ muốn xóa dữ liệu trên thẻ SD, bạn chọn Format.

    • Trước tiên, có lẽ bạn phải chọn Storage ở cuối trang trên thiết bị Samsung.

  8. 8

    Chọn ERASE & FORMAT [Xóa và định dạng] ở cuối trang để bắt đầu việc định dạng thẻ nhớ SD cho thiết bị Android.

    • Quá trình này chỉ mất khoảng vài giây. Sau khi hoàn tất, thẻ SD của bạn đã được định dạng thành công.

  1. 1

    Gắn thẻ SD vào máy tính. Máy tính của bạn thường có một khe mỏng, rộng bên ngoài để gắn thẻ SD.

    • Bạn nhớ gắn đầu có góc khuyết của thẻ SD vào trước và mặt có nhãn dán hướng lên trên.
    • Nếu máy tính không có khe gắn thẻ SD, bạn có thể mua đầu đọc thẻ loại USB để kết nối thẻ SD thông qua cổng USB.

  2. 2

    Mở Start bằng cách nhấp vào biểu tượng Windows ở bên dưới góc trái màn hình.

    • Bạn cũng có thể ấn phím Win.

  3. 3

    Nhấp vào biểu tượng ở bên trái cửa sổ Start để mở File Explorer.

  4. 4

    Nhấp vào My Computer với biểu tượng màn hình máy tính ở bên trái cửa sổ File Explorer.

  5. 5

    Nhấp vào tên của thẻ SD. Bạn sẽ thấy tên của thẻ bên dưới tiêu đề "Devices and drives" [Thiết bị và ổ đĩa] ở giữa cửa sổ This PC. Tên của thẻ SD thường được kèm theo các ký tự "SDHC".

  6. 6

    Nhấp vào thẻ Manage [Quản lý] trong trình đơn ở phía trên bên trái cửa sổ This PC.

  7. 7

    Nhấp vào Format [Định dạng] ở phía trên bên trái cửa sổ, với biểu tượng ổ đĩa flash và mũi tên vòng tròn màu đỏ bên trên. Thao tác này sẽ mở cửa sổ Format.

  8. 8

    Nhấp vào khung "File System" [Hệ thống tập tin] bên dưới tiêu đề "File System" gần đầu trang. Màn hình sẽ hiển thị một danh sách với các lựa chọn như sau:

    • NTFS - Định dạng mặc định của hệ điều hành Windows và chỉ phù hợp với Windows.
    • FAT32 - Định dạng tương thích rộng. Phù hợp với Windows và Mac, nhưng có giới hạn bộ nhớ 2 terabyte cùng với dung lượng tối đa của từng tập tin là 4 gigabyte.
    • exFAT [Recommended] - Phù hợp với Windows và Mac, không có giới hạn bộ nhớ.

  9. 9

    Nhấp để chọn một loại định dạng mà bạn muốn.

    • Nếu trước đó đã định dạng bộ nhớ, bạn đánh dấu vào ô Quick Format [Định dạng nhanh].

  10. 10

    Nhấp vào Start, sau đó chọn OK để Windows bắt đầu định dạng thẻ SD.

    • Ảnh trong thẻ SD của bạn sẽ bị xóa trong quá trình xử lý.

  11. 11

    Nhấp vào OK khi được yêu cầu. Thao tác này cho biết thẻ SD đã được thay đổi để hỗ trợ định dạng đã chọn.

  1. 1

    Gắn thẻ SD vào máy tính. Máy tính của bạn thường có một khe mỏng, rộng bên ngoài để gắn thẻ SD.

    • Bạn nhớ gắn đầu có góc khuyết của thẻ SD vào trước và mặt có nhãn dán hướng lên trên.
    • Nhiều máy tính Mac đời mới không có khe gắn thẻ SD, bạn cần mua đầu đọc thẻ loại USB để kết nối thẻ SD thông qua cổng USB.

  2. 2

    Mở Finder với biểu tượng khuôn mặt màu xanh dương trong phần Dock.

  3. 3

    Nhấp vào Go [Đi] ở phía trên màn hình, bên trái thanh trình đơn của máy Mac.

  4. 4

    Nhấp vào Utilities [Tiện ích] trong danh sách lựa chọn Go.

  5. 5

    Nhấp đúp vào Disk Utility [Tiện ích ổ đĩa] ở giữa trang Utilities.

    • Các tiện ích trên trang này thường được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

  6. 6

    Nhấp vào tên của thẻ nhớ trong cửa sổ ở phía ngoài cùng bên trái trang Disk Utility.

  7. 7

    Nhấp vào thẻ Erase [Xóa] ở phía trên cửa sổ Disk Utility.

  8. 8

    Nhấp vào khung bên dưới tiêu đề "Format" [Định dạng] ở giữa trang. Thao tác này sẽ làm hiển thị danh sách với các lựa chọn như sau:

    • Mac OS Extended [Journaled] - Định dạng mặc định trên máy Mac, chỉ dành cho máy Mac.
    • Mac OS Extended [Journaled, Encrypted] - Phiên bản đã mã hóa của định dạng mặc định trên máy Mac.
    • Mac OS Extended [Case-sensitive, Journaled] - Phiên bản của định dạng mặc định trên máy Mac, có cách xử lý khác nhau đối với những tập tin cùng tên nhưng có sự khác biệt chữ hoa và chữ thường [chẳng hạn như "file.txt" và "File.txt"].
    • Mac OS Extended [Case-sensitive, Journaled, Encrypted] - Sự kết hợp của ba lựa chọn định dạng kể trên dành cho định dạng trên máy Mac.
    • MS-DOS [FAT] - Phù hợp với máy tính Windows và Mac, nhưng có giới hạn tập tin 4 gigabyte.
    • ExFAT [Recommended] - Phù hợp với máy tính Windows và Mac, không có giới hạn bộ nhớ.

  9. 9

    Nhấp vào định dạng mà bạn muốn dùng để đặt làm thiết lập cho thẻ SD.

  10. 10

    Nhấp vào Erase [Xóa], sau đó nhấp Erase khi được hỏi. Thao tác này cho phép máy Mac bắt đầu xóa và định dạng lại thẻ SD. Sau khi quá trình hoàn tất, thẻ SD của bạn sẽ hỗ trợ định dạng đã chọn.

  • Đầu đọc thẻ SD thường có giá thấp hơn 200,000 đồng.

  • Nếu không sao lưu thẻ SD trước khi định dạng, bạn sẽ không thể khôi phục các tập tin đã xóa.

JL

Cùng viết bởi:

Tác giả & Biên tập viên viết về công nghệ

Bài viết này đã được cùng viết bởi Jack Lloyd. Jack Lloyd là tác giả và biên tập viên làm việc cho wikiHow. Anh có hơn hai năm kinh nghiệm viết và biên tập các bài viết về công nghệ. Anh là người đam mê công nghệ và là giáo viên tiếng Anh. Bài viết này đã được xem 23.518 lần.

Chuyên mục: Bài viết Nổi bật | Máy tính và Điện tử

Trang này đã được đọc 23.518 lần.

Video liên quan

Chủ Đề