Vì sao chăn màn tích điện

Lên mạng than thở chuyện nằm bộ ga gối bị tích điện, thường xuyên gặp "sự cố" khi đang chuẩn bị âu yếm chồng, cô gái trẻ không ngờ khi nhận được hàng trăm sự đồng cảm của dân mạng về sự cố tưởng như hy hữu này.

  • Cắt tóc tại gia cho đỡ tốn kém, ông bố trẻ cầm kéo và cái kết khiến cậu con trai khóc hết nước mắt còn dân mạng được phen không nhịn được cười
  • Sang nhà người yêu chơi cô gái trổ tài làm bánh trôi, bánh chay để "ghi điểm" trước mắt mẹ chồng, ai ngờ thành phẩm thật sự không giống ai

Bị giật "tanh tách" khi chạm tay vào nắm cửa, co kéo chăn, bật công tắc đèn, hoặc vô tình chạm tay vào đồ vật kim loại… là nỗi khổ khó nói của team "dễ bị nhiễm tĩnh điện", nhất là vào mùa đông.

Mới đây, câu chuyện "dở khóc, dở cười" của một cô vợ trẻ đăng tải lên diễn đàn mạng xã hội lại một lần nữa khiến dân mạng xôn xao bàn tán.

Cô vợ than thở: "Mọi người ai sử dụng bộ gra mền loại như này cho em hỏi với.

Em không hiểu sao mỗi lần ông nhà em sạc điện thoại, em quay qua kêu mà ông đụng vào người ông là nó giật em muốn tung lên cành cây. Ông cũng bị giật luôn, xong lâu lâu không cầm điện thoại, ông ấy sạc để điện thoại ngay đầu chỗ nằm rồi quay qua ôm em, định âu yếm em thì lại bị giật như muốn tung em lên cây cột điện luôn đó chị em.

Em nằm trên cái gra giường này mà em sắp thần kinh tới nơi. Ngày điện giật nhau 800 lần, lâu lâu định ôm nhau mà em phải đưa tay qua từ từ xem điện có giật em không?

Em không hiểu luôn, ai giải thích hộ em với. Sự thật 100 % luôn ạ".

Bài viết của cô vợ trẻ khiến dân mạng xôn xao bình luận

Đính kèm lời than thở của cô vợ trẻ là tấm gra mền mà cô gái cùng chồng thường xuyên bị... giật điện. Những tưởng câu chuyện này là hy hữu, song dân mạng lại được phen bất ngờ hơn khi dưới phần bình luận, rất nhiều người đã từng rơi vào tình trạng tương tự vì chiếc gra mền tích điện:

- "Ôi giống mình ghê, mộtngày mà bị giật phải chụclần ấy. Nói lại chả ai tin nhưng không chỉ ở giường sờ vào chăn ga đâu, mà có lần sờ tay mở cái cửa nó giật nghe đét 1 phát. Cũng thử các thể loại nhưng khôngăn thua".

- "Giống mình quá, nhưng bị nhẹ hơn. Hôm qua đi đường xong nắm tay bạn, lại nổ phát lẹt đẹt mà bạn mìnhcũng thấy bị giật tê ngón tay, đặc biệt là mùa đông thì bị nhiều hơn".

- "Y chang mình, trời lạnh mà 2 vợ chồng lỡ đụng vào người nhau là cứ nơm nớp lo bị giật điện, riết rồi sợ luôn, giờ trời lạnh nằm cách xa nhau như 2 thế giới, nghĩ nó chán".

- "Vải này thì bạn chỉ cần cử động là nó tích điện, không có liên quan gì đến sạc pin đâu, mình mặc áo khoác vải như này cũng tích điện, đụng đâu cũng giật nè, thay bộ khác đi chứ không lại vợ chồng lục đục thì toi, ai đời cứ gần gũi chồng là lo điện giật bao giờ".

- "Chẳng hiểu do gra mền hay do người mình có cơ chế tích điện nữa mà kể cả động chạm ga giường, chăn hay thanh nắm cửa, máy sấy tóc thôi thi thoảng cũng giật đen đét. Rầu hết người".

- "Chắc do nhà khô, người mình khô, không khí ẩm ở máy lạnh phòng kín. Còn bộ gra thì đa số vải lông nên cũng bị tích điện nha, nhà xài mền lông dày vẫn bị, xài cotton cũng bị luôn bạn ạ. Bạn với chồng mà thế thì đổi bộ ga chăn mới đi xem có cải thiện chút nào không?".

Nỗi buồn mùa đông của cô gái trẻ từng bị nhiễm tĩnh điện [Nguồn: K.H]

Lý giải điều này, các chuyên gia khoa học cho biết, đây chỉlà một hiện tượngxảy ra trong thời tiết giá lạnh vì không khí lúc này thường thiếu độ ẩm cần thiết cho điện tĩnh duy trì sự cân bằng. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc không khí nóng giữ được độ ẩm cao hơn.Con người có thể cảm nhận thấy sự mất cân bằng điện tích trong lúc mặc hoặc co kéo quần áo, chải đầu bằng lược nhựa, hoặc một số hành động cọ xát khác.

Vậy nên, để tránh sự phiền toái trong những ngày giá rét này, các bạn hãy bổ sung độ ẩm thường xuyên cho không gian xung quanh và cho chính bản thân đểcó thể làm giảm sự tích tụ tĩnh điện trên cơ thể nhé!

Cắt tóc tại gia cho đỡ tốn kém, ông bố trẻ cầm kéo và cái kết khiến cậu con trai khóc hết nước mắt còn dân mạng được phen không nhịn được cười

Trong tiết trời hanh khô như thế này, hẳn nhiều người thường "thót tim" khi đột nhiên thấy giật điện tanh tách lúc vô tình chạm vào đồ vật kim loại, co kéo chăn, bật công tắc điện... hay chỉ là bỗng "chạm" vào nhau.

Theo các chuyên gia, hiện tượng này có tên là hiện tượng tĩnh điện. Và việc bạn bị "giật điện" kia là vì bạn bị giật tĩnh điện đó.

Và dường nhưnăm nay, nhiều người thường phàn nàn vì bị giật tĩnh điện nhiều hơn. Nhưng vì sao lại thế nhỉ?

Vì sao bạn bị tĩnh điện trong mùa đông?

Cần phải nói rõ 1 chút, tĩnh điện là hiện tượng xảy ra do mất cân bằng điện tích trên bề mặt 1 vật liệu.

Trên thực tế, điện tích tích tụ trên bề mặt 1 đối tượng cùng sự cộng hưởng của quá trình ma sát. Khi 2 vật tiếp xúc nhau, điện tích sẽ chuyển từ vật này qua vật kia, dẫn tới sự dư thừa điện tích dương trên 1 vật, và thừa điện tích âm ở vật còn lại.

Trong khi đó, cơ thể người là 1 bộ máy điện hóa cực đặc biệt, có thể tạo ra 1 lượng điện năng siêu nhỏ, đủ gây tê tê khi vô tình ma sát với 1 vật nào.

Khi có hành động ma sát như mặc quần áo, chải tóc... con người cảm nhận được rõ nét sự mất cân bằng điện tích này. Những tiếng nổ tanh tách, hay tóc sẽ dựng đứng lên 1 cách kỳ quặc.

Ngoài ra, khi bạn vô tình chạm tay vào nắm cửa bằng kinh loại,điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi đủ sản sinh ra lượng điện yếu cho phép tích điện giữa bàn tay và tay nắm cửa đột ngột lóe tia lửa, cảm giác hơi tê tay.

Dòng điện do quá trình tĩnh điện tạo ra điện trường rất yếu, không ảnh hưởng đến cơ thể hay sức khoẻ, cũng không đến mức gây sốc, giật tê đối với người bị tác động.

Quay trở lại câu hỏi trước, nhiều người thường kêu năm nay bị giật tĩnh điện nhiều. Và thủ phạm chính là...độ ẩm trong không khí sụt giảm.

Theo giới nghiên cứu, nướclà một chất dẫn điện tốt. Độ ẩm trong không khí sẽ giúp đưa các electron di chuyển ra khỏi cơ thể con người trước khi chúng tích tụ lại quá nhiều, gây nên hiện tượng tĩnh điện.

Hay nói đơn giản, độ ẩm cao, hơi nước trong không khí sẽ giúp giảm bớt điện tích dư, nên sự "phóng điện" sẽ trở nên khó hơn.

Làm sao để tránh bị "điện giật" tĩnh điện vào mùa đông?

-Tăng cường độ ẩm cho không khí

Vào mùa đông, độ ẩm trong không khí xuống khá thấp. Việc sử dụng máy phun sương, tạo ẩm... ở nhà sẽ giúp giảm thiểu sự tĩnh điện, nổ tanh tách khi có sự ma sát giữa người, vật.

- Chú ý chọn chất liệu quần áo

Những đồ có chất liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon có thể dễ dẫn tới tĩnh điện rất tốt. Vì thế, mọi người nên sử dụng quần áo có chất liệu vải tự nhiên như cotton.

- Xoa kem dưỡng ẩm cho tay thường xuyên

Việc chăm sóc làn da, đặc biệt là thoa kem dưỡng cho tay sẽ giúp tay giữ được độ ẩm thích hợp.Duy trì và tăng cường độ ẩm cho làn da là cách tuyệt vời để tránh gây tĩnh điện trong điều kiện thời tiết hanh khô.

Nguồn: Accuweather

Video liên quan

Chủ Đề