Ý nghĩa của việc đánh giá kết quả rèn luyện

02[96]/2016

Mục lục

  • 0.Dẫn nhập
  • 1.Đánh giá kết quả học tập của sinh viên
  • 2.Vai trò tích cực của việc đánh giá quá trình hoạt động học tập của sinh viên
  • 3.Một số lưu ý và đề xuất đối với việc áp dụng đánh giá quá trình
  • 4.Kết luận
  • 5.Tài liệu tham khảo

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN MỘT CÁCH THƯỜNG XUYÊN - ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH

THS VŨ DUY CƯƠNG*

02[96]/2016 - 2016, Trang 77-80

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share
    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

Đánh giá sinh viên giữ một vai trò quan trọng không những trong việc góp phần nâng cao chất lượng học tập mà cả chất lượng giảng dạy. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả trong việc cần quan tâm hơn đến việc đánh giá cả một quá trình thay vì chỉ chú trọng vào đánh giá cuối kỳ . Tác giả cũng tập trung vào một số kiến nghị đối với Nhà trường, giảng viên và sinh viên để qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.


ABSTRACT:

Students assessment holds a key role in raising not only the quality of learning, but also the quality of teaching. This articles expresses the views of the author of the need to pay more attention to the assessment of a process rather than just focus on the final evaluation. The author also focuses on a number of recommendations for the university, lecturers and students to improve the quality of training in order to meet social needs.

TỪ KHÓA: không có,
KEYWORDS: no,
Trích dẫn:
×
THS VŨ DUY CƯƠNG*, MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN MỘT CÁCH THƯỜNG XUYÊN - ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 02[96]/2016, Trang 77-80

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=12bc0d23-65d4-419c-a146-411e79f29f63

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký
Bài viết đã được lưu vài tài khoản.
×
Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

Ra đề, chấm thi là những công đoạn thuộc về nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng đối với hoạt động học tập của sinh viên. Rõ ràng nội dung này liên quan một cách mật thiết với chất lượng dạy và học nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung của nhà trường. Bài viết này không trực tiếp liên quan đến vấn đề ra đề, chấm thi mà tập trung vào nội dung rộng hơn liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá sinh viên từ góc độ lý luận và thực tiễn hiện nay của nhà trường.

1. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Một nhà nghiên cứu đào tạo nước ngoài đã viết Nếu muốn người học thay đổi cách học thì trước hết hãy thay đổi cách đánh giá[1]. Một tác giả Việt Nam khác thì cho rằng: đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý.[2]Những tác giả trên cũng như tất cả chúng ta đều thừa nhận sự quan trọng của việc đánh giá chất lượng học tập của sinh viên ở tầm vi mô và mở rộng ra tầm vĩ mô có thể liên quan đến chất lượng của các một hệ thống đào tạo quốc gia. Vậy làm sao để việc đánh giá sinh viên có thể đưa ra được một kết quả tương đối chính xác nhất?

Theo quan điểm của tác giả, khái niệm ra đề, chấm thi có mối quan hệ gần gũi với khái niệm kiểm tra evaluation mang tính giai đoạn, cuối kỳ hơn là khái niệm đánh giá - assessment mang tính quá trình và diễn tiến dài. Một số tác giả nước ngoài cũng cho rằng: Kiểm tra là thu thập thông tin và minh chứng, còn đánh giá là sử dụng thông tin hoặc minh chứng để quyết định.[3]Như vậy, kiểm tra và đánh giá là hai nội dung trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học, trong đó kiểm tra là nội dung tiến hành trước và là cơ sở quan trọng để đánh giá sau cùng. Xem xét từ góc độ một môn học cụ thể, dùng khái niệm đánh giá kết quả môn học sẽ mang tính toàn diện và khách quan hơn thay vì chỉ là việc kiểm tra vào giai đoạn cuối môn học.

Nhìn ở một góc độ khác, nếu việc đánh giá sinh viên chỉ tập trung vào kiểm tra cuối kỳ thì điều này dẫn đến khả năng nhà trường hầu như chỉ đánh giá được việc tiếp nhận kiến thức một cách thụ động của sinh viên qua điểm số, và việc đánh giá đó chỉ căn cứ vào phần ngọn, vào giai đoạn cuối chứ không căn cứ vào cả một quá trình học tập. Việc đánh giá sinh viên sẽ được xem là hiệu quả nếu ghi nhận và giúp hình thành, phát triển các kỹ năng cần thiết của sinh viên: tạo ra cơ hội để sinh viên không những ghi nhớ được nội dung bài học mà còn có khả năng liên kết các nội dung các môn học khác cũng như khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

Như vậy, để có thể đánh giá được chất lượng học tập của sinh viên một cách khách quan nhất thì việc đánh giá cả một quá trình [đánh giá quá trình] cần phải được đặt ra.

Hiện nay việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nói chung và Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh nói riêng vẫn chú trọng vào điểm kiểm tra cuối kỳ [thi hết môn] hơn là đánh giá quá trình [điểm bộ phận]. Mặc dù theo Quy chế 43 tại Điều 19 thì điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không dưới 50%, tuy nhiên do đặc trưng các trường vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang học chế tín chỉ nên các trường vẫn thường rụt rè áp dụng tỷ lệ 70/30 hoặc 80/20 giữa điểm thi hết học phần [cuối kỳ] và điểm bộ phận [quá trình]. Tại Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Theo quy định tại Quy chế 548 [Quy chế tại thời đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ] thì tỷ lệ là 70/30 đối với sinh viên chính quy và chỉ 80/20 đối với sinh viên tại chức.[4]Điều này rõ ràng là không phù hợp trong việc đánh giá hiệu quả chất lượng học tập của sinh viên.


*NCS, Phó Giám đốc Trung tâm ĐBCL&PPGD, Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh.

[1]Tham khảo bài viết: //www.ncgia.ucsb.edu/education/curricula/giscc/units/format/outcomes.html.

[2]PGS-TS Nguyễn Công Khanh, //www.vvob.be/vietnam/files/s11_mr._khanh_innovation_in_assessment.pdf[bổ sung ngày truy cập].

[3]Anthony J. Nitko[Author], Susan M. Brookhart [Author], Educational Assessment of Students [6th Edition]Paperback February 26, 2010.

[4]Tham khảo Điều 19, điểm b,c khoản 1:

b] Điểm thi kết thúc học phần có trọng số bằng 70% điểm học phần và được tổ chức thi vào cuối mỗi học kỳ.

c] Điểm học phần bằng 70% điểm thi kết thúc học phần cộng 30% điểm đánh giá bộ phận.

2. Vai trò tích cực của việc đánh giá quá trình hoạt động học tập của sinh viên

Chúng tôi nhận thấy việc đánh giá quá trình sẽ có tác động tích cực ở một số khía cạnh sau:

- Đối với sinh viên

+ Thái độ học tập của sinh viên được cải thiện: sinh viên đi học chăm chỉ hơn; việc chuẩn bị bài trước ở nhà được chú trọng; sinh viên tham gia tích cực hơn vào các giờ giảng trên lớp Điều này rất quan trọng vì thay đổi thái độ là tiền đề quan trọng nhất để sinh viên quan tâm và tham gia vào nội dung bài giảng thay vì kiểm tra cuối kỳ thường chỉ khuyến khích cho việc học vẹt, học tủ.

+ Phương pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên giúp sinh viên phát triển các kỹ năng tư duy độc lập, rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Việc học đại học có những đặc trưng và phương pháp riêng mà quá trình học tại trung học phổ thông không thể cung cấp cho người học một cách hiệu quả được. Ngoài cung cấp, rèn luyện kiến thức, kỹ năng, việc đánh giá quá trình cũng giúp sinh viên hình thành thói quen và nếp nghĩ phải cố gắng bền bỉ, liên tục; tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong suốt quá trình của một một học nói riêng và cả nội dung chương trình đào tạo của nhà trường nói chung.

+ Thông qua một số phương pháp giảng dạy tích cực, việc đánh giá quá trình có thêm một kênh tham khảo khi không những giảng viên đánh giá sinh viên mà còn cho phép các sinh viên đánh giá lẫn nhau và sinh viên đánh giá chính mình.[5]

+ Đánh giá quá trình được các giảng viên triển khai bằng cách áp dụng nhiều hình thức, kỹ thuật phong phú đa dạng sẽ tạo ra động lực, hứng thú và ngay cả áp lực cần thiết cho sinh viên học tập nghiên cứu không ngừng để nâng cao kiến thức, kỹ năng và xây dựng một thái độ tích cực đối với nhà trường và cuộc sống.

Đối với giảng viên

+ Việc đánh giá quá trình sẽ tạo ra áp lực cần thiết để giảng viên thêm tâm huyết, không ngừng cố gắng, tìm tòi đầu tư cho bài giảng, những giờ lên lớp của các môn học được phụ trách.

+ Việc đánh giá quá trình giúp tăng cường sự gắn kết với sinh viên, qua đó là cơ hội để giảng viên nhận các ý kiến phản hồi về nội dung và phương pháp giảng dạy của mình nhằm điều chỉnh việc giảng dạy hiệu quả hơn.

+ Đánh giá quá trình là điều kiện đề giảng viên áp dụng việc triển khai giảng dạy các môn học theo hồ sơ môn học đã được nhà trường thông qua. Theo các hồ sơ môn học đã được nghiệm thu, việc kiểm tra đánh giá sinh viên được tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian dạy và học: trong giờ lý thuyết, giờ thảo luận, thực hành và được định lượng ra theo bài tập và yêu cầu từng tuần, từng tháng, giữa và cuối học kỳ với các hình thức sinh viên tham gia là cá nhân hoặc nhóm nhỏ.

+ Đánh giá quá trình bằng nhiều hình thức sẽ rất thuận lợi để giảng viên kiểm tra kiến thức sinh viên về nội dung của môn học ở nhiều góc độ sâu và rộng hơn. Đối với việc giảng dạy luật, việc đào sâu kiến thức cũng như lồng ghép các vấn đề thời sự, gắn kết với thực tiễn là những yêu cầu quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.

+ Việc đánh giá quá trình cũng hỗ trợ cho giảng viên áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực. Các phương pháp giảng dạy tích cực là các phương pháp được sử dụng để khuyến khích sự chủ động, khả năng tự học, tự nghiên cứu và tạo ra những cơ hội để phát huy kỹ năng cần thiết của sinh viên. Bằng việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, sinh viên sẽ được đặt ở vị trí trung tâm để phải cố gắng nhiều hơn. Khi sinh viên tham gia vào quá trình giảng dạy trên lớp, việc cố gắng cần được ghi nhận và trở thành một trong những kết quả đánh giá sinh viên trong môn học đó.

Như vậy, ngoài năng lực giảng dạy, giảng viên còn cần có năng lực đánh giá sinh viên. Đánh giá sinh viên cũng không hoàn toàn là một việc đơn giản, nó đòi hỏi giảng viên phải có kỹ năng, kiến thức, làm chủ được quá trình đánh giá và phải sử dụng nhiều công cụ, phương pháp khác nhau.

- Đối với Nhà trường

Đánh giá quá trình giúp giảm áp lực cho hoạt động của Trung tâm Khảo thí. Gánh nặng của việc đánh giá sinh viên sẽ được phân ra kể cả góc độ đầu việc định lượng lẫn tính chất định tính cho giảng viên, tổ bộ môn và khoa. Khi số lượng và tính chất công việc được phân bố hiệu quả, Trung tâm khảo thí có nhiều tài nguyên hơn để tập trung cải tiến các kỳ thi đầu vào và đầu ra đại học.

Đánh giá sinh viên qua cả một quá trình phấn đấu, học tập chắc chắn sẽ đưa ra kết quả chính xác và khách quan nhất, phù hợp với việc triển khai dạy và học giảm lý thuyết, tăng giờ thảo luận và cam kết chuẩn đầu ra[6]mà Nhà trường đã công bố nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội.


[5]Có thể tham khảo nội dung Phương pháp giảng dạy bể cá, một trong số các phương pháp giảng dạy tích cực. Phương pháp này đặc biệt phát huy tính hiệu quả trong các giờ học thảo luận, với các môn học đòi hỏi sự đào sâu kiến thức và phát huy kỹ năng của sinh viên. Điểm đặc trưng nhất của phương pháp này là khi áp dụng, sinh viên sẽ có cơ hội đánh giá không những về nội dung bài học mà cả các kỹ năng của các sinh viên khác qua đó cũng nhìn thấy hình ảnh của chính mình.

[6]Tham khảo các nội dung trong cam kết Chuẩn đầu ra của Nhà trường tại địa chỉ website: //www.hcmulaw.edu.vn/ mục Công khai về đào tạo


3. Một số lưu ý và đề xuất đối với việc áp dụng đánh giá quá trình

Từ thực tiễn của Nhà trường, cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

- Thứ nhất, đa dạng hình thức kiểm tra và thay đổi tỷ lệ giữa điểm số đánh giá thường xuyên và đánh giá cuối kỳ

Cần cho phép giảng viên [với sự tham vấn, đồng ý của tổ bộ môn và khoa] chủ động trong việc xây dựng các hình thức và nội dung tiến hành. Tỷ lệ điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên phải chiếm tối thiểu 40% - tối đa đến mức 50% [theo đúng quy định của Bộ].[7]Kiểm tra đánh giá cuối kỳ bằng hình thức thi [có thể áp dụng hình thức thi vấn đáp, hoặc tự luận, hoặc tự luận kết hợp trắc nghiệm].Tỷ lệ điểm kiểm tra đánh giá cuối kỳ chỉ chiếm từ 50% tối đa 60%.[8]

- Thứ hai, tập huấn, đào tạo

Cần tổ chức các khóa đào tạo cho giảng viên về việc áp dụng đa dạng các cách thức đánh giá: cách thức đánh giá càng đa dạng thì mức độ chính xác trong đánh giá càng cao vì phản ánh khách quan tốt hơn. Hiện nay, các phương pháp đánh giá thường được sử dụng là hình thức vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận, đánh giá qua sản phẩm, các bài tập, tình huống, qua các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, tranh luận, tư vấn pháp luật Tất cả các hình thức này ngoài nỗ lực tự đào tạo của giảng viên đều đòi hỏi sự hỗ trợ tập huấn từ phía khoa, Nhà trường nhằm giúp cho việc áp dụng đạt được hiệu quả cao nhất. Việc tổ chức hội thảo liên quan đến ra đề, chấm thi cũng là một cách rất hay để tạo ra một diễn đàn trao đổi cho các thầy cô toàn trường.

- Thứ ba, tính kịp thời và hiệu quả trong phản hồi kết quả

Phải công bố [phản hồi] kết quả kiểm tra, đánh giá cho sinh viên một cách kịp thời và hiệu quả. Tác giả nhấn mạnh tính chất kịp thời vì hiện nay hầu như việc công bố kết quả thường rất nguội, do đó giảm hẳn đi tính chất khuyến khích cũng như tác động tích cực đối với sinh viên. Ngoài ra, việc phản hồi kết quả kiểm tra sinh viên cũng cần đảm bảo tính hiệu quả: phải chi tiết, cụ thể, khách quan từ đó giúp sinh viên nhận ra những điểm ưu và hạn chế của mình để có thêm động lực phấn đấu.

- Thứ tư, vai trò của giảng viên, các đơn vị liên quan, nhà trường

Giảng viên phải nhận thức được những cơ hội cũng như các thách thức của việc áp dụng đánh giá quá trình [như đã phân tích ở trên]. Khoa, tổ bộ môn cần tham gia xây dựng, triển khai và kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá quá trình của từng giảng viên. Các đơn vị khác như Phòng Đào tạo có thể hỗ trợ trong việc áp dụng linh hoạt cơ chế động tỷ lệ điểm quá trình và điểm cuối kỳ cho từng bộ môn. Trung tâm khảo thí, Phòng Thanh tra và các bộ phận khác hỗ trợ trong việc kiểm tra giám sát hoạt động đánh giá của giảng viên nhằm đảm bảo hoạt động này diễn ra công bằng và minh bạch đúng quy định và lộ trình đề ra.


[7]Hiện nay tỷ lệ này là 30% đối với đào tạo chính quy, 20% đối với đào tạo vừa làm vừa học.

[8]Tỷ lệ này hiện nay là 70% đối với đào tạo chính quy, 80% đối với đào tạo vừa làm vừa học.


4. Kết luận

Việc kiểm tra, đánh giá sinh viên giữ một vai trò rất quan trọng trong chủ trương học thật thi thật và đáp ứng như cầu xã hội của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Nhìn ở phạm vi hẹp của từng môn học, việc đánh giá sinh viên cũng cần được tiến hành căn cứ vào cả một quá trình, và cân nhắc không những cả kiến thức mà phải xem xét cả thái độ và kỹ năng. Các kỹ năng nghe, hỏi, quan sát, trình bày, bảo vệ quan điểm của sinh viên sẽ được thể hiện và tương đồng với nó là hình thức thể hiện của thái độ hợp tác, phản ứng tiêu cực, bình tĩnh, thỏa hiệp, không khoan nhượng.

Chúng tôi cho rằng việc đánh giá quá trình như trên có thể áp dụng hiệu quả cho các lớp thuộc chương trình đào tạo cao học và chương trình đào tạo đặc biệt do những điều kiện thuận lợi của chương trình này về sĩ số lớp, điều kiện cơ sở vật chất, giảng viên Sau đó, cách thức đánh giá quá trình cũng có thể áp dụng tiếp theo cho hệ đào tạo chính quy và vừa làm vừa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề