Ý nghĩa của sinh viên sống xa nhà

Có thể bạn là một trong những người có cuộc sống xa nhà từ bé, cũng có thể chưa từng sống xa nhà. Còn tôi, suốt 18 năm ròng, mình chưa từng sống một mình.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tốt nghiệp THPT và nhận ra rằng mình phải học xa? Bạn sẽ thế nào khi bạn nhận ra ngày mai bạn bạn phải rời xa bố mẹ, người thân để lên thành phố?

Năm đó, mình một mình ra Hà Nội học Đại học, cha mẹ, người thân, bạn bè không có ở bên. Ở đây, mình cũng chẳng được “cưng như công chúa” nữa. Suốt mấy tuần đầu, mình đã khóc và gọi cho mẹ với câu “con muốn về quê” dưới hai hàng nước mắt. Giai đoạn đó, mình cũng gặp không ít khó khăn từ tìm nhà trọ phù hợp; đường sá, môi trường sống chưa quen, tự nấu ăn, dọn dẹp,… Nhưng bù lại, cuộc sống xa nhà chính là cơ hội để mình trưởng thành hơn.

Cùng xem 6 bài học cuộc sống xa nhà của mình, để xem chúng ta có gì giống nhau không nhé.

1. Mình quan tâm gia đình nhiều hơn mình nghĩ

Sống xa nhà, mỗi năm mình chỉ về 2-3 lần. Đã có lúc mình buồn bã khi có ít thời gian cho gia đình. Đôi khi, bất chợt nhớ những món ăn mẹ nấu, nhớ những món đặc sản ở quê.

Những lúc mệt mỏi, áp lực, mình lại nhớ ra nhiều câu nói bố mẹ nói thật có lý, vậy mà trước đây mình chẳng để ý.

Sống xa nhà, những hoạt động rất đỗi bình thường mà hàng ngày mình vẫn làm, nó lại là chủ đề hay mà mình và gia đình có thể nói chuyện tận 1-2 tiếng.

Cũng chính cuộc sống xa nhà, mình luôn phải đếm đong từng kỳ nghỉ lễ để sắp xếp về quê với gia đình. Những cuộc nói chuyện video qua điện thoại thật không đủ.

2. Tự giác làm việc nhà – bài học cuộc sống xa nhà

Suốt mấy năm phổ thông, mình luôn được ưu tiên làm ít việc nhà để có thời gian nhiều hơn cho học tập. Ở nhà tắm giặt đều có máy nên mình cũng ít phải giặt tay. Những công việc bưng bê nặng chút thì có anh hoặc bố giúp nên mình cũng ít khi đụng vào.

Bắt đầu cuộc sống sinh viên, tất cả những việc nhà đều phải làm hết. Không có sẵn nước uống, mình phải “vác” bình đi đổi nước đầu ngõ. Không có máy giặt như ở nhà, ngày ngày mình đều phải đeo găng tay tự giặt. Rồi đồ ăn, rau củ cũng không có sẵn vườn nhà, mình lại hì hục ra chợ mua. Rồi nấu ăn, lau chùi dọn dẹp, thay bóng đèn,… đều phải làm. Bởi nếu mình không làm, không có ai làm giúp mình cả.

Cũng nhờ đó, mình đã biết cách tự chăm sóc cho sức khỏe, chăm lo bản thân. À, từ đây tài nấu ăn của mình cũng “lên tay” lắm đấy.

3. Quản lý chi tiêu – bài học cuộc sống xa nhà để tôi “sống sót” tới cuối tháng

Giai đoạn mới đầu Đại học, mình không ghi chép, thậm chí chẳng tính toán gì mỗi lần chi tiêu. Vì thế đến cuối tháng, giữa tháng, mình thường thiếu hụt ngân sách. Thường đầu tháng, mình tiêu khá phóng khoáng cho bản thân, và rồi cuối tháng đành làm bạn với mỳ gói. Những lúc chi tiêu bất hợp lý đã khiến mình phải mượn tạm bạn bè hoặc xin thêm bố mẹ lúc có chuyện đột xuất.

Sau không ít lần làm bạn với mỳ gói, mình đã biết cách quản lý chi tiêu hơn. Một số cách mình giúp mình chi tiêu hợp lý như:

  • Lên kế hoạch cho những chi tiêu hàng ngày/ tuần/ tháng.
  • Luôn dành một khoản tiền dự phòng trong tháng
  • Hạn chế chi tiêu tùy hứng
  • Tự nấu ăn thay vì mua đồ ăn sẵn,…
  • Sử dụng app quản lý chi tiêu
  • Học hỏi kinh nghiệm chi tiêu từ bạn bè, anh chị,…

>> Xem bài viết 8 mẹo giúp sinh viên tiết kiệm tiền

4. Mình biết trân quý đồng tiền hơn

Cuộc sống xa nhà là cơ hội để mình bắt đầu kiếm tiền từ chính đôi tay của bản thân. Mình đã bắt đầu làm thêm từ năm nhất đại học đến giờ. Từ công việc đầu tiên là bưng bê, rồi tới gia sư, rồi thới thực tập sớm, và tới nay là xây dựng blog cá nhân.

Những công việc làm thêm tuy có phần vất vả, nhưng cảm giác nhận đồng lương làm mình khá xúc động. Qua đó mình hiểu được giá trị đồng tiền, có trách nhiệm hơn với khoản tiền bố mẹ cấp. Và mình cũng biết suy tính kỹ càng hơn cho những khoản chi tiêu.

5. Cuộc sống xa nhà đã dạy mình phải tự ý thức

Bài học cuộc sống xa nhà của sinh viên: mình phải biết tự ý thức

Khi từ quê ra thành phố sinh sống và học tập, mình được sống trong môi trường “cởi mở” hơn. Nói “cởi mở” bởi ở đây, mình không bị quản lý chặt về giờ giấc, học tập và vui chơi như thời phổ thông.

Nhưng chính điều đó đã giúp mình tự ý thức, phải suy nghĩ về hành động và việc mình làm. Bởi nếu không tự giác học tập, học hàng nghiêm túc, mình phải đối mặt với điểm thấp, thậm chí rớt môn. Nếu mình quá lao đầu vào những cuộc vui chơi, mình có thể sa đà.

6. Cuộc sống xa nhà, mình điềm tĩnh hơn trong những mối quan hệ

Bài học cuộc sống xa nhà: mình điềm tĩnh trong những mối quan hệ

Cuộc sống nhộn nhịp, xô bồ ấy không cho phép mình dành thời gian cho những mối quan hệ không cần thiết. Và mình phải dành thời gian quan sát họ trước khi quyết định có lại gần hay không.

Càng bước chân ra ngoài xã hội, mình được tiếp xúc với nhiều kiểu người. Và không phải ai cũng là người tốt, không phải ai cũng chơi thật lòng với mình. Và chính điều này đã giúp mình nhìn rõ “bộ mặt” thật của nhiều người.

Lời kết

Mình đã học được nhiều điều mới mẻ, hiểu biết nhiều hơn từ khi sống xa nhà. Những giá trị trị và bài học từ cuộc sống xa nhà này đã giúp mình trưởng thành, chín chắn hơn. Còn bạn, hãy ngẫm lại những trải nghiệm và bài học của mình nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi Blog Thanh Huyên

Lượt xem: 44408 | Đăng bởi: hangmin

Những thuận lợi và khó khăn khi ở ký túc xá tân sinh viên cần biết

Ký túc xá trở thành lựa chọn của rất đông đảo sinh viên khi sống xa nhà và học đại học ở thành phố. Các bạn tân sinh viên hãy thử xem xét về những điều được và chưa được khi ở ký túc xá rồi cân nhắc nhé!

Những ưu điểm khi ở ký túc xá

Đông vui, dễ kết bạn

Ký túc xá mà, một phòng trung bình sẽ có từ 6-8 người, dù cho không phải ai cũng tương đồng về tính cách, sở thích đi nữa thì bạn cũng sẽ rất dễ kết bạn. Sẽ có những người cùng quê, rồi học cùng khoá, cùng lớp, sẽ có những người cùng câu lạc bộ hoặc đơn giản chỉ là hợp nhau thôi, thế là thích rồi! Chưa kể tới khi ở kí túc xá, trong mỗi phòng thường có rất nhiều hoạt động chung, mà hoạt động sinh hoạt tập thể của sinh viên thường rất hay ho.

Đảm bảo an ninh

Lý do khiến các bậc phụ huynh rất an tâm khi cho con ở ký túc xá đó là rất đảm bảo về an ninh. Tất cả các ký túc xá đều có bảo vệ. Hầu hết ký túc xá có quy định về giờ giấc ra vào, được tiếp bạn trong phòng từ khoảng thời gian bao lâu, một số nghiêm ngặt hơn khi quy định chỉ có sinh viên trong trường mới được vào ký túc xá nên rất an tâm.

Tự lập

Cũng như những sinh viên thuê trọ, đã ở xa nhà thì dĩ nhiên bạn sẽ biết cách tự lập và xoay sở trong cuộc sống. Tuy nhiên, ở ký túc xá có một điểm cộng là bạn sẽ không phải một mình, chí ít thì những người bạn cùng phòng sẽ giúp đỡ bạn khi cần, những khi ốm đau hoặc trong trường hợp cấp bách.

Sinh viên ở ký túc xá

Biết cách cư xử

Ở đông người mà, thế nên để duy trì không khí thoải mái và vui vẻ trong phòng, đôi lúc bạn sẽ phải hạ cái tôi của mình xuống. Để tránh những mâu thuẫn không đáng có, bạn cũng sẽ biết cách cư xử khéo léo và nhường nhịn. Chính những điều này sẽ giúp bạn trưởng thành hơn.

Chi phí tiết kiệm

Ở ký túc xá, dĩ nhiên bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với việc ra ngoài thuê trọ. Nếu là sinh viên thuộc diện ưu tiên của trường, chi phí ở ký túc giá sẽ còn được giảm trừ đi rất nhiều nữa. Đây rõ ràng là một điểm cộng không hề nhỏ rồi.

Xem thêm: Cẩm nang thuê phòng trọ cho TÂN SINH VIÊN năm 2018

Những nhược điểm khi ở ký túc xá

Dễ mất tập trung

Vì sinh hoạt tập thể nên việc ồn ào, lộn xộn là khó tránh khỏi. Không phải ai cũng có khung giờ sinh hoạt giống nhau nên sẽ có những lúc bạn cảm thấy phiền và muốn ở một mình. Chưa kể tới lúc cần sự tập trung, nhất là trong mùa thi, lúc ôn bài.

Những nhược điểm khi ở ký túc xá

Không có không gian riêng tư

Như đã nói ở trên, ở ký túc xá bạn rất khó tìm được không gian riêng tư và yên tĩnh vì hầu như lúc nào cũng có người ở trong phòng.

Xích mích không đáng có

Không phải ai cũng có chung nếp sinh hoạt, thói quen giống với mình nên khi ở đông người, bạn rất dễ gặp phải xích mích tới từ những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Những nỗi khổ của sinh viên ở ký túc xá

Khi tiền phòng ở, điện, nước,… ở ký túc xá, xét trên một kỳ học chỉ bằng một tháng tiền nhà của sinh viên ở nhà trọ ngoài. Điều đó đã thu hút nhiều bạn sinh viên mong muốn được ở Ký túc xá. Rẻ tiền nhà nhưng cũng nhiều bất cập, nhiều nỗi lo mà chỉ sinh viên ở ký túc xá mới “thấm”.

Ngoài những sinh viên thuộc diện được xét ở ký túc xá, còn rất nhiều sinh viên viết đơn trình lên ban quản lý ký túc xá để được ở. Với những sinh viên có hoàn cảnh mong muốn được ở để đỡ được phần nào về cơm, gạo, áo, tiền và một số vì gần trường thuận lợi cho việc học. Nhưng lại có nhiều sinh viên khi được diện ở, lại viết đơn xin ra ngoài ở vì,..

Số lượng người ở trong 1 phòng quá đông

“Một căn phòng chưa đầy 20m vuông mà chứa đến 21 con người cùng ở, điển hình ở ký túc xá trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội”, một bạn sinh viên chia sẻ.

Với căn phòng lụp xụp, chật hẹp như vậy các bạn học tập và ăn ở như thế nào? khi ở các ký túc xá trường khác như trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tối đa chỉ 6 đến 8 người ở một phòng, cũng đã thấy khó khăn trong sinh hoạt, học tập.

Những nỗi khổ của sinh viên ở ký túc xá

So với sinh viên ở trọ ngoài, chỉ 2 người đến 3 người chung một phòng, cũng đã cảm thấy không hợp với nhau. Phải chăng, các bạn ở trong ký túc xá phải rất có gắng để hoà đồng và giúp đỡ nhau trong việc giữ gìn nề nếp sống trong “căn phòng công cộng” ấy

Nỗi lo ăn uống không đảm bảo, hay mất nước

Với quy định không được nấu ăn trong phòng ở ký túc xá các trường Đại học, Cao đẳng, bắt buộc tất cả các sinh viên tự túc ăn uống ở bên ngoài. Mặc dù, biết rõ thức ăn bên ngoài không được đảm bảo và rõ nguồn gốc, nhưng không còn sự lựa chọn nào hơn.

Bạn Quỳnh Chi, ở ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp, sinh viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tâm sự: “Ở đây chắc mình cũng như mọi người thôi, sáng, trưa, tối đều ăn ở ngoài. Mặc dù mình biết ăn cơm bụi, hay những đồ ăn sẵn ở ngoài chợ, không được đảm bảo nhưng không còn cách nào khác. Nhiều lúc mình nghĩ ra ngoài ở để ăn uống và sinh hoạt thuận tiện hơn. Nhưng vì quá đắt đỏ nên đành phải ở lại”.

Nhiều sinh viên không phù hợp với thức ăn bên ngoài, nên sự lựa chọn đầu tiên của các bạn lại là những thùng gói mì ăn liền, vì vừa nhanh mà giá cũng rẻ. Nhưng ăn mì tôm nhiều cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của các bạn.

Bên cạnh đó, vào những giờ cao điểm, quá nhiều người sử dụng, mức lượng nước cạn khiến các ký túc xá bị mất nước thường xuyên. Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều bạn sinh viên vào mùa hè khi ở ký túc xá.

Tuy nhiên, một lời khuyên dành cho các bạn tân sinh viên là, đã là sinh viên hãy một lần thử ở trong ký túc xá. Dù có vui, có buồn thì đó sẽ là một quãng thời gian đáng nhớ, đáng được nhắc lại trong những năm tháng sau này.

Nguồn: caodangyduochanoi.net - tổng hợp

Nhà là nơi ta lớn lên, nơi chứa đựng biết bao kỉ niệm thân thương cùng những người thân mà chúng ta yêu mến. Tình yêu gia đình, quê hương luôn hiện hữu trong trái tim của mỗi người nhưng chỉ khi đi xa nỗi nhớ ấy mới da diết, khắc khoải nhất. Anh/chị hãy trình bày cảm nghĩ khi xa nhà. Bài văn mẫu dưới đây sẽ đưa ra những gợi ý thú vị cho bài viết của các bạn, hãy cùng tham khảo để có bài viết chất lượng nhất nhé! Dưới đây là khó khăn của sinh viên khi sống xa nhà bằng tiếng anh của CNTA.

==>> Khó khăn của sinh viên khi sống xa nhà bằng tiếng anh từ vựng hay

Đề bài: Cảm nghĩ khi xa nhà

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát hoàn cảnh phải xa nhà: Tôi, một cô học sinh mới 16 tuổi, nếu như người ta đi học đại học, học nghề, học cao đẳng phải xa nhà cũng đã chạm ngưỡng 19 – 20 tuổi và cũng đã trưởng thành, chững chạc còn tôi chỉ là chuyển trường cấp ba đã phải đi học xa nhà, còn non nớt và ít va chạm cuộc sống.

2. Thân bài

· Cảm xúc về lần đầu tiên xa nhà

· Nỗi nhớ về quê hương

· Nỗi nhớ gia đình và bạn bè

· Làm quen với cuộc sống và con người ở nơi ở mới

3. Kết bài

Cảm xúc sau một năm sống xa nhà: Đây có lẽ là khoảng thời gian ý nghĩa nhất đối với tôi, tôi đã được trải nghiệm một cuộc sống tự lập, được trưởng thành và có cho mình nhiều kinh nghiệm cuộc sống.

Tôi, một cô học sinh mới 16 tuổi, nếu như người ta đi học đại học, học nghề, học cao đẳng phải xa nhà cũng đã chạm ngưỡng 19 – 20 tuổi và cũng đã trưởng thành, chững chạc còn tôi chỉ là chuyển trường cấp ba đã phải đi học xa nhà, còn non nớt và ít va chạm cuộc sống. Tôi không hối hận về lựa chọn và quyết định của mình khi cố gắng thi vào trường cấp ba trên thành phố để có cơ hội học tập, phát triển tốt hơn. Nhưng khi đã bước chân trên lựa chọn ấy, sống tại nơi đất khách quê người tôi mới thấu nhiều điều, biết bao cảm xúc, bao nỗi nhớ cứ quẩn quanh bên tôi.

Suốt những năm tháng trước đây, tôi chưa từng nghĩ đến sẽ có ngày mình sẽ sống tự lập, rời xa gia đình và sống một mình ở một nơi xa lạ, nhưng ngày ấy đã đến và tôi đang sống trong những ngày tháng ấy. Lần đầu sống xa nhà, xa gia đình, xa xóm làng quen thuộc, xa bạn bè thân thương, tôi xa tất cả mọi thứ vốn gắn bó và gần gũi với tôi, buộc phải hòa nhập, làm quen với nơi ở mới, môi trường mới, gặp những con người mới và tập một cuộc sống mới. Tuy còn nhiều bỡ ngỡ nhưng tôi tin rằng tất cả những gì mới lạ lâu rồi cũng thành quen thôi, mới đầu có thể sẽ rất khó khăn nhưng tôi tự nhủ bản thân mình phải mạnh mẽ vượt qua mọi thứ, chủ động và tự lập hơn vì giờ đây chỉ còn mình tôi đương đầu với đoạn đường sinh hoạt và học tập sắp tới. Ngày bố đưa tôi đi tìm phòng trọ, hai bố con cũng tất bật sắm sửa rồi bố cũng chẳng dặn dò được gì nhiều, nhưng trước đó bố mẹ cũng đã ủng hộ quyết định của tôi nên luôn động viên và tiếp thêm sức mạnh cho tôi, tôi lấy đó làm điểm tựa để mình phấn đấu học tập.

Bước vào cuộc sống ở nơi xa lạ, những ngày đầu tôi mới nhớ về quê nhà làm sao, ở thành phố chật chội đông đúc chỉ toàn phố xá, hàng quán ăn sẵn thì đầy rẫy nhưng chợ bán rau tôi phải tìm mãi mới ra. Chẳng giống ở quê, làm gì có quán cơm, quán phở, đâu đâu cũng thấy chợ mua bán rau, đã sạch lại còn rẻ, đâu như trên thành phố trông non xanh mơn mởn nhưng chẳng biết có thuốc sâu hay hóa chất gì không. Người ta nói dân thành phố nhiều tiền quả không sai, cái gì ở đây cũng đắt đỏ, tôi tự nấu cho mình một bữa cơm giản dị cũng bằng hai bữa ở nhà. Mà chợt nhắc đến bữa cơm tôi lại thấy nao nao lòng, tôi sực nhận ra từ giờ chẳng còn bữa cơm mẹ nấu, món thịt mẹ kho hay món cá chép om dưa mà tôi thích nhất. Từ giờ tôi phải tự túc mọi thứ, chỉ chờ đến ngày được về thăm nhà, may ra mới lại được ăn cơm với gia đình, lặng lẽ ăn bữa cơm một mình tuy chẳng ngon miệng được nhưng vẫn phải cố gắng làm quen, bởi tôi biết cảnh này còn tiếp diễn dài dài. Nhớ hồi ở nhà, mỗi khi đi học về dọc theo con xóm nhỏ, gặp ai cũng chào hỏi rồi mọi người lại hỏi han, trêu đùa, thi thoảng còn vẫy vào cho hoa quả cây nhà lá vườn. Mọi người thân thương và trìu mến như vậy nhưng ở nơi đây tôi không thể có được điều đó, toàn người xa lạ, mọi người cũng từ khắp nẻo về chốn phồn hoa làm ăn kiếm sống.

Gia đình tôi chỉ có mỗi một mình tôi, nên tôi vốn chẳng có anh chị em nào cả, nhưng với tôi bạn bè chính là anh chị em của tôi. Tôi nhớ về những người bạn hàng xóm chiều nào cũng rủ nhau đi cắt cỏ, vớt bèo, nhớ những người bạn cùng đi học mỗi ngày. Con đường đi học ngày ấy chỉ là con đường đất đỏ, bụi và toàn ổ gà nhưng lại tràn ngập niềm vui, cùng nhau đạp xe và kể chuyện cho nhau nghe. Giờ đây, tôi đi học bằng xe bus vì chỗ trọ cách trường khá xa, cứ lủi thủi một mình đi ra điểm bus rồi lên xe ngồi vào ghế cứ thế nhìn ra ngoài cửa kính nhìn dòng người đi lại, chẳng nói chuyện với ai cũng chẳng ai muốn nói chuyện. Tôi biết dần dần rồi tôi cũng sẽ có bạn, có người cùng sẻ chia vui buồn nơi đây nhưng có lẽ sẽ không bao giờ được như ở nhà nữa. Có những lần tôi ốm, lúc đó tôi mới thèm được ở nhà làm sao, khi ốm mà ở một mình là lúc người ta tủi thân và cô đơn nhất, nhớ ngày còn ở nhà chỉ mới chớm ốm mẹ đã sốt sắng lo thuốc thang rồi lo ăn uống đầy đủ, còn bây giờ ốm phải tự nấu ăn, tự mua thuốc và tự đi học.

Càng nhớ nhà, nhớ bố mẹ bao nhiêu tôi càng lao đầu vào học hành miệt mài, bởi nếu cứ để thời gian chết đi trong những nỗi nhớ thì tôi có thể ngồi khóc suốt ngày, cũng không thể lãng phí thời gian của tương lai được. Tôi nhắc nhở bản thân phải cố gắng hòa nhập và học tập cho thật tốt, làm quen và bắt nhịp với cuộc sống xa nhà một mình. Phải làm cho bố mẹ yên tâm không lo lắng cho mình, phải cố gắng rèn luyện và trau dồi kiến thức, kỹ năng để đạt thành tích tốt nhất, không phụ lòng mong mỏi và kỳ vọng của bố mẹ.

Thời gian cứ thấm thoát trôi qua, mới đây cũng đã được một năm tôi xa nhà học ở ngôi trường mới, một năm tuy không là nhiều nhưng cũng không phải ít đối với sự bỡ ngỡ lần đầu của tôi. Đây có lẽ là khoảng thời gian ý nghĩa nhất đối với tôi, tôi đã được trải nghiệm một cuộc sống tự lập, được trưởng thành và có cho mình nhiều kinh nghiệm cuộc sống.

I, a 16-year-old student, if people go to university, vocational training, college away from home, they have reached the threshold of 19-20 years old and have grown up and matured and I just transferred schools. high school had to go to school far away from home, still young and had few encounters with life. I do not regret my choice and decision when trying to enter a high school in the city for better learning and development opportunities. But when I stepped on that choice, living in a foreign land, I understood many things, so many emotions, so many nostalgia that kept hovering around me.

All these years ago, I never thought that the day would come when I would live on my own, away from my family and live alone in a strange place, but that day has come and I am living those days. Living away from home for the first time, away from family, from familiar villages, away from dear friends, I was far from everything that was attached and close to me, forced to integrate and get used to a new place, environment and environment. new school, meet new people and practice a new life. Although there are many surprises, but I believe that everything that is new will take a long time to get used to, it may be difficult at first, but I tell myself that I must be strong to overcome everything, be proactive and independent. more because now I am alone to cope with the upcoming life and study. The day my father took me to find a room in the house, we were busy shopping, and he didn’t give me much advice, but before that, my parents had supported my decision, so they always encouraged and gave me strength. me, I take that as a fulcrum for myself to strive for learning.

Stepping into life in a foreign place, in the early days I remembered how my hometown was, in a crowded city with only streets, ready-to-eat restaurants were full but the vegetable market I had to find forever. . Unlike in the countryside, there are no rice shops or pho shops, everywhere you can see a market to buy and sell vegetables, clean and cheap, somewhere like in the city, it looks green and fresh, but I don’t know if there are pesticides or chemicals. . People say that people in the city have a lot of money, it’s not wrong, everything here is expensive, I cook for myself a simple meal as well as two meals at home. But suddenly when I think of the meal, I feel uneasy, I suddenly realize that from now on, there is no longer my mother’s cooked meal, my mother’s braised meat or my favorite dish of braised carp. From now on, I have to do everything by myself, just waiting for the day when I can go home to visit, maybe I can eat rice with my family again, quietly eating a meal alone, although it’s not delicious, I still have to try to get used to it, because I know this scene goes on for a long time. I remember when I was at home, every time I came home from school, I walked along a small neighborhood, I met everyone and said hello, then everyone asked questions, joked, sometimes even waved for homegrown fruits. Everyone is so dear and affectionate, but here I can’t have that, all strangers, people from all over the world come to a prosperous place to do business and make a living.

My family is only me, so I don’t have any siblings, but for me friends are my brothers and sisters. I remember the neighbors who always invite each other to cut the grass, pick up the duckweed, remember the friends who go to school together every day. The road to school that day was just a red dirt road, dusty and full of potholes, but it was full of joy, cycling together and telling stories to each other. Now, I go to school by bus because the accommodation is quite far from the school, I just go to the bus stop alone, then get on the bus, sit in the chair and just look out the window at the flow of people, not talking to anyone. No one wants to talk. I know that eventually I will also have friends, someone to share my joys and sorrows here, but it will probably never be like home again. There are times when I’m sick, then I just want to be at home, when I’m sick, being alone is when people are most lonely and lonely, remembering the day when I was at home, I was just sick, my mother was anxious to take medicine. then take care of eating well, but now sick have to cook, buy medicine and go to school by themselves.

The more I miss home, the more I miss my parents, the more I dive into studying, because if I let time die in nostalgia, I can sit and cry all day, and I can’t waste time in the future. Okay. I remind myself to try to integrate and study well, get used to and keep pace with life away from home alone. Parents must be reassured not to worry about themselves, must try to practice and hone their knowledge and skills to achieve the best results, regardless of their parents’ wishes and expectations.

Time flies by, it’s been a year since I’ve been away from home to study at a new school, a year is not a lot but not a little for my first surprise. This is probably the most meaningful time for me, I have experienced an independent life, grown up and gained myself a lot of life experiences.

Xem thêm : chuyên ngành tiếng anh là gì ?

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề