Ý nghĩa của diabetes bằng tiếng anh nội dungdiabetes

Tiểu đường loại 2 [còn được gọi là đái tháo đường típ 2, đái tháo đường type 2, tiểu đường type 2] là một rối loạn chuyển hóa lâu dài được đặc trưng bởi đường huyết cao, kháng insulin và thiếu hụt insulin tương đối.[6] Các triệu chứng thường gặp bao gồm hay khát nước, đi tiểu thường xuyên và sút cân không rõ nguyên nhân.[3] Các triệu chứng cũng có thể bao gồm thường xuyên có cảm giác nhanh đói, cảm thấy mệt mỏi yếu cơ và chậm lành các vết thương hoặc vết bầm tím.[3] Các triệu chứng này thường xuất hiện chậm.[6] Biến chứng lâu dài từ đường huyết cao bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh võng mạc tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa, suy thận và lưu lượng máu kém ở chân tay có thể dẫn đến phải cắt cụt hoặc tháo khớp.[1] Sự khởi phát đột ngột của tình trạng tăng đường huyết hyperosmolar có thể xảy ra; tuy nhiên, nhiễm toan ceton là không phổ biến.[4][5]

Tiểu đường loại 2Đồng nghĩa
Noninsulin-dependent diabetes mellitus [NIDDM], adult-onset diabetes[1]

Tổng quan các triệu chứng quan trọng nhất của tiểu đường.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường là chứng đa niệu [đi tiểu thường xuyên], khát nước nhiều, tăng đói và sút cân.[23] Các triệu chứng khác mà thường xuất hiện lúc chẩn đoán bao gồm tiền sử mờ mắt, ngứa, đau thần kinh ngoại biên, nhiễm trùng âm đạo tái phát và mệt mỏi.[13] Tuy nhiên, nhiều người không có triệu chứng trong vài năm đầu và được chẩn đoán dựa trên xét nghiệm định kỳ.[13] Một số ít người bị đái tháo đường tuýp 2 có thể phát triển tình trạng tăng đường huyết hyperosmolar [tình trạng đường huyết rất cao liên quan đến mức độ giảm ý thức và huyết áp thấp].[13]

Biến chứngSửa đổi

Bài chi tiết: Biến chứng của bệnh tiểu đường

Tiểu đường loại 2 thường là một căn bệnh mãn tính liên quan đến thời gian sống trung bình ngắn hơn 10 năm [có nhiều trường hợp hơn 20 năm].[10] Điều này một phần là do một số biến chứng liên quan đến bệnh, bao gồm: nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 đến 4 lần, bao gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ; nguy cơ cắt cụt chi dưới cao gấp 20 lần, và tăng tỷ lệ nhập viện.[10] Ở các nước phát triển, và ngày càng nhiều nơi khác, bệnh tiểu đường loại 2 là nguyên nhân lớn nhất gây mù lòa không gây chấn thương và suy thận.[24] Nó cũng có liên quan đến tăng nguy cơ rối loạn chức năng nhận thức và suy giảm trí nhớ thông qua các quá trình phát triển bệnh như bệnh Alzheimer và sa sút trí nhớ do mạch máu não [vascular dementia].[25] Các biến chứng khác bao gồm bệnh gai đen [nigricans acanthosis], rối loạn chức năng tình dục và nhiễm trùng thường xuyên.[23]

Nguyên nhânSửa đổi

Sự phát triển của tiểu đường loại 2 là do sự kết hợp giữa lối sống và các yếu tố di truyền.[24][26] Mặc dù một số yếu tố cá nhân có thể kiểm soát được, chẳng hạn như chế độ ăn uống và béo phì, các yếu tố khác lại độc lập hoàn toàn như tuổi tác, giới tính nữ và di truyền.[10] Thiếu ngủ được xác nhận có liên quan đến tiểu đường loại 2.[27] Điều này được cho là hiệu ứng của nó tác động đến sự trao đổi chất.[27] Tình trạng dinh dưỡng của người mẹ cũng có thể đóng một vai trò ảnh hưởng trong quá trình phát triển của thai nhi, với một cơ chế được đề cho là sự thay đổi methyl hóa DNA.[28] Vi khuẩn đường ruột Prevotella copri và Bacteroides vulgatus được phát hiện cũng có liên quan đến tiểu đường loại 2.[29]

Lối sốngSửa đổi

Bài chi tiết: Nguyên nhân lối sống của tiểu đường loại 2

Các yếu tố lối sống rất quan trọng đối với sự phát triển của tiểu đường loại 2, bao gồm béo phì và thừa cân [được xác định bởi chỉ số khối cơ thể lớn hơn 25], thiếu hoạt động thể chất, ăn không đủ dinh dưỡng, căng thẳng và sự đô thị hóa.[10][30] Chất béo cơ thể dư thừa có liên quan đến 30% trường hợp ở người gốc Trung Quốc và Nhật Bản, 60–80% trường hợp ở châu Âu và châu Phi, và 100% trường hợp ở người da đỏ Pima và người dân các đảo Thái Bình Dương.[13] Trong số những người không béo phì, người mắc tiểu đường thường có tỷ lệ eo-hông cao.[13] Hút thuốc dường như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.[31]

Các yếu tố ăn uống cũng ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển tiểu đường loại 2. Việc tiêu thụ đồ uống có đường quá mức có liên quan đến nguy cơ gia tăng mắc bệnh.[32][33] Các loại chất béo trong chế độ ăn uống là rất quan trọng, với chất béo bão hòa và các axit béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ, trong khi chất béo không bão hòa đa [polyunsaturated fat] và không bão hòa đơn [monounsaturated fat] làm giảm nguy cơ phát triển bệnh.[26] Ăn nhiều gạo trắng dường như đóng một vai trò trong việc tăng nguy cơ.[34] Thiếu tập thể dục được cho là gây ra 7% trường hợp mắc bệnh.[35] Các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững có thể đóng một vai trò trong tác nhân gây bệnh.[36]

Di truyềnSửa đổi

Bài chi tiết: Nguyên nhân di truyền của tiểu đường loại 2

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh tiểu đường đều liên quan đến nhiều gene, với mỗi gene là một đóng góp nhỏ để tăng khả năng phát triển thành tiểu đường loại 2.[10] Nếu một người trong cặp sinh đôi mắc bệnh tiểu đường, thì người kia có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đang phát triển trong vòng đời của anh ta lớn hơn 90%, trong khi tỷ lệ cho anh chị em trong một gia đình là 25-50%.[13] Tính đến năm 2011, hơn 36 gene đã được tìm thấy là góp phần vào nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.[37] Tất cả các gene này cùng nhau vẫn chỉ chiếm 10% tổng thành phần di truyền của căn bệnh này.[37] Ví dụ, allele TCF7L2 làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường gấp 1,5 lần và là nguy cơ lớn nhất của các biến dị di truyền phổ biến.[13] Hầu hết các gene liên quan đến tiểu đường đều tham gia vào các chức năng của tế bào beta.[13]

Có một số trường hợp hiếm của tiểu đường phát sinh do một bất thường trong một gene duy nhất [được gọi là dạng đơn gene [monogenic] của tiểu đường hoặc "các loại bệnh tiểu đường cụ thể khác"].[10][13] Chúng bao gồm tiểu đường khởi phát khi trưởng thành của trẻ [maturity onset diabetes of the young, MODY], hội chứng Donohue, và hội chứng Rabson – Mendenhall, trong số những trường hợp khác.[10] Bệnh tiểu đường khởi phát khi trưởng thành của trẻ chiếm 1–5% tổng số trường hợp đái tháo đường ở thanh niên.[38]

Điều kiện y tếSửa đổi

Có một số loại thuốc và các vấn đề sức khỏe khác có thể gây đái tháo đường.[39] Một số loại thuốc bao gồm: glucocorticoid, thiazide, thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn thần không điển hình [atypical antipsychotics],[40] và statin.[41] Những người trước đó đã bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ phát triển tiểu đường loại 2 cao hơn.[23] Các vấn đề sức khỏe khác có liên quan bao gồm: chứng to đầu chi [acromegaly], hội chứng Cushing, cường giáp, u tủy tuyến thượng thận [pheochromocytoma] và một số bệnh ung thư như u tụy glucagon [glucagonoma].[39] Thiếu testosterone cũng liên quan đến tiểu đường loại 2.[42][43]

Sinh lý bệnhSửa đổi

Kháng insulin [bên phải] làm tăng lượng glucose trong máu.

Tiểu đường loại 2 là do thiếu insulin sản xuất từ các tế bào beta trong điều kiện thiết lập kháng insulin.[13] Kháng insulin, tức là tế bào không có khả năng đáp ứng đầy đủ với mức insulin bình thường, xảy ra chủ yếu trong các mô cơ, gan và mô mỡ.[44] Trong gan, insulin thường ngăn chặn sự giải phóng glucose. Tuy nhiên, trong điều kiện kháng insulin, gan giải phóng glucose vào máu một cách không phù hợp.[10] Tỷ lệ kháng insulin so với rối loạn chức năng tế bào beta khác nhau giữa các cá nhân, với một số người kháng insulin chủ yếu và chỉ có một khuyết tật nhỏ trong tiết insulin và những người khác có sức đề kháng insulin nhẹ và chủ yếu là thiếu bài tiết insulin.[13]

Các cơ chế quan trọng khác có liên quan đến tiểu đường loại 2 và kháng insulin bao gồm: tăng lipid trong các tế bào mỡ, đề kháng và thiếu incretin, nồng độ glucagon cao trong máu, tăng lượng muối và nước trong thận, và điều hòa sự trao đổi chất không phù hợp của hệ thần kinh trung ương.[10] Tuy nhiên, không phải tất cả những người có đề kháng insulin đều phát triển bệnh tiểu đường, do việc giảm tiết insulin bởi tế bào beta tuyến tụy cũng được đòi hỏi.[13]

Chẩn đoánSửa đổi

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường của WHO[45][46] sửaChỉ tiêu / Tình trạng Nghiệm pháp dung nạp
glucose 2 giờ Glucose huyết tương
lúc đói HbA1c
Đơn vị mmol/l[mg/dl] mmol/l[mg/dl] mmol/mol DCCT%
Bình thường

Chủ Đề