Xếp hạng các ngân hàng năm 2022

Cuộc đua tăng vốn tiếp tục nóng trở lại trong những tháng cuối cùng của năm 2021 khi hàng loạt ngân hàng thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu trả cổ tức.

Đầu năm nay, BIDV là ngân hàng dẫn đầu thị trường về vốn điều lệ với hơn 40.220 tỷ đồng. Đứng sau là VietinBank, Vietcombank, Techcombank và VPBank chỉ đứng ở vị trí thứ sáu. Tuy nhiên, đến thời điểm này, BIDV đã rơi xuống vị trí thứ ba; trong khi VietinBank và VPBank vươn lên dẫn đầu và thứ hai với vốn điều lệ lần lượt 48.058 tỷ và 44.455 tỷ.

Sự thay đổi diễn ra sau khi VPBank và VietinBank phát hành lần lượt 1,97 tỷ cổ phiếu và 1,08 tỷ cổ phiếu trả cổ tức.

Tương tự, MB cũng vượt qua Vietcombank và Techcombank để trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ tư hệ thống sau khi phát hành hơn 979,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 35% vào tháng 7 vừa qua.

Ở nhóm ngân hàng tầm trung, hồi đầu năm, các ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ lần lượt là ACB, STB, SHB, HDBank. Song đến thời điểm này, STB đã rơi xuống vị trí cuối cùng của nhóm sau khi ACB, SHB và HDBank liên tục tăng vốn.

Tuy nhiên, bảng xếp hạng của các ngân hàng về vốn điều lệ nói trên sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi.

Theo phương án vừa được cổ đông và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, BIDV chuẩn bị chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25,77% để tăng vốn thêm trên 10.300 tỷ đồng. Với mức vốn điều lệ mới hơn 50.500 tỷ đồng, BIDV sẽ quay lại vị trí quán quân.

Vietcombank cũng vừa chốt ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019 với tỷ lệ 27,6%. Thông qua điều này, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng từ hơn 37.000 tỷ đồng lên hơn 47.000 tỷ và lấy lại vị trí thứ ba về vốn điều lệ từ VPBank.

Trong nhóm ngân hàng tầm trung, SHB đã chốt danh sách cổ đông chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện quyền 100:28 [cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được quyền mua 28 cổ phiếu mới]. Nếu thành công, vốn điều lệ SHB sẽ tăng lên mức 26.674 tỷ đồng, tiến sát ACB và bỏ xa HDBank, Sacombank.

SeABank trong năm nay thực hiện 3 đợt tăng vốn gồm chi trả cổ tức, phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên và phát hành cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng. Cho đến thời điểm hiện tại, ngân hàng đã hoàn tất 2 đợt tăng vốn, nâng vốn điều lệ lên trên 13.400 tỷ đồng, đồng thời đã nhận tiền mua cổ phiếu phát hành thêm tỷ lệ hơn 10,13% từ cổ đông hiện hữu. Hiện tại nhà băng này đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để nâng vốn điều lệ lên gần 14.800 tỷ. Sắp tới ngân hàng còn có kế hoạch phát hành riêng lẻ cho cổ đông trong nước/nước ngoài, dự kiến sẽ tăng tiếp vốn điều lệ lên trên 16,6 nghìn tỷ - sẽ nằm trong top 12 ngân hàng vốn lớn nhất.

TPBank cũng đã chốt ngày để phát hành 410 triệu cổ phiếu trả thưởng cho cho cổ đông hiện hữu. Sau khi hoàn tất việc phát hành, vốn điều lệ của TPBank dự kiến tăng từ 11.716 tỷ đồng lên 15.817 tỷ đồng. Với mức vốn điều lệ này, TPBank vượt qua một loạt nhà băng khác như LienVietPostBank, Eximbank, OCB, MSB và VIB.

Trong nhóm ngân hàng nhỏ, ABBank vừa kết thúc thời gian nhận tiền mua cổ phiếu từ đợt phát hành hơn 114,26 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn. ABBank cũng đã hoàn tất hồ sơ nộp Ủy ban Chứng khoán để thực hiện phát hành hơn 11,426 triệu cổ phần cho nhân viên theo chương trình ESOP. Ngoài ra, ngay sau khi hoàn thành đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu ESOP, ABBank tiếp tục triển khai chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 35%.

Sau khi kết thúc đợt chia cổ phiếu thưởng, tổng vốn điều lệ của ABBank sẽ đạt gần 10.000 tỷ đồng, cao gấp đôi, gấp ba các nhà băng top cuối như PGBank, Saigonbank, Kienlongbank.

Nguồn: Quốc Thụy tổng hợp

Bước sang năm 2022, bảng xếp hạng vốn điều lệ sẽ còn xuất hiện nhiều biến động khi một loạt ngân hàng vẫn còn kế hoạch tăng vốn theo cả hình thức chia cổ tức và phát hành riêng lẻ.

Ban lãnh đạo VPBank cho biết sẽ tăng vốn lên tối thiểu lên 75.000 tỷ đồng trong năm 2022. Mặc dù các ngân hàng khác chưa công bố kế hoạch tăng vốn năm 2022, nhưng chắc chắn với con số 75.000 tỷ đồng, VPBank sẽ giữ vị trí "quán quân" về vốn điều lệ toàn hệ thống trong vài năm tới.

Theo kế hoạch đã được cổ đông thông qua, VietinBank sẽ tiếp tục thực hiện chia cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 12,6% hoặc 17,7%, nâng vốn điều lệ lên trên 50.000 tỷ đồng.

Vietcombank cũng sẽ phát hành cổ phiếu riêng lẻ quy mô 6,5% vốn điều lệ, nâng vốn điều lệ lên hơn 50.000 tỷ đồng. Trong khi BIDV cũng tính kế hoạch chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ số cổ phiếu tương đương 8,5% vốn điều lệ.

Ở phía ngược lại, Techcombank lại chọn lối đi riêng khi kiên trì với định hướng không chia cổ tức tăng vốn, đây là năm thứ 10 liên tiếp không cổ đông ngân hàng này không được hưởng cổ tức.

Lý giải về điều này, Chủ tịch ngân hàng là ông Hồ Hùng Anh cho biết vốn chủ sở hữu mới thực sự quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, trong khi vốn điều lệ chỉ có ý nghĩa tại một số văn bản pháp lý. Theo Chủ tịch Techcombank, một số ngân hàng thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc thưởng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ là định hướng riêng và việc phát hành mới sẽ khiến giá cổ phiếu bị pha loãng.

''Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu là không quan trọng vì Techcombank đã tăng đủ vốn điều lệ để đáp ứng các chỉ số hoạt động. Vấn đề quan trọng làm thế nào để sử dụng sao cho giá trị chúng ta tăng lên'', Chủ tịch Techcombank nói thêm.

Ngoài Techcombank, Sacombank cũng không chia cổ tức trong suốt 6 năm qua do phải tập trung mọi nguồn lực xử lý nợ xấu theo đề án tái cơ cấu giai đoạn 2015 – 2025. Tại kỳ họp đại hội năm 2021, Sacombank kiến nghị NHNN để sử dụng toàn bộ phần lợi nhuận chưa phân phối hơn 6.000 tỷ đồng để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ, đáp ứng kỳ vọng của cổ đông nhưng đã không được chấp thuận.

Trong khi đó, Eximbank cũng không tăng vốn điều lệ trong suốt nhiều năm qua khi chưa thể tổ chức thành công đại hội cổ đông do sự bất đồng giữa các nhóm cổ đông.

Với tình hình trên, cả Techcombank, Sacombank và Eximbank đều bị các ngân hàng cùng quy mô vượt mặt về vốn điều lệ trong năm 2021 và sẽ sớm bị bỏ xa nếu không có sự thay đổi.

Đây là bảng xếp hạng thường niên được Mibrand Việt Nam thực hiện và công bố lần thứ 4 với mục đích tôn vinh các Ngân hàng có thương hiệu giá trị nhất và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của phát triển thương hiệu đối với doanh nghiệp, từ đó cũng tìm ra những rủi ro, tiềm năng đồng thời đưa ra các định hướng chiến lược phát triển thương hiệu & tiếp thị truyền thông cho các năm sắp tới.

Mibrand đo lường sức khỏe thương hiệu Ngân hàng bằng cách sử dụng bộ công cụ Brand Beat Score với 7 chỉ số đánh giá thông qua khảo sát Online diện rộng hơn 1000 người tiêu dùng từ 18 tuổi trở lên trên khắp cả nước.

Kết quả cho thấy tổng điểm số sức khỏe thương hiệu của BXH TOP 30 ngân hàng năm 2020 đạt 641 điểm, tăng 48 điểm so với năm 2019. Trong đó Top10 ngân hàng đứng đầu xét theo giá trị sức khỏe thương hiệu chiếm hơn 43% tổng giá trị của danh sách, bao gồm các tên tuổi quen thuộc như Techcombank, BIDV, Agribank, Vietcombank, Vietinbank, VPBank, Sacombank, ACB, MB, TPBank.

Xét theo khối tư nhân & nhà nước, năm 2020 có thể coi là năm thành công nhất của khối các ngân hàng cổ phần tư nhân mặc dù nền kinh tế của cả Việt Nam & toàn cầu đều chao đảo vì đại dịch COVID-19. Hầu hết các ngân hàng cổ phần tư nhân đều có sự tăng trưởng về sức khỏe thương hiệu, trong khi ngược lại các ngân hàng nhà nước đều đang có sự sụt giảm.

Đứng đầu bảng xếp hạng ngân hàng năm nay là Techcombank, với giá trị sức khỏe thương hiệu đạt 34.7 [tăng 7.4 điểm so với năm 2019], tiếp theo là BIDV với giá trị sức khỏe thương hiệu đạt 33.3 [giảm 0.3 điểm so với năm 2019]. Đây là hai ngân hàng có sức khỏe thương hiệu vượt trội so với phần còn lại của bảng xếp hạng. Tuy nhiên xét về mặt giá trị, ngân hàng Techcombank đã có sự tăng trưởng rõ ràng về sức khỏe thương hiệu trong khi ngân hàng BIDV đang giảm điểm. Mặc dù mức độ giảm không đáng kể nhưng đây cũng là một dấu hiệu báo động cho các ngân hàng khác nếu vẫn giữ sức khỏe thương hiệu ở mức ổn định thì khả năng suy giảm cả về thứ hạng lẫn giá trị là điều không tránh khỏi khi sức khỏe thương hiệu của các ngân hàng khác đều tăng

Các ngân hàng thương mại tư nhân đang ngày càng khẳng định mình trong việc tạo dựng liên tưởng & hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng

Năm 2020 được coi là năm của Techcombank khi ngân hàng này đã vươn lên ở vị trí số 1 [Tăng 5 hạng so với 2019] trong bảng xếp hạng ngân hàng có liên tưởng & hình ảnh cao nhất với chỉ số liên tưởng ổn định ở mức 67,3%. Đặc biệt, sự xuất hiện bất ngờ của ABBank trong TOP 10 đã khẳng định thành công của ngân hàng này khi triển khai chiến lược tái định vị thương hiệu và hiệu quả của việc tập trung truyền tải hình ảnh hiện đại, gắn liền với gia đình được khởi động từ cuối năm 2019.

Trong khi các ngân hàng thương mại tư nhân đang ngày càng khẳng định hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng, thì chỉ số liên tưởng & hình ảnh thương hiệu của BIG 4 đã sụt giảm đến 22,2% trong năm nay. Các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank & Agribank đều sụt giảm về cả thứ hạng lẫn giá trị chỉ số. Đặc biệt, Agribank là ngân hàng phải chịu sự tụt hạng nặng nhất, xuống vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng, giảm 5 bậc so với năm 2019.

Hiệu quả quảng cáo và truyền thông thương hiệu trong thời kỳ COVID19

Sự bùng phát của đại dịch COVID 19 đã thay đổi đáng kể trong phương thức truyền thông & quảng cáo của các ngân hàng. Trong năm 2020, các ngân hàng hầu hết tập trung vào việc triển khai các hoạt động truyền thông trên nền tảng kỹ thuật số. Điều này đòi hỏi một sự mới lạ, độc đáo và sáng tạo của từng thương hiệu để cạnh tranh trên một môi trường khốc liệt như Digital Marketing.

Nổi bật trong 2020 phải kể đến sự nổi trội của ngân hàng BIDV khi thành công triển khai nhiều hoạt động và chiến dịch quảng cáo hiệu quả trên nền tảng kỹ thuật số, kích thích được nhu cầu mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ số hiệu quả quảng cáo & triển thông của các ngân hàng BIG4 còn lại như Vietcombank, VietinBank hay Agribank đều sụt giảm một cách đáng kể so với năm 2019. Điều này bắt nguồn từ việc chính không đổi mới và thiếu tính đột phá trong việc triển khai Digital Marketing của nhóm ngân hàng này.

Với sự biến động thị trường cùng nhận thức ngày càng tăng của khách hàng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến dịch vụ và đưa ra các chiến lược truyền thông thích hợp. Banking Brand Beat Score sẽ giúp các ngân hàng có cái nhìn tổng quan và chi tiết để đánh giá lại hiệu quả của các hoạt động truyền thông & xây dựng thương hiệu trong năm 2020. Từ đó có cơ sở để xây dựng và sửa đổi chiến lược phát triển thương hiệu một cách hiệu quả trong những năm tiếp theo.

Ngân hàng, doanh nghiệp muốn có thêm những báo cáo nghiên cứu cụ thể cho từng thương hiệu đăng ký tại //mibrand.i-survey.vn/weblink/mibrand-BBS-registration

Video liên quan

Chủ Đề