Xây dựng giá trị cốt lõi nhà trường hạnh phúc

Động lực để thành viên trong nhà trường phấn đấu

Bộ trưởng chia sẻ, theo các nhà nghiên cứu, cũng như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, một trường học hạnh phúc có 21 tiêu chí. Nhưng theo tôi có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: yêu thương, an toàn và tôn trọng.

Làm tốt 3 tiêu chí này, mỗi người chúng ta sẽ thấy hạnh phúc và hạnh phúc thực sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu.

Trao đổi về các tiêu chí nêu trên, Bộ trưởng dẫn giải, về tiêu chí yêu thương, nội hàm của tiêu chí này:

Thứ nhất là sự quan tâm. Thầy, cô quan tâm đến đồng nghiệp, quan tâm đến học trò và HS quan tâm đến nhau. Nếu thờ ơ, vô cảm thì chúng ta không hạnh phúc được.

Thứ hai là chia sẻ. Mỗi người có thuận lợi, khó khăn riêng. Do đó sự chia sẻ cho đi, nhận lại sẽ tạo ra một sự gần gũi và không có khoảng cách.

Thứ ba là sự tin tưởng lẫn nhau. Thầy, cô tin tưởng đồng nghiệp, tin tưởng HS và ngược lại. Hoài nghi, đố kỵ sẽ không hạnh phúc được. Chúng ta có niềm tìn thì sẽ có sức mạnh và chấp cánh ước mơ.

Thứ tư là sự hỗ trợ. Hỗ trợ về tinh thần bằng sự chia sẻ và hỗ trợ về vật chất bằng sự giúp đỡ. Qua hỗ trợ tình cảm sẽ nảy nở, ích kỷ cá nhân là kẻ thù của hạnh phúc.

Thứ năm là sự bao dung. Không ai có thể hoàn hảo, không ai tránh khỏi sai lầm nhưng khi đã có sự bao dung thì mọi việc sẽ được nhìn nhận rất nhẹ nhàng. Như vậy, nội hàm sơ bộ của tiêu chí yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ, tin tưởng, hỗ trợ và bao trùm lên bao dung.

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Lễ phát động. Ảnh: Sỹ Điền

Tôn trọng sự khác biệt

Về tiêu chí an toàn, Bộ trưởng trao đổi: Trong trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần. GV, HS phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà.

Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là chúng ta phát triển để khỏe mạnh. Bộ trưởng nhấn mạnh về an toàn tinh thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương về thể xác và có thể đi hết cả cuộc đời.

Đối với tiêu chí tôn trọng, Bộ trưởng trao đổi, cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng về văn hóa và đổi mới. Tôn trọng sự khác biệt, trước hết là không áp đặt, đem giá trị của một vài cá nhân, áp đặt cho cái chung.

Chúng ta hướng tới sự tốt đẹp, nhưng có nghĩa là tất cả vài trăm người giống nhau như một, dẫn đến đồng phục hóa trăm người như một. Nếu tất cả đều giống nhau thì đó là triệt tiêu sự sáng tạo, triệt tiêu những tư tưởng đổi mới. Cho nên khuyến khích sự khác biệt nhưng phải trong sự thống nhất.

  Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Nội hàm sơ bộ của tiêu chí yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ, tin tưởng, hỗ trợ và bao trùm lên là bao dung.

Theo Bộ trưởng, văn bản là rất cần, luôn phải rà soát. Nhưng dựa vào văn bản chưa chú ý đến thực tiễn thì văn bản không đi vào cuộc sống. Chúng ta chọn những việc rất thiết thực, hiệu quả, khả thi.

Bộ trưởng đề nghị các sở GD&ĐT, các nhà trường, các thầy, cô giáo phải đồng hành cùng Công đoàn ngành GD Việt Nam trong việc triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc.

Các trường cần khảo sát, đánh giá, những tiêu chí nào đạt thì tiếp tục triển khai, những tiêu chí nào chưa đạt thì có kế hoạch cụ thể, triển khai dần từng bước. Để mỗi một năm, mỗi nhà trường, mỗi thành viên trong nhà trường cảm thấy được hạnh phúc hơn.

Bộ trưởng lưu ý, không lấy chỉ số trường học hạnh phúc là tiêu chí thi đua, nhưng sẽ là một minh chứng để các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các nhà trường đánh giá; hàng năm HS của trường mình được hạnh phúc hơn, GV được hạnh phúc hơn, đấy là tiêu chí quan trọng của lãnh đạo và là phần thưởng cho lãnh đạo khi thấy nhân viên của mình được hạnh phúc hơn.

HỆ GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC

1. AN TOÀN:

- An toàn phòng chống dịch bệnh.

- An toàn, an ninh trường học [CSVC, bạo lực học đường….].

- An toàn giao thông học đường.

- An toàn thực phẩm, dinh dưỡng, thân thể cá nhân [uy tín, tín nhiệm cũng như hình ảnh trên các phương tiện thông tin]….

2. HÀI LÒNG:

- Mức độ hài lòng của CBGV trong các hoạt động của sự minh bạch, công khai.

- Mức độ hài lòng của học sinh trong các hoạt động trong và ngoài lớp học để nhận được sự chia sẻ.

- Mức độ hài lòng của PHHS cũng như sự tin cậy, gửi gắm con em vào ngôi trường để phụ huynh yên tâm.

3. HIỆU QUẢ:

Hiệu quả của các hoạt động mà nhà trường trên các mặt công tác xây dựng trên cơ sở “Tầm nhìn – Sứ mệnh -  Hệ thống giá trị” trong đó gắn với cách làm có hiệu quả của đơn vị. Với Thuận Thành số 1 “Thưởng phù hợp” – GV, học sinh có thành tích sẽ khen thưởng phù hợp bằng nhiều nguồn, nhiều cách quan tâm…, “Tôn tinh xứng đáng”  bằng các hình thức truyền thông, vinh danh trên web, Fb, trang bìa của Vở ghi, Sổ thưởng….

GIẢI PHÁP ĐỂ XD TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC?

1 - Thay đổi nhận thức – công tác truyền thông: Theo đúng qui trình của nhận thức “ Gieo Suy nghĩ gặt Hành động/ Gieo Hành động hặt Thói quen/ Gieo Thói quen gặt Tính cách/ Gieo Tính cách gặt Số phận” nên ngay từ đầu năm học mới, Cấp ủy, BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch, triển khai tới Chi bộ đảng, lãnh đạo nhà trường, thầy cô giáo cùng các ban, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: Tổ tư vấn tâm lý, Đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm… gắn với quan điểm: “Muốn = Tìm cách” để hành động, đáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của học sinh. Từ cán bộ quản lý đến mỗi giáo viên xây dựng cho mình kế hoạch Hành động để nâng cao Trách nhiệm, phát huy tối đa “ Phương pháp Nêu Gương” để tận tụy, nói đi đôi với làm, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của học sinh, đồng thời giải trình để các em hiểu những ý kiến, đề xuất nào không đáp ứng được, lý do tại sao, bởi các em có quyền “được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội”, các em chính là đối tượng trung tâm và là chủ nhân của “trường học hạnh phúc” bằng quy trình “ Giáo viên [nhà giáo] Hạnh phúc à Học sinh hạnh phúc à Trường học hạnh phúc”.

2 - Nhà trường thường xuyên tổ chức các diễn đàn linh hoạt, đổi mới [Qua tin nhắn Zalo, Fb, email của BGH, Ban thanh tra nhân dân, Đoàn thanh niên….] để kịp thời nắm bắt về hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các em nhằm phối hợp với gia đình trong giáo dục học sinh. Đặc biệt là hoạt động của công tác Tham vấn tâm lý học đường phải đi vào chiều sâu, giáo viên làm công tác tư vấn không chỉ nhiệt tình, tâm huyết, yêu thương học trò mà còn phải hiểu biết nhiều lĩnh vực kiến thức, được tập huấn kỹ năng tư vấn… để có thể giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc, định hướng thái độ, hành vi cho các em trong việc xử lý những tình huống trong thực tiễn và liên tục bồi dưỡng, chia sẻ những điều đã biết đến nhiều giáo viên khác bởi trên thực tế, không phải học sinh nào khi gặp khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống cũng mạnh dạn, dám đối diện với giáo viên tư vấn để trao đổi, chia sẻ.

3 – Chỉ đạo Đoàn thanh niên thành lập các CLB, đội, nhóm nhằm phát huy tối đa Năng lực, Sở trường, tạo Sân chơi thu hút học sinh như: CLB văn nghệ;  CLB âm nhạc – Vẽ, phát thanh, báo chí; CLB “Sách và Hành động”; CLB “Phản biện trẻ”; CLB môn học như Tiếng anh, Toán học, Cờ vua, đá cầu …, đồng thời đa dạng hóa các hình thức hoạt động phù hợp xu thế của lứa tuổi trước sự phát triển của công nghệ và thời đại công nghệ số [các cuộc thi online: Video giới thiệu về trường nhân 60 năm thành lập trường; Học sinh thanh lịch; Viết thiệp chúc mừng 20/10& 8/3…..]  tạo những sân chơi bổ ích, lý thú giúp các em thể hiện được khả năng của bản thân, hình thành những kỹ năng mềm quan trọng, hữu ích.

4 – Quản lí, chỉ đạo và bồi dưỡng Giáo viên chủ nhiệm thông qua các hoạt động hàng ngày nhằm đổi mới, cập nhật chương trình giáo dục hiện đại để thay đổi cách tiếp cận, đa dạng hóa các hoạt động nhằm hướng tới chia sẻ, lan tỏa tình yêu thương và có trách nhiệm cao với học sinh, biết gắn kết và xây dựng tập thể lớp chủ nhiệm đoàn kết, biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau…, để mỗi ngày các em đến lớp học với niềm vui, yêu bạn bè, thầy cô, mái trường.

5 – Xây dựng môi trường sư phạm “Tiên phong – Năng động – Toàn diện”. Nhà trường cần tăng cường khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp cũng như học sinh trồng và chăm sóc cây xanh, tạo thêm những không gian xanh trong lớp học, trường học, vệ sinh môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn [tạo ra nhiều không gian trồng cây xanh, cây cảnh hoặc các dự án “ Đổi giấy lấy cây” ….] ; xây dựng ngôi trường không có khói thuốc lá; vệ sinh các khu phải luôn sạch sẽ, làm tốt công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm… Nhà trường phải thắt chặt an ninh, phối hợp chặt chẽ với công an địa phương trong việc bảo đảm trật tự an toàn trường học, không để cho ma túy và tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

6 - Xây dựng và phát triển Văn hóa đọc trong nhà trường được đầu tư có chiều sâu, bài bản và hệ thống thông qua hoạt động của Thư viện, CLB Sách và Hành động nhà trường luôn cập nhật những cuốn sách, tài liệu, “cẩm nang” liên quan đến tuổi trẻ học đường, luôn mở rộng cửa chào đón các em, giúp các em có thêm sự hiểu biết để phát triển một cách tự nhiên và ươm mầm cho ước mơ, khát vọng của tuổi trẻ. Tăng cường kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, cá nhân để xây dựng thư viện, bổ sung đầu sách và thay đổi thói quen văn hóa đọc trong mỗi CBGV, HS và PHHS để xây dựng từ gia đình các tủ sách đến các lớp học [ Có kế hoạch hàng tuần giới thiệu sách hay trong các giờ sinh hoạt lớp, mỗi năm tổ chức cho CBGV, học sinh đăng kí số đầu sách để đọc; thưởng các chuyên đề cho học sinh bằng “Sách”….].

7 - Ngoài ra, nhà trường cần thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đạo đức nhà giáo, tiếp tục triển khai có hiệu quả các cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng nhà trường văn hóa – nhà giáo kiểu mẫu – học sinh thanh lịch”. Tăng cường làm tốt công tác XHH giáo dục gắn kết các thế hệ bằng tình yêu thương, sự sẻ chia, tinh thần trách nhiệm cao để quan tâm đến được học sinh. Năm học 2021 – 2022 trường đã nhận được nhiều sự quan tâm như: Duy trì Quỹ Nguyễn Kim Thúy mỗi tháng trao học bổng cho 20 học sinh [300k/ học sinh]; Thành lập quĩ mới “ Thiên Ban Mai – Viết tiếp ước mơ” mỗi tháng trao cho 5 học sinh [400K/ học sinh]; Chương trình “Tết ấm” trao 25 phần quà cùng tiền mặt 500.000 đồng/ học sinh; chương trình hỗ trợ học sinh của cô Phạm Thị Thu Phương cùng lớp chủ nhiệm A11 niên khóa 2010-2013 trao tặng 03 học sinh mỗi năm 3 triệu đồng, Em Nguyễn Thị Hoà học sinh lớp A13 khoá 2007-2010 do thầy giáo Nguyễn Đình Đạt chủ nhiệm hỗ trợ học mỗi tháng 01 triệu đồng cho 01 học sinh....

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề