Website sở giao dịch chứng khoán việt nam (vnx)

Chính thức ra mắt Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam

Sau gần một năm nhận quyết định thành lập, kiện toàn về nhân sự, thực hiện sắp xếp và cấu trúc hai Sở, VNX chính thức ra mắt, trở thành một cột mốc phát triển mới của thị trường.

Lễ ra mắt  Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam [VNX] sáng 11/12/2021.

Cột mốc phát triển mới giúp tăng quy mô thị trường và thu hút dòng vốn nhà đầu tư

Ngày 11/12/2021, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đã chính thức ra mắt – đánh dấu một cột mốc phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam [VNX]. Ngay sau đó, VNX đã bắt tay vào công tác chuẩn bị về bộ máy, quy chế, quy trình hoạt động. Đến ngày 25/3/2021, VNX đã có những nhân sự quản lý đầu tiên và hoàn thiện điều lệ hoạt động của mình sau đó.

Phát biểu tại Lễ ra mắt Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Phó thủ tướng Lê Minh Khái vui mừng khi thấy rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển ngày càng vững chắc hơn, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và thực sự trở thành một kênh huy động vốn quan trọng trong và ngoài nước cho nền kinh tế và thúc đẩy thị trường tài chính phát triển.

Trên thị trường cổ phiếu, chỉ số VN-Index đã vượt mốc 1.500 điểm và là mức cao nhất kể từ khi đi vào hoạt động. Giá trị giao dịch bình quân 11 tháng đầu năm 2021 của cả cổ phiếu và trái phiếu bình quân mỗi phiên đã đạt hơn 37.200 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2020. Số lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới riêng 10 tháng đầu năm 2021 đạt gần 1,1 triệu tài khoản, cao hơn số tài khoản mở mới 4 năm liền trước đó. Tính đến hết tháng 10 năm 2021, tổng quy mô vốn hóa cổ phiếu và dư nợ trái phiếu trên thị trường đạt 163% GDP năm 2020. 

Phó thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại Lễ ra mắt Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Nhấn mạnh sự cần thiết thay đổi mô hình tổ chức, theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, sự phát triển này không nằm ngoài xu hướng chung của quốc tế là hợp nhất sáp nhập nhằm giảm thiểu chi phí xã hội, tăng quy mô để tạo thị trường lớn hơn, hấp dẫn với nhiều sản phẩm đa dạng, thu hút các dòng vốn trong và ngoài nước.

“Do đó, việc cơ cấu lại tổ chức các Sở giao dịch chứng khoán nhằm hướng đến thị trường chứng khoán Việt Nam thống nhất chuyên nghiệp trên cơ sở kế thừa, đồng thời, đổi mới mô hình quản trị, tăng cường năng lực, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong việc tổ chức giao dịch chứng khoán là cấp thiết và cấp bách".

Phó thủ tướng cũng khẳng định sự ra đời của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ thống nhất về mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách, tư duy sự phát triển và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường, từ đó tăng quy mô thị trường, hội tụ đủ tiêu chuẩn để hội nhập và liên kết quốc tế, thu hút tốt hơn dòng vốn trong và ngoài nước”.

Sáu giải pháp đưa thị trường phát triển bền vững

Chủ tịch HĐTV Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam Nguyễn Thành Long nhận món quà lưu niệm từ Phó thủ tướng Lê Minh Khái

Phó thủ tướng Lê Minh Khái mong muốn thị trường chứng khoán tiếp tục phát huy thành tích, phấn đấu, nỗ lực cao hơn nữa, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nhìn thẳng vào các hạn chế yếu kém để thay đổi tư duy cách nghĩ cách làm, phải làm tốt hơn để thị trường lành mạnh hơn, chất lượng hơn.

Sáu nội dung cần quan tâm được Phó thủ tướng nêu ra. Đầu tiên là cần tổ chức đánh giá chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn năm 2011-2020. Đây là mục tiêu chiến lược trong vòng 10 năm, cần đánh giá đầy đủ để có giải pháp xây dựng thị trường minh bạch hiệu quả, chuyên nghiệp và đặc biệt quan trọng là uy tín.

Thứ hai, tập trung rà soát hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện phát triển thị trường thuận lợi hơn, nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm, cơ sở nhà đầu tư, xây dựng thị trường minh bạch, an toàn, hiệu quả đủ sức chống chịu cú sốc của nền kinh tế

Ba là, tăng cường công tác quản lý giám sát, cưỡng chế thực thi pháp luật, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, bảo vệ tốt nhất quuyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Thứ tư, đẩy mạnh tái cấu trúc toàn diện thị trường chứng khoán, tập trung cơ cấu lại tổ chức kinh doanh chứng khoán về số lượng và chứng năng hoạt động, tạo ra tổ chức có quy mô và sức cạnh tranh lớn hơn, chuyên nghiệp hơn, năng lực chuyên môn, năng lực tài chính tốt hơn, kiểm soát được các xung đột lợi ích và có đạo đức nghề nghiệp để giúp được thị trường phát triển bền vững, đa dạng hoá các loại hình quỹ đầu tư để mở rộng hoạt động đầu tư chuyên nguyệp, dẫn dắt thị trường theo giá trị.

Thứ năm, hiện đại hoá hạ tầng công nghệ, làm chủ và tăng cường áp dụng công nghệ chuyển đổi số, phát triển thị trường kết hợp với quản lý rủi ro đảm bảo phát triển an toàn thị trường chứng khoán.

Cuối cùng, thị trường chứng khoán Việt Nam cần chủ động hội nhập thị trường quốc tế, đáp ứng cam kết hội nhập, thực thi các hiệp định thương mại thế hệ mới, tiếp tục áp dụng chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế, tăng sức cạnh tranh, và từng bước thu hẹp khoảng cách với thị trường chứng khoán Việt Nam trong khu vực và thế giới, triển khai các giải pháp để nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi.

VNX - 2 bản sắc, 3 phương châm, và 4 trụ cột

Triết lý phát triển, kim chỉ nam cho hoạt động mà Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con gồm 2 bản sắc, 3 phương châm, và 4 trụ cột

Cũng tại lễ ra mắt, nhận diện thương hiệu của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam lần đầu tiên được công bố với ba màu sắc thể hiện bản sắc của hai công ty con gồm màu xanh dương từ nhận diện thương hiệu của Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM cùng màu xanh lá và đỏ ngọc đại diện cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Yếu tố công nghệ thông tin được thiết kế ẩn biểu trưng cho dòng code lập trình.

Nhận diện thương hiệu của VNX cũng song hành với triết lý phát triển, kim chỉ nam cho hoạt động mà Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con gồm 2 bản sắc, 3 phương châm, và 4 trụ cột .

Cụ thể, ngay trong Quyết định 37/2020/QĐ-TTg cũng đã nêu rõ, thành lập VNX theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở sắp xếp lại HNX và HOSE, vì vậy, bản sắc đầu tiên của VNX là phải kế thừa những giá trị cốt lõi và phát triển những thành quả đạt được của 2 Sở giao dịch chứng khoán trực thuộc. Thứ hai, VNX phải tích hợp những triết lý phát triển của hai Sở để tạo ra được giá trị phát triển mới, nâng tầm phát triển trong giai đoạn mới chứ không phải đơn thuần chỉ là một phép cộng cơ học. 

Để đạt được mục tiêu đó, ba phương châm hoạt động bao gồm đặt khách hàng là trung tâm, lấy công nghệ, sáng tạo đột phá làm trọng tâm dựa trên nền tảng công bằng, công khai và minh bạch.

Khách hàng bao gồm nhà đầu tư [bên cầu] và tổ chức phát hành [bên cung]. VNX cùng với các công ty con sẽ phát triển sản phẩm, dịch vụ, tiện ích phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nhà đầu tư, trong đó các cơ chế, phương thức giao dịch sẽ được xây dựng nhằm đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của nhà đầu tư. Các sản phẩm cũng cần thiết kế cho phù hợp với từng loại hình của nhà đầu tư. Ngoài ra, các tiêu chuẩn, tiêu chí, yêu cầu về quản trị công ty, quản trị rủi ro, công bố thông tin và minh bạch…sẽ được thống nhất và nâng cao tiếp cận các chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.

Công nghệ luôn là bộ phận cốt lõi của một thị trường chứng khoán. Thị trường cần một hạ tầng công nghệ hiện đại, tích hợp toàn diện, có tính mở, thường xuyên cập nhật, theo kịp bước tiến công nghệ và sự phát triển của dịch vụ tài chính. Phương châm hoạt động thứ ba là Công bằng, công khai và minh bạch. Đây sẽ vừa là quy định vừa là nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán.

Để hiện thực hóa được 3 phương châm đó, VNX đề ra 4 trụ cột để hoạt động hiệu quả: cầu bền vững; cung chất lượng; định chế trung gian chuyên nghiệp; và thể chế theo quy luật thị trường và hội nhập quốc tế.

Trang chủ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam cũng đã xây dựng với hai phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh tại địa chỉ //vietnamexchange.vn. Đây là nơi nhà đầu tư, các thành viên thị trường có thể tìm kiếm thông tin từ Chính phủ, Bộ Tài chính về các hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán,  thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán, thông tin thành viên cùng các văn bản pháp lý.

Buổi lễ được kết nối trực tuyến với điểm cầu TP.HCM. Tham dự buổi lễ tại điểm cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan trung ương.

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã trao quyết định thành lập và cùng các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt chính thức Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Ban Tổ chức cũng công bố bộ nhận diện thương hiệu và ra mắt trang thông tin điện tử chính thức của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Theo đó, Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là công ty mẹ được tổ chức theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; tên giao dịch quốc tế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là Vietnam Exchange [viết tắt VNX], trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Các công ty do Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập bao gồm Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt chính thức Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, phát triển TTCK nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế là một chủ trương lớn và nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Qua 25 năm, TTCK Việt Nam đã phát triển ngày càng vững chắc hơn, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thực sự trở thành một kênh huy động vốn quan trọng trong và ngoài nước cho nền kinh tế và thúc đẩy thị trường tài chính phát triển.

Trên thị trường cổ phiếu, chỉ số VN-Index đã vượt mốc 1500 điểm và là mức cao nhất kể từ khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động; giá trị giao dịch bình quân 11 tháng năm 2021 đạt hơn 37.200 tỷ đồng/phiên, gấp hơn 2 lần so với năm 2020; số lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới đạt mức kỷ lục, chỉ tính riêng 10 tháng năm 2021, tổng số lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới đạt gần 1,1 triệu tài khoản, cao hơn lũy kế 4 năm liên tiếp từ 2017-2020; tính đến hết tháng 10/2021, tổng quy mô vốn hóa cô phiếu và dư nợ trái phiếu trên thị trường đạt gần 163% GDP năm 2020.

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, sự tăng trưởng của TTCK trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân, nhưng cũng đã thể hiện lòng tin của nhà đầu tư và doanh nghiệp vào các chính sách của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, các mục tiêu, giải pháp phát triển thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 và yêu cầu TTCK tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, đòi hỏi cần có sự thay đổi về mô hình tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán. Sự phát triển này cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên, khi mà xu hướng chung hiện nay là hợp nhất, sáp nhập các Sở Giao dịch chứng khoán để giảm thiểu chi phí xã hội, tăng quy mô để tạo ra thị trường lớn, hấp dẫn với nhiều sản phẩm đa dạng, thu hút tốt hơn dòng vốn quốc tế.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại lễ ra mắt Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam

Theo đó, việc cơ cấu, tổ chức lại các Sở giao dịch chứng khoán để thống nhất thị trường giao dịch chứng khoán, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch nhằm hướng tới một TTCK thống nhất, chuyên nghiệp trên cơ sở kế thừa, phát huy những truyền thống, thành tích tốt đẹp của 2 Sở Giao dịch chứng khoán, đồng thời, đổi mới mô hình quản trị, tăng cường năng lực, hiệu quả và ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong việc tổ chức giao dịch chứng khoán là yêu cầu cấp thiết và cấp bách.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mong muốn ngành Chứng khoán nói chung và Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam nói riêng phát huy thành tích, phấn đấu, nỗ lực cao hơn nữa, hãy đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nhìn thẳng vào những hạn chế, yếu kém để thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm và phải làm tốt hơn để TTCK lành mạnh hơn nữa, chất lượng hơn nữa.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại ra mắt chính thức Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương, các doanh nghiệp niêm yết, các tổ chức, cá nhân đầu tư tổ chức đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020; chủ động đề xuất phương hướng cho Chiến lược trong giai đoạn tới 2021-2030 nhằm xác định mục tiêu, lộ trình phát triển, phấn đấu đưa thị trường này trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu của nền kinh tế; tạo cơ sở tăng cường kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ - tín dụng cho tăng trưởng kinh tế./.

Video liên quan

Chủ Đề