Viết một bài văn nói về đại dịch covid-19

Trong hơn một năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, ngành Y tế đã cùng với các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân cả nước phòng, chống thành công nhiều đợt bùng phát dịch và hiện nay vẫn đang nỗ lực, quyết tâm để tiếp tục cuộc chiến chống COVID-19, một đại dịch đầy thách thức và chưa từng có trong lịch sử.

Viết một bài văn nói về đại dịch covid-19
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương chiều 11/8, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong thời gian qua, ngành y tế đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Đặc biệt trong hơn một năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, ngành y tế đã cùng với các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân cả nước phòng, chống thành công nhiều đợt bùng phát dịch và hiện nay vẫn đang nỗ lực, quyết tâm để tiếp tục cuộc chiến chống COVID-19, một đại dịch đầy thách thức và chưa từng có trong lịch sử.

Nghị quyết 86 đã được dày công nghiên cứu, xây dựng chi tiết, kỹ lưỡng

Về các giải pháp cấp bách trong phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 86/NQ-CP để cụ thể hóa và thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Nghị quyết này đã được dày công nghiên cứu, xây dựng chi tiết, kỹ lưỡng với sự tham gia ý kiến cụ thể, sâu sát theo từng vấn đề của đồng chí Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí thành viên Chính phủ và Lãnh đạo một số địa phương.

Nội dung Nghị quyết đã nêu rất đầy đủ, cụ thể về bối cảnh tình hình dịch, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện; các nguyên nhân, tồn tại, khó khăn, thách thức và đề ra các giải pháp trọng tâm, cấp bách, cấp thiết để giải quyết các vấn đề.

Thế giới có nguy cơ mất đi những thành quả chống dịch

Thông tin tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dịch COVID-19 với biến chủng Delta đang diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh, lây lan nhanh và làm gia tăng tử vong tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại Đông Nam Á.

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, thế giới có nguy cơ mất đi những thành quả chống dịch trước sự lây lan của biến chủng Delta.

Bên cạnh đó, biến chủng Lambda đã xuất hiện gần đây, đã lan rộng đến trên 40 quốc gia; cũng làm gia tăng tử vong và đặc biệt có khả năng kháng vaccine COVID-19.

Dịch đã ngấm sâu vào cộng đồng ở nhiều địa bàn tại TPHCM

Tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch lần thứ tư có tốc độ lây rất nhanh, đã lan rộng ra nhiều địa phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến khó lường.

Đặc biệt, dịch bệnh đã ngấm sâu vào cộng đồng ở nhiều khu vực thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam với số ca mắc rất cao, gây tổn hại rất lớn về tính mạng, sức khỏe; ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

"Khả năng tác động, bùng phát của dịch bệnh đã có thể còn lớn hơn nhiều lần nữa nếu không kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch mạnh mẽ, quyết liệt như trong thời gian qua", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói

6 bài học kinh nghiệm từ thực tiễn chống dịch

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh qua thực tiễn diễn biến tình hình và công tác chống dịch thời gian vừa qua, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm.

Cụ thể, thứ nhất, là công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, đúng hướng, toàn diện, hiệu quả đồng thời chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Sự lãnh đạo trong các cấp ủy rất sát với tình hình thực tế, cụ thể tại một số địa phương như Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa.

Thứ hai, là sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; huy động toàn bộ hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị tại cơ sở phải tham gia trực tiếp, đóng vài trò quan trọng trong phòng, chống dịch; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành, các lực lượng.  

Thứ ba, là việc quyết định các biện pháp phòng, chống dịch mạnh mẽ từ sớm là cần thiết nhưng phải dứt khoát, triệt để, nhằm kịp thời ngăn chặn tốc độ lây lan, giảm tác động của đại dịch đối với sức khỏe của người dân, hệ thống y tế và phát triển kinh tế - xã hội.

Các khu vực giãn cách, phong tỏa phải thực hiện nghiêm, thực chất, chắc chắn, hiệu quả; không để tình trạng "chặt ngoài lỏng trong" để nhanh chóng kiểm soát, ổn định tình hình dịch, không để dịch kéo dài gây ảnh hưởng tiêu cực đến an sinh xã hội, an toàn trật tự xã hội.

Thứ tư, là kiên định các giải pháp chuyên môn kỹ thuật đồng thời chủ động, linh hoạt các giải pháp trong truy vết, xét nghiệm, cách ly, điều trị phù hợp tình hình thực tiễn; nhất là chiến lược về xét nghiệm để phát hiện và nhanh chóng các trường hợp nhiễm ra khỏi cộng đồng; chủ động các phương án và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để đưa vào vận hành ngay các cơ sở thu dung, điều trị khi số ca mắc tăng cao; thường xuyên nâng cao năng lực cho cán bộ y tế trong xét nghiệm, điều trị.

Thứ năm, là chủ động trong công tác hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ, nhất là tại cơ sở; chuẩn bị các phương án ở mức cao trong mua sắm, huy động các nguồn lực phòng, chống dịch, không để lúng túng khi dịch bùng phát; đảm bảo việc tổ chức và điều phối hiệu quả nguồn lực (về nhân lực y tế, vật tư, trang thiết bị…); tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế hỗ trợ các nguồn lực cho phòng, chống dịch, nhất là đối với chiến lược "ngoại giao vaccine".

Thứ sáu, là công tác truyền thông cần có sự đồng thuận cao trong toàn xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền các tấm gương tốt, điển hình, cách làm hay trong phòng, chống dịch; kịp thời ngăn chặn các thông tin xấu, sai sự thật, các thông tin giả mạo gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của lực lượng chống dịch và gây hoang mang, lo lắng cho người dân.

Bảo đảm an toàn, an ninh y tế

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nêu rõ, tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó dự báo, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân và ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn cung ứng vaccine hạn chế và trước mắt chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đã và đang được đặc biệt quan tâm, thể hiện qua nhiều Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, trong bối cảnh thực tế vẫn còn nhiều khó khăn nhất là về cơ sở vật chất, nhân lực y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng thông tin, thời gian tới đây, ngành y tế tiếp tục tập trung các nhiệm vụ trọng tâm sau về công tác y tế đảm bảo hệ thống y tế quốc gia, bảo đảm năng lực, an ninh y tế.

Cụ thể, tập trung xây dựng thể chế, hoàn thiện cơ chế, chính sách để đổi mới phát triển ngành. Sắp xếp bộ máy quản lý, cung ứng dịch vụ y tế tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đổi mới căn bản công tác đào tạo, quản lý nguồn nhân lực y tế, bảo đảm cân đối trong phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực y tế giữa các vùng, các tuyến, giữa đào tạo và sử dụng; tăng cường đầu tư hạ tầng y tế đồng bộ, hiện đại, ưu tiên phát triển các khu phức hợp y tế, trung tâm y tế chuyên sâu hiện đại ngang tầm khu vực và quốc tế.

Đổi mới công tác y tế dự phòng và nâng cao sức khỏe, bảo đảm an toàn, an ninh y tế; nâng cao năng lực chuẩn bị và ứng phó với biến đổi khí hậu, các tình huống khẩn cấp về thiên tai, thảm họa và đủ khả năng đáp ứng với các đại dịch.

Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ y tế cơ sở, thực hiện các giải pháp đột phá về nhân lực, chuyên môn, cơ chế tài chính, đầu tư cho y tế cơ sở. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh; phát triển các kỹ thuật y khoa chuyên sâu.

Bên cạnh đó, ngành y tế tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh tật; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và hoạt động chuyên môn y tế; thúc đẩy phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước và thiết bị y tế.

Tăng tỷ trọng chi tiêu công cho y tế, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách và các nguồn lực cho y tế, ưu tiên phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở, vùng nghèo, vùng khó khăn.

Đẩy mạnh hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân cho y tế; thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; thực hiện triệt để công khai, minh bạch trong quản lý, cấp phép, đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế./.

Nguồn: (Chinhphu.vn)

Admin

GIỚI THIỆU

  • Lịch sử hình thành
  • Sơ đổ tổ chức
  • Các khoa/ phòng
  • Thư viện
  • Văn bản bệnh viện

HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN

  • Khám chữa bệnh
  • Ghép tế bào gốc
  • Ngân hàng máu
  • Ngân hàng tế bào gốc
  • Bản tin BTH
  • Thông cáo báo chí
  • Quan hệ Quốc tế
  • Lịch họp

DỊCH VỤ

  • DNA huyết thống
  • Dịch vụ máu cuống rốn
  • Giữ hồng cầu đông lạnh
  • Khám chữa bệnh
  • Xét nghiệm
  • HLA
  • Đào tạo - Chỉ đạo tuyến

Y HỌC THƯỜNG THỨC

  • Điểm tin bệnh
  • Dinh dưỡng
  • Bệnh lý huyết học
  • Truyền thông giáo dục sức khỏe
  • Tạp chí APBMT

TIN TỨC - SỰ KIỆN

  • Điểm tin
  • Hội nghị - Hội thảo
  • Hoạt động Đảng và tổ chức Đoàn thể
  • Bảng giá dịch vụ
  • Câu lạc bộ bệnh nhân
  • Tin tức vận động hiến máu
  • Câu lạc bộ hiến máu
  • Cập nhật kỹ thuật
  • Lịch hiến máu
  • Tuyển dụng

HỎI ĐÁP

NHỮNG CHIẾN SĨ THẦM LẶNG TRONG CUỘC CHIẾN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID - 19


Tôi chưa từng nghĩ rằng sẽ có một ngày tôi sẽ kể cho ai đó nghe về công việc của mình cho đến khi Tôi cùng đồng nghiệp bất đắc dĩ trở thành những chiến sĩ mang màu áo trắng. Cuộc chiến mà người ta có thể gọi trong đau khổ với đầy sự mất mát, đau thương nhưng kẻ địch của loài người vẫn chỉ là cái tên trên tờ giấy xác nhận tử vong do “COVID-19”.

Dịch đến nhà người người chung tay chống dịch

So với các đợt dịch trước, lần trở lại này Covid -19 với các biến chủng mới (Anh, Ấn Độ, Delta, DeltaPlus,…) bùng phát với mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều, số lượng người nhiễm và tử vong tăng nhanh như nấm mọc sau mưa.

Trước số lượng bệnh tăng cao trong các khu phong tỏa, cách ly. Đặc biệt, là các trường hợp có triệu chứng đến khám tại các cơ sở y tế ngày càng tăng. Điều này cho thấy người nhiễm trong cộng động có dấu hiệu khó kiểm soát hơn. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã huy động toàn bộ nguồn lực lượng tập trung dập dịch như một lệnh “tổng động viên” trong toàn Ngành Y tế thành phố.

Hình ảnh những y bác sĩ lao vào trận chiến với tất cả điều là sự mới mẻ, điều là lần đầu tiên nhưng họ đã không vì vậy mà chùn bước. Mỗi người một chức năng, nhiệm vụ. Người ở hậu phương tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác chung cho mọi người, vận động mọi người thực hiện tốt “khuyến cáo 5K” mọi lúc, mọi nơi không lơ là mất cảnh giác với đại dịch COVID-19 đến truy vết cộng đồng ở các khu dân cư. Người nơi tiền tuyến chăm sóc miếng ăn, giấc ngủ và giành sự sống cho người bệnh từ lưỡi hái của tử thần.

Thương thay cho phận “con tằm” ngày làm 08 tiếng, tối làm xuyên đêm

Bạn và tôi chắc hẳn đã lặng người xúc động với hình ảnh nhân viên y tế bước đi loạng choạng, rồi ngã tạm lưng bên thêm nhà của một người dân để ngủ trong khi bạn ấy lấy mẫu xuyên đêm tại một khu dân cư. Hình ảnh nhân viên y tế đội mưa ngoài trời nhưng không dám vào nhà người dân ngay trước mặt để trú tạm, vì sợ bản thân có khả năng lây nhiễm. Họ đã đợi đến khi trời tạnh mưa để tiếp tục công việc trong bộ PPE ướt sũng nước.

Viết một bài văn nói về đại dịch covid-19

Hình 1: Các đồng nghiệp đội Cấp cứu 115 chuẩn bị lên đường

Chuyện gác lại cuộc sống thường nhật, phải xa gia đình hay các chuyến nghỉ dưỡng… tất cả những điều này có đáng gì so với những điều họ đang đối mặt: “nguy cơ lây nhiễm, sức khỏe, mạng sống. Nhưng họ không có quyền chối từ, không có quyền quay lưng lại với lời thề Hippocrates" khi khoác lên mình chiếc áo blouse trắng.

Chứng kiến tận mắt sự vất vả, hy sinh của đồng nghiệp nơi tuyến đầu chống dịch, họ đã túc trực bên người bệnh 24/24. Họ đã lao vào tâm dịch bất chấp ngày hay đêm. Họ đã chiến đấu ròng rã suốt hơn 90 ngày qua chỉ với một ước nguyện Sài Gòn mau hồi phục.

Tổng tiến công quyết thắng trận này

Trước tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm, số người chết vì Covid-19 đang có chiều hướng tăng cao nhưng vẫn chưa đạt đến đỉnh. Cuối tháng 07/2021, UBND TP ký quyết định thành lập 04 Trạm Cấp cứu dã chiến 115 đóng tại các Quận 12, Bình Tân, huyện Bình Chánh và thành phố Thủ Đức với nhiệm vụ cấp thiết là cấp cứu người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân COVID-19 và vận chuyển kịp thời đến các cơ sở điều trị phù hợp.

Viết một bài văn nói về đại dịch covid-19

Vì vậy mà bạn bè tôi, đồng nghiệp của tôi và cả tôi (Họ cũng như tôi đều là nhân viên y tế từ các đơn vị y tế trong Thành Phố được điều động tăng cường đến Trung tâm Cấp cứu 115, rồi được phân bổ hỗ trợ Trạm vệ tinh 115 dã chiến Quận12, trong khuôn viên Công viên Phần mềm Quang Trung). Chúng tôi đã được tăng cường gấp rút, để dồn toàn lực đánh một trận thật lớn với COVID lần này. Chúng tôi đã tranh thủ từng giây, từng phút trong cuộc đua sinh – tử, giành lại sự sống cho bệnh nhân - dành được càng nhiều càng tốt đó là tiêu chí được chúng tôi đặt hàng đầu. Và chúng tôi đã trở thành chiến sỹ của đội Cấp cứu ngoại viện Trung tâm Cấp cứu 115. Những người có thể nói là không thể thiếu trong quá trình chiến đấu của tất cả các bệnh viện thu dung điều trị COVID, bệnh viện dã chiến.

Đến với Trạm vệ tinh dã chiến 115 trong giai đoạn khó khăn lúc tình hình dịch đang trên đà “lên đỉnh” nên công việc của chúng tôi là cấp cứu – hồi sức tại hiện trường cho cả F0 và người bệnh không COVID, vận chuyển bệnh nhân đến đúng tuyến điều trị phù hợp với tình hình chính của người bệnh. Ngoài ra, chúng tôi còn tham gia vahjan chuyển đưa các trường hợp F1 về các khu thu dung và khu cách ly tập trung. Có những ngày một xe cấp cứu vận chuyển hơn trăm ca F0 hoặc trăm ca F1, không kể các ca cấp cứu (không phải COVID) ngoài cộng đồng. Và chúng tôi gọi đó là những chuyến xe đặc biệt! Theo hồi tưởng lại những ngày tháng đó, một đồng nghiệp kỳ cựu của Trung tâm chia sẻ: Trong những ngày cao điểm, tụi em hầu như làm việc 20/24 giờ trong ca trực, chỉ có 04 giờ để ăn uống và nghỉ ngơi.

Viết một bài văn nói về đại dịch covid-19

Hình 3: Một chuyến xe Cấp cứu 115 chuẩn bị xuất phát

Ca trực 24 giờ của chúng tôi bắt đầu từ 07 giờ sáng và kết thúc vào 07 giờ sáng ngày hôm sau. Chúng tôi nhận thông tin điều phối từ Tổng đài, ghi nhận lại thông tin, liên lạc xác nhận tình trạng người bệnh hoặc hướng dẫn sơ cứu hoặc xin trợ giúp thông tin đường đi vì trong thời gian giãn cách có nhiều tuyến đường bị phong tỏa cứng nên phải đi đường vòng.

Sau hồi chuông báo động, kíp cấp cứu mặc phòng hộ cá nhân, chuẩn bị trang thiết bị và lên xe xuất phát đến hiện trường cấp cứu. Có lẽ chính vì thời gian cấp cứu đong đếm bằng phút giây mà chúng tôi đã không bao giờ có được những bức ảnh “lung linh” ekip cấp cứu trước khi xuất phát và cũng như sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về trạm do vấn đề an toàn chống nhiễm khuẩn (phải khử khuẩn xe, trang thiết bị và cởi bảo hộ cá nhân đúng quy trình trước khi vào lại khu vực làm việc). Và vòng lặp cứ thế cho đến hết ca trực, bàn lại cho kíp trực sau tiếp tục nhiệm vụ của “những chiến sĩ” Cấp cứu 115.

Ngoài việc thực hiện cấp cứu ngoại viện, chúng tôi cũng thường xuyên làm tư vấn viên tâm lý, chăm sóc sức khỏe bất đắc dĩ… Có những đêm trực, nhận được điện báo chuyển “tiket” ca cấp cứu, tôi gọi điện xác nhận thông tin lại gặp phải cô nàng đang giận người yêu nên “rất mệt” và rốt cuộc cuộc là cuộc trò chuyện giải tỏa tâm lý cho người bệnh và không yêu cầu cấp cứu… Cũng có khi là trường hợp quá hốt hoảng trước dịch bệnh, tham khảo quá nhiều thông tin thuốc trên internet nên người bệnh đã có rối loạn cảm xúc dẫn đến những thay đổi về sinh hiệu như mạch, huyết áp…nhưng không yêu cầu cấp cứu khi được kíp trực xác nhận thông tin. Vì thế nên tôi lại đóng vai bác sĩ khám online, thăm hỏi tư vấn cặn kẽ từng vấn đề cũng như từng loại thuốc mà vợ chồng cô ấy đang có ý định sử dụng…

Nhiều người vẫn nói, nghề y vinh quang thì ít mà khó khăn thì nhiều. Dù vậy, phía sau những lớp khẩu trang in hằn lên mặt, những bộ quần áo bảo hộ nóng bức phải mặc trong nhiều giờ liền vẫn là những nụ cười, vẫn là nhiệt huyết, sự tận tâm của bạn bè, đồng nghiệp tôi với công việc chúng tôi đã lựa chọn. Chúng tôi tự hứa với nhau rằng: Chúng tôi sẽ cùng nhau bám trụ đến cùng cho đến khi dịch đi qua và Trạm vệ tinh này giải thể mới về!

Đôi khi cứ tưởng rằng, giá trị của cuộc sống hiện tại cấu thành từ những điều thật lớn lao mà làm cho ta quên đi những điều rất nhỏ trong đời thường. Nhưng khi hiểu được tận cùng giá trị của những điều rất đỗi bình thường trong cuộc sống là căn nguyên làm nên những sự lớn lao mới thấy rằng: làm những điều lớn lao không bao giờ là việc ngoài tầm tay với, hạnh phúc không bao giờ ở xa ta, chỉ cần nâng niu những điều rất nhỏ trong cuộc sống, góp nhặt những niềm vui đơn sơ trong dòng đời. Niềm vui nối tiếp niềm vui, tới một ngày vỡ òa thành niềm hạnh phúc.

Viết một bài văn nói về đại dịch covid-19

Hình 4: Các chiến sĩ áo xanh của Trung tâm “ngày chưa giông bão”

Tôi xin mượn một đoạn trích trong bài thơ “Trong tâm dịch COVID” của GS.TS.BS NGUYỄN ĐỨC CÔNG (Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ sức khỏe cán bộ miền Nam) để kết thúc bài viết như một mời cảm ơn gửi đến các chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch với tất cả sự khích lệ tinh thần, cũng như lời tri ân sâu sắc:

Mong ngày mai sau mưa trời lại nắng

Sài Gòn lại cười ôm trọn tình thân

Ngành Y tiên phong khi Tổ quốc cần

Diệt COVID như ngày xưa cha ông mình dẹp giặc

Rồi chúng ta sẽ là người chiến thắng

Vaccine phòng ngừa, quyết sách năm ka (5K)

Nồng ấm tình người tình đồng đội thiết tha

Chúng ta được về nhà với nụ cười chiến thắng!

Sao yêu quá những chiến binh thầm lặng

Từng phút từng giờ giữa sống chết bủa vây

Mang lại màu xanh hạnh phúc sum vầy

Cho Tổ quốc bình yên một ngày không xa nữa.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2021

Tác giải bài viết

BS. Nguyễn Anh Tuấn

(Bệnh viện Truyền máu Huyết học)

TIN KHÁC