Vị trí ngồi xe ô tô

Vài ngày vừa qua mình có thấy trên Facebook các status với chủ đề “Văn hóa ngồi xe hơi” chia sẻ về việc phân chia vị trí ngồi trên xe dựa theo vai vế, cấp bậc. Trước đây tại Tinhte cũng từng có chủ đề này và được bàn luận khá nhiều. Tất nhiên là ở Tinhte lẫn Facebook đều xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, chẳng hạn như không cần thiết phải cầu kỳ như vậy, hay đó là văn hóa nước ngoài không thực tiễn ở Việt Nam…v..v

Mình phải thừa nhận là mỗi ý kiến đều có cái lý riêng, tùy vào trường hợp khác nhau như quốc gia, văn hóa vùng miền, mối quan hệ thân sơ giữa các người đi cùng xe mà sẽ có cách bố trí phù hợp riêng. Do vậy ở đây mình chỉ tập trung phân tích về những quy tắc hành xử trong trường hợp khi đi cùng xe giữa cấp trên và cấp dưới.

Trước hết, theo mình tìm hiểu thì luật bất thành văn về việc phân chia vị trí ngồi trên xe ô tô này xuất phát từ phương Tây bởi họ vốn chú trọng vào các quy tắc ứng xử trong giao tiếp. Dù không có một văn bản hay quy định nào cụ thể nhưng quy tắc này ngầm được số đông thừa nhận, vậy nên các bạn có thể tham khảo để việc giao tiếp khéo léo hơn.

Đối với các bạn làm việc ở công ty nước ngoài hoặc có sếp ngoại quốc thì đây là điểm cần nhớ để không bị chê trách lãng nhách, vả lại nếu sau này các bạn có trở thành sếp thì sẽ biết cách hướng dẫn cấp dưới trở thành người đi ô tô văn minh.

Quy tắc chọn chỗ ngồi khi đi cùng cấp trên đơn giản chú trọng đến 2 điểm Ưu tiên chính:

  • Ưu tiên vị trí ngồi thoải mái hơn, an toàn hơn cho sếp.
  • Ưu tiên tạo nên các cuộc giao tiếp thuận tiện cho sếp.

Dựa vào hai điểm trên, dẫn đến các trường hợp thường gặp khi đi cùng sếp trên một chiếc sedan [có hoặc không có tài xế riêng] để bạn chọn vị trí ngồi như sau:

1. Sếp chọn “ôm vô-lăng”


Lúc này bạn nên ngồi cạnh sếp để trò chuyện thuận tiện, tuyệt đối không ngồi ghế sau nếu không muốn bị nhầm tưởng thành “ông chủ”.

2. Sếp chọn vị trí cạnh tài xế

Bạn nên ngồi ngay sau tài xế để có thể dễ dàng trò chuyện hơn, đồng thời bạn và sếp có thể nhìn bạn khi muốn dễ dàng. Ngồi ngay sau lưng sếp khiến câu chuyện dễ bị ngắt quãng, và đôi khi bạn sẽ bị người ngoài lầm tưởng là cấp trên trong khi sếp lại trông như vệ sĩ riêng của bạn vậy.

3. Sếp chọn ngồi sau bên phụ

Bạn có thể chọn ngồi trước cạnh tài xế để sếp có được không gian riêng. Nhưng trong trường hợp bạn là trợ lý hoặc thư ký thì cứ ngồi phía sau lưng tài xế, như vậy trao đổi công việc sẽ thuận tiện hơn.

4. Sếp chọn ngồi sau lưng tài xế

Lúc này bạn nên ngồi tại ghế phụ phía trước, dù rằng cuộc nói chuyện sẽ không mấy suôn sẻ nhưng sẽ tránh được việc bạn ngồi sau và bị nhầm lẫn vai trò với cấp trên.

5. Sếp yêu cầu bạn lái xe

Lúc này mặc định bạn sẽ không cần lo lắng về việc chọn chỗ ngồi nữa, trừ khi là bạn không có bằng lái ô tô mà thôi. Bây giờ sếp ngồi đâu không quan trọng, vì việc bạn cần ưu tiên là lái xe thay vì đối đáp và trò chuyện.​

Như vậy, các bạn có thể nhận ra điểm chung là không nên ngồi vị trí phía sau bên phụ vì đây là nơi vốn dành cho các ông chủ với độ an toàn và sự thoải mái cao hơn những vị trí còn lại. Chẳng hạn như ở Toyota Camry tại Việt Nam, từ phía sau bạn có thể dời ghế phụ phía trước tiến lùi dễ dàng bằng nút điện ngay trên tựa lưng. Hay trên Mercedes S-Class thì vị trí phía sau bên phụ là nơi duy nhất có thể "biến" thành chiếc giường nằm. Ngồi đây việc ra vào xe cũng sẽ an toàn và thuận tiện hơn khi xe dừng cạnh lề đường.

Mở rộng thêm trường hợp đi đông người hơn [4 hoặc 5 người], hoặc đi xe 7 chỗ thì các bạn cứ nên để sếp chọn chỗ trước, sau đó dựa theo hai điểm Ưu tiên chính bên trên để lựa chọn vị trí cho phù hợp là được.

Còn bạn nghĩ sao về chuyện phân chia chỗ ngồi này, hãy chia sẻ bên dưới với mọi người nhé. Chúc các bạn đi xe cùng sếp vui vẻ và an toàn.

Đi xe có luật của đi xe, nếu đi sai luật sẽ bị phạt còn ngồi xe cũng phải có văn hóa, nếu ngồi sai sẽ bị người ta khinh. Tôi có thể chắc chắn rằng, rất nhiều người Việt hiện nay vẫn chưa biết đến văn hóa ngồi xe 4 chỗ là như thế nào. Sẽ không thừa nếu chúng ta biết văn hóa này để ứng xử phù hợp trong công việc và cuộc sống.

Mục Lục

  • 1 Văn hoá ngồi xe 4 chỗ bạn cần biết
    • 1.1 Khi đi với lãnh đạo
    • 1.2 Khi đi với người yêu, vợ/chồng
    • 1.3 Khi đi với bà bầu và trẻ em
    • 1.4 Khi đi với người già và người tàn tật
    • 1.5 Khi đi với bạn bè

Văn hoá ngồi xe 4 chỗ bạn cần biết

Khi đi với lãnh đạo

Trong nghi thức lễ tân, khi đi với lãnh đạo, người ta quy định rất rõ về vị trí ngồi. Cách sắp xếp chỗ ngồi trên xe ô tô: Ngoài vị trí của tài xế, còn lại 3 vị trí được đánh số từ 1 đến 4. Số 1 là vị trí phía sau lưng, bên phải tài xế. Vị trí này dành cho lãnh đạo cao nhất trong xe [hoặc là chủ xe]. Vị trí số 2 là vị trí đằng sau lưng của tài xế, dành cho người có chức vụ quan trọng thứ 2. Vị trí số 3 ở giữa hàng ghế sau dành cho người quan trọng thứ 3. Cuối cùng là vị trí số 4, phía trước, bên phải tài xế, dành cho người có chức vụ thấp nhất trong 4 người.

Vị trí ngồi trong văn hóa ngồi xe 4 chỗ khi đi cùng lãnh đạo

Sở dĩ có vị trí ngồi như vậy bởi ghế sau thường rộng rãi và thoải mái, đó là lý do chúng ta thường thấy các sếp thường ngồi ở hàng ghế sau. Khi đi cùng với lãnh đạo, nếu chưa thật sự biết rõ mình nên ngồi vị trí nào, tốt nhất bạn nên đợi sếp mình ngồi trước còn chỗ nào trống là của mình. Đây là điều hết sức tế nhị, đòi hỏi phải ứng xử linh hoạt tùy từng huống cụ thể để tránh những điều khó xử.

>>>Tham khảo những mẫu xe ô tô cũ giá rẻ, chính chủ mới nhất hiện nay.

Khi đi với người yêu, vợ/chồng

Văn hóa ngồi xe ô tô 4 chỗ cũng có nguyên tắc riêng khi đi cùng người yêu hay vợ/chồng. Những người yêu nhau nên cùng ngồi chung một hàng ghế, điều đó có nghĩa là 2 người cùng ngồi ghế trước hoặc ngồi ghế sau [nếu có tài xế riêng]. Tình yêu luôn cần có sự gắn bó, vì vậy, những người yêu nhau luôn ngồi cạnh nhau bất kể ngồi trong xe hơi hay trong cuộc sống. Ngồi cạnh nhau vừa là để dễ dàng trao đổi tâm tư, tình cảm vừa thể hiện họ là một cặp dù ở bất kỳ nơi đâu. Chính vì vậy, nếu bạn đi cùng xe với người mình yêu, đừng bỏ quên người ấy mà chui lên ngồi cùng tài xế hay xuống ghế sau ngồi một mình nhé.

Khi đi với bà bầu và trẻ em

Để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, hãy để họ ngồi ở hàng ghế phía sau. Với bà bầu, cần phải ngồi ở ghế thoải mái nhất để tránh gây tắc nghén lưu thông mạch máu chi dưới. Hơn thế nữa, nếu đi cùng bà bầu, đừng đi đoạn đường quá dài, hãy nghỉ ngơi để họ có được sự thoải mái nhất trong chuyến hành trình. Đối với trẻ em, bạn nên sắm thêm ghế chuyên dụng loại ngồi trên xe ô tô cho bé để bé ngồi thoải mái và an toàn nhất.

Trẻ em thường ngồi ở hàng ghế phía sau và được trang bị ghế ngồi riêng để đảm bảo an toàn

>>>Tham khảo thêm: Kinh nghiệm cho trẻ em dưới 3 tuổi ngồi trong xe ô tô

Khi đi với người già và người tàn tật

Nếu bạn đi cùng với người già hoặc người tàn tật, dù bạn là chủ hay có chức vụ cao hơn thì cũng nên nhường vị trí ưu tiên cho họ. Đôi lúc, không cần phải quá tuân thủ quy tắc mà có thể linh động theo từng trường hợp miễn là nó phù hợp với đạo đức và văn hóa của người hiện đại.

Tuy có những quy tắc riêng trong văn hóa ngồi xe 4 chỗ những tùy từng trường hợp và thói quen cũng có thể thay đổi sao cho thuận tiện và thoải mái nhất. Tùy từng vùng lãnh thổ và quốc gia khác nhau mà có những văn hóa khác nhau, nhưng nhìn chung với những quy tắc đã kể trên bạn nên biết để ứng xử phù hợp.

Khi đi với bạn bè

Khi đi cùng xe với bạn cũng có những văn hóa ngồi xe 4 chỗ mà bạn nên ghi nhớ. Nếu đi với một nhóm bạn có cả nam và nữ thì nam nên ngồi phía trước, chị em phụ nữ ngồi phía sau. Vì điều này thể hiện sự ga lăng và bao bọc của người đàn ông dành cho phụ nữ.

Còn nếu bạn đi cùng một người bạn nữa thì tốt nhất nên cùng ngồi hàng ghế phía trước. Điều này vừa thể hiện bạn là người quan trọng nhất trong chuyến hành trình với người lái vừa giúp việc giao tiếp, trao đổi dễ dàng hơn. Đừng bao giờ tự ý chui xuống hàng ghế sau nếu đi cùng bạn mình vì sẽ làm cho họ có cảm giác họ là tài xế của bạn chứ không phải bạn đồng hành.

Khi đi cùng bạn bè nên ngồi cùng nhau để thuận tiện cho việc nói chuyện

Qua bài viết trên đây, mong rằng sẽ giúp bạn bỏ túi cho mình những kiến thức cần thiết để ứng xử phù hợp khi đi xe 4 chỗ. Văn hóa ngồi xe 4 chỗ vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp lớn và trong lĩnh vực ngoại giao, nắm được những nguyên tắc này giúp bạn dễ dàng bắt kịp với cuộc sống hiện đại và tránh được những tình huống khó xử trong cuộc sống.

Hiện nay trên muaban.net có rất nhiều xe ô tô cần bán, bạn có thể truy cập xem nếu đang có ý định mua một chiếc xe.

Xem tiếp: Bỏ quên trẻ trên ô tô – tai hại bất ngờ và cách khắc phục

Hương Martinie

Hello! Mình là Xuân Hương, hiện đang đảm nhận vị trí Content Specialist tại Muaban.net. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Enjoy your time with Muaban.net!

Chủ Đề