Thuế nhập khẩu ô tô trung quốc

 

Xe Tàu sẽ ồ ạt xuất hiện trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2019, ô tô Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam chỉ đạt 5.000 chiếc các loại, giảm hơn 50% so với cùng kỳ 2018. Đáng chú ý, từ tháng 10/2019, xe con dưới 9 chỗ ngồi không có chiếc nào do sự cố bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp tích hợp trên màn hình.

Tuy nhiên, năm 2020, dự báo xe Trung Quốc lại tràn vào Việt Nam kể cả nhập khẩu nguyên chiếc lẫn lắp ráp trong nước. Các DN kinh doanh ô tô Trung Quốc cho biết sự cố trên đã xử lý xong.

Bên cạnh đó, quy định kiểm tra chất lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc theo lô cũng được bãi bỏ, thay vào đó là kiểm tra theo mẫu đại diện và kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất. Vì vậy, việc nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc năm 2020 trở đi sẽ thông thoáng hơn rất nhiều. Nhiều mẫu xe mới từ nước này có thể về Việt Nam nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

Nhiều mẫu xe Trung Quốc chờ cơ hội hết dịch Covid-19 là tràn vào Việt Nam

Hiện tại, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các DN chưa đẩy mạnh nhập khẩu ô tô Trung Quốc. Nhưng khi hết dịch, hoạt động này sẽ được đẩy mạnh. Cùng với đó, ô tô con Trung Quốc từ năm nay cũng bắt đầu được lắp ráp tại Việt Nam.

Mới đây, một DN Việt Nam đã nhập khẩu mẫu xe Brilliance V7 có giá bán công bố 738 triệu đồng. Mẫu xe này sử dụng nền tảng của BMW X3, điển hình là động cơ N18, dung tích xi lanh 1.6L tăng áp công suất tối đa 201 mã lực, hộp số tự động 7 cấp ly hợp kép. Nội thất Brilliance V7 cũng được trang bị khá tiện nghi.

Cũng đến từ thị trường Trung Quốc, thuộc phân khúc Crossover cỡ C, Dongfeng T5 vừa được công bố giá bán 689 triệu đồng. Ngoại hình Dongfeng T5 có nhiều đường nét được nhận định là giống Volkswagen.  Động cơ xe được Dongfeng Việt Nam quảng cáo mang tên mã CE16 của BMW, với 4 xy-lanh, dung tích 1.6L tăng áp, công suất 201 mã lực, cùng hộp số tự động 7 cấp ly hợp kép.

Ngoài ra các mẫu xe quen thuộc như Zotye, Baic,... cũng chuẩn bị được nhập khẩu trở lại trong thời gian tới.

Đối thủ đáng gờm?

Một thông tin đáng chú ý, Tập đoàn Tan Chong Motor [Malaysia] có nhà máy  ô tô tại Đà Nẵng đã tiến hành lắp ráp các mẫu xe con, xe tải và xe buýt của Trung Quốc trong năm nay. Xe con có thương hiệu MG. Đây là thương hiệu ô tô của Anh nhưng thuộc quyền quản lý của tập đoàn SAIC Motor [Trung Quốc].

Nếu lắp ráp tại Việt Nam, giá xe Trung Quốc sẽ giảm mạnh

Hai mẫu xe dự kiến ra mắt sau khi hết dịch Covid-19 là MG HS và MG ZS. MG HS là chiếc crossover chung phân khúc với Honda CR-V, Mazda CX-5 và Hyundai Tucson. Còn MG ZS là đối thủ cạnh tranh với Ford EcoSport, Hyundai Kona và Honda HR-V. Tại Thái Lan, MG HS được trang bị nhiều công nghệ hiện đại. Chẳng hạn như mẫu MG HS có hệ thống i-SMART với các chức năng điều khiển thông minh bằng tiếng Thái, gọi - gửi tin nhắn, chỉ định tọa độ xe cho bạn bè, đóng cửa sổ trời,... Năm 2019, thương hiệu MG đã bán hơn 25.200 xe, đứng thứ 8 trong top 10 xe bán chạy nhất tại Thái Lan.

Trở ngại lớn đối với xe Trung Quốc nhập khẩu nguyên chiếc hiện nay là thuế cao. Ô tô Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu từ 47-70% tùy loại. Với thuế suất này, giá xe không thể giảm thấp. Vì vậy, xe Trung Quốc gặp bất lợi so với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN hưởng ưu đãi thuế 0%.

Mặc dù vậy, đa số xe Trung Quốc vẫn duy trì được giá bán thấp, chỉ bằng gần một nửa so với những mẫu xe thương hiệu Nhật, Mỹ nhập khẩu từ ASEAN cùng phân khúc.

Nếu lắp ráp tại Việt Nam, giá xe sẽ giảm mạnh. Theo tính toán, giá xe khi đó sẽ giảm từ 25-30% so với xe nhập khẩu nguyên chiếc. Chưa kể, DN đầu tư vào sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam có thể được hưởng những chính sách ưu đãi lớn sắp ban hành.

Ngoài Tan Chong Motor, tập đoàn Dong Feng cũng có dự định đầu tư dự án sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Khi đó, giá xe sẽ giảm mạnh. Chẳng hạn, mẫu Joyear S50 [sedan 5 chỗ] của Dong Feng đang có giá bán 439 triệu đồng sẽ giảm còn hơn 300 triệu đồng, hay mẫu Joyear X5 giá 609 triệu đồng giá sẽ giảm về mức 450 triệu đồng.
Theo Trần Thủy -  vietnamnet.vn
Ban Biên tập VVFC [Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính].

Em muốn nhập 1 chiếc mô tô bên TQ về thì phải chịu những loại thuế nào ạ?

Người gửi: Tuấn Duy

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của bạn đến luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn giúp bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Thông tư số 143/2015/TT – BTC quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại;  

– Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH của văn phòng Quốc hội ngày 28 tháng 4 năm 2016 Luật thuế giá trị gia tăng;

– Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;

– Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 và sửa đổi, bổ sung năm 2014;

– Nghị định 134/2016/NĐ – CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu;

– Nghị định số 128/2016/NĐ – CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Trung Quốc giai đoạn 2016 – 2018.

2. Nhập mô tô của Trung Quốc không nhằm mục đích thương mại phải chịu những loại thuế nào?

Điều 3 – Thông tư số 143/2015/TT – BTC quy định điều kiện xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu như sau:

“1. Đối với xe ô tô: Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với xe ô tô đã qua sử dụng hoặc xe ô tô chưa qua sử dụng.

2. Đối với xe gắn máy

a] Xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu là xe chưa qua sử dụng.

b] Xe gắn máy đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy [QCVN14: 2011/BGTVT].

c] Xe gắn máy phải thuộc loại được phép đăng ký, lưu hành tại Việt Nam [trừ trường hợp nhập khẩu, tạm nhập khẩu không đăng ký, lưu hành để làm mẫu, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, triển lãm, nghiên cứu, thử nghiệm].

3. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 nếu nhập khẩu theo hình thức quà biếu, quà tặng thì trong 01 [một] năm, mỗi tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ được nhập khẩu 01 xe ô tô và 01 xe gắn máy do tổ chức, cá nhân nước ngoài biếu, tặng”.

Có đủ những điều kiện trên, bạn có thể nhập khẩu xe mô tô từ Trung Quốc về nước với tư cách cá nhân hông nhằm mục đích thương mại. 

Điều 6 – Thông tư số 143/2015/TT – BTC quy định về chính sách thuế đối với xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu: “Chính sách thuế đối với xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu thực hiện theo chính sách thuế hiện hành tại thời điểm nhập khẩu, tạm nhập khẩu quy định đối với từng đối tượng”.

Xe mô tô nhập khẩu, mặc dù không nhằm mục đích thương mại nhưng vẫn phải chịu những loại thuế sau:

Thứ nhất, thuế Giá trị gia tăng [VAT]

Mô tô không thuộc đối tượng không phải chịu thuế theo quy định tại Điều 5 – Luật Thuế giá trị gia tăng. Vì vậy, nhập khẩu mô tô phải chịu loại thuế này. 

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất [Điều 6- Luật Thuế giá trị gia tăng]

Giá tính thuế đối với mô tô: điểm b – khoản 1 Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng quy định: “Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu [nếu có], cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt [nếu có] và cộng với thuế bảo vệ môi trường [nếu có]. Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu”.

Về thuế suất, theo quy định tại khoản 3 – Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng quy định: “Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.Tại quy định tại khoản 1 và 2 Luật này không quy định các loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất 0% và 5% không có đối tượng là xe mô tô. Như vậy, mức thuế suất áp dụng đối với xe ô tô mới là 10%.

Thứ hai, thuế nhập khẩu

Ô tô là đối tượng chịu thuế nhập khẩu, được quy định trong Điều 2 – Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, cụ thể:

“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

a] Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

b] Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

c] Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

d] Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm, cụ thể tại khoản 1 – Điều 5 – Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 như sau: “Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm [%] của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế”.

Thuế suất của hàng hóa nhập khẩu gồm: thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường. 

Điều 3 – Nghị định 134/2016/NĐ – CP quy định về áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau: 

“1. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn so với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì được áp dụng mức thuế suất ưu đãi.

Người nộp thuế được xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế trong trường hợp đã nộp thuế nhập khẩu theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt cao hơn mức thuế suất ưu đãi”.

Theo Điều 4 – Nghị định 128/2016/NĐ – CP quy định điều kiện áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ACFTA như sau:

“1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này. 

2. Được nhập khẩu từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc, bao gồm các nƣớc sau:

 a] Bru-nây Đa-rút-xa-lam, ký hiệu là BN; 

b] Vương quốc Cam-pu-chia, ký hiệu là KH; 

c] Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, ký hiệu là ID;

 d] Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, ký hiệu là LA; 

đ] Ma-lay-xi-a, ký hiệu là MY; 

e] Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma, ký hiệu là MM;

 g] Cộng hòa Phi-líp-pin, ký hiệu là PH; 

h] Cộng hòa Xinh-ga-po, ký hiệu là SG;

 i] Vương quốc Thái Lan, ký hiệu là TH;

 k] Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ký hiệu là CN;

 l] Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước], ký hiệu là VN. 

3. Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều này vào Việt Nam, do Bộ Công Thương quy định.

 4. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa [C/O] mẫu E do Bộ Công Thương quy định”.

Theo thông tư quy định mức thuế suất áp dụng đối với xe mô tô nhập khẩu từ Trung Quốc là 45%. Thuế suất này được áp dụng từ ngày 1/9/2016 đến hết ngày 31/12/2018.

Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt

Xe mô tô thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, quy định tại điểm đ – khoản 1 – Điều 2 – Luật thuế thuế tiêu thụ đặc biệt: ” Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3”.

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 5 – Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, cụ thể: “Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt”.

Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định tại khoản 2 – Điều 6 – Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt như sau: “Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm”.

Về thuế suất đối với xe mô tô, tại Điều 7 – Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 áp dụng thuế suất là 20%.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về nhập mô tô của Trung Quốc phải chịu những loại thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Hoàng Thị Nụ

Chủ Đề