Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau

Nhân dân ta có câu:“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏCây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường ?

Nhân dân ta có câu:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau


Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau ?

A. Dưa hành có chất giúp chuyển hoá thịt mỡ từ dạng rắn sang dạng lỏng.

B.

Dưa hành có chất oxi hoá mạnh, giúp oxi hoá hoàn toàn lipit trong thịt mỡ thành CO2 và H2O.

C.

Dưa hành có chứa axit hỗ trợ quá trình thuỷ phân lipit trong thịt mỡ, giúp dễ tiêu hoá và bớt "ngán".

D. Dưa hành có chất chống oxi hoá, giúp thịt mỡ lâu bị ôi thiu.

Hóa học trong văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.32 KB, 14 trang )

HOÁ HỌC TRONG VĂN HỌC
1. Giải thích kinh nghiệm sản xuất của nông dân được đúc kết trong câu ca
dao:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Nghe tiếng sấm động mở cờ mà lên”
Giải
Khi có sét (tia lửa điện) khí N
2
và O
2
trong không khí kết hợp với nhau thành
khí NO rồi lại bị oxi hoá tiếp thành NO
2
. Khí NO
2
tác dụng với nước mưa tạo thành
axit nitric, axit này rơi xuống đất sẽ tác dụng với các chất kiềm có trong đất như vôi
(bón cho đất để khử chua) hoặc KOH có trong tro bếp tạo ra muối nitrat là phân đạm
nên lúa tốt rất nhanh
N
2
+ O
2
2NO
2NO + O
2
2NO
2
4NO
2
+ O


2
+ 2H
2
O 4HNO
3
HNO
3
+ KOH KNO
3
+ H
2
O
2. Dân gian có câu nói về ngày tết cổ truyền:
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau?
Giải:
Mỡ là este của glyxerol với các axit béo (RCOO)
3
C
3
H
5
. Dưa chua cung cấp H
+
có lợi cho việc thuỷ phân este do đó có lợi cho sự tiêu hoá mỡ
3. Vì sao: “Dưa chua nấu mỡ ninh nhừ mới ngon”
Giải:
Dưa chua cung cấp môi trường axit xúc tác cho phản ứng thuỷ phân chất béo
tạo ra glyxerol là chất có vị ngọt

(RCOO)
3
C
3
H
5
+ 3H
2
O C
3
H
5
(OH)
3
+ 3RCOOH
Cũng trong điều kiện đó các chất gluxit, protit có trong dưa cũng bị thuỷ phân
tạo ra các chất đường và các amino axit đều có vị ngọt. Như vậy ta có được canh
dưa không chua gắt mà chua ngọt, lượng mỡ bị giảm đi làm cho canh không quá
béo
Trong bộ máy tiêu hoá, chất béo bị nhũ tương hoá bởi muối của axit mật. sau đó
nhờ tác dụng xúc tác đặc hiệu của enzim lipaza nó bị thuỷ phân hoàn toàn ở nhiệt
độ của cơ thể
(RCOO)
3
C
3
H
5
+ 3H
2

O C
3
H
5
(OH)
3
+ 3RCOOH
4. Dân gian có câu “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”. Vì sao nhai kĩ lại no lâu ?
Giải:
Tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn từ dạng phức tạp thành dạng đơn giản. Cơm
có thành phần chính là tinh bột, thực chất đó là một polisaccarit. Khi ta ăn cơm, đầu
tiên tinh bột sẽ bị thuỷ phân một phần bởi các enzim trong tuyến nước bọt. Sau đó
chúng lại tiếp tục bị thuỷ phân khi đi vào trong dạ dày và ruột. Vì vậy nếu ta nhai càng
lâu thì quá trình thuỷ phân bởi enzim sẽ triệt để hơn do đó nămg lượng được cung cấp
nhiều hơn, vì vậy ta cảm thấy no lâu hơn
5. “ Hàn the ngọt, mặn, mát thay
Tiêu viêm, hạ sốt, lại hay đau đầu
Viêm họng, viêm lợi đã lâu
Viêm hạch, viêm mắt thuốc đâu sánh bằng”
Vậy hàn the là chất gì ?
Giải:
Hàn the là chất natri tetraborat (còn gọi là borac), đông y gọi là bàng sa hoặc
nguyệt thạch, ở dạng tinh thể ngậm nước (Na
2
B
4
O
7
.10H
2

O). Tinh thể trong suốt,
tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 90
o
Trước đây người ta thường dùng hàn the làm chất phụ gia cho vào giò lụa,
bámh phở, bánh cuốn…. để cho những thứ này khi ăn sẽ cảm thấy dai và giòn.
Ngay từ năm 1985 tổ chức thế giới đã cấm dùng hàn the làm chất phụ gia cho
thức phẩm vì nó độc, có thể gây sốc, truỵ tim, co giật và hôn mê
Natri tetraborat tạo thành hợp chất màu với nhiểu oxit kim loại khi nóng chảy, gọi
là ngọc borac
Trong tự nhiên, borac có ở dạng khoáng vật tinkan, còn kenit chứa
Na
2
B
4
O
7
.4H
2
O. Borac dùng để sản xuất men màu cho gốm sứ, thuỷ tinh màu và
thuỷ tinh quang học, chất làm sạch kim loại khi hàn, chất sát trùng và chất bảo
quản, chất tẩy trắng vải sợi. Hàn the còn được dùng để bào cháê dược phẩm

Ý NGHĨA HOÁ HỌC VÀ NHÂN VĂN CỦA VĂN HOÁ TRẦU CAU
Truyền thuyết dân gian “trầu cau” được lưu truyền từ đời Văn Lang đến nay.
Ngày nay còn rất ít người ăn trầu nhưng niếng trầu đã đi vào đời sống văn hoá, tình
cảm và phong tục của dân tộc ta hàng mấy ngàn năm văn hiến. Văn hoá “Trầu cau”
mang tính độc đáo của người Việt Nam. Tích truyện trầu cau đã được điện ành
Việt nam dựng thành phim hấp dẫn, còn ca khúc về tích trầu cau đã có từ trước
Cánh Mạng tháng tám 1945
+ Ý nghĩa hoá học:

Trước đây người ta thường mời nhau ăn miếng trầu cho vui, cho ấm người, cho
thơm miệng…. có đúng ăn trầu có làm cho vui, ấm và sạch miệng hay không ?
Lá trầu có chứa từ 1,8% – 2,4% tinh dầu, chủ yếu là chavibetol và chavicol
cùng một số phenolic khác. Nước ép lá trầu có tác dụng tăng áp, giảm mạch ngoại
vi và tính kháng sinh rất mạnh. Đông y dùng trầu đánh gió, chữa cảm cúng, bỏng,
chữa vết thương
Trong hạt cau (y học cổ truyền gọi là đinh lang) có khoảng 18% tanin, 14% chất
dầu, 2% muối khoáng và các hớp chất ancaloit, đặc biệt là arecolin (C
6
H
13
NO
2
)
chiếm 0,5%. Chính arecolin có tác dụng làm tiết nước bọt, làm co đồng tử mắt,
kích thích thần kinh phó giao cảm
Trầu cau không thể thiếu vôi, không có vôi miếng trầu không thể chuyển sang
màu đỏ. Vôi là chất kiềm, khi tác dụng với arecolin, chất này có tính độc và
chuyển thành arecaidin không độc mà có tác dụng gây hưng phấn
Người ta thường thêm vào miếng trầu một lát vỏ rễ cây chay. Vỏ có tác dụng
tăng thêm tanin cho miếng trầu. Nhai miếng trầu khoảng 15 - 20 phút, bắt đầu
“giập bã trầu”, ở nhiệt độ cơ thể 37
o
C, các phản ứng hoá học, phản ứng sinh màu
giữa các phenolic, arecolin, arecaidin, tanin và các chất khác trong môi trường
kiềm đã xảy ra. Chính các phản ứng này tạo cho người ăn trầu cảm giác say, hưng
phấn, ấm áp làm cho da mặt hồng hào, môi đỏ thắm, chống cảm cúm, diệt khuẩn,
làm sạch miệng, làm chặt chân răng. Ăn trầu chính là một cách trang điểm cho phụ
nữ trước đây. Miếng trầu làm cho “Đôi mà thêm hồng, đôi môi thêm thắm, cho
lòng thêm say”

+ Ý nghĩa nhân văn:
Lá trầu, quả cau là 2 thứ không thể thiếu trong các đồ tế lễ, thờ cúng thần thánh,
tổ tiên. Người ta thường nói “hương, hoa, phù, tửu, bạc lễ chi nghi” (hương, hoa,
trầu, rượu, bạc lễ nghi thức)
Miếng trầu có mặt trong mọi lễ nghi, cưới hỏi, giỗ chạp, tang gia…đã trở thành
phong tục, truyền thống của người Việt Nam. Ngày nay tuy không ăn trầu nhưng
trong các lễ nghi người ta vẫn giữ phong tục truyển thống nghĩa là vẫn có trầu, cau.
Lễ dạm hỏi còn gọi là lễ “bỏ cơi trầu”
Miếng trầu mang rất nhiều ý nghĩa:
- Miếng trầu dùng trong giao tiếp, miếng trầu là đầu câu chuyện:
“Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là”
- Miếng trầu dùng để trao duyên:
“Trầu này trầu quế, trầu hoa
Trầu Loan, trầu Phượng, trầu ta, trầu mình”
- Miếng trầu để trách người bạn trai chậm chân:
“Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như là cá chậu, chim lồng biết sao”
- Miếng trầu dùng để khuyên nhủ lứa đôi:
“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đứng xanh như lá, bạc như vôi”
- Miếng trầu dùng nói khi giúp đỡ việc cưới xin:
“Giúp cho quan tám tiền treo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”
- Miếng trầu dùng để trang điểm:
“Trầu này trầu tính, trầu tình
Ăn vào thêm đỏ môi mình, môi ta”
- Miếng trầu dùng để đo thời gian:

“Láng giềng đã đỏ đèn đâu
Chờ em ăn giập lá trầu em sang
Đôi ta cùng ở một làng
Cùng đi một ngõ vội vàng chi anh”
Hoặc là:
“Ngồi chơi mới giập bã trầu
Mong anh nán lại, đôi câu giãi bày”
Ông cha ta đã dùng miếng trầu để diễn đạt các cung bậc của tình cảm. Cây cau,
giàn giầu (trầu) đã đi vào văn, thơ ca
Thơ Nguyễn Bính:
“ Nhà em có một giàn giầu
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
(chú thích: Giầu không là tên cây cho lá để ăn trầu)
Và:
“Cái ngày em đi lấy chồng
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn”
Dân ca quan họ Bắc Ninh:
“ Cau non sánh với trầu vàng
Cau non kết bạn, trầu vàng kết duyên”
Hay:
“Tương tư môi đỏ dạ sầu
Chưa ăn mà đã thấy say miếng trầu”
Và:
“Say nhau quan họ càng say
Nâng niu một miếng trầu này mời nhau
Đã thương đến tận vườn cau
Đã yêu xin gởi miếng trầu làm tin”
Và lúc giã từ bạn:

“Miếng trầu cánh phượng hông môi
Dạt dào câu hát người ơi đừng về”