Vì sao tai nạn điện

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Hầu hết các thiết bị trong gia đình bạn đều đang hoạt đồng bằng nguồn năng lượng điện. Hãy thử tưởng tượng nếu một ngày điện biến mất thì cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào? Không còn đèn điện, không còn máy tính, không có điện thoại,… cuộc sống quay về với “thời tối cổ”. Vậy nên điện rất quan trọng, chúng ta không thể sống tốt nếu như thiếu điện.

Nhưng nếu bạn sử dụng điện không an toàn thì sẽ vô cùng nguy hiểm, nó như con dao hai lưỡi, có thể gây mất mạng. Vậy làm thế nào để sử dụng điện an toàn? Hãy cùng theo dõi những chia sẽ sau đây của thợ điện Rada để biết cách phòng tránh tai nạn điện nhé!

Nỗi thương tâm về tai nạn điện

Tai nạn điện thường xảy ra do người dùng bất cẩn

Theo thống kê, trung bình mỗi năm ở nước ta có khoảng hơn 7.000 vụ tai nạn điện và hơn 250 người chết vì tai nạn điện. Trung bình cứ khoảng 30 vụ tai nạn điện thì có ít nhất 1 người chết. Con số này vẫn chưa dừng lại và còn tiếp tục gia tăng vì sự bất cẩn của người sử dụng điện. Hầu hết các vụ tai nạn điện chết người đều xảy ra do chính người dùng bất cẩn khi sử dụng các thiết bị điện. Có những vụ tai nạn hết sức ngớ ngẩn như: để dụng cụ trát vữa tường nhà chạm vào dây điện, sử dụng dây điện trần cấm vào ổ điện, giẫm vào chính dây điện mà mình dùng bẫy chuột,… Điện mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng chính là hiểm họa luôn rình rập đến sự an toàn và tính mạng của người sử dụng.

Những nguyên nhân gây tai nạn điện

  • Sửa chữa điện khi chưa đóng/ngắt nguồn điện
  • Kiểm tra các thiết bị điện nhưng không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ
  • Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện
  • Sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện
  • Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở
  • Tiếp xúc với các phần tử đã được tách ra khỏi nguồn điện nhưng vẫn còn đang tích điện
  • Phóng điện hồ quang khi đóng cắt các cầu dao điện có tải lớn hay khi ngắn mạch,… các tia hồ quang sinh ra có nhiệt độ rất cao. Hồ quang điện sẽ gây bỏng nặng và bỏng sâu đối với nhưng người ở trong phạm vi ảnh hưởng, vết thương này rất khó chữa trị.
  • Vi phạm khoảng cách an toàn với trạm biến thế và lưới điện cao áp. Đối với điện cao áp hay đường dây cao áp, điện sẽ bị phóng ra ngoài không khí, dù bạn chỉ đến gần chứ không tiếp xúc trực tiếp thì vẫn rất nguy hiểm. Ở khoảng cách tiếp xúc đủ nhỏ sẽ có hiện tượng phóng điện cao áp, dòng điện lớn đi qua cơ thể và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện

Để có thể phòng tránh tai nạn điện và đảm bảo an toàn cho người sử dụng điện. Chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện như sau:

Tai nạn điện thường xảy ra do người dùng bất cẩn

  • Không sử dụng dây điện trần làm đường dây dẫn điện
  • Phải sử dụng chuôi cắm điện bằng nhựa thay vì chỉ cắm dây điện trần vào ổ điện
  • Sử dụng Aptomat chống giật cho hệ thống điện gia đình, cơ quan, xí nghiệp,…
  • Thường xuyên kiểm tra dây dẫn và các thiết bị điện
  • Khi phát hiện thiết bị điện rò rỉ phải lặp tức ngắt nguồn điện và tiến hành thay sửa
  • Không để dây điện, ổ điện hay thiết bị điện tiếp xúc với các vật dẫn điện như nước và kim loại
  • Hãy chắc chắn nguồn điện đã được đóng/ngắt hoàn toàn trước khi tiến hành lắp đặt, sửa chữa các thiết bị điện, điện dân dụng hay điện lưới.
  • Tuân thủ an toàn hành lang lưới điện, giữ khoảng cách nhất định với đường dây điện cao áp và trạm biến thế.
  • Chủ động trang bị các biện pháp phòng tránh tai nạn điện để bảo vệ an toàn cho chính bạn, người thân gia đình và toàn xã hội
  • Trang bị các kiến thức về xử lý những tình huống xảy ra tai nạn điện giật, phải thật bình tĩnh khi đối mặt với tai nạn điện.
  • Ưu tiên sử dụng các thiết bị điện an toàn, phù hợp với dòng điện của gia đình và là sản phẩm của công ty có thương hiệu uy tín
  • “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Mọi người cần có ý thức cao về việc phòng chống tai nạn điện trong chính căn nhà của mình ngay từ khi khởi công xây dựng nhà cửa.

Qua bài viết trên, Rada muốn gửi đến bạn những kiến thức an toàn về điện với mong muốn không còn gia đình nào chia ly vì tai nạn điện nữa. Và cũng không quên nhắc nhở bạn sử dụng App Rada để tìm những người thợ điện tay nghề cao, nếu như trong nhà bạn đang có thiết bị rò rỉ điện hay các sự cố hỏng hóc về điện mà bạn không thể tự sữa chữa được.

Đặt thợ điện như thế nào?

Đặt trực tiếp từ form tìm thợ điện tại trang web này

•  Bước 1: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm •  Bước 2: Chọn loại dịch vụ bạn cần đặt [lưu ý, nếu hệ thống đã tự động xác định dịch vụ mà bạn cần thì bỏ qua bước 1 và bước 2] •  Bước 3: Nhập vào số điện thoại để thợ điện có thể liên hệ với bạn khi yêu cầu được gửi đi. •  Bước 4: Nhập vào khu vực mà bạn cần gọi thợ điện, lưu ý bạn có thể lựa chọn địa chỉ tương đối mà hệ thống gợi ý ở gần điểm mà bạn muốn được cung cấp dịch vụ nhất. Trường hợp địa chỉ của bạn đã có trong danh sách gợi ý này thì rất tốt, bạn có thể chọn nó, tuy nhiên có nhiều địa chỉ quá chi tiết mà hệ thống không thể xác định được trên bản đồ như ngõ/ngách/hẻm hoặc tầng trong các khu nhà cao tầng. Với các địa chỉ chi tiết, bạn có thể ghi chú ở bước thứ 5 hoặc cung cấp cho thợ điện biết khi họ gọi điện cho bạn. •  Bước 5: Nhập vào Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết...

•  Bước 6: Bấm nút Gửi yêu cầu tìm thợ điện gần bạn...

Tải ứng dụng Rada để đặt thợ điện

•  Bước 1: Bấm nút tải ứng dụng Rada theo điện thoại tương ứng mà bạn đang sử dụng; Bạn có thể bấm nút đỏ phía dưới màn hình [trong trường hợp bạn truy cập web bằng điện thoại], hệ thống sẽ tự xác định loại điện thoại mà bạn đang sử dụng để chuyển đến kho cài đặt tương ứng. Trường hợp bạn truy cập bằng máy tính, hãy mở điện thoại để quét mã QR ở góc phải bên dưới màn hình để chuyển đến kho cài ứng dụng •  Bước 2: Khi chuyển đến kho ứng dụng, bạn bấm nút cài đặt để cài ứng dụng Rada vào máy điện thoại của mình. Tiến hành đăng ký để tạo tài khoản bằng cách nhập vào số điện thoại, chờ hệ thống gửi mã xác thực để hoàn thành đăng ký tài khoản •  Bước 3: Chọn nhóm dịch vụ mà bạn quan tâm, tiếp tục sau đó chọn dịch vụ mà mình cần rồi đọc kỹ thông tin giới thiệu về dịch vụ; xem kỹ bảng giá mà chúng tôi cung cấp sau đó bấm nút đặt dịch vụ phía dưới màn hình •  Bước 4: Nhập vào địa chỉ, hệ thống sẽ lấy số điện thoại mà bạn đã đăng ký làm số liên hệ, tiếp tục điền vào nội dung Ghi chú, vấn đề bạn gặp phải hoặc địa chỉ chi tiết... bạn cần yêu cầu thợ điện, tiếp tục chọn thời gian bạn muốn cung cấp dịch vụ

•  Bước 5: Khi hoàn thành, tiếp tục bấm nút gửi yêu cầu để bắt đầu tìm thợ điện

Lợi ích khi đặt thợ điện từ hệ thống Rada

•  Mạng lưới thợ điện liên kết với Rada có mặt rộng khắp trong cả nước vì vậy bạn có thể đặt ở bất cứ nơi nào thợ điện cũng có thể đáp ứng •  Ngay sau khi kết nối thành công, thợ điện sẽ gọi điện cho bạn trong vòng 1 phút để xác nhận dịch vụ và trao đổi chi tiết •  Ứng dụng Rada kiểm soát tất cả các ca cung cấp dịch vụ được thợ điện cung cấp, vì vậy bạn có thể khiếu nại, đánh giá bất cứ khi nào bạn không thấy hài lòng •  Rada chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng và trang web vì vậy mọi thông tin sẽ được lưu trữ lại để đảm bảo có thể tra cứu và xử lý bất cứ khi nào bạn muốn •  Giá cả dịch vụ được công bố sẵn trên web và ứng dụng Rada để bạn tham khảo và trao đổi với thợ điện

•  Rada là ứng dụng kết nối dịch vụ đạt giải Nhân tài đất Việt 2017 và được Facebook tài trợ trong chương trình FBStart

Theo thống kê của Cục an toàn lao động - Bộ LĐTB&XH thì hàng năm Việt Nam có khoảng từ 450 đến 500 trường hợp bị điện giật, trong đó có khoảng 350 đến 400 trường hợp tử vong. Điều đáng tiếc nhất là hầu hết các vụ tai nạn chết người xảy ra là do ý thức chủ quan của con người. Vậy những nguyên nhân nào gây ra tai nạn điện và làm thế nào để phòng tránh?

 

Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây tai nạn điện chủ yếu như sau: Người lao động không sử dụng các phương tiện bảo hộ khi thực hiện các công việc trên thiết bị, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị đang mang điện. Tiếp xúc trực tiếp với các vật, dây dẫn điện trần không bọc vỏ bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện. Dùng các thiết bị điện bị rò rỉ điện ra vỏ kim loại [vỏ là kim loại dẫn điện không được nối đất] hoặc không đủ tiêu chuẩn kĩ thuật. Trong quá trình sửa chữa điện, không cắt nguồn điện hoặc có cắt nguồn điện nhưng không thực hiện các biện pháp ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc, không thực hiện đặt tiếp đất di động để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc; cấp cứu người bị điện giật không đúng cách… Vi phạm khoảng cách an toàn khi làm việc gần đường dây và các thiết bị điện cao áp hoặc đến gần vị trí dây dẫn điện bị đứt [làm việc, thả diều, chơi đùa gần cột điện, dây điện, dây chằng néo; xây nhà, công trình hoặc trồng cây vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp…]. Bị hồ quang điện phóng khi đóng cắt các máy cắt điện, cầu dao điện…

Cách phòng tránh tai nạn do điện gây ra:

Đối với người lao động trong ngành điện khi thực hiện các công việc trên thiết bị, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị đang mang điện phải sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải tuyệt đối tuân thủ các quy trình, quy định liên quan đến an toàn điện.

 

Ảnh minh họa

Đối với hộ gia đình:

Khi sử dụng các thiết bị điện nên dùng các thiết bị chất lượng, dây dẫn điện phải lựa chọn tiết diện phù hợp với công suất sử dụng để tránh sự cố đứt, chập, cháy dẫn đến tai nạn; lựa chọn các thiết bị điện phải có nhãn hiệu của nhà sản xuất, không nên mua những sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng; cầu dao, cầu chì, áp-tô-mát, công tắc, ổ cắm phải lắp đặt ở nơi khô ráo và ở vị trí cao hơn sàn nhà 1,4 mét, để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ và tránh khả năng ngập nước.   Lắp cầu dao hay aptomat ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa hỏa hoạn do điện; khuyên cáo lên lắp thiết bị đóng, cắt có tính năng chống rò điện phù hợp.   Khi lắp đặt dụng cụ, máy móc hoặc thiết bị điện trong nhà phải thực hiện đúng hướng dẫn của nhà chế tạo, nên nối đất an toàn cho vỏ thiết bị như máy bơm nước, bình đun nước nóng bằng điện, lò vi sóng, máy giặt, tụ lạnh… và thường xuyên kiểm tra các thiết bị, dây dẫn điện nếu bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn điện gây tai nạn điện.

 Khi sửa chữa nên ngắt nguồn điện [cắt cầu dao] nếu khu vực trong nhà bị ngập nước, hoặc bị mưa làm ướt sàn, ướt ổ cắm điện và thiết bị điện gia dụng; lưu ý khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay như máy mài, máy khoan… phải mang găng tay cách điện hạ thể để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện... cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời như các bảng hiệu, bảng quảng cáo khi trời mưa to, gió lớn.

 

Ảnh minh họa

+ Khi mạng điện trong nhà có nguy cơ bị ngập nước phải cắt ngay nguồn điện của gia đình; lưu ý không chạm đến bất kỳ thiết bị điện nào khi tay còn ướt hoặc đi chân trần trên nền ẩm ướt.   Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ để không làm phát hỏa trong nhà.  Không tới gần hoặc đưa bất cứ vật gì đến gần đường dây điện cao áp trong phạm vi 02 m như: Leo lên mái nhà, ban-công, ô-văng; đưa tấm tole, thanh kim loại… gần đường dây điện để đề phòng điện giật hoặc điện cao áp phóng chết người. Không cất nhà ở, công trình gần cột điện cao áp trong phạm vi 03 m; khi xây dựng nhà ở, công trình gần đường dây điện cao áp phải liên hệ với ngành Điện để thoả thuận khoảng cách an toàn. Không đào đất gần móng cột điện gây khả năng lún, sụt cột; không đắp đất lên cao làm giảm khoảng cách an toàn từ dây dẫn điện đến mặt đất. Không lắp đặt ăng-ten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo hoặc các vật dụng khác tại các vị trí mà khi đổ, rơi sẽ va quệt vào công trình lưới điện.

Không quăng, ném, bắn bất kỳ vật gì lên đường dây điện, vào công trình điện.


 

Không thả diều, bóng bay, các vật bay khác… trong phạm vi bảo vệ công trình điện. Khi phát hiện cột điện đổ hoặc dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ... người dân không được đến gần và phải cấp báo cho mọi người xung quanh biết, tìm cách lập rào chắn và báo ngay cho tổ điện gần nhất

Khuyên cáo người dân nên tham gia các buổi, các khóa đào tạo kiến thức cơ bản về an toàn điện… hoặc danh thời gian tìm hiểu thông tin liên quan đến an toàn điện trên các trang mạng xã hội Goolge, facebook…

Phạm Văn Phương - PC Hưng Yên

Video liên quan

Chủ Đề