Vì sao nói trẻ học mà chơi chơi mà học

Bước chân tới cổng Trường mầm non Tân Quang [Văn Lâm], cảm nhận đầu tiên là không gian xanh, sạch, đẹp với nhiều bồn cây, góc hoạt động, đồ chơi tập thể và những mảng tranh tường cỡ lớn với những con vật vui nhộn, ngộ nghĩnh. Trường mầm non Tân Quang là 1 trong 2 trường mầm non được Sở Giáo dục và Đào tạo chọn thực hiện điểm chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Qua 5 năm [2016 - 2020] thực hiện chuyên đề, Trường mầm non Tân Quang có diện mạo mới, cảnh quan an toàn, thân thiện; đặc biệt, trẻ em được quan tâm đúng mức trong việc tạo cơ hội “học bằng chơi, chơi mà học” để phát triển toàn diện theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
 

Trẻ mẫu giáo Trường mầm non Tân Quang [Văn Lâm] tham gia hoạt động làm sạch sân trường

Nhớ lại những ngày đầu triển khai chuyên đề, cô giáo Hồ Thị Nga, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ban Giám hiệu nhà trường đã lập kế hoạch, triển khai đến Hội đồng sư phạm nhà trường, báo cáo lãnh đạo địa phương và họp phụ huynh học sinh về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020. Với sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của địa phương, sự nỗ lực, tích cực của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và sự chung tay giúp đỡ của phụ huynh học sinh về vật chất và tinh thần, trường đã có một diện mạo mới mang tính giáo dục cao. Sân chơi rộng, thoáng mát, có mái vòm che. Trong khuôn viên sân trường được trồng nhiều loại cây xanh, nhiều bồn hoa, cây cảnh, vườn rau; có nhiều đồ chơi ngoài trời đẹp, hấp dẫn, an toàn. Trường tận dụng tất cả không gian bên trong và ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện cho trẻ được học, được trải nghiệm, được tìm tòi, được khám phá ở mọi lúc, mọi nơi.


Chuyên đề đã góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức của cán bộ, giáo viên trong việc xây dựng môi trường giáo dục cũng như phương pháp giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Ngoài những giờ trên lớp, giáo viên trong trường cùng chung tay thực hiện từng phần việc làm thay đổi môi trường, cảnh quan từ lớp học, hành lang đến sân chơi với tâm thế hồ hởi, phấn khởi. Ở từng lớp học, với sự sáng tạo của giáo viên, không gian cũng được thay đổi, những thiết kế trang trí đủ các góc theo quy định, vừa tầm mắt nhìn của trẻ theo lứa tuổi. Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thu thập, sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương làm mô hình góc thiên nhiên trồng các loại cây xanh, hoa, rau, tạo cho góc thật sinh động, hấp dẫn, đồng thời sử dụng rau xanh trồng tại trường phục vụ bữa ăn cho trẻ. Góc chơi dân gian được bố trí tại các địa điểm hợp lý trong khuôn viên của trường để trẻ dễ tiếp cận, dễ quan sát và được khám phá thực hành trải nghiệm qua giờ hoạt động ngoài trời và giờ chơi tự do. Qua đó giúp trẻ nhận biết, hình thành kiến thức về các loại đồ dùng, đồ chơi và hiểu, biết chơi trò chơi dân gian.             


Trong 5 năm  thực hiện Chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020, Trường mầm non Tân Quang đã xây dựng môi trường giáo dục bảo đảm các trẻ có cơ hội được học tập bằng nhiều cách khác nhau, phù hợp với nhu cầu khám phá, hứng thú của trẻ. Môi trường giáo dục mang tính mở, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy, cảm xúc của trẻ qua chơi mà học, cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với từng độ tuổi khác nhau. Trẻ hào hứng được trải nghiệm, thực hành thực tế bằng việc khám phá hoạt động ươm hạt, trồng cây, chăm sóc cây. Với sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ có được những quan sát, khám phá, theo dõi sự phát triển của hạt qua việc chăm sóc, nhận biết sự thay đổi của cây qua mỗi thời kỳ sinh trưởng, từ đó tiếp thu những kiến thức ban đầu về thiên nhiên một cách rất tự nhiên. Thông qua những hoạt động, trẻ tích cực, chủ động làm việc theo nhóm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống đơn giản mà trẻ gặp phải… Đây là những yếu tố dần hình thành cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin, hứng thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp…


Những đổi mới, sáng tạo của cán bộ, giáo viên Trường mầm non Tân Quang đã mang lại kết quả tích cực cả về tư duy, nhận thức của giáo viên cũng như kết quả giáo dục của nhà trường. Các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trẻ được nâng cao. Trường vinh dự nhận cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thực hiện phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” năm học 2016-2017 và các phần thưởng khác…


Đào Doan 

            Mọi đứa trẻ đều thích được vui chơi. Chúng ta phải nỗ lực rất nhiều để làm, để học. Còn khi chơi, không có nỗ lực nào được cần. Khi chơi, đứa trẻ hoàn toàn thư giãn. Trong trạng thái hoàn toàn thư giãn và thả lỏng, trẻ con trở thành miếng bọt biển tiếp nhận tất cả những kiến thức, kinh nghiệm mà cuộc đời đem đến. Chính vì vậy, giáo dục thông qua trò chơi trở thành một phương pháp hữu ích. Mọi đứa trẻ đều mê chơi đùa. Còn người lớn thì mê việc giáo dục con trẻ một cách hiệu quả.

          Trẻ con cảm nhận thế giới thông qua trải nghiệm. Thông qua các “va chạm”, những tình huống phát sinh, tương tác trong trò chơi, con thể hiện và mở rộng hiểu biết của mình.Chơi cho phép trẻ em truyền đạt ý tưởng, để hiểu người khác thông qua giao tiếp xã hội, từ đó hình thành các mối quan hệ sâu sắc.

           Các em học các kỹ năng quan trọng và phát triển trong lúc chơi. Trò chơi tạo ra cơ hội học tập mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Bằng cách chọn chơi với những điều con thích, trẻ em thực sự phát triển các kỹ năng trong nhiều lĩnh vực: trí tuệ, xã hội, tình cảm và thể chất.

        Trong khi chơi, trẻ bày tỏ ý tưởng, suy nghĩ và cảm xúc, học cách kiểm soát cảm xúc, tương tác với người khác, giải quyết xung đột và đạt được ý thức về năng lực. Chơi đặt nền tảng cho sự phát triển kiến ​​thức xã hội và cảm xúc quan trọng. Chơi dạy trẻ lãnh đạo cũng như các kỹ năng nhóm. Hơn nữa, chơi là một công cụ tự nhiên mà trẻ em có thể sử dụng để xây dựng khả năng phục hồi và kỹ năng đối phó, cũng như chinh phục nỗi sợ hãi. 

        Nắm bắt được đặc điểm tâm lí trên gười Gv trong quá trình dạy học phải luôn khơi gợi sự hứng thú, kích thích sự tò mò của HS qua các hoạt động trải nghiệm trong môn học. Có như vậy kiến thức của các em mới được khơi dậy từ những hoạt động trải nghiệm đó. Dưới đây là một số hình ảnh các em hoạt động thực hành trải nghiệm môn Khoa học:

Rất nhiều em học sinh vận dụng câu này để bào chữa cho việc học lơ là của mình. Nhưng hiểu như thế nào cho đúng? Sau đây là tư vấn của Trung tâm luyện thi, gia sư - Dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng.

Ngày đăng: 20-02-2017

8,370 lượt xem

1. Học mà chơi

  Câu này không có nghĩa là đã học thì phải có chơi để giải trí hay giảm strees mỗi khi học hành căng thẳng. Đây là cách chống chế của học sinh mỗi khi nói với thầy cô hoặc phụ huynh bắt gặp các em sa đà, ham chơi lêu lỏng mà không học hành gì cả.

  Ngay cả thầy cô giáo chúng ta đôi khi cũng hiểu sai về vấn đề này. Thật vậy, mỗi khi khuyên bảo học sinh chưa có ý thức học tập thì thầy cô giáo chúng ta thường nói "các em ráng mà học đi thi học kì đến nơi rồi đó" hay "kì thi THPT Quốc gia đến nơi rồi các em học sinh 12 phải phấn đấu nỗ lực hơn nữa để đi thi đạt kết quả tốt nhất"...

  Vì áp lực của thời gian, nội dung bài giảng và tiến độ chương trình mà thầy cô giáo chúng ta thường áp đặt kiến thức mới một cách rập khuôn, máy móc. Tuy có kết quả ban đầu nhưng về lâu về dài học sinh sẽ nhàm chán, thụ động và đánh mất khả năng tư duy, sáng tạo của bản thân.

  Cổ nhân có câu "cố gắng để làm việc đó thì không bằng thích việc đó mà làm". Khi các em đã ham thích một việc nào đó thì chúng sẽ say mê hứng thú và dành hết thời gian vào công việc đó với một tâm trạng sảng khoái nhất. Học mà vui vẻ được giống như là chơi ấy thì hiệu quả công việc mới cao được.

  Học mà chơi là người thầy không phải áp đặt kiến thức mới nữa mà kích thích được tính tò mò và ham hiểu biết của học sinh thông qua một số vấn đề gợi mở cùng với phương tiện dạy học phong phú, hiện đại và không hạn chế về thời gian. Trên cơ sở đó, học sinh mới hành trình khám phá và lĩnh hội được kiến thức mới. Việc học mà thỏa mái được như là chơi vậy thì kết quả học tập sẽ rất cao.

2. Chơi mà học

  Là tạo ra cho học sinh những sân chơi trí tuệ bổ ích mà thông qua đó các em nắm bắt và lĩnh hội được kiến thức mới. Ví dụ như là các sân chơi như Rung chuông vàng, đố vui để học hay tham quan dã ngoại, đối thoại với những doanh nhân thành đạt,... giúp cho học sinh dễ dàng tiếp thu được kiến thức mới và ham thích học tập. Chơi được như thế thì mười lần học cũng không bằng.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC  

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email:

Video liên quan

Chủ Đề