Vì sao nhãn chịu được ngập úng

Cây nhãn là loại cây ăn quả ngon ngọt đã được yêu thích từ rất lâu tại Việt Nam. Hiện tại trên thị trường cũng có nhiều loại nhãn khác nhau, chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn một số thông tin bổ ích về loại cây ăn quả này. Nhãn là cây ăn trái được ưa chuộng, nhiều năm trở lại đây nhãn có quanh năm do nhiều người dân áp dụng được kĩ thuật cho nhãn ra quả trái mùa. Có rất nhiều hộ gia đình trồng nhãn kinh doanh, tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có năng suất và chất lượng nhãn theo ý muốn.

Nguồn gốc của cây nhãn cho đến nay vẫn còn có những ý kiển khác nhau, có tác giả cho rằng nguồn gốc của cây nhãn ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây [Trung Quốc], có tác giả cho rằng gốc từ Ân Độ sau đó mới được đem đi trồng ở Malaysia và Trung Quốc, có tác giá lại cho rằng Kalimantan [Indonesia] cũng là cái nôi của nhãn.

Nhãn là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể trồng được từ đường xích đạo đến VĨ tuyển 28-36, nhưng chi có một số nước trồng với diện tích lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Mỹ…

Ở nước ta nhãn được trồng khá phổ biển dọc theo suốt chiều dài của đất nước từ Bắc chí Nam. Do thu được hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây diện tích trồng nhân phát triển khá nhanh.

Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng ước đoán hiện nay diện tích trồng nhân ở nước ta vào khoảng 70-80 ngàn ha, trong đó các tỉnh phía Nam chiếm khoảng 2/3 trong tổng diện tích này.

Cây nhãn

Nhãn nghĩa là “mắt rồng” vì hạt có màu đen bóng là loài cây cận nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. Loài này còn được gọi là quế viên trong tiếng Trung.

Cây Nhãn là loại cây trồng lấy quả có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế.

Sinh trưởng rễ cây nhãn

Rễ nhãn ăn rất sâu và rộng, ở những vùng đất đỏ tơi xốp rễ có thể ăn sâu tới 4 đến 5 m, ở những vùng đất nông thì rễ ăn nông.

Rễ nhãn ăn rất rộng nói chung rộng hơn tán lá 1- 3 lần nhưng 80% tập trung trong tán, ở nơi đất xốp thì phần lớn rễ tập trung ở độ sâu 10- 100 cm và tập trung nhiều nhất ở độ sâu 50 cm trở lại. Ở nơi đất tốt thì rễ phân nhánh nhiều và ít có tình trạng rễ đuôi chuột, rễ nhãn có nấm cộng sinh giống như rễ vải.

Một năm rễ sinh trưởng làm 3 đợt. Đợt 1 vào tháng 3 – 4 lượng rễ ít, đợt 2 giữa tháng 5 giữa tháng 6 rễ phát triển mạnh, đợt 3 giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 rễ sinh trưởng yếu.

Các đợt sinh trưởng của rễ thường xen kẽ với các đợt lộc, thường là sau đỉnh cao của lộc sinh trưởng. Sinh trưởng của lộc và rễ lại phụ thuộc vào quả, năm trước quả nhiều thì năm sau rễ và lộc sinh trưởng kém.

Sự sinh trưởng của rễ còn phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm đất. Nhiệt độ đất dưới 10°C rễ sinh trưởng rất yếu, từ 23 – 28°C rễ sinh trưởng mạnh nhất, từ 29 – 30°C rễ sinh trưởng yếu dần, từ 33 – 34°C rễ ngừng sinh trưởng.

Độ ẩm đất ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của rễ đất đủ ẩm rễ sinh trưởng mạnh [1 ngày rễ mới có thể mọc dài thêm 1,55 cm] hàm lượng nước trong đất từ 13% trở lên là thích hợp.

Trong điều kiện đủ ẩm, đủ dinh dưỡng 84% rễ tập trung ở tầng từ 0 – 60 cm. Đất đủ ẩm và tơi xốp rễ sinh trưởng mạnh nên vườn nhãn cần được cày lật xới giữa hàng.

Sinh trưởng thân tán cây nhãn

Nhãn là cây ăn quả có tán rộng, nhãn trồng bằng hạt cây cao hơn nhãn ghép hoặc nhãn chiết. Các giống có đặc tính lùn, lá không phản quang thường cho quả đều hơn các giống nhãn khác.

Sinh trưởng lộc và phát dục của cành

Một năm nhãn ra từ 3 đến 5 đợt cành, cành xuân 1 đợt, cành hè 2 – 3 đợt, cành thu 1 đợt, cành đông ít hơn. Thông thường thì cành thu chiếm khoảng 1/3. Nhưng nếu năm trước không ra quả hoặc ít quả thì cành xuân cành hè nhiều. Cành non [lộc] thường mọc từ đỉnh ngọn của cành mẹ, cũng có khi mọc từ nách hoặc từ mầm bất định.

Thời gian, số lượng các đợt lộc phụ thuộc vào sức sinh trưởng của cây, tuổi cây, số lượng quả năm trước và chế độ nước, dinh dưỡng.

Phân hoá mầm hoa nhãn

Tương tự như cây vải, cây nhãn trước khi ra hoa có một thời kỳ nghỉ sinh trưởng để phân hoá mầm hoa, thời kỳ này thường diễn ra trong mùa đông khi có điều kiện khô hoặc khô hạn. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phân hoá mầm hoa ở cây nhãn nhiều tác giả cho rằng: quan hệ giữa cành lá, sinh trưởng của bộ rễ là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến phân hoá mầm hoa.

Thời gian phân hoá mầm hoa của nhãn phụ thuộc vào giống, vùng trồng, vùng khí hậu, kỹ thuật thâm canh. Quá trình phân hoá mầm hoa tuy phức tạp nhưng đều có một số quy luật chung, cây nhãn có thời gian phân hoá mầm hoa tập trung khoảng 1 tháng. Nhãn nghỉ sinh trưởng để phân hóa mầm hoa vào tháng 1.

Ra hoa, đậu quả

Nhãn là cây ăn quả ra hoa ở đầu cành từ khi ra hoa, đậu quả đến quả lớn không có khả năng ra lộc trên cành mang quả, dẫn đến có tính ra quả cách năm khá rõ rệt.

Quá trình ra hoa của nhãn có thể chia thành các thời kỳ:

  • Thời kỳ xuất hiện mầm hoa
  • Thời kỳ xuất hiện hoa
  • Thời kỳ nở hoa và thụ phấn
  • Thời kỳ tàn hoa và đậu quả

Hoa của vải, nhãn ra ở dạng chùm và thực hiện thụ phấn chéo [giao phấn], số lượng hoa đực thường lớn hơn rất nhiều so với hoa cái và hoa lưỡng tính, hoa đực nở trước hoa cái nở sau và kết thúc nở hoa là hoa đực, do sự nở lệch pha của hoa đực và hoa cái hoặc hoa đực và hoa lưỡng tính dẫn đến quá trình thụ phấn, thụ tinh gặp khó khăn, làm cho tỷ lệ đậu quả ở các năm sai khác nhau, năm đậu quả nhiều, năm đậu quả ít.

Sinh trưởng của quả

Sau khi thụ phấn thụ tinh quả bắt đầu phát triển và chín vào mùa hè cho đến mùa thu. Quá trình lớn của quả có đặc điểm rụng quả vào các thời kỳ sau tàn hoa từ 10 – 20 ngày, khi quả lớn và khi quả sắp được thu hoạch, đặc điểm này làm hạn chế đến năng suất quả khi thu hoạch, cần có biện pháp kỹ thuật thích hợp với từng loại cây ăn quả để khắc phục hiện tượng rụng quả.

Sinh trưởng của quả

Yêu cầu về khí hậu:

Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21-27oC; mùa hoa nở cần nhiệt độ cao 25-31oC; Mùa Đông cần một thời gian nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa.

Ánh sáng: Nhãn cần nhiều ánh sáng, thoáng. Ánh sáng chiếu được vào bên trong tán giúp cây phát triển và thường sai trái, ánh sáng còn giúp đậu trái, vỏ bóng và vị ngọt, ngon.

Tuy nhiên nhãn Bắc là cây ưa sáng nhưng lại sợ ánh sáng trực xạ còn nhãn Nam nếu bị rợp cây cho ít trái, chỉ những cành nhận đầy đủ ánh nắng mới cho trái tốt.

Lượng mưa thích hợp cho nhãn từ 1.300 đến 1.600 mm, nhãn là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng và rất nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài. Ngược lại, nếu gặp khô hạn trong thời gian dài sẽ làm cho cây sinh trưởng chậm, ra hoa và đậu trái khó khăn.

Trong thời kỳ nhãn nở hoa nếu gặp mưa thì hoa bị rụng và tỷ lệ đậu quả kém. Nhãn rất nhạy cảm với gió, những cơn gió xoáy mạnh làm rụng quả và gẫy cành.

Yêu cầu về đất đai đối với cây vải nhãn

Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt quanh năm đến vùng nhiễm mặn.

Tuy nhiên, đất trồng nhãn thích hợp nhất là đất cát, cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông, đất có độ pH từ 5,5 – 6,5. Nhãn không thích hợp trên đất sét nặng.

Người ta thường trồng nhãn ở các vùng đất thấp, không trồng ở quá cao, ở vùng đồi nhất định phải tưới nước cho nhãn thì mới ra hoa đậu quả được.

a. Thời vụ trồng cây

  • Nên trồng nhãn vào khoảng thời gian đầu tháng tư đến giữa tháng năm, thời điểm này trong năm có mưa, cây sẽ mau lớn, tiết kiệm được công sức không phải tưới nước cho người trồng.
  • Nếu mưa quá to, ruộng bị ngập nước, cần tháo nước ngay tránh để rễ cây ngập úng, nhiều sâu bệnh hại ảnh hưởng đến phát triển của cây.

b. Khoảng cách trồng cây

Khoảng cách trồng nhãn thích hợp là 7m x9m. Một vài năm đầu tiên có thể trồng xen cacnh những cây ngắn ngày khi cây nhãn chưa giao tán.

c. Cách trồng cây

Đắp mô trồng nhãn: Trước khi trồng cây 20 ngày cần đắp mô với kích thước rộng 0,7m và chiều cao là 0,6m. Làm đất cho mô bằng cách lấy 10 kg phân chuồng hoai mục + tro bếp +0,5kg lân. Lượng phân bón được trộn đều với lớp đất mặt rồi cho vào hố.

Trồng nhãn giống

  • Bước 1: Dùng dao khoét lỗ một lỗ nhỏ trên cây vừa vặn với bầu cây con.
  • Bước 2: Dùng dao cắt mặt đáy bầu -> cho cây vào giữa mô chú ý để mặt bầu bằng với mặt trên của mô.
  • Bước 3: Rạch bỏ nilon tránh làm tổn thương cây
  • Bước 4: Lấp đất -> nén nhẹ đất xung quanh cây -> cắm cọc tre tránh để cây con bị tác động bên ngoài làm đổ.
  • Bước 5: Lấy rơm khô ủ kín mô -> tưới nước cho cây.

Làm vệ sinh cỏ dại, xới tơi đất:

Diệt trừ cỏ dại tránh bị phân tán chất dinh dưỡng, sâu bệnh hại khó có chỗ cư trú. Xới tơi đất có tác dụng làm bộ rễ tăng khả năng chao đổi chất, rễ cứng cáp và phát triển hơn.

Tưới nước

Cần tưới một lượng nước định kì cho cây. 3 ngày tưới một lần. Nếu trời mưa thì không cần tưới thêm cho cây. Khi cây bị ngập nước do mưa to và dài ngày cần tháo nước nhanh chóng. Cây đủ nước sẽ phát triển thuậ lợi, nhanh ra hoa, kết trái. Cây bị ngập úng lâu rất dễ thối rễ và nhanh chết.

Bón phân cho cây

Cây cần nhiều đạm và kali để đạt được năng suất và chất lượng tốt nhất. Mỗi năm cần bón cho cây 4 lần theo định kì 3 tháng một lần. Tổng lượng phân các năm cần bón như sau: Năm đầu tiên cây cần 120g NPK + 150g lân +80g KCl. Năm thứ hai cây cần 150g NPK + 280g lân + 130g KCl. Khi cây bước sang năm thứ ba cần bón lượng phân nhiều hơn là 300g NPK+ 350g lân + 180g KCl.

Vào đầu mùa mưa mỗi năm cần bón thêm 10kg/cây.

Từ năm thứ tư đến năm thứ 6 cây cần tổng 0.9kg Urê + 1kg lân + 0.7kg KCl + 60g HAI-Chyoda cho mỗi năm.Trong những năm này, lượng phân bón mỗi năm cũng được chia làm bốn lần bón: Trước khi cây ra hoa cần bón 0.2kg Urê + 0.2kg lân+0.2kg KCl+20g HAI-Chyoda. Lần 2 là khi cây ra hoa và chuẩn bị đậu quả cần bón cho cây phân uree, KCL, HAI –Chyoda với liều lượng như lần 1. Lần 3 là khi quả đang bắt đầu lớn cần bón Urê và KCL lượng phân bón như lần 1. Lần 4 là sau khi thu hoạch khoảng 30 ngày cần bón 0.3kg Urê + 0.7kgg lân + 0.1g KCL + 20g HAI-Chyoda + 5kg phân hữu cơ hoai mục

Cách bón phân: Rải đều phân quanh các rãnh cây đã đào trước xung quanh cây nhãn rồi lấp đất cho phẳng.

Xử lý ra hoa nhãn

  • Cần bón phân với tỉ lệ lượng N:P:K là 1,25:1:1,5 mỗi cây 0,8 kg với cây từ bốn đến bảy tuổi. Đồng thời tỉa cành, tưới nước cho cây giúp cây ra hoa nhanh và đều.
  • Sử dụng phương pháp xiết cành giúp cho cây nhãn phân hóa và tạo mầm hoa
  • Sử dụng hóa chất Chlorate kali [KClO3] để kích thích cây ra hoa
  • Bệnh thối hoa: Khi hoa nở rộ sẽ xuất hiện những vết bằng đầu kim màu nâu, hoa sẽ khô lại và rụng. Biện pháp phòng trừ tỉa bớt lá, cành không cần thiết giúp cây có nhiều ánh sáng, giảm độ ẩm thì bệnh sẽ giảm. ĐỒng thời có thể phun thuốc Benomyl phòng bệnh cho cây trước khi cây ra hoa.
  • Bệnh cháy lá do nấm gây ra, dấu hiệu nhận biết cây bị bệnh này là trên lá xuất hiện các mảng cháy có màu nâu và nhiều đường vân nhạt, trên vết bệnh lâu dần sẽ thấy những hạt nhỏ li ti màu đen dần dần lá sẽ bị cháy khô và rụng. Biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá là ngay sau mỗi lần thu hoạch cần cắt tỉa cành và đốt. Nếu bệnh quá nhiều cần phun thuốc gốc Mancozeb cho cây.
  • Bệnh phấn trắng: Biểu hiện của bệnh là gần cuống quả sẽ thấy xuất hiện nhiềm đốm màu trắng như phấn, lâu dần sẽ làm thối quả. Biện pháp phòng trừ là vệ sinh vườn cây sạch sẽ sau đó phun Topsin M cho cây. Cần phun thuốc trước khi cây ra hoa
  • Bệnh đốm mốc: Trên lá nhãn xuất hiện những đốm mốc màu xanh, màu xám hoặc các vết lấm tấm màu đen.
  • Bệnh chùn ngọn: Lá, chồi non và hoa không lớn được và mọc chụm lại làm giảm khả năng đậu quả. Cần phải vệ sinh vườn trồng sạch sẽ, cắt bỏ các lá, chồi bị bệnh.
  • Bệnh đấm rong: Trên lá xuất hiện những vết bệnh hình trong, màu vàng khi bị nhẹ, lâu dần sẽ chuyển sang màu nâu làm cho lá rụng sớm. Biện pháp phòng trừ bằng cách phun thuốc gốc đồng Copper zinc cho cây.
  • Bệnh thối rỉ: Rễ xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu làm cho thân cây, rễ bị thối đen, cây bị bệnh nặng sẽ bị chết khô. Biện pháp phòng trừ dùng thuốc gốc Metnlnxyl hay Ridomyl Gold tưới vào gốc cho cây, rắc vôi vào mùa nắng.
  • Dơi hại nhãn: Dơi ăn rất nhiều nhãn để phòng trừ dơi rất khó khăn chỉ có thể bó từng chùm nhãn trong các tấm lưới che và thắp điện sáng hằng đêm

Tăng cường vitamin C

Theo Live Strong, những người có chế độ ăn giàu vitamin C ít có khả năng bị cao huyết áp, bệnh tim và một số loại ung thư. Nhãn là trái cây giàu vitamin C. Trong 100 g nhãn có chứa 84 mg dưỡng chất này, cung cấp 93% lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày cho nam giới và 100% nhu cầu của nữ giới.

Quả nhãn

Vitamin C trong nhãn còn hữu ích trong việc chống cảm cúm, tăng cường hệ miễn dịch.

Tăng cường xương khớp

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy phụ nữ mãn kinh có nồng độ thấp các khoáng chất như đồng, dễ bị loãng xương khi về già. Theo khuyến cáo, người lớn nên tiêu thụ 900 mg đồng mỗi ngày. 100 g nhãn tươi sẽ cung cấp 19%, trong khi 100 g nhãn khô chứa tới 807 mg đồng, cung cấp 90% lượng đồng người lớn nên nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Giàu sắt

Những người ăn chay và ăn kiêng có khả năng bị thiếu sắt hơn những người ăn thịt. Đó là do sắt trong thức ăn thực vật không được hấp thụ dễ dàng như sắt ở các sản phẩm động vật. Phụ nữ mang thai, vận động viên và nữ giới tuổi vị thành niên cũng cần nhiều sắt hơn những nhóm khác.

Quả nhãn

Vì vậy, ăn nhãn có thể giúp tăng lượng chất sắt cho cơ thể hiệu quả, với mỗi phần 100 g nhãn khô chứa khoẳng 5 mg, tương đương 62% nhu cầu sắt hàng ngày cho nam giới và 28% cho nữ giới.

Ngăn ngừa các vấn đề về mắt

Riboflavin là loại vitamin quan trọng trong nhóm vitamin B. Nam giới cần 1,3 mg riboflavin mỗi ngày, và nữ giới cần 1,1 mg. Theo một nghiên cứu năm 2005, không hấp thụ đầy đủ ribofalvin có thể làm tăng nguy cơ rối loạn về mắt, đặc biệt là đục thủy tinh thể. 100 g nhãn tươi cung cấp 0,14 mg riboflavin, trong khi 100 g nhãn khô cung cấp 0,5 mg.

Nhãn – loại trái cây có nhiều dinh dưỡng

Giảm căng thẳng, trầm cảm

Nhãn có tác dụng kích thích lá lách và tim mạch hoạt động hiệu quả, làm trẻ hóa quá trình lưu thông máu, cung cấp hiệu ứng làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Chúng cũng giúp điều trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ và trầm cảm.

  • Nhãn là cây bóng mát xanh quanh năm đem đến không gian trong lành, giúp điều hòa không khí, cải thiện môi trường sống thích hợp trồng nhiều không gian khu công nghiệp, công sở, quán cà phê…
Cây nhãn dùng để che bóng mát cho ngôi nhà
  • Quả nhãn có giá trị dinh dưỡng cao, là món ăn tráng miệng được ưa thích, theo nghiên cứu khoa học quả nhãn tốt cho thần kinh, làm đẹp da, tăng cường tuần hoàn máu, giúp tăng tuổi thọ
  • Hoa nhãn là nguồn mật ong tốt.
  • Người ta tách cùi nhãn phơi khô gọi là long nhãn nhục – Arillus longanae màu nâu đen hoặc nâu được dùng nhiều trong thực phẩm làm chè, mứt… và là vị thuốc đông ý chữa nhiều bệnh: thần kinh kém, suy nhược, khó ngủ, hay quên, hay hoảng hốt…
  • Hạt nhãn được dùng để gội đầu hoặc chữa các bệnh chốc lở, ghẻ ngứa, đứt chân tay…

Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây nhãn. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích nhé.

Tổng hợp từ: vi.wikipedia.org

Giáo trình nghề trồng vải, nhãn – Bộ NN&PT NT

Video liên quan

Chủ Đề