Vì sao nên cấm chuẩn đoán thai nhi

Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, ngày 14.11.2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định rằng: đối với hành vi chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi bị xử phạt từ 3.000.000 - 10.000.000. Tuy nhiên tại nhiều cơ sở, thậm chí bệnh viện, tình trạng này vẫn tiếp diễn. Điều này làm rủi ro mất cân bằng giới tính ngày càng tăng cao.

Các mức xử phạt của Thủ tướng Chính phủ hiện nay

Vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi xử phạt từ 3.000.000 - 15.000.000; Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính xử phạt từ 3.000.000 - 20.000.000 triệu đồng; Hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình xử phạt từ 100.000 - 30.000.000; Vi phạm quy định về bán phương tiện tránh thai từ 1.000 - 5.000.000 triệu đồng.

Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật vi phạm các quy định trên, Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề từ 1 đến 3 tháng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác…

Tuy nhiên, thực tế tại các phòng khám tư nhân và một số bệnh viện tình trạng khám, siêu âm để biết giới tính thai nhi vẫn xảy ra công khai, thậm chí còn được hỗ trợ bởi nhiều công nghệ và giải pháp hiện đại… Lý do các tổ chức cá nhân cố tình vi phạm, là do việc tiết lộ giới tính thai nhi hiện đang là “lợi thế” hút khách lớn nhất ở phòng khám tư nhân. Để lách quy định cấm, nhiều bác sĩ không tiết lộ giới tính thai nhi mà lại nói nhỏ: “Giống mẹ rồi”, “Giống bố nhá”, “được làm ông nội rồi”...

Thực thế ra sao?

Nghị định đã quy định các hành vi vi phạm hành chính về dân số sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng với tâm lý thích sinh con trai nên nhiều cặp vợ chồng đã tìm đến khoa học, công nghệ  để có con như mong muốn.

Các trung tâm, dịch vụ y tế chính là nơi hỗ trợ đắc lực cho nhiều gia đình sinh con chọn lọc. Hình thức phổ biến là khi thai nhi khoảng 12-15 tuần cha mẹ siêu âm thấy giới tính thai nhi không được như mong muốn thì có thể loại bỏ. Nhất là khi có sự hỗ trợ bỏ thai nhi bằng cách thuốc uống [ít nguy hiểm với người mẹ hơn nạo phá thai] thì việc có con theo chủ ý từ siêu âm thai cũng nhân lên. Thực tế cho thấy, hầu hết các cặp vợ chồng đều biết giới tính thai nhi trước sinh, chủ yếu là tò mò muốn biết con trai hay gái. Số ít chủ động chọn giới tính để sinh con như ý muốn, họ “cam kết” với bác sĩ, chỉ biết trai - gái cho vui nhưng khi giới tính thai nhi không như mong muốn họ lại đến cơ sở khác để bỏ thai.

Anh N.V.L ở xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên có 3 người con gái, sau đó vợ anh có bầu, hai vợ chồng anh đã căn ngày, tháng và đến đúng 14 tuần là vợ chồng anh đi siêu âm với mong muốn là có đứa con trai để nối dõi tông đường, tuy nhiên sau khi đi siêu âm Bác sỹ bảo là con gái vợ chồng anh buồn và tìm điến cơ sở siêu âm khác mong tìm thấy điều kỳ diệu nhưng kết quả bác sỹ vẫn nói là “giống mẹ” [là con gái]. Tương tự trường hợp của vợ chồng chị H có con lần đầu nói “ Tháng trước tụi em khám đã biết giới tính rồi nhưng khám thêm nơi khác cho chắc chắn. Bác sĩ nói thẳng ra là trai - gái luôn. Nếu không thì ít người tới khám lắm ạ” - chị H. cười...

Hiện nay việc lựa chọn giới tính thai nhi bằng việc lạm dụng các kỹ thuật y sinh học là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta. Siêu âm đã và đang là kỹ thuật phổ biến, góp phần tích cực vào việc sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện dị tật bẩm sinh ngay từ trong bào thai, giúp các cặp vợ chồng sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Song mặt trái của siêu âm là có thể chẩn đoán giới tính thai nhi, và điều này dễ dẫn đến khả năng nạo phá thai để lựa chọn giới tính của trẻ.

Trước thực trạng trên vai trò các cấp, các ngành cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Trước hết, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về hiểm họa của mất cân bằng giới tính, phê phán các hủ tục như “Trọng nam khinh nữ”, nâng cao vị trí của con gái trong gia đình và xã hội, tạo điều kiện cho phụ nữ và trẻ em trong mọi lĩnh vực; cần tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật; yêu cầu các cơ sở y tế, nhất là các cơ sở y tế tư nhân cam kết không tư vấn, chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi; Xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm quy định đồng thời xây dựng quy định đạo đức nghề nghiệp.

Lựa chọn giới tính thai nhi xử lý ra sao?

[ĐCSVN] - Pháp lệnh Dân số Việt Nam quy định cụ thể các hành vi liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi, trong đó có tiết lộ giới tính thai nhi sẽ bị xử lý; tuy nhiên, hành vi vi phạm này vẫn đang có những dấu hiệu ra tăng thời gian gần đây.

[Ảnh mang tính minh họa: Nguồn: suckhoedoisong.vn]

Gửi thông tin phảnảnh tới Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, anh N.V.H, địa chỉ mail: cho biết: Thời gian gần đây, mặc dù nắm rõ quy định cụ thể các hành vi liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi, trong đó có tiết lộ giới tính thai nhi bị cấm và nếu vi phạm sẽ bị xử lý, tuy nhiên, tại địa phương nơi tôi sinh sống, một số y, bác sỹ vẫn bất chấp quy định pháp luật, vì lợi nhuận của phòng khám, cá nhân đã tiếp tay cho hành vi vi phạm này. Xin hỏi, hành vi tiết lộ giới tính thai nhi của bác sĩ siêu âm có vi phạm quy định của pháp luật và bị xử phạt không? Mức xử lý cụ thể quy định ra sao? Trước ý kiến phản ánh về nội dung này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với luật sư để phân tích, giải đáp.

Theo luật sư Hoàng Dương, đoàn luật sư TP Hà Nội phân tích, Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã nêu rõ về việc nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; nghiêm cấm các hành vi tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những nội dung thông tin có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội.

Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số, Điều 10, Chương I, Nghị định số 104/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số quy định chi tiết nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi. Theo đó, nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi; Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm, ....; Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.

Như vậy, rõ ràng là hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, trong đó có tiết lộ giới tính thai nhi là vi phạm pháp luật, do đó, dưới góc độ pháp lý, luật sư Hoàng Dương cho rằng, cơ quan chức năng khi phát hiện và xác minh đầy đủ, rõ ràng hành vi vi phạm có thể xem xét xử phạt về “Vi phạm các quy định về chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi” và “Vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi” dựa trên các điều: Điều 98, Điều 99, Mục 6, Chương II, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, mức xử lý thấp nhất là xử phạt 03 triệu đồng, cao nhất là 20 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động hoặc buộc tiêu hủy dụng cụ, thuốc, vật tư đã được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm với đối tượng vi phạm. Cụ thể như sau:

Vi phạm các quy định về chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bói toán để xác định giới tính thai nhi.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;

b] Cung cấp dụng cụ, thuốc, vật tư để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;

c] Nghiên cứu các phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a] Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;

b] Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy dụng cụ, thuốc, vật tư đã được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

“Như vậy, trên cơ sở xác định rõ các hành vi vi phạm, dựa trên các điều khoản trên, đồng thời, tùy thuộc vào quá trình xem xét, xác minh làm rõ các vấn đề hay tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, cơ quan chức năng sẽ ban hành các mức xử phạt tương xứng. Mỗi người dân cần nắm rõ nhận thức pháp luật và lên án hành vi vi phạm này, trường hợp nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có biểu hiện vi phạm cần ngay lập tức báo cho cơ quan chức năng hoặc chính quyền địa phương để kịp thời có biện pháp xử lý ngăn chặn. Đây là việc làm cần thiết phù hợp với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc cũng như góp phần lành mạnh hóa công tác dân số và đời sống xã hội” – luật sư Hoàng Dương cho biết thêm./.

Trường Quân

Video liên quan

Chủ Đề