Vì sao m bình ko mất âm

Độ ồn là mức cường độ âm thanh của tiếng ồn, được đo bằng đơn vị dB [decibel]. Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu cho người nghe. Âm thanh phát ra từ nhà máy, xe cộ, động cơ, máy bay hay những thiết bị gia dụng như: máy giặt, máy sấy, máy hút bụi,... được xem là tiếng ồn.

Hay nói cách khác âm thanh không có giá trị được phát ra từ môi trường xung quanh hoặc một âm thanh hay nhưng phát ra không đúng thời điểm, không phù hợp với mong muốn người nghe cũng được gọi là tiếng ồn. 

Hàng ngày, nếu chúng ta tiếp xúc thường xuyên với nhiều nguồn âm thanh với cường độ lớn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm việc, sinh hoạt nghỉ ngơi cũng như sức khỏe. 

  • Ảnh hưởng thính lực: Một số nguồn gây ra tiếng ồn có thể vượt quá ngưỡng nghe an toàn của tai như máy khoan, còi, động cơ, máy bay,... Thường xuyên tiếp xúc với những loại âm thanh này sẽ tổn thương màng nhĩ, giảm thính lực, giảm độ nhạy về âm thanh của tai.
  • Ảnh hưởng thần kinh: Âm thanh với cường độ cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý con người, làm mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, rối loạn hành vi. 
  • Gây bệnh tim mạch: Âm thanh có cường độ cao có thể gây huyết áp cao, làm tăng nhịp tim, cản trở sự lưu thông bình thường của máu. Ngoài ra, tiếng ồn cũng có thể gây co mạch dẫn đến tăng huyết áp và tăng tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành.
  • Rối loạn giấc ngủ: Tiếng ồn khiến bạn khó chịu, làm ngủ không ngon giấc. Khi chất lượng giấc ngủ không tốt có thể dẫn đến mệt mỏi, giảm năng suất làm việc. 

Tham khảo: hellobacsi.com

Dưới đây là Mức độ ồn tương ứng với âm thanh thực tế ở môi trường xung quanh chúng ta:

Độ ồn - Decibel [dB]

 Tương ứng với môi trường xung quanh

 0 dB  Hoàn toàn không nghe thấy âm thanh
10 dB  Hơi thở của chúng ta
20 dB  Tiếng lá rơi
30 dB  Tiếng lá xào xạc
40 dB  Tiếng thì thầm
50 dB  Lượng mưa vừa phải 
60 dB  Cuộc nói chuyện bình thường 
70 dB  Văn phòng ồn ào, siêu thị, tiếng ồn ngoài đường
80 dB  Hội trường ồn ào, nhà in 
90 dB  Nhà máy sản xuất
110 dB  Tiếng nhạc Rock
130 dB  Phi cơ cất cánh, còi xe cứu hỏa

Chúng ta có thể xem 0 dB là ngưỡng thấp nhất, còn mức cao nhất có thể nghe thấy được gọi là mức chói tai. Thông thường, ngưỡng chói tai là 140 dB. Tuy nhiên một số người có ngưỡng chói tai ở mức 85 dB, một số người khác thì ở ngưỡng 115 dB.

Thời gian chịu đựng tiếng ồn:

  • Dưới 80 dB: Chúng ta vẫn có khả năng chịu được mà không cần thiết bị bảo vệ.
  • Từ 80 dB đến 90 dB: Phải bắt đầu lưu ý hơn về mức độ nguy hiểm. Bạn nên rời xa nơi có tiếng ồn hay tìm cách hạn chế tiếng ồn.
  • Ở mức 90 dB: Mỗi ngày, con người chỉ chịu tối đa được 1 giờ.
  • Ở mức 100 dB: Nếu không mang thiết bị bảo vệ, con người chỉ chịu tối đa được 15 phút. 

Nếu tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ bB càng cao trong một thời gian dài thì tai sẽ chịu tổn thương và có thể dẫn đến điếc tai, rất nguy hiểm.

Bạn có thể đo được cường độ âm thanh môi trường xung quanh bằng cách sử dụng máy đo độ ồn hay sử dụng các ứng dụng trên điện thoại. 

Máy đo độ ồn là một thiết bị được thiết kế chuyên đo các thông số của âm thanh như: cường độ, mức âm, dải tần của âm thanh và hiển thị các thông số đo đạt trên màn hình. 

Trên thị trường, có rất nhiều loại máy chuyên dụng dùng để đo độ ồn chuyên nghiệp, có mức giá đa dạng từ vài trăm ngàn đồng, đến vài triệu đồng hay vài chục triệu đồng. 

Hiện có rất nhiều app được ứng dụng để kiểm tra được mức độ ồn môi trường xung quanh bạn trên App Store hay Google play. 

Decibel X là một trong số rất ít các apps đo độ ồn có độ chính xác cao và kết quả đáng tin cậy, được dành cho iPhone, iPad Apple Watch.

Decibel X sẽ biến chiếc điện thoại của bạn thành một thiết bị đo độ ồn chuyên nghiệp, cho bạn biết chính xác độ ồn và áp lực âm thanh ở môi trường xung quanh nơi bạn đứng. 

Bạn có thể tải ứng dụng này cho ISO TẠI ĐÂY nhé! 

Nếu bạn đang sử dụng Android, bạn có thể tham khảo ứng dụng Sound Meter để đo tiếng ồn môi trường, hiển thị giá trị dB được đo ở nhiều dạng khác nhau. Bạn có thể trải nghiệm thiết kế đồ họa gọn gàng với khung hình cao bằng ứng dụng đo âm thanh thông minh này. 

Bạn có thể tải ứng dụng này cho Android TẠI ĐÂY

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy rất nhiều ứng dụng để giúp bạn đo được tiếng ồn, âm thanh trên Google Play. 

Một số mẹo nhỏ dưới dây sẽ giúp bạn giảm thiểu được tiếng ồn xung quanh, cải thiện chất lượng cuộc sống bạn tốt hơn. 

  • Dán kín khe hở ở cửa: Mẹo nhỏ mà có võ sẽ giúp căn phòng bạn đỡ bị ô nhiễm tiếng ồn mà không mất nhiều chi phí.
  • Sử dụng ốp tường bằng gỗ hoặc bằng vải dày: Gỗ và vải dày có chức năng hút âm thanh có tác dụng cho việc hạn chế tiếng ồn.
  • Sử dụng các chất liệu cách âm như kính cách âm, rèm cách âm, thảm trải sàn cách âm,... Phương pháp này mang lại hiệu quả cao nhất nhưng sẽ mất nhiều chi phí.
  • Thêm mảng xanh quanh nhà: Hãy trồng thêm cây xanh xung quanh nhà, những tiểu cảnh nhỏ, những đám cỏ xanh,... giúp ngăn tiếng ồn xâm nhập hiệu quả, làm giảm lượng âm thanh trước khi truyền vào nhà.
  • Hãy đặt những thiết bị trong nhà bạn phát ra tiếng ồn xa chỗ nghỉ ngơi: máy giặt,  tủ lạnh,...
  • Không nên sử dụng các máy móc, thiết bị quá cũ vì chúng thường gây tiếng ồn lớn. Ngoài ra, cần xem các thiết bị trong nhà có hư hỏng gì hay không để sửa chữa kịp thời. 
  • Máy giặt, máy sấy, tủ lạnh: Tiếng ồn của những thiết bị này cũng khiến cho nhiều gia đình cảm thấy khó chịu. Bạn có thể cách âm bằng cách đặt đệm chống sốc hay thảm hút âm phía sau lưng hoặc phía dưới máy giặt. 
  • Máy hút bụi: Nên chọn máy có độ ồn không nên vượt quá 80 dB

Nếu bạn phải làm việc thường xuyên trong môi trường có độ ồn cao thì bạn nên trang bị cho mình các thiết bị bảo hộ cá nhân như nút bịt tai, chụp tai,... để giảm tác hại của tiếng ồn xung quanh. 

Trong trường hợp, bạn phải sinh sống và làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn, bạn nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể phục hồi vì tiếng ồn rất dễ làm bạn căng thẳng. mệt mỏi.  Bạn có thể thường xuyên tập thiền, yoga, tập thở, hay nghe những bản nhạc yêu thích,... để giúp tinh thần thoải mái hơn. 

Xem thêm: 

 

Hi vọng bài viết này giúp bạn có thêm thông tin về độ ồn để dễ dàng chọn mua những sản phẩm có khả năng phát ra tiếng ồn nhé!

Micro bị tắt tiếng, không phát ra âm thanh là tình trạng thường xuyên xảy ra ở các loại micro, đặc biệt là micro không dây. Điều này gây nên không ít phiền toái cho người sử dụng. Vậy tại sao micro không dây lại bị tắt tiếng? Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục qua bài viết sau.

1Micro bị hết pin [thường xảy ra ở mic không dây]

Nguyên nhân: Micro có dây hoạt động bằng đường truyền tín hiệu từ amply hoặc vang số còn micro không dây hoạt động được là nhờ vào pin.

Chính vì vậy khi đang nói hoặc hát karaoke nhưng bạn lại không nghe thấy tiếng phát ra từ micro thì bạn nên tiến hành kiểm tra pin của micro nhé. Có thể chỉ đơn giản là do bạn không thường xuyên kiểm tra dung lượng của pin và micro đang bị hết pin nên không phát ra âm thanh.

Màn hình LCD hiển thị dung lượng pin trang bị trên Micro không dây Zenbos MZ-202

Cách khắc phục: Màn hình LCD được lắp trên micro không dây sẽ luôn hiển thị thông tin dung lượng của pin đang còn nhiều hay ít. Nếu thấy pin còn ít bạn cần sạc pin ngay để có thể dùng tiếp [nếu dùng pin dạng sạc] hoặc thay mới nếu dùng các loại pin thông thường.

Ngoài ra để hạn chế tình trạng này xảy ra bất ngờ bạn nên thường xuyên kiểm tra dung lượng pin trước khi sử dụng và nên ưu tiên lựa chọn các dòng pin có dung lượng cao để duy trì được thời gian hoạt động lâu hơn.

Kiểm tra dung lượng pin trên Micro không dây Zenbos MZ-201

2Micro không có nguồn điện vào

Nguyên nhân: Nguyên nhân thứ hai khiến micro không dây bị tắt tiếng, không phát ra âm thanh có lẽ chính là do đầu thu kết nối với micro chưa vào nguồn điện. Và hiển nhiên micro không dây lúc này sẽ không hoạt động.

Cặp micro không dây Ce-anCe KP-8900

Cách khắc phục: Khi gặp phải trường hợp này bạn chỉ cần tiến hành kiểm tra xem nguồn điện đã vào đầu thu hay chưa, nếu chưa thì bạn điều chỉnh lại nhé! Như vậy là micro của bạn đã có tiếng trở lại rồi đấy.

3Micro và đầu thu không cùng tần số

Nguyên nhân: Đôi khi trong quá trình sử dụng micro bạn vô tình ấn nhầm phải chức năng làm thay đổi tần số giữa đầu phát và micro không dây. Và điều này sẽ khiến cho đầu thu và đầu phát không thể đồng bộ với nhau, cũng đồng nghĩa micro của bạn sẽ không thể phát ra âm thanh.

Đầu thumicro không dây Ce-anCe KP-8900

Cách khắc phục: Để khắc phục trường hợp này, bạn chỉ cần dò lại cho đúng tần số giữa đầu thu và đầu phát như vậy micro của bạn sẽ có tiếng trở lại ngay.

4Amply và vang số không nhận micro

Nguyên nhân:Khi amply và vang số không nhận tín hiệu micro cũng sẽ khiến cho micro bị tắt tiếng và không phát ra âm thanh. Nguyên nhân là do dây tín hiệu cắm nối giữa đầu thu micro và vang số bị lỏng hoặc đã hỏng.

Cách khắc phục: Kiểm tra lại tín hiệu giữa amply và vang số với micro bằng cách lắc nhẹ dây kết nối ở đầu thu với các thiết bị này xem có tin hiệu hay không nhé. Nếu dây đã bị hỏng thì bạn nên thay mới.

5Các núm volume của micro đang vặn về 0

Nguyên nhân: Nếu như bạn đã tiến hành kiểm tra nhiều bộ phận của micro không dây nhưng vẫn không phát hiện ra tại sao micro bị tắt tiếng thì bạn hãy thử lại gần và nhìn xem các núm volume của micro có đang bị ai đó vô tình vặn chỉnh về số 0 hay không nhé. Khi các núm volume ở mức 0 thì micro hiển nhiên sẽ không phát ra tiếng.

Kiểm tra volume trên đầu thumicro không dây Ce-anCe KP-7600

Cách khắc phục: Với trường hợp này thì cách xử lí sẽ vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần tới và kiểm tra núm volume của micro không dây trên amply, nếu núm volume đang ở vị trí số 0 thì bạn hãy vặn trở lên các số lớn hơn nhé.

6Khoảng cách giữa micro và đầu thu quá xa

Nguyên nhân: Micro và đầu thu cần được giữ ở một khoảng cách nhất định để duy trì tín hiệu kết nối tốt nhất để có thể phát ra âm thanh, tiếng nói. Chính vì vậy khi bạn cầm micro và di chuyển quá xa đầu thu sẽ làm cho tín hiệu kết nối bị yếu hoặc bị mất và dẫn đến bạn không còn nghe thấy tiếng phát ra từ micro nữa.

Cặp micro không dây Ce-anCe KP-7600

Cách khắc phục:Đưa micro lại gần đầu thu để đảm bào nguồn tín hiệu tốt nhất [bán kính tối đa là 50 m]. Trong quá trình sử dụng cũng nên lưu ý đến môi trường xung quanh vì tín hiệu micro cũng sẽ dễ bị mất khi gặp các vật cản như tường, kính, thủy tinh,... Nên chọn những loại micro có sử dụng bộbăng tầnUHFcho khả năng kết nối xa và không bị nhiễu sóng.

7Micro bị hỏng

Nguyên nhân: Nếu bạn đã kiểm tra hết tất các trường hợp ở trên nhưng vẫn không nghe thấy thấy micro không dây có tiếng âm thanh thì có lẽ micro của bạn đã bị hỏng. Đôi khi vì một số sơ suất nhỏ trong quá trình sử dụng như bạn làm rơi, hoặc để nước đổ vào micro cũng sẽ khiến cho micro bị hư không còn hoạt động nữa.

Micro không dây Zenbos MZ-202

Cách khắc phục:Bạn nên đem micro đến các cơ sở uy tín để kiểm tra và mua sản phẩm mới nếu như đã bị hư hỏng nặng nhé.

8Các thiết bị khác bị hỏng

Nguyên nhân: Lý do cuối cùng khiến cho micro bị tắt tiếng đó chính là các thiết bị khác như amply hoặc cục đẩy công suất đã bị hỏng.

Kiểm tra Amply Karaoke Boston Acoustics BA200

Cách khắc phục: Bạn nên thử kiểm tra lại xem amply và cục đẩy công suất có đang hoạt động bình thường không hay đang gặp phải trục trặc nào đó. Nếu nguyên nhân đúng là do các thiết bị này gây nên thì bạn nên gọi điện thoại cho thợ sửa chữa thiết bị âm thanh đến kiểm tra và xử lý nhé.

Một số mẫu micro không dây đang kinh doanh tại Điện máy XANH

Trên đây là bài viết về micro không dây bị tắt tiếng, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Đừng quên để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp nhé!

Video liên quan

Chủ Đề