Vì sao lại kì thị thanh hoá

[ Trong nước ] - 'Ôi trời lại dân Thanh Hóa à? Ở đây không tuyển Thanh Hóa nhé!'. Đó là những câu nói mà người Thanh Hóa thường được nghe nhiểu nhất mỗi khi đi xin việc làm thêm.

Mỗi vùng miền, mỗi mảnh đất đều sinh ra những loại người khác nhau, có người tốt, có kẻ xấu. Và Thanh Hóa cũng vậy, cũng có người này, người nọ vì vậy mọi người đừng “góp” chung người Thanh Hóa vào cùng một thể loại với nhau để rồi đưa ra nhận định : “ghét dânThanh Hóa”.

Đa số những người “kì thị dân Thanh Hóa” đều đưa ra một nhận định chung đó là “người Thanh Hóa ki bo, bủn xỉn”. Có lẽ bởi bạn sinh ra ở một nơi không bao giờ biết đến lũ lụt, không bao giờ biết đến cảnh mất mùa, đói kém, không bao giờ được thử cái cảm giác ngồi trên nóc nhà để ngắm cảnh biển nước mênh mông mùa lũ. Không được tận mắt thấy những tài sản mình tích góp bao năm trôi theo dòng nước nên ít ai hiểu được cái hoàn cảnh “ki bo” của người Thanh Hóa.

Thay vì những bữa cơm ngon với đầy đủ thịt cá như những vùng khác thì người Thanh Hóa phải nhờ vào củ khoai củ sắn cho qua mùa lũ. Đó là sự chắt chiu, tiết kiệm chứ không phải 'ki bo".

Tôi đưa ra lí do trên không phải lấy hoàn cảnh ra để kêu gọi lòng thương từ mọi người nhưng tôi chỉ muốn cho các bạn hiểu rằng, hãy hiểu và nghĩ theo cách khác, ở đâu cũng vậy cả thôi, tất cả cũng là do môi trường sống tạo nên cách sống.

>>Xem thêm:

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Sự kì thị đối với người Thanh Hóa

“Dân Thanh Hóa ăn rau má, phá đường tàu” hay “người Thanh Hóa ước lá rau má to bằng lá sen” những nói này có thể gọi là “lớn lên” cùng với mỗi người dân Thanh Hóa, nó như một câu nói mỉa mai, khinh miệt cho sự đói khổ cũng như bủn xỉn của người Thanh Hóa, nhưng có ai biết rằng chính nhờ “rau má” đấy mà đã nuôi sống được biết bao người đói khổ, cứu được nhiều bộ đội trong những năm tháng kháng chiến cứu quốc để góp phần đưa nước ta được như ngày hôm nay.

3 năm sống ở Hà Nội là khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ điểu kiện cho tôi được va đập với cuộc sống, rời xa vòng tay yêu thương của bố mẹ tôi luôn cố gắng để sống tự lập, cũng tập tành đi xin việc làm thêm với mong muốn đỡ được khoản tiền nào giúp bố mẹ ở quê.

Tôi nhớ rất rõ một lần đi xin việc ở một quán bán quần áo. Qua màn chào hỏi khá thân mật, trình bày lí do là đến giới thiệu và câu đầu tiên đó là “Em quê ở đâu” khi nghe câu “em quê Thanh Hóa ạ”, thì câu chuyện dường như thay đổi, chỗ chị đang tuyển ca chiều thôi em ạ,[rõ ràng là thông tuyển nhân viên làm ca sáng] hay và cũng không ít lần tôi nhận được câu trả lời thẳng thắn “ ở đây không tuyển Thanh Hóa em nhé”...

Hay chỉ cần nhấp chuột vào Google tìm kiếm “dân Thanh Hóa” chỉ sau một vài giây ta đã có rât nhiều kết quả “ghét người dân thanh hóa”... và gần đây trên trang mạng xã hội facebook còn có một hội những người cực kỳ ghét dân Thanh Hóa - trang này chỉ chuyên vào nói xấu, mỉa mai và tẩy chay người Thanh Hóa, tự hỏi tại sao mọi người lại không làm gì có ích cho xã hội hơn là chỉ vào đây để nói xấu?

Thật sự mà nói sống trên đời này ai cũng có quan điểm sống của mình, người ghét cái này, người thíc cái kia nhưng xin đừng theo thói quen a dua để rồi làm ảnh hường xấu đến cả một cộng đồng, có người chưa hề tiếp xúc với người Thanh Hóa nhưng nghe mọi người “đồn” người Thanh Hóa thế này người Thanh Hóa thế kia cũng đâm ra ghét người Thanh Hóa và tỏ ra không muốn tiếp xúc, hay nói quá hơn đó là “kỳ thị và phân biệt người Thanh Hóa”.

Hãy chỉ đừng nhìn vào điểm xấu của người khác để rồi nhận xét toàn diện, Thanh Hóa từ xưa đến nay luôn nổi tiếng với truyền thống hiếu học, bằng chứng là mỗi năm Thanh Hóa lại cống hiến cho đất nước rất nhiều thủ khoa đại học các trường khác nhau. Nổi tiếng như em Lê Thị Lan [ Hoằng Vinh,Hoằng Hóa, Thanh Hóa] em đã đổ thu khoa khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Hay em Nguyễn Thị Mai Thơ [Hoằng Thái, Hoằng Hóa, Thanh Hóa] vượt qua hoàn cảnh khó khăn đã đỗ thủ khoa Đại học Y Hà Nội với số điểm 29,5. Và còn rất nhiều tấm gương vượt khó học giỏi khác nữa.

Ở Hà Nội, Sài Gòn, Hà Nam, Đà Nẵng...và tất cả mọi nơi đều có người tốt kẻ xấu, chúng tôi những người dânThanh Hóacũng là tế bào của xã hội này, chúng tôi cũng muốn được sống bình đẳng như bao người dân ở các tỉnh khác. Cũng đang cố gắng để hoàn thiện mình hơn loại bỏ những cái xấu. Cố gắng vươn lên sau mỗi mùa lũ để không trở thành gánh nặng cho xã hội. Vậy sao lại phân biệt kỳ thị với Thanh Hóa chúng tôi?

TheoLương Hồng Gấm

Phát Thanh k31

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Nguồn:Sóng trẻ

Video: 'Thử nghiêm' sự chung thủy của người yêu

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

Sau khi bài viết “Tôi bị ghét vô lí chỉ vì là người Thanh Hóa…” của một bạn đọc được đăng tải, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả. Xin tiếp tục gửi đến bạn đọc bài viết của độc giả Nguyễn Thanh Sơn [địa chỉ email: son…@gmail.com] trao đổi về vấn đề phân biệt, kì thị vùng miền.

Tôi không ủng hộ việc phân biệt vùng miền bởi nó gây chia rẽ, mất đoàn kết. Nhưng nếu nói là ác cảm, thì cũng có nguyên nhân của nó, như các cụ đã dạy “không có lửa thì làm sao có khói”. Đâu phải tự nhiên vô cớ mà người ta ghét dân tỉnh này, tỉnh nọ làm chi cho mệt.

Thú thực, tôi cũng thường e dè, không có nhiều thiện cảm, thậm chí có những ấn tượng xấu với một số người Thanh Hóa. Các bạn đừng vội nói tôi là a dua, ghét theo phong trào, thấy người ta ghét dân Thanh Hóa thì cũng ghét theo. Bởi mới đầu tôi cũng không ác cảm gì với họ, nhưng sau đó chính bản thân tôi đã từng tiếp xúc, va chạm và chứng kiến những câu chuyện không hay về nhiều người Thanh Hóa thì mới dám tự rút ra kết luận cho riêng mình như thế.

Một thông báo tìm người ở trọ cùng, trong đó có một điều kiện là “không phải quê Thanh Hóa”.

Trong ngõ nhà tôi có một gia đình gốc Thanh Hóa. Khoảng một năm nay, khu dân cư chỗ tôi thực hiện thắp đèn buổi tối khắp các ngõ để cho sáng sủa, thuận tiện cho người dân đi lại và đảm bảo an ninh. Gia đình người Thanh Hóa kia ở ngay gần nơi mắc một bóng đèn nên dĩ nhiên nhiệm vụ bật đèn mỗi tối được giao cho họ. Ngoài chi phí lắp đặt ban đầu được chính quyền hỗ trợ, các hộ trong khu dân cư sẽ đóng tiền định kỳ để trả tiền điện cho hộ phụ trách bật đèn.

Bóng đèn tiết kiệm điện, bật từ tối hôm trước đến sáng sớm hôm sau nên chả tốn bao nhiêu tiền điện. Tiền điện đã nhận đủ nhưng gia đình này luôn luôn bật đèn muộn nhất và tắt đi sớm nhất. Khi các bóng đèn dọc con ngõ đã bật sáng trưng thì bóng đèn nhà này phụ trách vẫn chưa chịu bật khiến mọi người qua lại phải kêu ầm lên. Buổi sáng khi trời chưa nhìn rõ mặt người thì nhà này đã dậy sớm tắt điện đi làm mấy ông bà đi tập thể dục phản đối suốt ngày. Ai ý kiến cứ ý kiến, nhà này cứ thực hiện phương châm tranh thủ bật muộn, tắt sớm được chút nào hay chút đó. Thậm chí có nhiều đêm, khi không còn ai đi lại ngoài đường, nhà này lại lén tắt bóng đèn đi khiến khoảng ngõ chỗ đó tối thui.

Không chỉ riêng việc bật đèn, gia đình người Thanh Hóa này còn nổi tiếng cả khu là luôn trây ì, tìm cách trốn đóng tiền vệ sinh, tiền thu rác dù chẳng nhiều nhặn gì, chỉ vài chục ngàn đồng mỗi năm; và chẳng bao giờ biết giúp đỡ mọi người xung quanh. Tổ trưởng dân phố, hàng xóm góp ý đủ kiểu họ vẫn cứ trơ ra không thay đổi. Mọi người chỉ còn biết ngán ngẩm nói với nhau.

Tưởng mấy ông bà già cổ lỗ sĩ nên vẫn giữ nguyên bản chất nhưng một số người Thanh Hóa trẻ tuổi tôi tiếp xúc cũng không mất đi được những tiếng xấu lưu truyền về người dân vùng mình. Chuyện là ở công ty tôi có hai cậu thanh niên người Thanh Hóa. Hai cậu này khi có việc gì cần nhờ vả thì ngọt sớt, nhưng chẳng ai nhờ lại được họ việc gì cả, lại còn chuyên đi nịnh sếp và nói xấu đồng nghiệp như đàn bà nữa.

Mỗi lần anh em trong công ty đi liên hoan, hai cậu này luôn tìm cách từ chối tham gia hoặc luôn có lý do chuồn trước khi cuộc vui sắp tàn để khỏi phải đóng tiền. Một lần, hai lần rồi nhiều lần như thế, mọi người cũng chán không muốn rủ nữa. Nhưng mà đấy là những lần đi ăn đóng tiền, còn những dịp liên hoan mà sếp mời hay có khoản thưởng gì đó, hai cậu này chẳng bao giờ vắng mặt và luôn ăn uống nhiệt tình từ đầu đến cuối, chẳng thấy về sớm nữa. Đúng là…

Một điều nữa khiến mấy cậu Thanh Hóa này bị mọi người trong công ty tôi ghét, chẳng ai muốn chơi cùng là cái tính tinh tướng, lúc nào cũng nghĩ là mình tài giỏi hơn người, vỗ ngực nhận mình là “hào kiệt xứ Thanh” để không coi ai ra gì. Vì vậy chẳng ai muốn chơi với hai cậu này nên họ đành… tự chơi với nhau.

Tưởng là đồng hương, tương đồng tính cách lại chơi thân với nhau nhưng hai cậu này cũng không ít lần đấu đá, “đâm lưng” nhau. Bình thường thì chả sao, nhưng mỗi khi có dự án hay cần thể hiện để ghi điểm với sếp là hai cậu này tìm đủ mọi cách triệt hạ nhau. Một lần, một cậu giả vờ vô tình làm đổ cốc cà phê lên bản thiết kế của cậu kia, thế là suýt đánh nhau to. Rồi cứ hễ cậu này được sếp khen là cậu kia đi khắp nơi nói xấu. Vốn biết tính cách mấy cậu này nên mọi người chẳng rỗi hơi quan tâm, bởi ai cũng biết “kiểu gì nó chẳng từng nói xấu mình”.

Nhân chuyện này, tôi nhớ có một lần đọc được ý kiến của một ông giáo sư người Thanh Hóa trả lời trên báo chí, đại ý là: Năm anh Thanh Hóa đi với nhau, bình thường thì vui vẻ không sao, nhưng hễ có một anh tỏ ra nổi trội, tài giỏi hơn là chắc chắn bốn anh kia sẽ quây vào dìm xuống. Đó là một nét tính cách cực xấu nhưng đặc trưng của người xứ Thanh.

Chỉ có hai cậu Thanh Hóa kia thôi mà đã bao lần làm công ty tôi ầm ĩ hết cả lên. Vậy nên chắc hẳn nhiều doanh nghiệp ở miền Nam tẩy chay từ đầu, không nhận lao động Thanh Hóa là có lý do chính đáng của họ. Mấy ông suốt ngày lôi kéo đánh nhau, rượu chè cờ bạc, làm thì lười lại hay quậy phá mà nhận vào thì có mà phá tan doanh nghiệp người ta.

Mà tôi thấy cũng lạ. Rõ ràng nhiều nét tính cách xấu của người Thanh Hóa đã rõ rành rành ra đấy, ngay cả nhiều người dân ở đây cũng phải thừa nhận, rồi doanh nghiệp người ta phải hãi hùng cấm cửa, thế mà cứ có ai động chạm đến mình là chưa biết đúng sai họ đã nhảy dựng lên phản ứng. Có người còn thách thức là “đã mang tiếng xấu thì hành động xấu luôn cho bõ” khiến hình ảnh dân Thanh Hóa càng trở nên xấu xí trong mắt người khác. Như bạn tên Tuấn người Thanh Hóa trong bài viết trước, tôi thấy bạn này vốn định thanh minh, kể lể về việc mình bị ghét “một cách vô lí” chỉ vì là người Thanh Hóa, nhưng đọc những gì bạn này chia sẻ và comment của mọi người ở dưới thì thấy không mấy người đồng cảm, trái lại, đa số đều lên án và cho rằng bạn Tuấn này đã tự thể hiện một hình ảnh chẳng đẹp chút nào.

Tôi nghĩ là không phải vô cớ mà người ta không ưa, người ta ghét, thậm chí là tẩy chay, nhiều bạn Thanh Hóa nên tự nhìn lại mình để thay đổi những tính xấu thì mới mong người ta bớt ác cảm.

Ngoài ra, một cô gái quê Nghệ An cũng chia sẻ câu chuyện của mình khi vào thành phố lập nghiệp

Lần đầu tiên đi xin việc sau khi ra trường, tôi nộp đơn vào một công ty cổ phần đóng trên địa phần tỉnh Bình Dương. Bà giám đốc gặp tôi hồ hởi: “Em đến xin việc à? Quê em ở đâu?” Tôi trả lời bằng cái giọng rất tự tin: “Dạ, quê em Nghệ An”. Tức thì chị đứng ngay dậy và nói: “Thế thì chị phải xin lỗi em rồi, vì ở đây chị không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An”.

Tôi cảm thấy sốc, có chút bực bội và tự ái. Tôi ra về. Vài ngày sau, tôi đến nộp đơn xin việc ở một công ty xây dựng khác. Anh trưởng phòng nhân sự rất vui khi biết tôi tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu, nhưng khi liếc nhìn qua sơ yếu lý lịch biết tôi quê Nghệ An thì chỉ nói một câu vẻn vẹn: “Thôi được rồi, cứ để hồ sơ lại đây, có gì vài ngày nữa anh gọi”. Nhưng vài hôm nữa cũng chẳng thấy, một tháng sau cũng chẳng thấy.


Một thời gian sau, tôi đã trúng tuyển vào một công ty xây dựng của Nhật.

Tôi nhớ mãi ngày đầu tiên đến làm, ông giám đốc người Nhật gọi tôi và nói: “Quy định của công ty là không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Bạn là người Nghệ An đầu tiên, hi vọng bạn không làm chúng tôi thất vọng.”

Dù không còn cảm thấy sốc vì câu nói này, nhưng tôi vẫn thấy buồn và tự ái vì thấy mình bị coi thường. Cũng từ hôm đó, tôi luôn phải đối mặt với ánh mắt và mọi lời dị nghị. Các nhân viên trong công ty ai nhìn tôi cũng dè chừng, ngại tiếp xúc với tôi. Có những lúc tôi cảm thấy chán nản định bỏ cuộc, thậm chí có những lúc tôi tự trách mình tại sao lại sinh ra ở vùng đất đấy để người ta phân biệt, kỳ thị. Nhưng rồi bình tâm trở lại, tôi nghĩ, mình phải từ bỏ cái suy nghĩ ấu trĩ đó, mình phải làm gì đó cho đất xứ Nghệ và cần phải mạnh mẽ trở lại với sự thẳng thắn, nhất quán của người quê tôi: “Không bao giờ bỏ cuộc dù hoàn cảnh có nghiệt ngã thế nào”.

Tôi bắt đầu lên kế hoạch cho công việc với các dự án xây dựng của công ty… Áp lực và thử thách càng trở lên lớn hơn vì tôi “đơn thương độc mã” không nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè đồng nghiệp. Nhưng cuối cùng, bằng sự cố gắng hết mình, vị giám đốc người Nhật cũng phải ghi nhận năng lực của tôi, và nhận tôi vào làm việc chính thức ở công ty.
Vì sao dân Nghệ An bị người ta ghét

Sau những cố gắng khiến tình cảm đồng nghiệp trở nên thân thiết hơn. Tôi lân la hỏi mọi người về lý do tại sao lại ghét người Nghệ An quê tôi đến thế?
Chị trưởng phòng bảo: “Vì dân Nghệ An sống quá thực dụng, họ không bao giờ chịu nhún nhường ai…”.

Một anh khác nói: “Người Thanh Hóa, Nghệ An keo kiệt, bủn xỉn. Trong giao tiếp họ quá nóng tính và thẳng tính, nhìn thấy việc có lợi cho mình họ mới làm. Họ luôn tính toán chi ly từng tí nên thấy ghét”.

Còn các đồng nghiệp khác chưa từng va chạm với người Thanh Hóa, Nghệ An, nhưng nghe mọi người nói về người Thanh Hóa, Nghệ An nên cũng kỳ thị.

Đúng, tôi không phủ nhận người Nghệ An tôi có những tính xấu. Nhưng tỉnh nào chẳng có người này người kia. Người dân quê tôi không bao giờ ngại khó, ngại khổ trước mọi khó khăn, họ luôn cố gắng để vươn lên. Vì họ sinh ra ở một nơi mà điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt, họ quá khổ cực lam lũ nên họ luôn đòi hỏi cho mình sự công bằng.

Người Nghệ An chúng tôi không phải sống keo kiệt, bủn xỉn mà chúng tôi sống tiết kiệm vì chúng tôi sinh ra trên mảnh đất quá ư khắc nghiệt với hạn hán, lũ lụt triền miên, đói kém mất mùa luôn rình rập,… cho nên tiết kiệm là một điều tốt.

Hôm nay, họ làm được 25-30 nghìn nhưng họ chỉ dám chi 10-15 nghìn, số còn lại họ còn để phòng thân. Khi họ bưng bát cơm, họ lại nhớ cảnh ăn độn khoai độn sắn, bao giọt mồ hôi đổ xuống họ mới có bát cơm ăn,… Vì vậy, họ trân trọng từng đồng tiền, bát gạo mà họ đã đổ bao mồ hôi nước mắt, thậm chỉ cả xương máu mới làm ra.

Video liên quan

Chủ Đề