Vì sao khủng hoảng kinh tế dẫn đến chiến tranh

Lớp 11

Lịch sử

Lịch sử - Lớp 11

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :]]

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới [1918 - 1938]

Trả lời câu hỏi trang 62 Lịch Sử 11 Bài 11

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây ra những hậu quả gì?

- Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?

Lời giải

* Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:

- Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người [công nhân, nông dân và gia đình họ] vào tình trạng đói khổ.

- Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

- Về quan hệ quốc tế: Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát:

+ Thứ nhất là: Phát xít hóa bộ máy nhà nước

+ Thứ hai là: Duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.

* Giải thích

- Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.

+ Một là: Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.

+ Hai là: Các nước Mĩ, Anh, Pháp..vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.

- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Xem toàn bộ Soạn sử 11: Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới [1918 - 1938]

Chi tiết Chuyên mục: Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới [1918-1939]

- Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.

     + Một là : Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.

     + Hai là : Các nước Mĩ, Anh, Pháp..vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.

- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

[Nguồn: trang sgk Lịch Sử 11:]

Video liên quan

Chủ Đề