Vì sao khi ngâm rau mà cho nhiều muối thì rau có hiện tượng như bị dập nát

Tại sao rửa rau bằng nước muối lợi ít hại nhiều?

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, Giảng viên Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN [ĐH QGHN] cho biết: “Nước muối [NaCl] là chất trơ khó hòa tan được chất hữu cơ có trong rau, củ, quả. Nó vô tác dụng trong việc loại bỏ được độc tố, thuốc trừ sâu cho rau. Còn khả năng sát trùng, diệt khuẩn của nước muối cho rau, củ quả cũng rất hạn chế. Mọi người nói ngâm rau vào nước muối để giảm thuốc trừ sâu và sát khuẩn chỉ là lời đồn truyền tai nhau không có căn cứ khoa học”.

Như lời khuyên của PGS.TS Trần Hồng Côn, thay vì dùng nước muối ngâm rau thì có thể rửa rau bằng nước lã. Một số chất hữu cơ có hại trên lá rau, vỏ củ và quả dễ dàng hòa tan trong nước lã. Hoặc có thể tận dụng nước vo gạo để sát khuẩn cho rau, củ, quả cũng rất tốt.

“Hiện nay, chưa có một loại nước hay dung dịch nào có thể loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc trừ sâu cho rau, củ, quả.Vì vậy mọi người không nên nghe theo lời quảng cáo”, PGS.TS Trần Hồng Côn nói.

TS.BS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cũng khẳng định: “Ngâm rau vào nước muối hoàn toàn vô tác dụng, không thể diệt được trứng giun, vi khuẩn hay dư lượng thuốc trừ sâu. Đặc biệt, rau khi rửa thường bị dập nát ngâm nước muối với nồng độ cao và lâu sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu khiến rau bị nhiễm mặn. Thường xuyên ăn rau, củ, quả nhiễm mặn sẽ gây gánh nặng cho thận dễ bị bệnh cao huyết áp, tim mạch. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ được chế độ ăn mặn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày”.

Cũng theo TS. Từ Ngữ hiện nay một số người còn có quan niệm sai lầm ngâm rau vào trong thuốc tím nồng độ thấp để diệt trứng giun, sát khuẩn… Việc dân tự ý ngâm rau vào thuốc tím khó có thể kiểm soát được nồng độ an toàn cho phép dễ gây nguy hại cho sức khỏe.

Cách xử lý rau, củ, quả an toàn và tốt nhất, rửa trực tiếp dưới vòi nước đang chảy. Có thể ngâm rau trong nước vo gạo khoảng 10 phút, không ngâm quá lâu vì dễ làm mất vitamin. Sau đó chỉ cần rửa lại rau bằng nước lã. Cách làm tương đối đơn giản nhưng có thể loại bỏ nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe.

Cách nhanh nhất loại sạch vi khuẩn

Rửa tất cả mọi thứ, kể cả những sản phẩm đã được “gắn mác” là “ăn luôn” hay “rửa trước khi ăn”. Hãy nhớ rằng ngay cả khi bạn gọt vỏ hoặc cạo bỏ lớp ngoài, các vi trùng, bụi bẩn, thuốc trừ sâu… trên bề mặt vẫn có thể phát tán tới tận những gì cuối cùng bạn ăn.

Nên rửa rau dưới vòi nước sạch: Sử dụng vòi nước máy, dùng nước lạnh tốt hơn. Với các hoa quả hay rau củ mềm thì chà xát nhẹ nửa phút đến một phút, tránh mạnh tay kẻo rau củ bị nát. Những sản phẩm khó cọ thì dùng các loại bàn chải phù hợp để cọ.

Không dùng xà phòng, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng: Các chất này có thể xâm nhập vào sản phẩm. Không có gì có thể đảm bảo các chất này giúp làm cho trái cây và các loại rau sạch hơn cách thức rửa khác

Rửa thật kỹ: Hãy chắc chắn rằng sau khi rửa thì rau củ quả sạch sẽ, không còn nếp nhăn và các đường nứt còn sót lại bên ngoài, loại bỏ các phần bị hư hỏng, và lá bên ngoài…

Lau khô trái cây và rau: Dùng khăn giấy sạch để lau khô trái cây nhằm loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại sau khi rửa.

Khuyến cáo "rửa rau không nên ngâm trong nước muối" khiến nhiều bà nội trợ ngỡ ngàng

Chia sẻ

"Chúng ta không nên ngâm rau trong nước muối vì những chất tan trong nước thì dễ tan trong nước ngọt hơn là nước muối. Nước muối nồng độ càng cao thì các hóa chất càng khó tan".

Rửa rau xong ngâm muối trước khi chế biến khoảng 15-30 phút là thói quen của rất nhiều bà nội trợ. Không những dùng muối trong rau quả, mà nhiều người còn dùng muối để rửa thịt, rửa cá trước khi chế biến. Họ cho rằng, muối biển là một trong những chất sát khuẩn tự nhiên cực mạnh, có thể loại bỏ hóa chất, sâu bệnh và khử mùi thực phẩm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, ngâm rau quả với nước muối không có tác dụng loại bỏ hóa chất, thậm chí gây phản tác dụng.

Rửa rau ngâm nước muối để loại bỏ hóa chất chỉ là kinh nghiệm dân gian. Ảnh minh họa

Khẳng định về điều này, PGS.TS Trần Hồng Côn [giảng viên khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN] cho rằng, ngâm rau củ quả với nước muối để sạch hơn chỉ là kinh nghiệm dân gian.

"Cho đến hiện tại cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định nước muối có thể diệt được trứng giun sán, vi khuẩn... chứ đừng nói đến việc loại bỏ hóa chất ra khỏi rau củ quả như nhiều người đang nghĩ", chuyên gia khẳng định.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh [nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội], hành động ngâm rau củ quả với nước muối chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt vi khuẩn một cách chừng mực chứ không phải cứ cho vào nước muối là tự động hóa chất độc hại trong thực phẩm sẽ bị loại bỏ.

"Đối với những loại rau củ quả hay bất cứ thực phẩm nào bị nhiễm hóa chất thuốc trừ sâu thì việc ngâm nước muối không có tác dụng gì. Chưa kể, việc ngâm rau củ quả với nước muối quá lâu có thể gây mất chất, rau bị dập nát, khi nấu lên rau bị mất độ ngon. "Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong rau củ quả được ngâm rửa kiểu này sẽ bị hao hụt đáng tiếc. Ngoài ra, hành động ngâm rau củ trong nước quá lâu còn gây hại cho sức khỏe, chất bẩn có nguy cơ thẩm thấu ngược lại", ông Thịnh khẳng định.

TS Từ Ngữ [Tổng Thư ký hội Dinh dưỡng Việt Nam] cho biết thêm, việc lạm dụng ngâm rau củ quả trong nước muối có nồng độ cao sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu khiến rau quả bị nhiễm mặn. Nghiễm nhiên, bạn bỗng ăn mặn hơn dù bản thân không hề muốn thế. Điều này tạo ra gánh nặng cho thận, cao huyết áp và bệnh tim mạch.

Rửa rau quả sao cho đúng cách, an toàn cho sức khỏe

Theo phân tích thì mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch an toàn nhất.

Ngâm rau trong nước sạch trước khi chế biến sẽ hạn chế được lượng muối đưa vào cơ thể. Ảnh minh họa

Đối với rau ăn lá: Đây là loại thực phẩm được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá dưới vòi nước để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau. Sau đó bạn có thể ngâm rau trong nước trong khoảng 5 phút để làm sạch rồi mới mang đi chế biến.

Đối với củ quả: Khi mua về, bạn nên rửa sạch, gọt vỏ và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt. Nếu muốn bảo quản rau trong tủ lạnh, bạn có thể rửa sạch củ quả, dưới vòi nước sau đó dùng khăn lau khô rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Đối với rau cho hoa: Như hoa thiên lý, hoa bí, hoa mướp, hoa chuối, điên điển… được xem là khá an toàn do thường ở trên cao và ít nguy cơ bị phun hóa chất. Bạn chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn. Nếu cẩn thận, bạn cũng có thể ngâm với nước sạch khoảng 5 phút trước khi chế biến.

Nguồn: //giadinh.net.vn/an/bat-ngo-truoc-khuyen-cao-rua-rau-khong-nen-ngam-trong-nuoc-muoi-khien-...Nguồn: //giadinh.net.vn/an/bat-ngo-truoc-khuyen-cao-rua-rau-khong-nen-ngam-trong-nuoc-muoi-khien-nhieu-ba-noi-tro-ngo-ngang-cach-an-toan-van-la-cach-don-gian-nhat-20210923155431555.htm

Rửa rau chỉ cần cho thêm 2 thứ này, đảm bảo hết sạch thuốc trừ sâu

Nếu chỉ rửa rau bằng nước lã, chắc chắn vẫn chưa hết thuốc trừ sâu trong rau. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy cho thêm...

Bấm xem >>

Video liên quan

Chủ Đề