Vì sao gọi là thẻ ghi nợ

Tiêu chí Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ ghi nợ quốc tế
Đơn vị phát hành Do ngân hàng trong nước phát hành Liên kết giữa ngân hàng trong nước và một tổ chức tài chính quốc tế
như: VISA, JCB, MasterCard, AmericanExpress…
Phạm vi sử dụng Chỉ thực hiện giao dịch ở phạm vi trong nước Có thể thực hiện các giao dịch ở trong nước và trên phạm vi toàn cầu
Cấu tạo thẻ Đa số là thẻ từ. Trên thẻ có đầy đủ các thông tin như tên, logo của ngân hàng phát hành thẻ; tên chủ thẻ; ngày hiệu lực của thẻ; số thẻ; số điện thoại chăm sóc khách hàng;

logo của tổ chức chuyển mạch thẻ trong nước.

Hầu hết là thẻ chip. Trên thẻ có đầy đủ các thông tin như tên, logo tổ chức phát hành thẻ; tên chủ thẻ; ngày hiệu lực của thẻ; số thẻ; số điện thoại chăm sóc khách hàng;

tên đơn vị phát hành thẻ quốc tế.

Tính bảo mật Độ bảo mật: Trung bình vì thẻ từ có tính chất dễ sao chép. Độ bảo mật cao hơn.
Mức phí thường niên
và duy trì thẻ
Mức phí thường niên thường từ 50.000 – 100.000 VNĐ. Phí duy trì thẻ/năm dao động từ 20.000 – 50.000 VNĐ

[Một số ngân hàng MIỄN PHÍ].

Mức phí thường niên và duy trì thẻ
cao hơn so với thẻ ghi nợ nội địa
Chương trình ưu đãi Ít chương trình ưu đãi, khuyến mãi đi kèm Có nhiều chương trình ưu đãi hơn
Số tiền rút tối đa
tại ATM/ngày
Tối đa 50 triệu đồng/ngày Tối đa từ 50 – 100 triệu đồng/ngày, tùy theo quy định từng ngân hàng.
Hạn mức chuyển khoản Tối đa 100 triệu đồng/ngày Từ 100 triệu đồng/ngày đến không giới hạn, tùy theo quy định từng ngân hàng

Chưa bao gồm VAT Khách hàng Ưu tiênKhách hàng không Ưu tiên
Phí phát hành thẻ Miễn phí Miễn phí
Phí giao thẻ Miễn phí Miễn phí
Phí thường niên Miễn phí Miễn phí năm đầu cho tất cả các thẻ
Bắt đầu thu phí 50,000 VNĐ từ năm thứ 2
Phí truy xuất hóa đơn giao dịch 100,000 VNĐ 100,000 VNĐ
Phí phát hành lại thẻ 100,000 VNĐ 100,000 VNĐ
Phí khiếu nại sai 200,000 VNĐ 200,000 VNĐ
Phí giao dịch ngoại tệ 3% 3%
Nạp tiền vào thẻ thông qua hệ thống NAPAS 0.8% 0.8%
Phí giao dịch tại máy rút tiền ATM 0 0
Rút tiền mặt
- Trong nước Miễn phí Miễn phí
- Ngoài nước 75,000 VNĐ 75,000 VNĐ
Kiểm tra số dư
- Có in Miễn phí Miễn phí
- Không in Miễn phí Miễn phí
Chuyển khoản
- Tới thẻ HLBVN Miễn phí Miễn phí
- Tới thẻ ngân hàng khác Miễn phí Miễn phí
Sao kê giao dịch rút gọn Miễn phí Miễn phí
Đổi PIN thẻ Miễn phí Miễn phí
Phí rút tiền của các thẻ VISA được phát hành bởi các tổ chức tài chính ở nước ngoài 80,000 VNĐ

Trong xu thế thanh toán không tiền mặt, thẻ ghi nợ được xem là loại thẻ được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Vậy thẻ ghi nợ là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng thẻ ghi nợ? Tại bài viết này, hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu về thẻ ghi nợ và những đặc tính nổi trội so với những dòng thẻ khác nhé!

1. Thẻ ghi nợ là gì?

Thẻ ghi nợ hay còn gọi là Debit Card, là một trong những sản phẩm thẻ căn bản của các ngân hàng được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Thẻ ghi nợ cho phép chủ thẻ thực hiện những giao dịch trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi [nếu có] trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ. 

Sau khi liên kết trực tiếp với ngân hàng, chủ thể có thể sử dụng thẻ ghi nợ để thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán trực tiếp tại POS trong siêu thị, trung tâm thương mại và thanh toán online trên các ứng dụng. 

Thẻ ghi nợ là gì?

Có 2 hình thức thẻ ghi nợ được sử dụng rộng rãi:

  • Thẻ ghi nợ nội địa: Bạn chỉ có thể dùng thẻ để thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ trong nước. Tại Việt Nam, thẻ ghi nợ còn được biết đến với các tên gần gũi hơn là thẻ ATM. 
  • Thẻ ghi nợ quốc tế: Được sử dụng để thanh toán các sản phẩm và dịch vụ trên toàn cầu. Đây là công cụ tài chính đắc lực khi bạn thường xuyên có những giao dịch trên phạm vi quốc tế. Thẻ ghi nợ quốc tế thường được phát hành bởi các tổ chức uy tín như Visa, MasterCard...

2. Đặc điểm của thẻ ghi nợ

  • Số thẻ ghi nợ: Dãy số gồm 16 chữ số được in trên thẻ
  • Tên Khách hàng: Tên của Quý Khách sẽ được trên thẻ thuộc quyền sử dụng cá nhân.
  • Thời gian hiệu lực thẻ: Mỗi chiếc thẻ Debit đều có thời gian sử dụng. Thông thường thời gian này tối đã là 8 năm, thẻ hết hạn sẽ không thể thực hiện tiếp giao dịch. Lúc này bạn cần đến ngân hàng để gia hạn.
  • Số tài khoản: Là dãy số tài khoản ngân hàng liên kết chính đến thẻ ghi nợ. Lưu ý: Số tài khoản ngân hàng khác với số thẻ ghi nợ được in trên thẻ.
  • Số CVV/CCS: 3 chữ số ở mặt sau của thẻ

3. Lợi ích và bất lợi của thẻ ghi nợ là gì?

3.1 Lợi ích khi sử dụng thẻ ghi nợ

An toàn, bảo mật cao: Đa số thẻ ghi nợ hiện nay đều sử dụng con chip nên tính bảo mật tương đối cao và an toàn, hạn chế đánh mất dữ liệu. Mỗi chủ thẻ sẽ có một tài khoản riêng để tiện theo dõi số dư có trong thẻ thường xuyên và quản lý chi tiêu. 

Lợi ích khi sử dụng thẻ ghi nợ

Dễ bảo quản: Với thiết kế nhỏ gọn, thẻ ghi nợ mang đến sự tiện lợi tối đa. Chủ thẻ sẽ tránh được các trường hợp cướp giật hay mất mát khi sử dụng tiền mặt.

Thanh toán 24/7: Hầu hết các ngân hàng đều sở hữu tính năng thanh toán 24/7. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể thanh toán bằng thẻ ghi nợ ở mọi lúc mọi nơi. 

Hưởng lãi suất từ số tiền có trong thẻ: Ngoài việc dùng để thanh toán, khoản tiền chưa sử dụng trong thẻ sẽ được ngân hàng trả lãi với lãi suất không kỳ hạn.

Xem thêm: Quản lý công nợ là gì? Cách quản lý công nợ hiệu quả cho cửa hàng bán lẻ

3.2 Bất lợi khi sử dụng thẻ ghi nợ

Bên cạnh những lợi ích trên, thẻ ghi nợ có 2 điểm cần lưu ý:

  • Phải nạp tiền trước mới được sử dụng: Thẻ ghi nợ không có tính năng “chi tiêu trước, trả tiền sau”, do đó, bạn cần nạp tiền vào thẻ trước khi sử dụng.
  • Không thể xài quá số tiền trong thẻ: Thẻ ghi nợ không thể chi tiêu vượt quá số dư tối thiểu. 

4. Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng

Khái niệm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là gì thường dễ bị nhầm lẫn, khiến người dùng không thể phân biệt và chọn lựa cách sử dụng phù hợp. Thẻ ghi nợ vẫn thường được gọi là thẻ thanh toán. Tuy nhiên ngoài chức năng thanh toán, thẻ ghi nợ còn có thể thực hiện đầy đủ các chức năng của thẻ ATM như: rút tiền, tra cứu số dư, chuyển khoản, in sao kê…

Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng

Ngược lại, Thẻ tín dụng [Credit card] là thẻ dùng trước trả sau. Ngân hàng cho phép khách hàng dùng thẻ thanh toán bằng số tiền ngân hàng cho ứng trước, sau đó trả lại đầy đủ cho ngân hàng trong vòng 45 ngày, nếu không sẽ bị tính lãi.

5. Khi nào nên làm thẻ ghi nợ?

Tuy nhỏ gọn nhưng thẻ ghi nợ có thể đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán, chuyển khoản và rút tiền của người dùng. Vì vậy nếu bạn có mức thu nhập đủ để chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, bạn nên sử dụng thẻ ghi nợ.

Phí rút tiền mặt thấp là một ưu điểm vượt trội của thẻ ghi nợ so với thẻ tín dụng. Với thẻ ghi nợ, bạn sẽ mất phí rất thấp khi rút tiền tại các cây ATM trong và ngoài hệ thống. Còn nếu mở thẻ tín dụng, bạn sẽ bị tính phí 4% tổng số tiền rút ra cộng thêm lãi suất cao như một khoản vay cá nhân. Vì vậy, nếu thường xuyên rút tiền mặt, bạn nên làm thẻ ghi nợ.

Xem thêm: Tiết lộ nghệ thuật đòi nợ khách hàng văn minh và khéo léo

6. Một số lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ

Mật khẩu thẻ phải luôn được bảo mật và không được tiết lộ với người khác, không ghi lên mặt thẻ và không nên đặt mật khẩu bằng các con số dễ nhớ, con số ngày sinh,..và nên thay đổi mật khẩu theo định kỳ 3 tháng một lần. 

Bên cạnh đó, khi làm mất thẻ ghi nợ, chủ thẻ cần gọi điện trực tiếp lên tổng đài của ngân hàng mở thẻ để yêu cầu khoá thẻ ngay lập tức để tránh tình trạng kẻ gian sử dụng “bừa bãi” số tiền trong tài khoản cho những mục đích xấu. Có thể xem đây là cách xử lý nhanh chóng nhất để bảo toàn số tiền của bạn khi thời gian khóa thẻ chỉ mất từ 3-5 phút. 

Hy vọng với thông tin trên, bạn đã có thể hiểu được thẻ ghi nợ là gì cũng như chức năng khi sở hữu những chiếc thẻ ngân hàng này. Hãy cùng chờ đón những bài viết tiếp theo của Sapo nhé!

Video liên quan

Chủ Đề