Vì sao củng cố chính quyền là nhiệm vụ Trung tâm

Tại sao trong thời kỳ 1945 - 1946, Đảng ta xác định giữ vững chính quyền cách mạng là nhiệm vụ trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [147.2 KB, 12 trang ]

Câu 2 – Tại sao trong thời kỳ 45-46, Đảng ta xác định giữ vững chính
quyền cách mạng là nhiệm vụ trung tâm. Những biện pháp để giữ vững
chính quyền. Theo đồng chí hiện nay cần những biện pháp gì để xây dựng
chính quyền cách mạng thực sự vững mạnh [4 biện pháp]
Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành
lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. Đất
nước bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt.
Cuối tháng 8 - 1945, theo thoả thuận của Đồng minh ở Hội nghị
Pốtxđam [Posdam], gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch ồ ạt
kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.
Theo chúng là lực lượng tay sai phản động trong hai tổ chức "Việt quốc"
[Việt Nam quốc dân Đảng] và "Việt cách" [Việt Nam cách mạng đồng minh
hội]. Vào Việt Nam, quân Tưởng Giới Thạch còn ráo riết thực hiện âm mưu
tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách mạng, lập
chính quyền phản động tay sai của chúng. Đằng sau quân Tưởng là đế quốc
Mỹ đang nuôi dã tâm đặt Đông Dương dưới chế độ "uỷ trị", một trá hình của
chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Anh với
danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật đã đồng loã và tiếp tay
cho thực dân Pháp quay lại Đông Dương. Ngày 23-9-1945, được quân Anh
giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược
nước ta lần thứ hai.
Trên đất nước ta lúc đó còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải
giáp. Một số quân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng cùng với
quân Anh dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam.
LSDANG
Lúc này, các tổ chức phản động "Việt quốc", "Việt cách", Đại Việt ráo
riết hoạt động. Chúng dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại cách mạng.
Chúng quấy nhiễu, phá rối, cướp của, giết người, tuyên truyền, kích động một
số người đi theo chúng chống lại chính quyền cách mạng và đòi cải tổ Chính
phủ lâm thời và các bộ trưởng là đảng viên cộng sản phải từ chức. Chúng lập
chính quyền phản động ở Móng Cái, Yên Bái, Vĩnh Yên. Chưa bao giờ trên


đất nước ta có mặt nhiều thù trong, giặc ngoài như lúc này.
Trong lúc đó, ta còn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về
kinh tế, xã hội. Nạn đói ở miền Bắc do Nhật, Pháp gây ra chưa được khắc
phục. Ruộng đất bị bỏ hoang. Công nghiệp đình đốn. Hàng hóa khan hiếm,
giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ. Tình hình tài chính rất khó khăn, kho
bạc chỉ có 1,2 triệu đồng, trong đó quá nửa là tiền rách. Ngân hàng Đông
Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp. Quân Tưởng tung tiền quốc tệ và quan
kim gây rối loạn thị trường. 95% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội do
chế độ cũ để lại hết sức nặng nề.
Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với
Chính phủ ta. Đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân
treo sợi tóc". Tổ quốc lâm nguy!
Trước tình hình đó, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tỉnh
táo và sáng suốt phân tích tình thế, chiều hướng phát triển của các trào lưu
cách mạng trên thế giới và sức mạnh mới của dân tộc làm cơ sở để vạch ra
chủ trương và giải pháp đấu tranh giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập
tự do.
LSDANG
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, uy tín và địa vị của Liên Xô được nâng
cao trên trường quốc tế. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều
kiện phát triển, trở thành một dòng thác cách mạng. Phong trào dân chủ và
hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ. ở trong nước, chính quyền nhân dân
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được kiến lập có hệ thống từ Trung
ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của dân tộc. Lực
lượng vũ trang nhân dân đang phát triển. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt
Minh, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo khéo léo của Đảng,
của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, toàn dân, toàn quân đoàn kết
một lòng trong mặt trận dân tộc thống nhất, quyết tâm giữ vững nền độc lập
tự do của dân tộc.

Sau ngày tuyên bố độc lập, Chính phủ lâm thời đã nêu ra những việc cấp
bách nhằm thực hiện ba nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc
ngoại xâm. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị Kháng
chiến kiến quốc. Chỉ thị nhận định tình hình thế giới và trong nước, chỉ rõ
những thuận lợi cơ bản và những thử thách lớn lao của cách mạng nước ta.
Trung ương Đảng xác định: Tính chất của "cuộc cách mạng Đông Dương lúc
này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng". Cuộc cách mạng ấy chưa
hoàn thành vì nước ta chưa hoàn toàn độc lập. Khẩu hiệu của ta lúc này vẫn
là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết". Phân tích âm mưu của các đế quốc đối
với Đông Dương, Trung ương nêu rõ "kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân
Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng". Vì vậy
phải "lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược" mở
rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất Mặt
trận Việt - Miên - Lào; kiên quyết giành độc lập - tự do - hạnh phúc cho dân
tộc.
LSDANG
Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc nêu ra nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân
cả nước ta lúc nay là "củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược,
bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân".Để thực hiện các nhiệm vụ
đó Trung ương đề ra các công tác cụ thể:
Về nội chính: xúc tiến việc bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính
thức, lập Hiến pháp, củng cố chính quyền nhân dân.
Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến, tổ chức
và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài.
Về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc "bình đẳng tương trợ", thêm bạn bớt
thù, thực hiện khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới
Thạch và chủ trương "độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với
Pháp.
Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan
trọng về chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng khôn khéo trong tình thế

vô cùng hiểm nghèo của nước nhà.
2. Xây dựng chế độ dân chủ cộng hoà và tổ chức kháng chiến ở miền
Nam
Để sự nghiệp kháng chiến kiến quốc giành được thắng lợi, nhiệm vụ
trung tâm là củng cố chính quyền nhân dân. Ngay từ những ngày đầu, Đảng
đã chú trọng lãnh đạo, xây dựng nền móng của chế độ dân chủ mới, xóa bỏ
toàn bộ tổ chức bộ máy chính quyền thuộc địa, giải tán các đảng phái phản
động
LSDANG
Trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp, bọn đế quốc phản động ra sức ngăn
trở, quấy phá, Đảng kiên quyết lãnh đạo, tổ chức cuộc tổng tuyển cử ngày 6-
1-1946 để nhân dân tự mình chọn lựa bầu những đại biểu chân chính của
mình vào Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà. Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp kỳ thứ nhất đã bầu Hồ Chí
Minh giữ chức Chủ tịch Chính phủ và trao quyền cho Người lập chính phủ
chính thức – Chính phủ liên hiệp kháng chiến.
Tại kỳ họp thứ hai [tháng 11-1946], Quốc hội đã thông qua Hiến pháp
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quyền làm chủ nước nhà, quyền và
nghĩa vụ của mọi công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Nhân dân cũng đã
khẩn trương bầu Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân đã bầu Uỷ ban
hành chính các cấp.
Đảng chỉ đạo tích cực phát triển các đoàn thể yêu nước. Mặt trận dân tộc
thống nhất được mở rộng, đưa đến sự ra đời của Hội Liên hiệp quốc dân Việt
Nam [tháng 5-1946] gọi tắt là Liên Việt. Các tổ chức quần chúng được củng
cố, mở rộng thêm: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam lần lượt ra đời. Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập nhằm đoàn
kết những trí thức yêu nước Việt Nam.
Đảng ta coi trọng việc xây dựng và phát triển công cụ bảo vệ chính
quyền cách mạng như quân đội, công an. Lực lượng vũ trang tập trung được
phát triển về mọi mặt. Cuối năm 1946, lực lượng quân đội thường trực mang

tên Quân đội quốc gia Việt Nam có 8 vạn người. Việc vũ trang quần chúng
cách mạng, quân sự hoá toàn dân được thực hiện rộng khắp.
LSDANG
Cùng với việc xây dựng chính quyền nhân dân, Đảng và Chính phủ phát
động thi đua sản xuất; động viên nhân dân tiết kiệm giúp nhau chống giặc đói;
thực hiện bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác của chế độ thực dân;
tiến hành tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho nông dân nghèo,
chia lại ruộng đất công một cách công bằng, hợp lý; giảm tô 25%, giảm thuế,
miễn thuế cho nông dân vùng bị thiên tai; chủ trương cho mở lại các nhà máy
do Nhật để lại, tiến hành khai thác mỏ, khuyến khích kinh doanh Đảng đã
động viên nhân dân tự nguyện đóng góp cho công quỹ hàng chục triệu đồng
và hàng trăm kilôgam vàng, nền tài chính độc lập từng bước được xây dựng.
Đảng đã vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới, xóa bỏ mọi tệ
nạn văn hóa nô dịch của thực dân, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển phong
trào bình dân học vụ để chống nạn mù chữ, diệt "giặc dốt". Một năm sau Cách
mạng Tháng Tám đã có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
Các trường học từ cấp tiểu học trở lên lần lượt được khai giảng. Đảng và
Chính phủ rất coi trọng khai giảng các trường đại học đã có mở thêm trường
đại học mới. "Ngày 10-10-1945 Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập
một ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội" nhằm đào tạo giáo viên văn khoa
trung học, và để nâng cao nền văn học Việt Nam cho xứng đáng một nước
độc lập và theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
Thắng lợi bước đầu trong cuộc đấu tranh xây dựng nền móng chế độ
mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân có ý nghĩa chính trị hết sức to
lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ rằng, nếu "nước độc lập mà dân không
hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì"
2
. .Nhân dân
được hưởng quyền tự do dân chủ, dân sinh càng thêm tin tưởng, gắn bó và
quyết tâm bảo vệ chế độ mới. Đó là sức mạnh để bảo vệ chính quyền cách

mạng, giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng, là sức mạnh để chiến đấu và chiến
thắng thù trong giặc ngoài.
LSDANG
Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng tiến
công ra các tỉnh Nam Bộ, Thường vụ Trung ương Đảng đã nhất trí với quyết
tâm kháng chiến của Xứ uỷ Nam Bộ và kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên
kháng chiến. Trung ương Đảng đã cử một phái đoàn do Hoàng Quốc Việt, Uỷ
viên Thường vụ Trung ương Đảng và nhiều cán bộ tăng cường cho Nam Bộ
để cùng Đảng bộ Nam Bộ chỉ đạo kháng chiến. Ngày 25-10-1945, Hội nghị
Cán bộ Đảng bộ Nam Bộ họp ở Thiên Hộ - Cái Bè - Mỹ Tho [Tiền Giang].
Hội nghị chủ trương phát động chiến tranh du kích rộng khắp để tiêu hao sinh
lực và chặn bước tiến của giặc; xây dựng, củng cố cơ sở cách mạng trong
thành phố và các vùng địch chiếm; xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh,
trong đó bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống tổ chức, chỉ huy thống
nhất. Như vậy, Đảng bộ Nam Bộ đã có những quyết định quan trọng để phát
triển chiến tranh nhân dân.
Đảng đã phát động phong trào cả nước hướng về Nam Bộ. Hàng vạn
thanh niên nô nức lên đường Nam tiến. Nhân dân miền Nam "thành đồng Tổ
quốc" chiến đấu với sức mạnh của chiến tranh nhân dân, sức mạnh của cả dân
tộc đã làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.
Trong thư Gửi đồng bào Nam Bộ ngày 26-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: "Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết
của cả quốc dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc tranh đấu của chúng ta
là chính đáng"
3. Thực hiện sách lược hoà hoãn, tranh thủ thời gian chuẩn bị toàn
quốc kháng chiến
Cùng với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng chế độ
mới và tổ chức kháng chiến ở miền Nam, Đảng ta đã thực hiện sách lược lợi
dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù để phân hoá chúng, tránh tình thế đương
đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

LSDANG
Trên cơ sở phân tích âm mưu thủ đoạn của các kẻ thù đối với cách mạng
Việt Nam, Đảng ta xác định: quân Tưởng tìm mọi cách để tiêu diệt Đảng ta,
phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng, song kẻ thù chính của nhân
dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh
vào chúng. Vì vậy, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược hoà hoãn,
nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc để tập
trung chống Pháp ở miền Nam.
Để gạt mũi nhọn tiến công của kẻ thù vào Đảng, ngày 11-11-1945, Đảng
ta tuyên bố tự giải tán, nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật, giữ vững vai
trò lãnh đạo chính quyền và nhân dân. Để phối hợp hoạt động bí mật với công
khai, Đảng để một bộ phận công khai dưới danh hiệu Hội Nghiên cứu chủ
nghĩa Mác ở Đông Dương.
Chúng ta đã hết sức kiềm chế trước những hành động khiêu khích của
quân đội Tưởng và tay sai, tránh để xảy ra xung đột về quân sự, đã ép cung
cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng trong khi nhân dân ta
đang bị đói, mở rộng Quốc hội thêm 70 ghế cho Việt quốc, Việt cách không
qua bầu cử, đưa một số đại diện của các đảng đối lập này làm thành viên của
Chính phủ liên hiệp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mềm dẻo về thực hiện sách lược nhân
nhượng trên nguyên tắc: nắm chắc vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững chính
quyền cách mạng, giữ vững mục tiêu độc lập thống nhất, dựa chắc vào khối
đại đoàn kết dân tộc, vạch trần những hành động phản dân hại nước của bọn
tay sai của Tưởng và nghiêm trị theo pháp luật những tên tay sai gây tội ác
khi có đủ bằng chứng.
LSDANG
Những chủ trương sách lược và biện pháp trên đây đã vô hiệu hoá các
hoạt động phá hoại, đẩy lùi từng bước và làm thất bại âm mưu lật đổ chính
quyền cách mạng của chúng, bảo đảm cho nhân dân ta tập trung lực lượng
kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Chính quyền nhân dân không

những được giữ vững mà còn được củng cố về mọi mặt.
Đầu năm 1946, các nước đế quốc dàn xếp, mua bán quyền lợi với nhau
để cho thực dân Pháp đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thay quân đội của
Tưởng. Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết ở Trùng Khánh.
Theo đó, Pháp nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế cho chính quyền Tưởng
trên đất Trung Hoa để Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam. Tưởng
nhân nhượng với Pháp để rút quân về nước đối phó với Quân giải phóng nhân
dân Trung Quốc. Việc dàn xếp giữa hai kẻ thù Pháp và Tưởng được Đảng dự
đoán sớm. Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" [ngày 25-11-1945] vạch rõ:
"trước sau, Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn
là Pháp nhượng cho Tàu nhiều quyền lợi quan trọng"
Tình hình đó đặt Đảng ta trước một sự lựa chọn giải pháp đánh hay hoà.
Phân tích tình thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương
Đảng đã quyết định chọn giải pháp hoà hoãn, dàn xếp với Pháp, vì "vấn đề lúc
này, không phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình biết
người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và
ngoài nước mà chủ trương cho đúng".
LSDANG
Chọn giải pháp thương lượng với Pháp, Đảng ta nhằm mục đích: buộc
quân Tưởng rút ngay về nước, tránh tình trạng một lúc phải đối đầu với nhiều
kẻ thù, bảo toàn thực lực, tranh thủ thời gian hoà hoãn để chuẩn bị cho một
cuộc chiến đấu mới, tiến lên giành thắng lợi. Lập trường của ta trong cuộc
đàm phán với Pháp được Ban Thường vụ Trung ương xác định là: độc lập
nhưng liên minh với Pháp. Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của ta:
chính phủ, quân đội, nghị viện, tài chính, ngoại giao và sự thống nhất quốc
gia của ta. Đảng ta đã nhấn mạnh, trong khi mở cuộc đàm phán ta phải
"không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng
chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn phải hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy
và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần
Thực tiễn lịch sử của thời kỳ này đã đem lại cho Đảng ta nhiều kinh

nghiệm quý báu:
Thứ nhất, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng. Mặc dù Đảng rút vào hoạt
động bí mật, nhưng vẫn không ngừng củng cố và phát triển. Trong điều kiện
có nhiều đảng phái tham gia chính quyền, Đảng vẫn giữ vai trò lãnh đạo nhà
nước một cách khéo léo. Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định bảo
đảm việc giữ vững bản chất cách mạng của chính quyền nhân dân.
Thứ hai, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân. Phát huy cao
độ sức mạnh của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chính
quyền. Chính quyền được xây dựng sau Cách mạng Tháng Tám thực sự của
dân, do dân và vì dân. Chính phủ đã thực hiện những chính sách thiết thực
như: bầu cử dân chủ, chính sách ruộng đất, xoá nạn mù chữ để nhân dân có
thể hưởng những quyền lợi do chế độ mới đem lại, từ đó ủng hộ, tin tưởng
tuyệt đối vào chính quyền, vào Đảng.
LSDANG
Thứ ba, lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập trung
mũi nhọn vào kẻ thù chính, nguy hiểm nhất. Giai đoạn này, chúng ta đã lợi
dụng mâu thuẫn [Anh - Pháp, Mỹ -Tưởng, mâu thuẫn giữa các nhóm trong
chính quyền và quân đội Tưởng, mâu thuẫn trong nội bộ thực dân Pháp] để
phân hoá, làm suy yếu các kẻ thù, tranh thủ xây dựng lực lượng và bảo vệ
được chính quyền nhân dân.
Các biện pháp xây dựng chính quyền hiện nay:
Có thể nói, từ khi chính quyền được thành lập, đất nước chúng ta gặp
phải muôn ngàn khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, từ việc diệt
“giặc đói”, “giặc dốt”, giặc ngoại xâm đến việc xoá bỏ nạn mù chữ, chống
bọn phản động trong nước, thực hiện nhiều chính sách, chủ trương và biện
pháp đối với quân Tưởng, Pháp, vừa thực hiện các chính sách trên lĩnh vực
chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá – xã hội đến an ninh - quốc phňngVV…
nhằm mục đích bảo vệ chính quyền Cách mạng còn non trẻ và tạo điều kiện
để cho đất nước phát triển. Trên cơ sở như vậy, chúng ta đã rút ra được một
số kinh nghiệm trong việc bảo vệ chính quyền Cách mạng và làm cho đất

nước ngày càng phát triển như sau:
- XD chính quyền gắn bó với nhân dân, của nhân dân, do ND và vì lợi
ích của ND
- Thường xuyên xây dựng, củng cố bộ máy nhà nước trong sạch, vững
mạnh
- Không ngừng xây dựng cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội của chính quyền
- Sự lãnh đạo của Đảng luôn là yếu tố quyết định, bản chất của sức
mạnh và sự tồn tại của chính quyền.
LSDANG
Như vậy, trong thời gian mười sáu tháng kháng chiến và kiến quốc [9-
1945 đến 12-1946], Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giữ vững và củng
cố chính quyền cách mạng, hoà hoãn và làm thất bại âm mưu “diệt cộng, cầm
Hồ” của Tưởng, Đẩy mạnh kháng chiến ở Nam Bộ, chuẩn bị mọi mặt cho
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên phạm vi toàn quốc. Thành công
của công cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám trong thời
gian này đã thể hiện Đảng ta nắm vững mục tiêu cách mạng, đánh giá đúng
lực lượng ta và địch; nắm vững tình thế, xác định rõ kẻ thù chính trước mắt,
dựa chắc vào nhân dân, đoàn kết dân tộc, khôn khéo về chính trị, ngoại giao,
triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, thực hiện chính sách nhân
nhượng có nguyên tắc dể đưa dân tộc vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi
tóc”, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng đặt ra.
Có thể nói, công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng
trong năm đầu tiên sau cách mạng Tháng Tám đã tạo thế và lực lượng mới
cho Đảng và nhân dân ta bước vào giai đoạn toàn quốc kháng chiến chống
thực dân Pháp trường kỳ, gian khổ và đặt nền móng cho các bước phát triển
về sau của cách mạng Việt Nam./.

LSDANG

Phần 4: Bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến[8/1945 – 12/1946]

Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ViệtNam. Nước Việt Nam mới – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời. Chính quyền cách mạng được thành lập từ Trung ương đến địa phương.

Nhà nước Dân chủ Cộng hoà non trẻ vừa ra đời đã phải đương đầu với bao khó khăn, trở ngại về kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, ngay từ sau ngày tuyên bố độc lập, ngày 3-9-1945, Chính phủ họp phiên họp đầu tiên đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát thành 3 nhiệm vụ lớn “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Không chỉ khó khăn về kinh tế - xã hội mà chúng ta còn phải chống thù trong giặc ngoài với 20 vạn quân Tưởng đang vượt biên tràn vào miền Bắc dưới. Không chỉ khó khăn về kinh tế - xã hội mà chúng ta còn phải chống thù trong giặc ngoài với 20 vạn quân Tưởng đang vượt biên tràn vào miền Bắc dưới. Không chỉ khó khăn về kinh tế - xã hội mà chúng ta còn phải chống thù trong giặc ngoài với 20 vạn quân Tưởng đang vượt biên tràn vào miền Bắc dưới sự sắp đặt của quân Mỹ, theo sau là bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách. Trước việc quân Pháp theo chân Đồng Minh vào nước ta ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi “Nhân dân Việt Namhoan nghênh quân Đồng Minh kéo vào Việt Nam để tước khí giới quân Nhật, những cương quyết phản đối quan Pháp kéo vào Việt Nam, vì mục đích của họ chỉ là hãm.

Trước tình hình đó, để tập trung ngọn lửa đấu tranh vào thực dân Pháp xâm lược, ta tiếp tục tranh thủ hoà hoãn với quân Tưởng, nhằm phân hoá kẻ thù, để có thên thời gian và điều kiện chuẩn bị đối phó với cuộc kháng chiến chống Pháp có nguy cơ bùng nổ ra cả nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Hưng Yên lúc này cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Nạn đói và nan lụt diễn ra khủng khiếp; nông thôn, nông nghiệp tiêu điều; công nghiệp, tiểu công nghiệp và thương nghiệp bị đình đốn; tài chính trống rỗng [khi giành chính quyền ngân khố của toàn tỉnh có hơn 30 vạn động và tiền mua thóc còn lại 1triệu rưỡi]…Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn trên, Hưng Yên lại có những thuận lợi cơ bản, đó là có sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng bộ Hưng Yên với đội ngũ không nhiêu nhưng được tôi luyện trong lò lửa cách mạng, sẵn sang đi tiên phong trong mọi nhiệm vụ. Nhân dân Hưng Yên có truyền thống yêu nước, một lòng tin tưởng vào Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn trên, Hưng YênChính quyền mới thành lập được nhân dân ủng hộ. Mặt trận Việt Minh có cơ sở rộng rãi và có uy tín lớn…Dựa vào những thuận lợi cơ bản ấy, Đảng bộ Hưng Yên đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh vượt qua những khó khăn ban đầu, thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ để bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới.

4.1 Xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng

Thực hiện chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Trung ương Đảng, Đảng bộ Hưng Yên tập trung giải quyết hai nhiệm vụ trước mắt và cấp bách là cứu đói và xoá nạn mù chữ.

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững tự do, độc lập.” Đảng bộ tỉnh đã mở cuộc vận động tăng gia sản xuất với khẩu hiệu “Không để một tấc đất bỏ hoang”, “tấc đất tấc vàng”, vận động nhân dân cấy tái giá, trồng rau ngắn ngày để giải quyết chống đói; đồng thời huy động hàng vạn dân đi đắp đê phòng lụt.Cuộc vận động tăng gia sản xuất trở thành phong trào rộng rãi, lôi cuốn nhiều tầng lớp tham gia. Mọi người đều hào hứng tham gia các phong trào thi đua “người người tăng gia, nhà nhà tăng gia”, tích cưc khai phá đất hoang, biến những cánh đồng ngập úng thành ruộng cấy… Qua mấy vụ sản xuất dươi chế độ mới, diện tích và sản lượng lương thực tăng khá nhanh.Vụ mùa năm 1945, toàn tỉnh cấy 60.000 mẫu, thu được 30.000 tấn; vụ mùa cấy 154.000 mẫu thu được 45.000 tấn. Năm 1946, vụ mùa cấy tăng lên so với năm 1945 là 18.000 mẫu nhưng bị đại hạn và thiếu trâu bò nên thu hoạch kém, vụ mùa thu hoạch tăng 50% so với năm 1945.

Cuộc vận động cứu đói cũng rất cấp bách. Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể Cứu quốc đã phối hợp tổ chức “lạc quyên”, “ngày đồng tâm”, lập “hũ gạo cứu đói”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi theo gương Người: Cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa [mỗi bữa 1 bò] để cứu dân nghèo, nhân dân toàn tỉnh đã tự nguyện nhịn bữa, bớt ăn, san sẻ thóc, gạo, ngô, khoai cho nhau, theo truyền thống “lá lành đùm lá rách”.Nhân dân Hưng Yên còn quyên góp giúp đồng bào Thái Bình một số lương thực thể hiện tấm lòng tương thân tương ái. Nhờ quyết tâm của nhân dân và sự hỗ trợ của Chính phủ, nạn đói dần được ngăn chặn, sản xuất được phục hồi, đời sống nhân dân bước đầu được ổn định.

Cùng với chống “giặc đói” là cuộc vận động “diệt giặc dốt”, bài trừ tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống mới. Tỉnh uỷ chỉ đạo và phát động toàn dân tham gia diệt giặc dốt, xoá nạn mù chữ, thành lập Ban diệt giặc dốt ở các cấp. Ngày 8-9-1945, Chính phủ ra sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ. Ở Hưng Yên, các lớp học bổ túc, bình dân được thành lập nhanh chóng. Với tinh thần người biết chữ dạy người chưa biết, phong trào đã lôi cuốn từ các em thiếu nhi, chị em phụ nữ, đến các cụ già, thanh niên,thợ thủ công… hăng hái đi học với tinh thần “đi học là yêu nước”. Công tác tuyên truyên vận động nhân dân đi học cũng có nhiều hình thức phong phú như tranh thủ nói chuyện, liên hoan văn nghệ, sáng tác thơ ca… Việc đôn đốc, kiểm tra cũng rất khắt khe, bằng những biện pháp hình thức nghiêm túc như ngáng chặn các trục đường lớn có nhiều người qua lại, đường vào chợ để kiểm tra, ai biết chữ thì đi qua “cổng sáng”, ai không biết chữ phải chui qua cổng mù hoặc phải dừng lại học nhẩm thuộc chữ rùi mớiđược đi.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng cuộc vận động “diệt giặcd dốt” đã trở thành phong trào rộng lớn. Tháng 6-1946, ngành giáo dục tỉnh Hưng Yên tổ chức “ngày đi học”. Nếu như cuối năm 1946 cả tỉnh có khoảng 171.000 người mù chữ [trong tông số dân là 499.734 người] thì tháng 10-1947 chỉ còn 86.729 người chưa biết chữ. Tháng 2-1948, có 22 thôn, 3 xã thanh toán xong nạn mù chữ, 4 thôn được Uỷ ban hành chính Bắc Bộ tặng Bằng khen.

Cuộc vận động “chống giặc dốt” xoá nạn mù chữ đã góp phần mở mang dân trí. Ngoài ý nghĩa về giáo dục nó còn có ý nghĩa về chính trị, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của mình.

Cuộc vận động xây dựng đời sống mới cũng được đẩy mạnh nhằm xây dựng nếp sống lành mạnh, đặt lợi ích chung lên trên hết. Bài trừ những thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phong trào thể dục thể thao, diễn văn nghệ được phát triển.

Về hoạt động Văn hoá, tờ báo Bãi Sậy do Ty Thông tin phụ trách, phát hành hàng ngày với số lượng 2.000 số. Ngoài ra trong tỉnh còn có 100 tờ “bích báo” của các ngành và cơ sở.

ông tác y tế tập trung giải quyết những vấn đề cần kíp trước mắt như truyền bá rộng rãi cách thức vệ sinh phòng dịch bệnh, đào tạo cán bộ y tế mới, phòng chống các dịch bệnh như đậu mùa, tả… Bước đầu việc chăm lo sức khoẻ cho người dân đã được quan tâm, chú ý.

Về chăm lo đời sống vật chất cho nhân dân, ngày 16-11-194, Chính phủ ra Thông tư về việc tạm chia ruộng cho dân cày nghèo. Ngày 20-11-1945, Ủy ban nhân dân Bắc Bộ ra Thông tư về thực hiện việc giảm tô 25%, bãi bỏ một số thứ thuế cũ, thực hiện giảm tô, hoãn nợ…

Cùng với chỉ đạo nông nghiệp, sản xuất chăn nuôi, Tỉnh uỷ còn chủ trương khôi phục bước đầu các ngành kinh tế, tài chính, sản xuất thủ công nghiệp truyền thống như dệt vải, thổi bóng đèn, gò hàn… bước đầu đã đi vào ổn định.

Ngành giao thông, bưu chính đã đi vào hoạt động cho đến khi cuộc kháng chiến của toàn quốc bùng nổ.

Ngày 4-9-1945, Chính phủ cách mạng lâm thời ra sắc lệnh xây dựng “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng” nhằm giải quyết những khó khăn về vấn đề tài chính. Hưởng ứng phong trào này, nhân dân trong tỉnh đã hăng hái đóng góp, riêng “Tuần lễ vàng” nhân dân Hưng Yên đã ủng hộ hàng trăm lạng vàng bạc, tiền Đông Dương. Nó thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tin của nhân dân ta đối với Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Về chính quyền, sau Tổng khởi nghĩa thắng lợi, Tỉnh uỷ đã có nhiều biện pháp để củng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền cách mạng lâm thời các cấp. Tại hội nghị Thổ Cốc ngày 18-8-1945, Tỉnh uỷ đã phân công tỉnh uỷ viên phụ trách và tham gia Uỷ ban cách mạng lâm thời tỉnh, các ngành quân sự, công an… Đến tháng 9-1945, Uỷ ban nhân dân Cách mạng đổi thành Uỷ ban nhân dân lâm thời. Đầu năm 1946 đổi thành Uỷ ban hành chính lâm thời

Thi hành chủ trương của Trung ương về việc tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 06-01-1946, từ tháng 12-1945, Tỉnh uỷ đã lãnh đạo và quán triệt chủ trương của Trung ương, mở đợt tuyên truyền, cổ động rộng khắp trong tỉnh, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc bầu cử.

Theo Sắc lệnh số 63 của Chính phủ, tháng 4-1946 nhân dân Hưng Yên đi bầu Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đông nhân dân xã. Kết quả có 30 đại biểu chính thức và 5 đại biểu dự khuyết đã trúng cử vào Hội đồng nhân dân tỉnh khoáI. Ngày 9-5-1946, Hội đồng nhân dân tỉnh họp phiên đầu tiên bầu ra Uỷ ban hành chính, thay cho Uỷ ban lâm thời. Uỷ ban hành chính tỉnh gồm 3 người: 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch và 1 Bí thư Việt Minh. Uỷ ban hành chính xã có 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch, 2 uỷ viên.

Tháng 9-1946, Uỷ ban hành chính cấp huyện được bầu ra [nhưng chưa có Hội đồng nhân dân cùng cấp]. Riêng huyện Khoái Châu, đến tháng 11-1946 mới bầu ra Uỷ ban hành chính.

Thắng lợi của các cuộc bầu cử đã thể hiện tinh thần yêu nước, yêu chế độ mới của nhân dân ta và điều này có tính chất quyết định đến công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân

.Đối với lực lượng vũ trang đã được Đảng bộ xây dựng và củng cố. Phong trào luyện tập quân sự, mua sắm vũ khí, tự trang bị phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là mã tấu, dao găm, mác, giáo, súng… Nhiều lớp huấn luyện được tổ chức để đào tạo cán bộ quân sự. Tổ chức chỉ huy quân sự đã được hình thành tuy nhiệm vụ chức năng chưa rõ ràng. Cấp tỉnh có Uỷ ban bảo vệ, huyện có Ban bảo vệ, trực tiếp chỉ huy lực lượng cảnh vệ chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ công sở. Cùng với xây dựng lực lượng canh vệ, Tỉnh uỷ đã

chỉ đạo xây dựng lực lượng Công an. Tháng 4-1946, lực lượng Công an tỉnh Hưng Yên chính thức được thành lập bao gồm đội viên các đội “Việt Minh danh dự”, “Đội danh dự trừ gian”, “Đội phòng mật”… Nhiệm vụ chủ yếu lúc này là giữ gìn trật tự an ninh, trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân.

Ngoài lực lượng vũ trang của tỉnh còn có bộ đội chủ lực. Thực hiện Sắc lệnh 33/SL tháng 5-1946 và Sắc lệnh 71/SL tháng 6-1946 của Chính phủ, chiến khu 3 đã cải tổ các chi đội Vệ quốc đoàn thành lập 3 trung đoàn vệ quốc đoàn của chiến khu. Trung đoàn 44 đứng chân và hoạt động ở Hưng Yên, Hải Dương [Trung đoàn 50 ở Quảng Yên; Trung đoàn 41 ở Thái Bình, Kiến An].

Cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài ở Hưng Yên khá phức tạp. Đầu tháng 10-1945, quân Tưởng từ Hà Nội theo đường 5, đường sắt tràn về Hưng Yên. Ngày 20-11-1945, hơn 800 quân Tưởng kéo vào đóng ở thị xã Ba Hàng, Thuỵ Lôi [Tiên Lữ]. Căn cứ vào tình hình cụ thể, Đảng ta đã chủ trương hoà hoãn với quân Tưởng để chống thực dân Pháp. Ngày 20-11-1945, tàn quân Nhật kéo về Hưng Yên với 3.000 tên, ở rải rác từ thị xã đến Thuỵ Lôi [Tiên Lữ]. Đến ngày 20-3-1946, chúng mới rút đi hết.

Chấp hành chủ trương của trung ương, theo tinh thần “Hoa-Việt thân thiện” để phân hoá kẻ thù, chúng ta đã đón tiếp chu đáo, mềm dẻo tránh xung đột. Tỉnh uỷ lãnh đạo và giáo dục cán bộ, quân đội, quần chúng nhân dân bình tĩnh, tỉnh táo giữ nghiêm kỷ luật khi tiếp xúc với chúng và thành lập “Uỷ ban liên lạc Hoa - Việt”. Tuy nhiên, chúng tiếp tục đưa ra những yêu sách ngang ngược, không chịu tiếp xúc với chính quyền ta. Bên cạnh đó, bọn phản động, tay sai của chúng đã ngang nhiên hoạt động, kéo cờ,bắc loa nói xấu cách mạng. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ một mặt chỉ đạo đấu tranh mềm dẻo nhưng kiên quyết, kiên trì và khôn khéo, vạch trần âm mưu và bộ mặt thật của quân Tưởng. Mặt khác, ta tổ chức, mít tinh biểu tình, biểu dương lực lượng với hàng ngàn người, hô vang những khẩu hiệu “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Ủng hộ Chính phủ Hồ Chủ Tịch”… Ngoài ra, ta còn phối hợp với lực lượng vũ trang bí mật, bao vây xung quanh khu vực chúng đóng quân.

Trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân ta, ngày 21-4-1946, quân Tưởng buộc phải rút lui ra khỏi địa bàn Hưng Yên.

Mặc dù vừa phải giải quyết những công việc chồng chất, khó khăn, vùa đấu tranh trực diện với quân Tưởng và bọn tay sai, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo kịp thời toàn tỉnh phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến. Nhân dân nô nức đóng tiền, gạo, thuốc men… vào “Quỹ Nam Bộ kháng chiến”. Tỉnh, huỵên thành lập “Phòng Nam Bộ”. Tỉnh tổ chức hai lần “Nam tiến” chỉ sau ba ngàyNam Bộ kháng

4.2 Củng cố phát triển đảng, mặt trận và các đoàn thể cứu quốc

Sau cách mạng tháng Tám 1945, tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp. Ngày 11-11-1945, Đảng ta tuyên bố tự “giải tán” mà thực chất là rút lui vào hoạt động bí mật để bảo vệ Đảng.

Thực hiện chủ trương của Trung ương và Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chủ trương “giải tán” đồng thời vẫn tiến hành công tác củng cố phát triển Đảng và chỉ đạo phong trào trong tỉnh.

Ngày 10-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân dân Hưng Yên. Bác căn dặn đồng bào đắp đê chống lụt.

Thực hiện chủ trương của Trung ương và Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chủ trương “giải tán” đồng thời vẫn tiến hành công tác củng cố phát triển Đảng và chỉ đạo phong trào trong tỉnh.

Ngày 10-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân dân Hưng Yên. Bác căn dặn đồng bào đắp đê chống lụt.

Đầu tháng 7-1946, Hội nghị đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên họp tại xã Chiến Thắng [Ân Thi] gồm 52 đại biểu toàn tỉnh. Đại hội đã bầu ra đựoc Ban Chấp hành tỉnh uỷ gồm 7 đồng chí do đồng chí Vũ Huy Hiệu làm Bí thư.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám thành công nhất là sau Hội nghị Đảng bộ tỉnh, huyện, công tác phát triển đảng được đẩy mạnh từ 35 đảng viên [lúc Tổng khởi nghĩa] lên 134 đảng viên [12-1945] rồi 328 đảng viên [6-1946]. Đến ngày 19-12-1946 toàn tỉnh có 629 đảng viên. Sinh hoạt đảng đã được chấn chỉnh.

Đối với Mặt trận và các đoàn thể cứu quốc, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân, mở rộng Mặt trận. Tỉnh có 2 cán bộ phụ trách, ở huyện có một số cán bộ phụ trách các xã, ở xã có ban vận động Việt Minh xã. Ở tỉnh có Tổng bộ Việt Minh, ở xã có Uỷ ban Việt Minh. Các tổ chức thanh niên Cứu quốc, phụ nữ Cứu quốc, nông dân Cứu quốc, Công giáo Cứu quốc… phát triển rộng khắp.

Ngày 27-5-1946, hội Liên - Việt Trung ương được thành lập, tháng 6-1946 Hội Liên - Việt Hưng Yên được thành lập. 4.3 Đấu tranh thi hành hiệp định Sơ bộ [6-3-1946]. Chuẩn bị kháng chiến.

Đầu năm 1946, theo sự dàn xếp của bọn đế quốc Mỹ, Anh để Pháp chiếm lại Đông Dương, quân Pháp được thay thế quân Anh và quân tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở Việt Nam. Ngày 28-2-1946, Pháp - Tưởng ký Hiệp ước Trùng Khánh, Pháp chính thức tiếp quản Đông Dương thay cho Tưởng. Như vậy, cách mạng Việt Nam đứng trước một tình thế mới hết sức phức tạp. Đất nước bớt đi một kẻ thù nhưng quân Pháp ngày càng ráo riết thực hiện âm mưu xâm lược nước ta.Trước tình hình đó, ngày 24-2-1946, Thường vụ Trung ương Đảng họp chủ trương “ta nên nói chuyện với Pháp, nhưng đồng thời chuẩn bị kháng chiến…”, và ngày 3-3-1946 ra tiếp chỉ thị “Tình hình và chủ trương”. Ngày 5-3-1946, Ban Chấp hành Trung ương họp đồng ý ra chủ trương “Hoà để tiến”.

Ngày 5-3-1946, hạm đội Pháp tiến vào vùng biển Hải Phòng.

Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ.

Ngày 9-3-1946, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Hoà để tiến”.

Ngày 30-10-1946, ta lại ký với Pháp Tạm ước 14-9. Tuy nhiên chỉ 10 ngày sau chúng lại bội ước.

Nhận thấy tình hình có nhiều diễn biến phức tạp và khẳng địng không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh ta. Tháng 10-1946, Tỉnh uỷ Hưng Yên họp Hội nghị cán bộ các huyện tại Thổ Cốc [Yên Mỹ] phổ biến tình hình nhiệm vụ mới và đề ra khẩu hiệu “Chuẩn bị kháng chiến là trên hết”. Sau Hội nghị, toàn tỉnh đã tập trung vào các nhiệm vụ lớn: Tăng cường củng cố phát triển Đảng, củng cố chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và lực lượng vũ trang; khẩn trương luyện tập quân sự…

Từ tháng 11 đến tháng 12-1946, công tác chuẩn bị kháng chiến càng khẩn trương. Ở các huyện gần đường 5 huyện uỷ chỉ đạo các xã tản cư xuống phía Nam. Công tác xây dựng “thôn trang chiến” [làng chiến đấu] được thực hiện khẩn trương; việc tiêu thổ kháng chiến được tiến hành triệt để…

Trong khoảng thời gian hơn 1 năm, từ Cách mạng Tháng Tám đến cuối năm 1946, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã giành được những thắng lợi bước đầu trong xây dựng và bảo vệ chính quyề cách mạng; giải quyết nạn đói và xoá nạn mù chữ, đấu trang thi hành Hiệp định Sơ bộ 6-3 và chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 – Bài học giành và giữ chính quyền, xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Ngày đăng: 17/08/2020 04:12
Mặc định Cỡ chữ
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng là một sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc ta. Bài viết phân tích những bài học kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong việc đấu tranh giành và giữ chính quyền, xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Nói về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc ta và quốc tế. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để lại những bài học vô giá, có giá trị lịch sử trường tồn và nguồn động lực tinh thần lớn lao trong việc giành và giữ chính quyền cách mạng, xây dựng chính quyền dân chủ thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Mặc dù ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền đã về tay nhân dân lao động, nhưng bên trong các thế lực phản động vẫn còn đang cấu kết với nhau chống lại chính quyển cách mạng. Bên ngoài, các thế lực đế quốc [Anh, Mỹ, Pháp...] vẫn chưa từ bỏ âm mưu can thiệp và xâm lược đất nước ta. Nếu không chăm lo xây dựng chính quyền gắn với bảo vệ chính quyền thì khó giữ được thành quả cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Dù nhân dân ta đã nắm chính quyền, nhưng giai cấp đấu tranh trong nước và mưu mô đế quốc xâm lược vẫn còn”[1]. Do đó, xây dựng chính quyền phải đi đôi với bảo vệ chính quyền, hai nhiệm vụ quan trọng này không được tách rời nhau. Đồng thời, phải luôn gắn nhiệm vụ bảo vệ chính quyền non trẻ với nhiệm vụ xây dựng chế độ xã hội mới. Muốn bảo vệ được chính quyền cách mạng, thì phải xây dựng chính quyền dân chủ, thực sự vững mạnh về mọi mặt, đủ sức tự bảo vệ; lấy xây để chống, lấy xây dựng để tự bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ.

Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng Việt Nam đã giành được chính quyền. Người khẳng định: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”[2].

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, chính quyền nhân dân non trẻ đã cùng một lúc phải đương đầu với rất nhiều khó khăn. Tình thế cách mạng lúc này như “ngàn cân treo sợi tóc”. Chính quyền dân chủ nhân dân - thành quả của cuộc đấu tranh đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh đang đứng trước nhiều thử thách, có nguy cơ bị lật đổ, nền độc lập dân tộc vừa mới giành được có nguy cơ bị mất. Thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhận thức sâu sắc rằng giành được chính quyền dã khó, nhưng bảo vệ chính quyền còn khó hơn, Đảng ta đã nêu lên tư tưởng quan trọng về xây dựng chính quyền phải đi đôi với bảo vệ chính quyền để lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách; giữ vững thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ thành công chế độ xã hội mới. Theo quan điểm của Đảng, xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là vấn đề có tính quy luật của cách mạng vô sản nói chung, của cách mạng Việt Nam nói riêng. Bởi vì, mặc dù cách mạng dã thành công, chính quyền đã về tay nhân dân, nhưng nếu không chăm lo xây dựng chính quyền vững mạnh thì không thể quản lý, điều hành được đất nước. Điều đó càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh các thế lực thù địch, phản động cả bên trong và bên ngoài vẫn còn cấu kết với nhau để chống phá cách mạng.

Quan điểm xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền được thể hiện ở tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thực sự vững mạnh để không chỉ điều hành, quản lý, xây dựng đất nước mà còn đủ sức để lãnh đạo nhân dân bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ. Đảng ta chỉ rõ, sau khi giành được chính quyền thì cách mạng phải biết tự bảo vệ trước những đòn tấn công, phản kích của kẻ thù. Tuy nhiên, trong điều kiện chính quyền vừa mới xây dựng, còn non trẻ, muốn bảo vệ được chính quyền thì trước hết phải chăm lo xây dựng chính quyền vững mạnh về mọi mặt để đủ sức tự bảo vệ.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm giải quyết vấn đề gốc rễ của bảo vệ là phải đi từ xây dựng thực lực mạnh, trước hết là xây dựng chính quyền vững mạnh. Trong nhiều nhiệm vụ cần kíp đặt ra ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ củng cốchính quyền cách mạng, tạo cho chính quyền có đầy đủ các điều kiện về mặt pháp lý, tổ chức, lực lượng cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực, phương pháp, tác phong công tác để đảm nhiệm tốt việc điều hành đất nước.

Trong xây dựng Nhà nước, Đảng ta chỉ rõ tính chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nước ta là một nước dân chủ; Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân; chính quyền của ta là chính quyền nhân dân. Đã là chính quyền nhân dân thì phải do nhân dân bầu ra, do nhân dân lựa chọn người có tài, có đức để gánh vác việc nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng cho nhân dân và chính quyền mới một cơ sở pháp lý vững chắc với chủ trương tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu trong cả nước và sớm ban hành Hiến pháp. Theo đó, đã là một nước dân chủ thì chính quyền phải do nhân dân lập ra, do dân lựa chọn và nhân dân sẽ đem hết sức mình để góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời ngày 03/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó có nhiệm vụ: “Tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”[3] và “phải có một hiến pháp dân chủ”[4].

Đặc điểm nổi bật của nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà chúng ta xây dựng ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là ở chỗ Chính phủ, các cơ quan công quyền là công bộc của dân, cán bộ, công chức vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”[5]. Đã là một nước dân chủ, thì mọi lợi ích đều là của dân, mọi phấn đấu của Chính phủ, của cán bộ đều vì dân, chính quyền từ xã đến Trung ương do dân cử ra. Do đó, mọi “quyền hành và lực lượng” của Chính phủ đều ở nơi dân. Trong thư gửi Ủy ban hành chính các bộ, huyện, làng xã ngày 17/10/1954, Người viết: “Cơ quan Chính phủ từ toàn quốc đến các làng, xã là đày tớ của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung chứ không phải đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật” [6], “Dân là chủ thì Chính phủ là đày tớ...”[7]. Mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân được thể hiện cụ thể qua mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của công dân với Nhà nước. Nhà nước có nghĩa vụ với công dân, đồng thời có những quyền theo quy định của Hiến pháp, pháp luật để thực thi công quyền mà nhân dân giao phó, ngược lại công dân vừa có quyền, đồng thời có nghĩa vụ đối với Nhà nước. Người viết: “Những khi dân dùng đày tớ để bảo vệ cho mình thì phải giúp đỡ, nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình chứ không phải là chửi”[8]. Đối với cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước, Người gọi đó là “công bộc”[9] của dân, cách gọi ấy tuy dân dã nhưng cũng rất sâu sắc. Người còn cho rằng, Chính phủ do dân bầu ra, dân có quyền bãi miễn Chính phủ, nếu Chính phủ không làm tròn phận sự, không xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền thì vấn đề xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh có vai trò hết sức quan trọng. Bởi vậy, việc hướng dẫn cách tổ chức làm việc của các ủy ban nhân dân, các cơ quan công quyền, đặt cơ sở cho việc xây dựng tác phong làm việc của đội ngũ công chức mới, giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ nhà nước, lấy các phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” làm chuẩn mực trong rèn luyện cán bộ, công chức, viên chức luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta quan tâm.

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, kiệm, liêm, chính”[10]. Người xác định đây là một trong sáu vấn đề khẩn cấp mà Chính phủ lâm thời phải giải quyết sau khi giành được độc lập. Trong “Lời tuyên bố trước Quốc hội” ngày 31/10/1946 tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tuy trong nghị quyết không nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết”[11].

Trong khi đặt lên hàng đầu tư tưởng về việc xây dựng một nhà nước là công bộc của dân, về xây dựng Chính phủ liêm khiết, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến việc xây dựng Chính phủ có năng lực quản lý, điều hành đất nước. Người nhấn mạnh tư tưởng về “một Chính phủ biết làm việc, có gan góc, quyết tâm đi vào mục đích trong thì kiến thiết, ngoài thì tranh thủ được độc lập và thống nhất của nước nhà”[12], “một Chính phủ chú trọng thực tế và sẽ nỗ lực làm việc”[13]. Khi Chính phủ có năng lực làm việc thì sẽ giải quyết được nhiều nhiệm vụ của nước nhà, đem lại lợi ích cho quốc gia - dân tộc, cho nhân dân, làm tăng thêm sức mạnh của đất nước, để đủ sức bảo vệ được chính quyền cách mạng. Ngược lại, nếu Chính phủ yếu kém về năng lực thì sẽ không làm được gì cho dân, thậm chí còn làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân, của quốc gia - dân tộc, khó có thể đứng vững trước khó khăn, thử thách. Mặt khác, một chính quyền yếu kém năng lực, lại không liêm khiết thì tất yếu sẽ bị nhân dân bãi miễn trước khi bị kẻ thù phá hoại. Cho nên, muốn bảo vệ được chính quyền thì trước hết phải chăm lo xây dựng chính quyền đó vững mạnh, một chính quyền hợp pháp, do nhân dân cử ra, thực sự vì dân, trong sạch, liêm khiết và có năng lực thực thi công việc.

Muốn có một chính quyền như vậy, thì phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức có đủ đức và tài; phải có chính sách để thu hút nhân tài tham gia vào bộ máy nhà nước. Ngay sau khi thành lập Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi hiền tài tham gia Chính phủ, giúp nước, giúp dân. Ngày 14/11/1945, trên báo Cứu quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”[14]. Người khẳng định: “Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận”[15].

Ngày nay, để xây dựng được một chính quyền mạnh, có đủ năng lực quản lý, điều hành đất nước và đủ sức mạnh để tự bảo vệ cần phải huy động được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy sức mạnh của chính quyền không những ở tổ chức, bộ máy luôn được kiện toàn, mà còn được huy động từ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Một chính quyền biết quy tụ được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ bảo đảm cho chính quyền đó luôn được xây dựng vững mạnh và bảo vệ vững chắc, không có thế lực nào có thể đánh đổ được.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để bên trong hết lòng, hết sức ủng hộ Chính phủ, ủng hộ chính quyền, bên ngoài thì quốc tế tôn trọng và giúp đỡ, bảo đảm cho chính quyền luôn được xây dựng vững mạnh và bảo vệ vững chắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong “Lời tuyên bố với Quốc hội về việc thành lập Chính phủ mới”, rằng: “Chính phủ mới phải tỏ rõ cái tinh thần đại đoàn kết, không phân đảng phái”,... “Chính phủ này tỏ rõ tinh thần quốc dân liên hiệp”,... “Chính phủ này là Chính phủ toàn quốc, có đủ nhân tài Trung, Nam, Bắc tham gia”[16]. Đặc biệt, để chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ chính quyền, Người luôn chăm lo tổ chức xây dựng Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam [ngày 29/5/1946] tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay với tôn chỉ, mục đích đoàn kết rộng rãi mọi giai cấp, mọi dân tộc, mọi tầng lớp nhân dân cả trong và ngoài nước để cùng nhau góp sức xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

Nêu cao tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị phải quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII, nhất là Nghị quyết số 18/NQ-TVV ngày 25/10/2017 của Ban'Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đồng thời xây dựng chính quyền cơ sở xã, phường, đô thị trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh phân cấp giữa Trung ương với địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương; thay dổi phương thức giao kinh phí dựa trên tổ chức và biên chế hiện nay; tăng quyền chủ động cho các địa phương trong sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn. Đây là một chủ trương đúng đắn và cần thiết phải được tiếp tục nghiên cứu, triển khai một cách khoa học, đồng bộ trong thực tiễn với sự lãnh đạo, chỉ đạo nhất quán, thường xuyên của Đảng. Phải đấu tranh khắc phục các nguyên nhân gây ra các tệ nạn tiêu cực và các nguyên nhân phát sinh các tệ nạn tiêu cực. Trong cuộc đấu tranh này, phải lấy việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ then chốt như đã nêu trong nhiều nghị quyết của Đảng.

Vận dụng những bài học kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chúng ta cần tranh thủ những điều kiện, thời cơ thuận lợi trong nước và quốc tế, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đẩy mạnh cải cách nền hành chính..., hướng đến xây dựng một Chính phủ liêm chính, hành động, kiến tạo phát triển, hoạt động hiệu lực, hiệu quả phục vụ nhân dân trong giai đoạn hội nhập và phát triển./.

Ghi chú:
[1] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.2000, tr.229.
[2] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H.2000, tr.304.
[3],[4],[10],[11],[12],[13],[14],[15],[16] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H.2000, tr.8, tr.8, tr.9, tr.427, tr.427, tr.430, tr.99, tr.451, tr.430.
[5] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H.2000, tr.375.
[6],[7],[8],[9] Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.1995, tr.201-410, tr.201-410, tr.201-410, tr.201-410.

PGS.TS Trần Nam Chuân - nguyên cán bộ Viện Chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng

tcnn.vn

Về trang trước
Gửi email In trang

CHỐNG THÙ TRONG GIẶC NGOÀI, GIẶC ĐÓI, GIẶC DỐT, BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM, CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP [8-1945 - 12-1946]

Đăng lúc: 09/03/2021 [GMT+7]
100%

Chương III

CHỐNG THÙ TRONG GIẶC NGOÀI, GIẶC ĐÓI, GIẶC DỐT,

BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM,

CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

[8-1945 - 12-1946]

ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đang phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách hiểm nghèo do chế độ thực dân phong kiến để lại: sản xuất đình đốn, nạn đóỉ hoành hành, gần 2 triệu người chết đói, hơn 90% dân số mụ chữ, tài chính quốc gia trống rỗng thì trung tuần tháng 9 năm 1945,20 vạn quận Tưởng Giói Thạch với danh nghĩa quân đội đồng minh đến miền Bắc nước ta, mang theo bọn Việt Nam Quôc dân Đảng tay sai, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, gây cho Chính phủ và nhân dân ta muôn vàn khó khăn. Trong Nam núp sau quân đội Anh, quân đội Pháp gây hấn ở Nam Bộ, âm mưu đặt ách cai trị các nước Đông Dương một lần nữa. Cùng thời gian đó, một trung đoàn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào Thanh Hóa uy hiếp chính quyền cách mạng còn non trẻ. Chúng chiếm đóng các vị trí quan trọng trong thị xã [nay là thành phố Thanh Hóa] như trụ sở Nông Giang, phố Cửa Tả... đòi cung cấp lương thực, thực phẩm, đặt súng máy trên các ngả đường, đòi tước vũ khí của lực lượng vũ trang cách mạng và tung tiền giấy quan kim mất giá vào tỉnh ta để vơ vét hàng hóa gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Chúng ép chính quyền cách mạng đưa tên phản động Quốc dân Đảng Đỗ Văn giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền cấp tỉnh. Chúng nuôi dưỡng, trang bị vũ khí và vạch ra kế hoạch cho bọn Quốc dân Đảng lập ra đệ lục chiến khu ở ấp Di Linh [nay là xã Hợp Lý - Triệu Sơn]. Một số tổ chức phản động ngóc đầu dậy tìm cách phá hoại. Những tên phản động đầu sỏ như: Nguyễn Trác, Trương Thê Giám, Đào Duy Hách, Khiếu Hữu Kiều tích cực hoạt động trong các vùng tôn giáo, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, xây dựng lực lượng chuẩn bị đón Pháp quay trở lại thống trị nhân dân ta.

Nằm trong hoàn cảnh chung, chính quyên cách mạng huyện Thọ Xuân trong những ngày mới thành lập cũng đứng trước những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua.

Ngày khởi nghĩa chính quyên cách mạng tiếp quản huyện đường chỉ có những gian nhà chông rỗng, mọi hoạt động của chính quyền cách mạng đều dựa vào các đoàn thể và sự đóng góp của nhân dân.

Bộ máy chính quyền từ huyện xuống xã mơi thành lập còn non yếu, bỡ ngỡ và lúng túng trong tô chúc quản lý xã hội.

Đời sống nhân dân, nhất là người lao động vô cùng khó khăn, tình trạng thiếu lương thục trầm trọng. Nạn đói xảy ra hồi đầu năm 1945 liên tiếp hoành hành đe dọa sinh mệnh của hàng ngàn người dân trong huyên, hơn 95% dân số trong huyện mù chữ. Tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, mê tín, dị đoan... do xã hội cũ để lại nặng nê, dịch bệnh phát sinh ở nhiều vùng trong huyện....

Lợi dụng tình thế khó khăn, bọn phản cách mạng tìm cách liên kết vói bọn Quốc dân Đảng công khai hoặc ngấm ngầm chông phá cách mạng. Chúng cho tay chân chui vào các đoàn thể của ta, lợi dụng danh nghĩa cách mạng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, đe dọa uy hiếp nhân dân, tìm cách phá cơ sở cách mạng. Chúng tự đến các làng để diễn thuyết, lập hội, viết báo tuyên truyền tư tưởng phản động.

Hoạt động của bọn phản cách mạng đã bị chính quyền và lục lượng cách mạng trong huyện ngăn chặn, triệt phá, âm mưu, thủ đoạn của chúng bị vạch trần trước đông đảo nhân dân.

Bên cạnh nhũng khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thọ Xuân có những thuận lợi cơ bản. Đó là khí thế phong trào cách mạng đang sục sôi, lòng yêu nước, khát khao với độc lập tự do và tinh thần cách mạng của nhân dân đang dâng cao. Đội ngũ cán bộ, đảng viên đã qua thử thách, được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng. Chính quyền nhân dân còn non trẻ nhưng được nhân dân hết lòng ủng hộ.

Để giải quyết tình hình nói trên, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã vạch ra phương hướng, biện pháp bảo vệ và xây dựng chế độ mới, đối phó với các lục lượng phản động quốc tế đang bao vây, tấn công cách mạng.

Ngày 3 tháng 9 năm 1945, Chủ tichi Hồ Chí Minh triệu tập phiên họp đầu tiên của Chính phủ và nêu ra 6 việc cấp bách cần phải làm ngay:

Một là: Phát động ngay một chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói, mở một cuộc lạc quyên để giúp đỡ người nghèo.

Hai là: Phát động phong trào chống nạn mù chữ.

Ba là: Tổ chức cuộc Tổng tuyển cử vói chế độ phổ thông đầu phiếu, thục hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Bốn là: Thực hiện cần kiệm, liêm chính bài trừ thói hư tật xấu do chê độ cũ để lại.

Năm là: Bỏ ngay 3 thứ thuế: thuế thân, thuê chợ và thuế đò, cấm hút thuốc phiện.

Sáu lằ: Tuyên bô tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh hai việc quan trọng nhất là cứu đói ở Bắc và đánh giặc ở Nam. Đó là hai nhiệm vụ trước mắt, nhưng cũng là hai nhiệm vụ chiến lược. Trên cơ sở phương hướng đó, ngày 25 tháng 11 năm 1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”.

Sau khi phân tích những thay đổi căn bản vê tình hình quốc tế và trong nước sau đại chiến thế giới thứ hai, Trung ương Đảng nêu rõ nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của nhân dân ta lúc này là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.

Thực hiện lời kêu gọi “Chống giặc đói” của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền cách mạng trong huyện và Mặt trận Việt Minh Thọ Xuân đã khẩn trương thành lập các ban cứu đói, tổ chức quyên góp thóc gạo, tiền bạc giúp đỡ những người bị đói và phát động phong trào vận động quyên góp ủng hộ nhân dân bị đói, tổ chức vay lúa của nhà giàu, phát động phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”.

Chính quyền cách mạng, bộ đội địa phương huyện và các đoàn thể cứu quốc: Nông dân, Phụ nữ, Mặt trận cử cán bộ bám sát cơ sở để tuyên truyền vận động nhân dân giúp nhau trong lúc khó khăn. Với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, nhiều gia đình còn chưa đủ ăn vẫn thường xuyên tiết kiệm gạo giúp đỡ những gia đình khó khăn hơn.

Chỉ trọng thời gian ngắn, toàn huyện huy động được 20.000 kg gạo và hàng vạn đồng bạc để cứu trợ kịp thời những gia đình nghèo đói tại địa phương, chu cấp cho dân quân tự vệ trong những ngày luyện tập, góp phần ủng hộ huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hậu Lộc....

Đến cuối năm 1945, nhân dân Thọ Xuân cùng nhân dân trong tỉnh quyên góp hàng trăm tấn lương thục cứu đói cho nhân dân trong tỉnh và dành một phần giúp đỡ nhân dân các tĩnh Hưng Yên và Bắc Ninh.

Phong trào vận động tiết kiệm lương thục ủng hộ người bị đói đạt két qủa tốt, nhưng chỉ là biện pháp túc thời. Vấn đề là phải tổ chúc sản xuất làm ra nhiều của cải vật chất xã hội - Đó mới là biện pháp có ý nghĩa chiến lược.

Thục hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Tỉnh ủy Thanh Hóa về tăng gia sản xuất, chính quyền cách mạng huyện Thọ Xuân đã phát động toàn dân trong huyện đẩy mạnh phong trào thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm trong chi dùng. Phong trào thi đua diễn ra sôi nổi rộng khắp với khẩu hiệu “Tấc đất, tấc vàng”, nhân dân trong huyện: người người trồng rau muống, nhà nhà trồng hoa màu ngăn ngày cứu đói. Công tác khai hoang, phục hóa đã biến nhũng cánh đông, đôi, bãi hoang hóa thành nhũng bãi sắn, nương ngô xanh tốt.

Cùng với cuộc vận động tăng gia sản xuất, chính quyền cách mạng khẩn trương tiến hành chia lại ruộng công và đất vắng chủ cho nông dân nghèo sản xuất.

Cuộc vận động cứu đói và phong trào tăng gia sản xuất cứu đói đã đẩy lùi nạn đói, từng bước ổn định đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, ở một số nơi việc việc chia lại công điền, công thổ còn có biêu hiện lệch lạc vì chính quyền cách mạng chưa quan tâm đúng múc đến quyền lợi của quần chúng lao động, hoặc để bọn địa chủ phản động lũng đoạn. Có địa phương chưa nắm vững chủ trương, làm qúa đà. Những thiếu sót đã được phát hiện và kịp thời khắc phục, phong trào thi đua của quần chúng tiếp tục phát triển

Thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Chống nạn thất học” - “Diệt giặc dốt”, huyện Thọ Xuân đã thành lập Ban Bình dân học vụ từ huyện đến xã, với phương châm: người biết chữ dạy người chưa biết chữ, phong trào diệt giặc dôt được phát động rộng rãi thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Người người đi học, cả nhà đi học. Con biết chữ dạy cha mẹ, anh biết chữ dạy cho các em. Học ban ngày, học buổi trưa, buổi tói, khắp thôn xóm ở đâu cũng tập đọc, tập viết. Khẩu hiệu “Đi học là yêu nước” đã trở thành phong trào cách mạng sinh động ở tất cả các thôn, xóm. Nhân dân tự nguyện cho mượn nhà, bàn ghế, cánh cửa, ván gỗ làm bảng, làm bàn, làm lớp học, giúp đỡ nhau giấy bút mực, ban ngày lao động sản xuất, buổi tối, buổi trưa tranh thủ học tập.

Cùng với việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để mọi người tự nguyện, tự giác tham gia học tập, chính quyền và Ban Bình dân học vụ các địa phương đã sáng tạo ra nhiều biện pháp huy động mọi người đi học như: đón đường hỏi chữ, dựng 2 cổng: “vinh quang” và “cổng mù” [ai biết chữ cho đi cổng vinh quang, ai chưa biết chữ đi cổng mù]. Vì thê ai ai cũng chăm lo học tập.

Với sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, sự tận tụy, nhiệt tình của chính quyền và Ban Bình dân học vụ các cấp chỉ trong thời gian ngan nhiều người trong huyện đã biết đọc, biết viết. Tính đến cuối năm 1946, toàn huyện Thọ Xuân đã tổ chúc hàng trăm lớp học, thu hút hàng ngàn người đi học. Nhiều cán bộ Bình dân học vụ đã lặn lội với phong trào như các ông: Trịnh Quang Tân, Lê Đãng Các, Hoàng Hải, Lê Huy Hớn...

Bên cạnh các lớp Bình dân học vụ, hệ thống trường Phổ thông Tiểu học được thành lập thu hút con em nhân dân lao động đến trường. Trường Tiểu học thị trấn Thọ Xuân, Bái Thượng, Quảng Thi được xây dựng hoàn thiện từ lóp nhất đến lóp năm.

Có thể khẳng định: chế độ mới đã tổ chức cho toàn dân học tập nâng cao dân trí xã hội. Phong ưào Xóa nạn mù chữ có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc.

Cùng vói diệt giặc đói, giặc dốt, chính quyền cách mạng và Mặt trận Việt Minh huyện đã chăm lo đến việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Măc dù cơ sở vật chất và trang bị gần như chưa có gì, nhưng việc giải quyết dịch bệnh xã hội, cứu chữa những người mắc bệnh trong và sau nạn đói được tiến hành khẩn trương. Vào giữa năm 1946 Ty Y tế Thanh Hóa đã kịp thời mở lớp đào tạo cấp tốc đội ngũ y tá, nữ hộ sinh cho các địa phương. Hàng chục cán bộ Y tế huyện, xã gửi đi học đã kịp thời trở vê địa phương phục vụ nhân dân. Các cuộc vận động “ăn chín uống sôi”, “nằm màn”, “đào giêng”, “vệ sinh cấ nhân”, “vệ sinh thôn xóm” đã góp phần đẩy lùi dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Các cuộc vận động chống mê tín dị đoan, xóa bỏ các tập tục lạc hậu được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội đã tạo ra những yếu tố ban đầu hình thành nên văn hóa của chế độ dân chủ nhân dân.

Thục hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức “Tuần lễ vàng, bạc, đồng”, xây dựng “Quỹ độc lập" dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, huyện Thọ Xuân đã nhanh chóng lập Ban vận động tư huyện xuống cơ sở. Các Ban vận động đã tuyên truyền giải thích cho toàn dân hiểu rõ ý nghĩa của cuộc vận động. Cán bộ Mặt trận đã đến từng gia đình để giải thích và tổ chúc quyên góp. Quyết giữ vững nền độc lập non trẻ, nhân dân Thọ Xuân đã hăng hái tham gia cuộc vận động. Nhiều nhà giàu hảo tâm tự nguyện đóng hoa tai, khuyên vàng, nhẫn hoặc dây chuyền vàng, bạc. Nhiều gia đình còn góp cả đồ gia dụng bàng đồng như nồi đồng, lư hương, mâm đông, ấm đồng... và đồ té lễ bằng đồng. Sáu mẹ con bà Tuần Vực [Tây Hồ] ủng hộ 6 đôi hoa tai vàng.

Sau thời gian ngắn, phát động, toàn huyện đã quyên góp được gần 400 đồng cân vàng, hàng chục kg bạc và 20.000kg đòng cùng 23,5 triệu đồng. Cuộc vận động xây dựng qũy độc lập thành công biêu hiện tinh thần yêu nước thiết tha và quyết tâm giữ gìn độc lập tự do của nhân dân Thọ Xuân.

Đảm bảo cho sự nghiệp đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, diệt giặc đói, giặc dốt thắng lợi, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, đầu tháng 10 nãm 1945, tại trụ sở Việt Minh huyện, hội nghị thành lập Đảng bộ tiến hành.

Hội nghị đã tiến hành kiểm điểm tình hình trong huyện từ sau ngày khởi nghĩa và đề ra những chủ trương công tác mới nhằm tăng cường xây dựng khối đoàn kết toàn dân; xây dựng củng cố chính quyền, tập trung chống giặc đói, giặc dốt và sẵn sàng chống giặc ngoại xâm, phát triển đảng viên và các chi bộ cơ sở và phân công càn bộ phụ trách các mặt công tác quan trọng.

Hội nghị đã tiến hành bầu Huyện ủy lâm thời gồm 5 đồng chí: Hoàng Sỹ Oánh, Lê Xuân Tại, Hồ Sĩ Nhân, Dương Vãn Du và Hoàng Văn Ngữ. Đồng chí Dương Vãn Du [tức Du lùn] được bầu làm Bí thư.

Việc thành lập Đảng bộ và Huyện ủy lâm thời dựa trên cơ sở các chi bộ cộng sản thời kỳ 1930-1945 đã tạo ra sự lãnh đạo tập trung thống nhất và trục tiếp của Đảng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng trên địa bàn Thọ Xuân.

Theo chủ trương của Trung ương Đảng, Huyện ủy Thọ Xuân thành lập “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác” ở cấp huyện và xã... truyền bá lý luận cách mạng cho quần chúng tiên tiến cảm tỉnh với Đảng, trên cơ sở đó lụa chọn những người ưu tú kếp nạp vào Đảng. Từ khi Huyện ủy lâm thời được thành lập, công tác xây dựng cơ sở Đảng trên địa bàn toàn huyện được đẩy mạnh và đạt kết quả mới. Đến cuối năm 1945, ở nhiều xã, thôn trong huyện đã có cơ sở Đảng, hoặc đảng viên.

Qua hoạt động thực tiễn, chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng từng bước được củng cố, dần dần khắc phục được những yếu kém, lệch lạc, đội ngũ cán bộ, ngày càng trưởng thành.

Để phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân lao động và hiệu lực hoạt động của chính quyền dân chủ nhân dân, Huyện ủy Thọ Xuân đã chỉ đạo kiện toàn chính quyền từ huyện xuống xã, theo Sắc lênh số 63 của Chính phủ.

Cuối 1945, bỏ đơn vị hành chính cấp tổng, thành lập đơn vị hành chính cấp xã. ủy ban hành chính cấp xã bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên làm nhiệm vụ của một cấp chính quyền cơ sở có chức năng tổ chức, quản lý, điêu hành xã hội trên địa bàn xã và phong trào cách mạng của quần chúng, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ.

Cùng với củng cố chính quyên, các đoàn thể cứu quốc từ huyện đến xã cũng được củng cố, mở rộng. Các đoàn thê cứu quốc xây dựng chương trình hoạt động cụ thể phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế ở địa phương và từng lĩnh vực.

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, đồng bào chiến sĩ Nam Bộ tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủỳ Thọ Xuân đã tổ chức những cùộc mít tinh quần chúng ủng hộ đông bào Nam Bộ, phản đôi thực dân Pháp xâm lược. Cuối tháng 10 năm 1945, huyện đã tổ chức lễ tiến đưa đoàn quân “Nam tiến” đầu tiên gồm 15 thanh niên yêu nước lên đường cùng đồng bào Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và Khu ủy 4, đáp ứng yêu cầu mói của cách mạng, Huyện ủy Thọ Xuân đã chỉ đạo chính quyên cách mạng và cơ quan quân sự các cấp tô chúc các lóp huấn luyện quân sự ngắn ngày cho đội ngũ cán bộ, dân quân du kích trong toàn huyện.

Tháng 10 và tháng 11 năm 1945, tại làng Hội Hiền [Tây Hồ] đã mở 2 lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày, mỗi lóp có gần 100 cán bộ tiểu đội đến đại đội dân quân. Trong đó có một số cán bộ quân sự của huyện Thiệu Hóa và Vĩnh Lộc gửi đến học tập.

Đầu năm 1946, tại đồn điền Mã Hùm, Huyện ủy chỉ đạo mở lớp huấn luyện võ dân tộc, đến tháng 5 năm 1946, tại đình làng Qủa Hạ [Thọ Lộc] lại mở lớp huấn luyện quân sự cho cán bộ tiểu đội, trung đội và đại đội dân quân toàn huyện.

Các khóa huấn luyện của huyện do đông chí Hoàng Văn Ngữ, ủy viên quân sự trong ủy ban kháng chiến hành chính huyện phụ trách chung, ông Cao Thanh Tùng giáo viên võ thuật, ông Đội Huân giáo viên quân sự. Các lớp huấn luyện đã trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về chính trị và quân sự làm nòng cốt xây dựng và huấn luyện lực lượng dân quân du kích ở các địa phương.

Từ tháng 12 năm 1945, Huyện ủy và ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện và các đoàn thể quần chúng từ huyện đến xã đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm cho mọi người dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ công dân, thể lệ bầu cử Quốc hội. Đây là sự kiện chính trị trọng đại đối với một dân tộc vừa thoát khỏi xích xiềng nô lệ của chế độ thực dân phong kiến.

Trước ngày bầu cử, tất cả câc xã trong huyện tổ chức mít tinh ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh. Đại biểu cử tri trong khu vực đã tập trung tại trụ sở huyện nghe ông Hoàng Sĩ Oánh thay mặt đoàn ứng cử viên nói chuyện và đề đạt nguyện vọng của nhân dân.

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa I được tiến hành như một ngày hội lớn của dân tộc. Các điểm bầu cử được trang trí cờ, hoa, khẩu hiệu trang trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân lao động được quyền tự do lựa chọn những người xứng đáng bầu vào cơ quan quyền lực cao nhất. Từ sớm cử tri toàn huyện đã tham gia bầu cử. Với ý thúc “chọn mặt gửi vàng”, lựa chọn những đại diện xứng đáng vào Quốc hội khóa I.

Tại Thọ Xuân, bọn phản động Quốc dân Đảng, bọn đội lốt Đảng Dân chủ tuyên truyền, xuyên tạc và quấy rối, nhung chính quyền cách mạng đã kịp thời ngăn chặn nên ngày bầu cử vẫn diễn ra thuận lợi, đạt kết qủa tốt Ông Hoàng Sĩ Oánh ứng cử viên Thọ Xuân đã trúng cử vào Quốc hội khóa I với số phiếu cao.

Thực hiện quyết định của Quốc hội và Chính phủ, thắng 4 năm 1946, cùng với các địa phương trong tỉnh huyện Thọ Xuân tiến hành bầu cử HĐND 2 cấp tỉnh và xã lập ra ủy ban hành chính các cấp. Ông Hoàng Sĩ Oánh được cử làm Chủ tịch ủy ban hành chính huyện.

Cùng với xây dựng củng cố hệ thống chính trị, vào cuối năm 1946 đầu năm 1947, sự đoàn kết thống nhất nội bộ lãnh đạo huyện không cao xuất phát từ việc làm kinh tài hoạt động. Đe giải quyết tình hình trên, Tỉnh ủy đã đứng ra triệu tập 2 cuộc hội nghị bất thường toàn Đảng bộ.

Hội nghị thứ nhất vào cuối năm 1946, tại đình làng Nam Thượng [Tây Hồ], có đồng chí Bí thư Khu ủy 4 và một đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy tham dự.

Hội nghị thứ hai vào đầu năm 1947, tại đình làng Canh Hoạch [Xuân Lai], có đồng chí Hoàng Quốc Việt Thường vụ Trung ương Đảng và đồng chí Bùi Đạt Bí thư Tỉnh ủy tham dự.

Hai cuộc hội nghị bất thường toàn Đảng bộ đã nghiêm túc kiểm điểm phê bình phân định rõ đúng sai, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, củng cô đoàn kết thông nhất trong nội bộ lãnh đạo và toàn Đảng bộ tạo ra điều kiện cơ bản thúc đẩy sự nghiệp cách mạng phát triển.

Kiên quyết chông thù trong, giặc ngoài, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám, Tỉnh ủy lãnh đạo nhân dân trong tỉnh vừa kiên quyết đấu tranh với những hành động ngang ngược của quân Tưởng, vừa mềm dẻo buộc quân Tưởng và bè lũ tay sai thừa nhận chính quyền cách mạng, đồng thời đề ra những biện pháp sắc bén, khoét sâu vào mâu thuẫn nội bộ của địch, hạn chế sự phá hoại của chúng và vận động nhân dân không hợp tác với bọn Tàu Tưởng. Đối với bọn Quốc dân Đảng tay sai, Tỉnh ủy cương quyết tổ chức lực lượng trừng trị.

Được quân Tưởng che chở, bọn phản động ở ấp Di Linh đã trắng trợn tuyên truyền, xuyên tạc đường lối của Đảng và Chính phủ, lôi kéo quần chúng xây dựng lực lượng, chuẩn bị vũ khí, tích trữ lương thực, tập luyện quân sự hòng lật đổ chính quyền cách mạng.

Tỉnh ủy đã tổ chức lực lượng theo dõi quan hệ của địch ở ấp Di Linh với bọn phản động ở khách sạn Tứ Dân, Bồng Lai và cho trinh sát vào ấp Di Linh xây dựng cơ sở nội ứng và bắt một sô tên để khai thác tình hình.

Tháng 12 năm 1945, lực lượng tự vệ của 2 huyện Thọ Xuân, Nông cống kết hợp với cảnh sát xung phong tiến hành bao vây cắt đứt mọi liên hệ của bọn Quóc dân Đảng ở ấp Di Linh với bên ngoài và sử dụng các biện pháp quân sự uy hiếp địch.

Lục lượng tự vệ Thọ Xuân được chia thành nhiêu bộ phận thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Tự vệ làng Thạc [Xuân Lai] gồm 1 trung đội do cấc đồng chí Hà Như Trúc, Hà Duyên Ương chỉ huy đã tiến hành bao vây không chế các bốt gác của địch. Lục lượng tự vệ và du kích tập trung của huyện gồm 3 trung đội, Ông Lê Xuân Tại phụ trách 1 trung đội chốt giữ khu vực Nưa, ông Hoàng Văn Ngữ chỉ huy 1 trung đội chốt giữ ngã tư Giắt, ông Đội Huân chỉ huy 1 trung đội chốt chặn ngã ba đi Như Xuân.

Thường ngày lực lượng vũ trang cách mạng sử dụng 2 ô tô [chiến lợi phẩm thu được của Nhật] chở các chiến sĩ cảnh sát xung phong, quần áo, súng đạn uy nghiêm chạy nhiều vòng quanh ấp uy hiếp địch.

Bị quân ta khép chặt vòng vây, lương thục cạn kiệt, lại bị lục lượng nội ứng của ta thường xuyên kích động, chia rẽ. Trần Văn Bân - tên chĩ huy đầu sỏ dùng ngựa định chạy trôn nhưng đã gặp lục lượng tự vệ chốt chặn tại Giắt và bị đồng chí Hoàng Văn Ngữ chém ngựa trọng thương, tên Bân bị bắt. Lực lượng địch trong ấp Di Linh như rắn mất đầu đã đầu hàng cách mạng vô điêu kiện. Lực lượng vũ trang cách mạng thu 67 súng trường, 2 trung liên, 2 tiểu liên và nhiều quân trang, quân dụng.

Cuối năm 1945, Thọ Xuân đã được tỉnh giao nhiệm vụ quản thúc, nuôi giữ một số đối tượng chính trị như: Bảo Đại [Vĩnh Thụy], Vĩnh cẩn [em ruột Vĩnh Thụy], Lý Lệ Hà, tên lái xe cho Bảo Đại, Phan Văn Giáo và con trai Phan Văn Giáo là Phan Văn Tiến, một số yếu nhân Quốc dân Đảng và một số lính Nhật, Pháp. Chính quyền đã chỉ đạo lục lượng vũ trang cách mạng quản thúc bọn này nghiêm ngặt và đối xử đúng chính sách.

Đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm đoàn kết tất cả các đảng phái và các tầng lớp nhân dân. Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam được thành lập vào ngày 29 tháng 5 năm 1946, Mặt trận Việt Minh là thành viên của Hội Liên Việt. Hệ thống tổ chức của Hội Liên Việt được thành lập từ tỉnh xuống xã. Nhiêu thẫn hào, nhân mỹ yêu nước được giao trọng trách chủ chốt.

Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Lâm thời, tháng 6 năm 1946, Hôi Liên hiệp Quốc dân huyện Thọ Xuân được thành lập, cũng trong tháng 6 nãm 1946, sổ hội viên Liên Việt huyện đã lên lới 42.327 người. Từ khỉ ra đời, Hội đã thu hút, động viên các tầng lớp nhân d&n tích cực tham gia công cuộc cách mạng do Đảng tố chứcc lãnh đạo.

*

* *

“Mười sáu tháng” - khoảng thời gian rát ngắn năm trong lịch sử dân tộc và lịch sử quê hương, nhưng Đảng bộ và nhân dân Thọ Xuân đã cùng với nhân dân cả tĩnh, cả nước làm nôn nhũng sự kiện lịch sử hào hùng oanh liệt và kỳ diệu.

Buổi đầu chế độ dân chủ nhân dân đứng trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc" - thù trong, giặc ngoài vây hãm, giặc đối, giặc dốt hoành hành, sản xuất đình đốn, ngân quỹ quốc gia trổng rống.

Nhưng bằng đường lối chiến lược, sàch lược khôn khéo, linh hoạt, cương quyết, táo bạo, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã tổ chức lãnh đạo dân tộc Việt Nam, nhân dân Thọ Xuân phá thế bao vây của quân thù, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám, chuẩn bị điều kiện kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Sự tồn tại phát triển của chế độ dân chủ nhân dân trong 16 tháng cam go thách thức đã khẳng định: dân tộc Việt Nam, nhân dân Thọ Xuân nhất quyết theo Đảng xây dựng bảo vệ xã hội mới.

Tiếp tục củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng chuẩn bị kháng chiấn [1947-1949]

Thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng đã chủ trương phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trong cả nước. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”. Người nói “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Ngày 12/12/1946, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” với phương châm kháng chiến toàn dân, tòa diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh.

Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Vĩnh Phúc cùng nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên cầm vũ khí đánh giặc Pháp. Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Yên thứ I, ngày 6/1/1947 đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ chuẩn bị cho kháng chiến là tập trung vào tiêu thổ kháng chiến, xây dựng lực lượng mọi mặt như: Củng cố giữ vững chính quyền, xây dựng Đảng và Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng vũ trang, tích cực tăng gia sản xuất tiết kiện đảm bảo đáp ứng yêu cầu cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Thị xã Vĩnh Yên, từ tháng 9/1946 đến trước ngày 18/8/1949 thực dân Pháp chưa đánh chiếm, do đó vẫn thuộc vùng tự do. Nhưng riêng ở xã Hợp Thịnh, bọn Quốc dân đảng còn mạnh, chúng đã thành lập 1 chi bộ ở xóm Hốp Lẻ, gây khó khăn lớn cho ta ở vùng này. Tháng 8/1946 theo chủ trương của Tỉnh ủy, thành phố thành lập Thành ủy do đồng chí Nguyễn Kim Bảng làm Bí thư. Vĩnh Yên lúc này gồm 5 khu phố và 5 xã. 5 khu phố đó là: Đống Đa [khu vực Ga, Gẩu, Sậu], khu Hoa Lư [xóm Khâu, Tiếc], khu Lam Sơn [xóm Hạ, Gạch], khu Vĩnh Thành [phường Ngô Quyền ngày nay], khu Vĩnh Thịnh [từ cống tỉnh đến giếng Hạ]. 5 xã gồm Hạnh Phúc, Định Trung, Đồng Tâm, Hợp Thịnh, Tam Dân [xã Tam Đảo lúc đó thuộc huyện Tam Dương][[1]].

Đến cuối tháng 8/1947, do yêu cầu tiêu thổ và để phù hợp với tình hình kháng chiến, Tỉnh ủy quyết định giải thể Thị ủy Vĩnh Yên, thành lập xã Vĩnh Yên và chi bộ xã Vĩnh Yên trực thuộc huyện Tam Dương.

Là tổ chức Đảng cơ sở nhưng chi bộ xã Vĩnh Yên lại có vị trí rất quan trọng trong việc lãnh đạo cuộc kháng chiến, vì đây là địa bàn tỉnh lỵ, có đường sắt và quốc lộ 2 đi qua. Do đó nhiệm vụ của chi bộ rất nặng nề, khó khăn. Một chi bộ cấp xã lại đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo cuộc kháng chiến ở trung tâm tỉnh lỵ, có vị trí rất quan trọng đối với cả tỉnh và khu vực. Trong khi đó lực lượng của ta trong thành phố còn rất mỏng, tính chất của cuộc chiến sẽ gay go, phức tạp với những hoạt động, hy sinh thầm lặng.

Nhưng với tinh thần “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, cán bộ đảng viên và nhân dân thị xã ngay từ đầu đã quyết tâm hăng hái vượt qua mọi khó khăn tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

Về xây dựng Đảng: Cho đến năm 1946, ở thị xã có 1 chi bộ gồm 15 đảng viên và 2 chi bộ ghép là chi bộ của xã Đồng Tâm, Hợp Thịnh và chi bộ của các xã Định Trung, Hạnh Phúc, Tam Dân. Để khắc phục tình trạng đảng viên còn ít, do các cấp chưa quan tâm phát triển, vì còn nặng tư tưởng cục bộ…. và thực hiện mục tiêu của Tỉnh ủy đề ra “Mỗi xã 1 chi bộ, mỗi thôn 1 tiểu tổ”. Từ đầu năm 1947, công tác Đảng ở các xã được chi bộ rất chú trọng. Đối tượng phát triển đảng là những quần chúng hăng hái tham gia các hoạt động kháng chiến thuộc các thành phần tá điền, thanh niên trí thức, công nhân, phụ nữ, du kích. Nhiều quần chúng trung kiên đã được các chi bộ lựa chọn cho đi học các lớp tìm hiểu về Đảng do Thành ủy tổ chức với các nội dung:

- Lịch sử tiến hóa nhân loại.

- Cộng sản sơ giản.

- Ba giai đoạn của cuộc kháng chiến trường kỳ.

Vì vậy, các chi bộ đã kết nạp thêm được nhiều đảng viên mới ở các xã. Căn cứ vào tình hình đó, Thị ủy đã quyết định thành lập các chi bộ độc lập. Như vậy, từ đầu năm 1947 Thị ủy Vĩnh Yên có 7 chi bộ: Chi bộ Tích Sơn [khu vực nội thành], chi bộ Định Trung do đồng chí Đỗ Văn Phấn làm Bí thư, chi bộ xã Hạnh Phúc do đồng chí Minh Mộc làm Bí thư, chi bộ xã Đồng Tâm do đồng chí Nguyễn Văn Uẩn làm Bí thư có 3 đảng viên, chi bộ xã Hợp Thịnh có hơn 10 đảng viên do đồng chí Phùng Gia Quế làm Bí thư, chi bộ Tam Dân và tháng 10/1947 chi bộ xã Tam Đảo được thành lập có 3 đảng viên do đồng chí Phan Văn Loa làm Bí thư.

Trong dịp kỷ niệm 2 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 23/7/1947 Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị tổ chức phát triển đảng viên mới lấy tên là “Lớp tháng 8”. Chấp hành chỉ thị của Trung ương, Tỉnh ủy Vĩnh Yên đã nhanh chóng triển khai đợt tuyên truyền giáo dục từ ngày 19/8 đến ngày 2/9/1947 đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong toàn tỉnh. Thị ủy Vĩnh Yên đã tập trung chỉ đạo phát triển đảng ở các xã. Đến cuối năm 1947, chi bộ xã Hạnh Phúc phát triển được 33 đảng viên, nâng số đảng viên của chi bộ lên 43 đồng chí. Chi bộ xã Định Trung phát triển khá mạnh, kết nạp được 80 đảng viên, đưa số đảng viên của chi bộ lên 100 đồng chí. Chi bộ Tích Sơn kết nạp được 10 đảng viên, đưa số đảng viên lên 25 đồng chí.

Năm 1948, chi bộ xã Định Trung có nghị quyết riêng về công tác phát triển Đảng, tập trung tuyên truyền giác ngộ trong các đối tượng du kích, nông dân, phụ nữ. Đến tháng 6/1948, chi bộ kết nạp thêm 28 đảng viên. Cuối năm 1949, chi bộ xã Hạnh Phúc có tổng số 200 đảng viên, chi bộ Đồng Tâm 124 đảng viên và chi bộ Hợp Thịnh là 114 đảng viên.

Cùng với công tác phát triển đảng viên, Thị ủy đã chú trọng đến giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức và giác ngộ chính trị cho đảng viên với nhiều hình thức như tuyên truyền miệng, thông qua sinh hoạt Đảng, thành lập hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác, tổ chức tốt các đợt vận động chỉnh huấn trong Đảng như “kiểm điểm theo thư của Hồ Chủ Tịch gửi các đồng chí Bắc Bộ 1/3/1947”. Qua học tập, chỉnh huấn, các chi bộ đều gắn với liên hệ, kiểm điểm từng đảng viên để khắc phục những khuyết điểm là: Chấp hành chỉ thị của cấp trên có việc, có lúc chưa kịp thời, chưa triệt để; phân công, quản lý đảng viên chưa hợp lý, cụ thể, chặt chẽ; việc kết nạp đảng viên còn chạy theo số lượng, chưa thận trọng do đó chất lượng đảng viên thấp; còn biểu hiện tư tưởng hẹp hòi, cục bộ… Các cơ sở Đảng đã đề ra được phương hướng củng cố, tập trung vào xây dựng các chi bộ tự động công tác có số và chất lượng tốt, đảm bảo có thể độc lập chủ động lãnh đạo tại địa phương đáp ứng tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của kháng chiến.

Do làm tốt công tác xây dựng Đảng, trong báo cáo của Hội bộ Vĩnh Yên [tức Đảng bộ Vĩnh Yên] ngày 30/8/1948 đã đánh giá chi bộ xã Định Trung, Hạnh Phúc đạt khá. Đại hội Đảng bộ Vĩnh Yên lần thứ III [tháng 1/1948] đã biểu dương và trao cờ danh dự cho chi bộ xã Định Trung.

Sau hơn 3 năm đẩy mạnh củng cố và xây dựng Đảng, thị xã đã có 7 chi bộ với gần 800 đảng viên, gồm các thành phần là công nhân, bần, cố, trung nông, phụ nữ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Phần đông đảng viên đều được giáo dục những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng, đường lối kháng chiến của Đảng, phấn khởi hăng hái công tác. Về tổ chức, sau khi Thị ủy giải thể [cuối tháng 8/1947] mọi hoạt động ở thị xã do Huyện ủy Tam Dương trực tiếp chỉ đạo. Cho đến khi Vĩnh Yên chính thức bước vào cuộc kháng chiến, ở tất cả các xã đều đã có chi bộ Đảng và các tiểu tổ phụ trách ở các thôn xóm, ngõ phố, sinh hoạt Đảng được duy trì, nhiều đảng viên xông xáo gắn bó với nhân dân, đã tổ chức vận động được quần chúng tích cực tham gia chuẩn bị cho kháng chiến, xây dựng được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Chính phủ và Bác Hồ.

Những khuyết điểm, hạn chế của công tác Đảng là: Phát triển đảng viên còn chạy theo số lượng, thiếu thận trọng, không đảm bảo chất lượng, nhiều nơi đã tự ý hạ thấp tiêu chuẩn kết nạp Đảng, dẫn đến không ít đảng viên phẩm chất đạo đức kém, lập trường tư tưởng không vững vàng và còn có đảng viên chưa biết chữ mà không tổ chức cho học tập. Việc tổ chức lãnh đạo quần chúng còn nhiều lúng túng, nặng về mệnh lệnh, ít giáo dục thuyết phục.

Cùng với công tác xây dựng Đảng, công tác xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân đã được Thị ủy, các chi bộ đặt ở vị trí quan trọng nhất. Vì lúc này, chính quyền phải gánh trọng trách tổ chức toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp, giữ vững thành quả của cách mạng.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, đầu năm 1947 Thị ủy Vĩnh Yên đã tập trung lãnh đạo thống nhất Ủy ban kháng chiến và UBHC thành UBKCHC. Các Ủy ban kháng chiến hành chính đều thành lập các ban kinh tế, quân sự, tín dụng… Để nâng cao hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân, Thị ủy đã chủ trương lựa chọn những cán bộ có năng lực trung kiên, hăng hái cách mạng để thay thế những cán bộ kém năng lực, tư tưởng nửa vời, thiếu hăng hái trong các xã, khu phố. Tổ chức mở nhiều đợt học tập về các sắc lệnh, thông tri, chỉ thị của Chính phủ, ý thức chấp hành mệnh lệnh, tác phong công tác, quan điểm thái độ của cán bộ ủy ban đối với dân, trao đổi kinh nghiệm quản lý điều hành xã hội cho các ủy viên ủy ban và đại biểu HĐND. Thị ủy tăng cường cán bộ kiểm tra đến cơ sở giúp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách, sắc lệnh của Đảng và Chính phủ.

Tháng 4/1949, cử tri Vĩnh Yên đã hăng hái đi bầu cử HĐND cấp xã khóa II, nhằm nâng cao một bước hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân thông qua bầu cử đã thực hiện quyền dân chủ về chính trị của nhân dân, tạo nên sức mạnh của toàn dân làm chủ chính quyền, làm chủ đất nước, quê hương. Đây là động lực mạnh mẽ phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân giữ vững chính quyền, ra sức sản xuất, chuẩn bị lực lượng kháng chiến.

Đi đôi với xây dựng Đảng, củng cố giữ vững chính quyền, Thị ủy và các chi bộ đã đặc biệt quan tâm đến công tác mặt trận và xây dựng các đoàn thể nhân dân. Ngay từ những năm đầu giành độc lập, Mặt trận Việt Minh ở các xã đã được củng cố, sau đó đã xây dựng được các Hội cứu quốc trong nông dân, phụ nữ, thanh niên, phụ lão. Mặt trận Việt Minh đã tập trung công tác vào tổ chức tập hợp quần chúng, phổ biến đường lối kháng chiến của Đảng, các chính sách về kinh tế, các sắc lệnh của Chính phủ xây dựng lực lượng kháng chiến. Vận động nhân dân tham gia tích cực vào phong trào “Hội mẹ chiến sỹ”, “Hũ gạo kháng chiến”, “Mùa đông binh sỹ”; tham gia đi bầu cử xây dựng chính quyền; thi đua tăng gia sản xuất thực hiện tiết kiệm, động viên mọi người đặc biệt là thanh niên tham gia du kích, tòng quân giết giặc; đi sâu nắm tình hình đồng bào thiên chúa giáo, tuyên truyền giải thích rõ về âm mưu thủ đoạn của địch, chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ ta. Những hoạt động của Mặt trận Việt Minh và các hội cứu quốc đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia các hoạt động kháng chiến. Đại đa số các gia đình đều có ít nhất 1 người tham gia các tổ chức cứu quốc. Nhiều thanh niên ở Hạnh Phúc, Tích Sơn, Định Trung, Tam Dân, Đồng Tâm, Hợp Thịnh, Tam Đảo đã tham gia tòng quân hoặc xung phong vào du kích xã. Đồng bào công giáo cũng có nhiều gia đình làm cơ sở cho kháng chiến, ghi tên vào các tổ chức cứu quốc, có hũ gạo kháng chiến. Điển hình là gia đình cụ Nguyễn Thị Vĩnh ở Tam Đảo là cơ sở của cách mạng đã động viên cả 5 con trai tham gia bộ đội.

Để bồi dưỡng sức dân, kháng chiến lâu dài, Thị ủy và các chi bộ tổ chức thực hiện chủ trương của Chính phủ phát triển nền kinh tế kháng chiến với phương châm tự túc, tự cấp lương thực thực phẩm. Ủy ban đã thành lập Ban vận động tự túc và Ban đã cử cán bộ về các xã cùng chi bộ Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể tổ chức vận động nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, kinh doanh phát triển ngành nghề. Trong nông nghiệp thực hiện khẩu hiệu “Tấc đất, tấc vàng”, nhân dân đã khai phá hàng trăm mẫu đất hoang trồng ngô, khoai, sắn. Các xã chia ruộng của các đồn điền của địa chủ vắng mặt cho nhân dân cày cấy. Du kích, bộ đội cùng tham gia sản xuất. Ở Định Trung du kích có trại nông quân; các xã đã chú trọng đến làm mới và sửa chữa kênh mương, vận động nông dân giúp đỡ hỗ trợ nhau về giống, ngày công, trâu bò kéo và dụng cụ sản xuất. Tỉnh đã lập trại thí nghiệm giống lúa mới ở Tích Sơn, diện tích 5.800 mẫu ruộng với hai giống lúa sớm cho những chân ruộng cao và giống lúa cho cùng chiêm trũng để cung cấp giống cho các nơi trong tỉnh. Đi đôi với trồng trọt, nông dân đã tích cực chăn nuôi gia súc gia cầm. Năm 1948, ở xã Hạnh Phúc có gia đình ông Nguyễn Văn Công nuôi 10 bò sữa, gia đình ông Nguyễn Văn Đồn nuôi 7 bò sữa, mỗi ngày đã cho 20-40 lít sữa. Với truyền thống cần cù sáng tạo, nhân dân Vĩnh Yên đã phát triển nhiều ngành nghề như làm hàng xáo, buôn bán gạo, chế biến thực phẩm như làm nem chua, giò chả, bánh trái. Xã Hạnh Phúc, Định Trung đã phát huy mạnh mẽ truyền thống nghề thủ công nghiệp truốt nồi đất cung cấp cho nhân dân thành phố và các vùng lân cận. Đây là dụng cụ sinh hoạt chủ yếu và phù hợp cho đại đa số nông dân và dân nghèo thành thị thời đó.

Thực hiện sắc lệnh giảm tô của Chính phủ, ngày 14/7/1947 các xã đã tuyên truyền phổ biến và tổ chức cho nông dân đấu tranh đòi địa chủ thực hiện giảm tô 25%. Mặt khác, cũng tổ chức thuyết phục các địa chủ nghiêm chỉnh thực hiện sắc lệnh. Với hình thức này, việc thực hiện giảm tô dần dần đạt kết quả khá, nông dân rất phấn khởi tham gia tích cực vào các mặt hoạt động chuẩn bị cho kháng chiến.

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, Thị ủy chỉ đạo các chi bộ tổ chức cho nhân dân biết cách bảo vệ kinh tế như đào hầm dấu tài sản, lương thực; du kích canh gác cho nhân dân sản xuất và tổ chức bảo vệ mùa màng, sơ tán chợ về vùng nông thôn.

Dưới sự lãnh đạo của Thị ủy và các chi bộ, với những biện pháp tích cực, nhân dân đoàn kết, quyết tâm do đó về kinh tế ở Vĩnh Yên đã nhanh chóng được khôi phục phát triển, làm tăng sức dân và đóng góp cho kháng chiến.

Tiêu thổ kháng chiến là nhiệm vụ rất quan trọng của cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp. Ngày 6/2/1947, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi “Phá hoại để kháng chiến”. Tuy vậy, từ trước khi thực dân Pháp đổ bộ đường không xuống Việt Trì, Phú Thọ [5/1947], Vĩnh Yên vẫn chưa tiêu thổ kháng chiến vì các cơ quan của tỉnh chưa chuyển về vùng căn cứ. Từ sau tháng 5/1947, thực hiện lời hiệu triệu của ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Vĩnh Yên về thực hành phá hoại nhà cửa, đường xá, làm vườn không nhà chống, xây dựng các đội quân cảm tử diệt xe tăng, đánh địa lôi… Để ngăn chặn bước tiến của quân địch, các cơ quan của tỉnh đóng trong nội thành lần lượt rút ra khu căn cứ kháng chiến. Ban tản cư của thị xã tổ chức cho nhân dân đi tản cư về khu vực xã Kim Long, Tam Quan ngày nay. Do yêu cầu tiêu thổ kháng chiến, cuối tháng 8/1947 Tỉnh ủy quyết định giải thể Thị ủy Vĩnh Yên. Như vậy, các xã Hợp Thịnh, Hạnh Phúc, Định Trung, Đồng Tâm trở lại thuộc huyện Tam Dương; xã Tam Dân thuộc huyện Bình Xuyên; khu vực nội thành lập thêm một xã lấy tên là Vĩnh Yên trực thuộc huyện Tam Dương. Xã có 1 chi bộ, Bí thư là đồng chí Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch là đồng chí Nguyễn Văn Hộ. Với nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân cùng với các lực lượng của các huyện tiêu thổ nội thành và tổ chức những hoạt động bí mật, xây dựng cơ sở kháng chiến ở nội thành, nắm bắt tình hình hoạt động của địch, phối hợp với bộ đội chủ lực đánh địch.

Như vậy, từ cuối tháng 8/1947 về hành chính thị xã chỉ là một xã thuộc huyện Tam Dương. Nhưng, với vị trí chiến lược rất quan trọng là nơi tập trung sự chỉ huy của bộ máy chiến tranh của địch trên địa bàn, lại có đường bộ, đường sắt đi qua, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng, trung du, miền núi, là một vị trí trọng yếu trong hệ thống các căn cứ hành lang Đông Tây của thực dân Pháp, nhằm ngăn chặn quân ta tiến từ trung du, miền núi về đồng bằng thành phố. Vì thế, nhiệm vụ của chi bộ xã Vĩnh Yên có tầm quan trọng, đặc biệt là trong việc lãnh đạo nhân dân bám trụ đi sâu vào lòng địch kháng chiến và có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chung trong toàn tỉnh. Được tỉnh và huyện chỉ đạo chặt chẽ, chi bộ đã lãnh đạo nhân dân nội thành phối hợp với lực lượng của các huyện lân cận triệt để chấp hành mệnh lệnh tiêu thổ kháng chiến. Hàng ngày, có tới trên 300 người ở nội thành và các huyện do tỉnh huy động về, tập trung phá dỡ nhà cửa, đường bộ, đường sắt, cầu cống, nhà ga xe lửa. Trong thị xã tất cả những nhà cao tầng, nhà kiên cố đều bị phá sập. Bức tường của các nhà đều được đục thông nhau, 25 hầm và 11 nhà xưởng ở xưởng vũ khí Đình Ấm đều bị lấp và phá sập. Xã Hạnh Phúc phá dỡ 2 km đường xe lửa từ Quất Lưu lên thị xã. Toàn bộ đoạn đường sắt đi qua Hợp Thịnh bị bóc ray. Các xã dọc quốc lộ đã đào 2000 hố răng bừa, hố nanh sâu, đắp 147 vụ đất ở đoạn đường dài 17 km để ngăn xe của địch. Cắt đứt 4 km đường dây điện thoại. Đường từ Vĩnh Yên đi xã Tam Đảo đã bị phá 1080 m và đào đắp ụ, chặt cây đổ trên nhiều đoạn. Tại xã Tam Đảo từ giữa năm 1947 đến cuối năm 1948, nhân dân trong các xã Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu và nhiều nơi khác đã được các chi bộ chỉ đạo đóng góp trên 1 vạn ngày công để phá sập hoàn toàn 145 biệt thự từ 1-5 tầng là những nhà nghỉ của bọn quan lại thực dân Pháp trên khu nghỉ mát Tam Đảo.

Công việc tiêu thổ kháng chiến của thị xã Vĩnh Yên đến cuối năm 1948 căn bản hoàn thành, đã góp phần rất quan trọng cùng với cả tỉnh làm chậm bước tiến của quân địch, tạo thời gian cho mặt trận chính chuẩn bị mọi lực lượng đánh bại cuộc tiến công của địch lên Việt Bắc.

Song song với việc tăng cường công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền, xây dựng phát triển kinh tế tiêu thổ kháng chiến thì công tác xây dựng lực lượng vũ trang làng kháng chiến được Thị ủy và các chi bộ xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Ngay từ cuối năm 1946, Thị ủy đã chỉ đạo các xã xây dựng tiểu đội du kích. Đến đầu năm 1947, xã Hạnh Phúc, Định Trung, khu nội thành, Tam Đảo, Đồng Tâm đã có 1 tiểu đội du kích, xã Hợp Thịnh có 1 trung đội, trang bị của du kích có một số lựu đạn, súng tự tạo và giáo mác.

Năm 1948, hầu hết các xã đều thành lập được trung đội tự vệ có từ 15-22 đội viên. Riêng xã Hạnh Phúc đã có 1 đại đội, trong đó có 28 nam, 1 trung đội nữ, 1 phân đội quân báo. Xã Định Trung 1 trung đội có trên 30 người vừa sản xuất tự túc một phần lương thực thực phẩm, vừa luyện tập, canh gác bảo vệ dân, sẵn sàng chiến đấu. Giữa năm 1948, các xã đều mở lớp tập huấn quân sự cho du kích. Cuối năm, huyện đội tiến hành kiểm tra. Vĩnh Yên có 5 trong 8 đơn vị được huyện Tam Dương đánh giá là có “Tinh thần kỷ luật cao và sẵn sàng chiến đấu tốt” trong toàn huyện. Đó là Hạnh Phúc, Định Trung, Hợp Thịnh, Đồng Tâm và nội thành [xã Vĩnh Yên]. Lực lượng du kích của Vĩnh Yên lúc cao nhất có trên 127 người, trang bị vũ khí gồm: 6 súng tiểu liên, 27 súng trường, một số súng tự tạo, lựu đạn…

Cùng với xây dựng lực lượng du kích, các xã đều chỉ đạo thành lập các làng kháng chiến. Làng kháng chiến bên ngoài được các lũy tre bao bọc hoặc rào dậu kín đáo. Trong làng nhân dân đào nhiều hầm tránh máy bay, hầm bí mật, giao thông hào, hố chiến đấu… Tiêu biểu là các làng kháng chiến Khai Quang, xã Hạnh Phúc; làng Gẩy, xã Định Trung; xóm Mới, xã Hợp Thịnh và các tổ chức canh phòng sẵn sàng đánh địch ở xã Tam Đảo.

Khi thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc thu đông năm 1947, ngày 25/11/1947 quân Pháp mở cuộc càn quét vào làng Xuân Trường, Vĩnh Linh xã Thanh Vân, trung đội cảm tử quân do Thị ủy Vĩnh Yên thành lập, lúc này thuộc lực lượng du kích tập trung của huyện Tam Dương đã phối hợp với đơn vị cảnh vệ của tỉnh tổ chức đánh địch tại địa điểm trên và tiêu diệt 7 lính Pháp, thu một số súng. Trong trận chiến đấu này, chiến sỹ Phạm Như Lâm, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam ở thị xã đã anh dũng hy sinh và là liệt sỹ đầu tiên của thị xã. Cùng thời gian này, một đơn vị khoảng 1 trung đội địch đã lên xã Tam Đảo càn quét. Do cảnh giác chiến đấu, du kích đã phát hiện địch từ rất sớm và chi bộ nhanh chóng chỉ đạo bố trí lực lượng phục kích đánh quân Pháp tại gốc Sến [cách km 22 đường 2B khoảng 300m]. Nơi đây có địa hình hiểm trở, một bên là vách đá cao, một bên là vực sâu. Khi địch lọt vào trận địa, du kích từ trên cao ném những loạt lựu đạn vào đội hình của chúng. Trận phục kích thật táo bạo, bất ngờ làm cho địch hoảng loạn và một số tên bị thương. Nhưng do vũ khí thô sơ, kinh nghiệm chiến đấu chưa có, lại chủ quan dựa vào thế hiểm yếu nên bị địch phản kích tập hậu. Trận phục kích tuy không thành nhưng đã làm cho quân Pháp hoảng sợ phải rút lui. Trận đánh có ý nghĩa rất lớn, đã cổ vũ tinh thần đánh quân Pháp trong nhân dân, được UBKCHC tỉnh khen ngợi du kích và nhân dân Tam Đảo có tinh thần dũng cảm chiến đấu cao. Cũng từ sau trận đánh này, nhân dân vùng xuôi không còn sự nghi kỵ về “dân Tam Đảo thân Pháp” để tiếp tục giao lưu, trao đổi.

Sau gần 3 năm thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, nhưng Vĩnh Yên đã thu nhiều kết quả đáng kể, đưa toàn thị xã vào thế sẵn sàng chiến đấu lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược.

Nguồn: Lịch sử Đảng bộ thành phố

[[1]] Về mặt hành chính, khi Pháp chiếm nội thành chúng vẫn dùng thị xã Vĩnh Yên để chia khu vực nội thành.

Video liên quan

Chủ Đề