Vì sao con cứ quýnh mẹ không quýnh theo cha

Mục lục bài viết

  • 1. Đe dọa giết người bị xử phạt như thế nào?
  • 2. Hành vi bạo hành gia đình bị xử lý như thế nào?
  • 1.1 Trách nhiệm hình sự
  • 2.2 Xử phạt vi phạm hành chính
  • 2.3. Cơ quan tiếp nhận tố giác tội phạm?

Thưa Luật sư mẹ tôi năm nay đã 80 tuổi và có đời chồng thứ hai. Tôi là con của người chồng trước, lúc cha dượng còn sống có cho con tra đứng tên trên ngôi nhà ông bà đang sinh sống. Nhưng người con trai tán tận lương tâm bán nhà, rồi sau khi cha dượng mất thì đẩy mẹ ra đường.Lúc đó, tên này cũng đang nghiện hút, bán nhà để mua ma túy và bị bắt. Nhưng chưa đến tuổi vào tù nên mẹ tôi đưa đi cai nghiện, chăm sóc thăm nuôi ở trường giáo dưỡng. Trước khi vào trường giáo dưỡng, tên này bán nhà được 2,5 tỷ tiêu hết 500 triệu, còn 2 tỷ thì đưa mẹ tôi. Và bắt bà ký giấy cam kết sau này phải trả lại cho hắn. Sau khi ra khỏi trường giáo dưỡng, cứ nghĩ hắn sẽ hoàn lương, nhưng càng ngày càng táo tợn hơn. Hiện tại người con này đang khủng bố tinh thần mẹ tôi vì mẹ tôi không đưa tiền cho hắn. Hắn thường xuyên đe dọa đánh đập, chửi bới, đe dọa giết người, mẹ tôi thường xuyên bị hoảng loạn, lo sợ, đêm mất ngủ, sợ hắn làm ra điều gì trái lẽ thường. Vậy xin hỏi, Quý luật sư tôi có thể tố cáo hắn được không? hay mẹ tôi mới tố cáo được? chúng tôi nên làm gì để bảo vệ bản thân?
Rất mong nhận được sự trợ giúp của quý công ty
Tôi xin chân thành cảm ơn ạ!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
  • Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình

Luật sư tư vấn

1. Đe dọa giết người bị xử phạt như thế nào?

Theo thông tin Quý khách cung cấp, hiện nay mẹ của Quý khách thường xuyên bị em trai [cùng mẹ khác cha] của Quý khách liên tục đe dọa giết người, khủng bố tinh thần do không đưa tiền cho người này. Căn cứ theo quy địnhh tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội đe dọa giết người như sau:

"Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a] Đối với 02 người trở lên;

b] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c] Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d] Đối với người dưới 16 tuổi;

đ] Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác".

- Hành vi đe dọa giết người là hành vi của một người bằng lời nói, hành động hoặc bằng các thủ đoạn khác làm cho người khác lo sợ rằng họ sẽ biệt giết. Tôi phạm gián tiếp xâm phạm quyền sống của con người, đồng thời xâm phạm quyền tự do của con người.

- Hành vi đe dọa giết người thể hiện bằng lời nói, hành động như tuyên bố bằng lời, viết thư, vẽ hình hoặc đe dọa bằng dao, gậy,…Hành vi này có thể thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp đối với người bị đe dọa. Hành vi dù là trực tiếp hay gián tiếp đe dọa nhưng phải làm cho người bị đe dọa tin rằng người phạm tội sẽ thực hiện hành vi giết họ, nên lo lắng, sợ sệt.

- Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội này có thể là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Nếu người em trai của Quý khách thường xuyên có những hành động trên, thì Quý khách hoặc mẹ của Quý khách có thể tố cáo người này theo quy định trên.

2. Hành vi bạo hành gia đình bị xử lý như thế nào?

1.1 Trách nhiệm hình sự

Bên cạnh đó, Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình như sau:

"Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b] Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a] Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b] Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo".

- Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến nghĩa vụ phải đối xử bình đẳng giữa vợ chồng, việc yêu thương nuôi nấng, giáo dục con cái cũng như việc kính yêu, săn sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, người có công nuôi dưỡng mình là nghĩa vụ giữa những người thân trong gia đình được quy định trong luật hôn nhân và gia đình. Việc ngược đãi cha mẹ, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình,… hoặc hành hạ cha mẹ, con cháu,.. là vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và xúc phạm đến thuần phong mĩ tục và truyền thống đạo lý của gia đình, xã hội Việt nam, đồng thời còn xâm phạm đến sức khỏe, nhân cách con người.

- Đối với hành vi ngược đãi thường được biểu hiện ở việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở, sinh hoạt hàng ngày khác như mắng, chửi, … Đối với hành vi hành hạ được biểu hiện ở việc đối xử tàn ác, dùng bạo lực xâm phạm thân thể như tát, đấm, đánh đập,… tuy không gây thương tích nhưng được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người bị hại. Trường hợp người em trai của Quý khách thường xuyên có những hành động này đối với mẹ là người già yếu thì có thể tố cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 trích dẫn trên.

2.2 Xử phạt vi phạm hành chính

Ngoài ra, trường hợp chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì tùy vào hành vi, mức độ thực hiện, người em trai của Quý khách còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Mục 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình:

"Điều 50. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

b] Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này".

"Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

b] Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

c] Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a] Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b] Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này".

Mẹ của Quý khách có thể thu thập các bằng chứng chứng minh việc người con này có những hành vi đe dọa, khủng bố, mắng chửi,… làm ảnh hưởng tới tâm lý của mình. Việc thu thập thông qua hình thức ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, có người làm chứng,…

2.3. Cơ quan tiếp nhận tố giác tội phạm?

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình, mẹ của Quý khách có thể gửi đơn tố giác kèm các chứng cứ chứng minh tới Cơ quan công an hoặc Viện kiểm sát nhân dân nơi xảy ra hành vi phạm tội.

Điều 145: Bộ luật tố tụng hình sự quy định trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a] Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b] Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.”

Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.

Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề